Bao lâu sau chích ngừa cúm có thể mang thai

Mới nhất Xem nhiều International
Sức khỏeTư vấn
{{#is_first}}
{{#thumbnail_url}} {{/thumbnail_url}}
{{/is_first}} {{^is_first}}
{{/is_first}}

Tôi xin hỏi tôi chỉ tiêm phòng cúm thì bao lâu sau tôi có thể mang thai? [Hương]

Trả lời: 

Sau khi tiêm phòng cúm 3 tháng là thời gian tốt nhất để bạn mang thai. 

Hiện nay hầu hết các văcxin không tiêm cho phụ nữ mang thai trừ mũi uốn ván. Với văcxin ngừa cúm, bản thân nhà sản xuất cũng không chống chỉ định tiêm cho thai phụ. Về nguyên tắc, văcxin được điều chế từ virus cúm "đã chết" nên an toàn cho bất kỳ người nào muốn tiêm. Vì thế, trường hợp nào đã chót tiêm thì cũng không cần quá lo lắng. Phụ nữ mang thai bị cúm thì nên đến bệnh viện sớm để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung
Trung tâm Y tế lao động, Hà Nội

Quảng cáo

Tag

Trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu cần tiêm một số mũi vắc xin cần thiết. Trong đó có vắc xin phòng cúm. Vậy khi nào tiêm vắc xin cúm cho bà bầu? Nên tiêm vào tháng thứ mấy để mang lại hiệu quả cũng như an toàn cho mẹ và bé? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết nhé.

1. Vắc xin cúm - mũi tiêm không thể bỏ qua của bà bầu

Phụ nữ mang thai thường phải tiêm ít nhất 2 mũi phòng uốn ván cho lần mang thai đầu tiên. Đó là điều ai cũng biết và nhớ đến. Trong khi đó, vắc xin phòng cúm cũng được các bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ bầu không nên bỏ qua. Tuy nhiên, thực tế không phải cũng có coi trọng điều này. Vậy tại sao mẹ bầu không nên bỏ qua mũi vắc xin phòng ngừa cúm?

Mức độ nguy hiểm của bệnh cúm đối với phụ nữ mang thai

Cúm khác với cảm lạnh thông thường. Bệnh cúm thường đi kèm với những triệu chứng sổ mũi, sốt, ho, mệt mỏi, đau nhức cơ thể. Với người bình thường, tình trạng cũng có thể biến chứng thành viêm phổi, nguy hiểm đến sức khỏe đường hô hấp. Bất cứ ai cũng có thể mắc cúm với mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Với phụ nữ mang thai, bệnh cúm càng trở thành kẻ thù nguy hiểm. Ở giai đoạn nhạy cảm này, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường có nhiều thay đổi, khả năng miễn dịch kém, dễ ốm do thay đổi thời tiết, cũng dễ lây nhiễm cúm nếu tiếp xúc với người bệnh.

Với thể trạng yếu thì cúm có thể diễn tiến nặng và có thể gây biến chứng bất thường, nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi. Do vậy, các mẹ bầu nên lưu ý đến việc khi nào tiêm vắc xin cúm cho bà bầu để tiêm ngừa kịp thời.

Mẹ bầu bị cúm khi mang thai rất nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi

Vai trò của vắc xin cúm đối với sức khỏe của mẹ bầu

Tại sao mẹ bầu phải tiêm vắc xin phòng cúm? Câu trả lời chính là sự nguy hiểm của bệnh cúm có thể đe dọa đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai khi bệnh cúm nặng có thể gây những biến chứng khôn lường. Mẹ có nguy cơ sinh non, thai nhi phát triển không bình thường. Thậm chí có thể dẫn đến dị tật thai nhi do mẹ bị sốt cao, nhiễm khuẩn hô hấp, cúm biến chứng thành viêm phổi.

Tiêm vắc xin phòng cúm để mẹ bầu có kháng thể phòng ngừa virus gây cúm, tăng khả năng miễn dịch bệnh. Có thể loại trừ được khả năng biến chứng do cúm ở phụ nữ mang thai. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ bầu và thai nhi khỏi sự tác động của bệnh cúm.

2. Khi nào tiêm vắc xin cúm cho bà bầu là tốt nhất?

Một người bình thường cũng nên tiêm phòng cúm mỗi năm. Vậy mẹ bầu thì sao, đâu là thời điểm thích hợp để tiêm ngừa mũi vắc xin này?

Mẹ bầu nên tiêm vắc xin cúm vào tháng thứ mấy?

Với những chị em quan tâm đến sức khỏe sinh sản thường sẽ tìm hiểu trước và thực hiện tiêm các mũi vắc xin cần thiết trước khi có kế hoạch sinh con. Tuy nhiên, với những mẹ chưa có thời gian chuẩn bị từ trước thì có thể bảo vệ mình bằng cách tiêm vắc xin phòng cúm sau khi đã có thai.

Một khi chị em đã biết đến vắc xin này thì cần tiêm càng sớm càng tốt. Thời điểm cần thiết nhất là trước mùa cúm [từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau]. Tiêm ở thời điểm nào trong thai kỳ cũng được, tuy nhiên nên tiêm cúm trước khi có thai 1 tháng để bảo vệ được toàn bộ quá trình thai kỳ. Vì sau khi tiêm, chỉ cần 2 - 4 tuần sau là vắc xin sẽ tác động tới hệ miễn dịch để cơ thể tự sản sinh kháng thể phòng virus cúm.

Mẹ bầu nên tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt

Tác dụng của vắc xin cúm duy trì được bao lâu?

Vắc xin cúm hiện nay được nghiên cứu là có thể giúp sản sinh kháng thể phòng virus cúm trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, do virus cúm có nhiều loại và thay đổi không ngừng nên việc tiêm nhắc lại hàng năm là điều cần thiết. Thường mỗi người sẽ tiêm một mũi vắc xin cúm vào mỗi năm để phòng bệnh.

Mẹ bầu khi tiêm 1 mũi vắc xin cúm có thể yên tâm bởi kháng thể hoạt động mạnh và tác dụng hiệu quả trong vòng 1 năm để bảo vệ cho cả mẹ và bé. Như vậy là các chị em đã biết khi nào tiêm vắc xin cúm cho bà bầu rồi. Khi mang thai, các mẹ nên nhớ là tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt nhé.

Vắc xin phòng cúm cần được tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần

Tiêm vắc xin cúm có hại gì cho thai nhi không?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ bầu tiêm vắc xin phòng cúm sẽ có lợi ích kép. Vắc xin không những giúp sản sinh kháng thể bảo vệ mẹ mà thông qua nhau thai, kháng thể có lợi này còn truyền sang cho thai nhi. Vì thế em bé ngay khi chào đời đã có được kháng thể phòng cúm này trong người. Là lợi ích tốt để phòng bệnh cúm, tăng cường hệ miễn dịch phòng các bệnh về hô hấp.

Tiêm phòng vắc xin cúm cũng không gây các tác dụng phụ. Ở một số trường hợp, tùy thể trạng từng mẹ mà có người đau tay bị tiêm hoặc sốt nhẹ. Còn thông thường thì hầu như chị em nào sau khi tiêm cũng không có phản ứng gì khác biệt. Các mẹ nên biết khi nào tiêm vắc xin cúm cho bà bầu là thích hợp với mình. Nên chọn ngày cảm thấy khỏe mạnh, không có dấu hiệu gì bất thường về sức khỏe để tiêm ngay mũi vắc xin này.

Mẹ bầu tiêm vắc xin phòng cúm mang đến lợi ích kép tốt cho cả mẹ và bé

3. Phòng và điều trị cúm cho mẹ bầu

Chị em nếu bị cúm trong giai đoạn đầu của thai kỳ rất nguy hiểm. Nếu bệnh có biến chứng thì có thể gây sảy thai, sinh non và nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác. Thế nên các mẹ cần lưu ý phòng tránh bệnh này ngay khi biết mình mang thai:

Giải pháp điều trị cúm khi mang thai

Khi mẹ bầu có dấu hiệu mệt mỏi, ớn lạnh, đau nhức khắp người, ho và đau họng. Hãy đến khám chuyên khoa ngay để được xác định có phải mắc virus cúm hay không. Nếu đã định được là nhiễm cúm, mẹ bầu sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng virus theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo dõi sức khỏe của mẹ và thai. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Cách phòng cúm cho mẹ bầu

Mẹ bầu khi mang thai nên ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau quả, thịt cá, cung cấp đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Luyện tập thể dục nhẹ nhàng. Giữ thói quen sinh hoạt tốt và khám thai định kỳ. Có một sức khỏe tốt là cách duy nhất nhất để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu nên tránh đến những nơi đông người. Tránh tiếp xúc với những người nghi mắc bệnh cúm. Đồng thời nên biết khi nào tiêm vắc xin cúm cho bà bầu để tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt. Giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, bảo vệ tốt cho đứa con yêu sắp chào đời.

Quý vị có đang mang thai hoặc dự định sẽ mang thai vào năm nay không? Sau đây là những điều quý vị cần biết để bảo vệ bản thân và con quý vị khỏi vi-rút nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong này.

Tại sao tôi cần tiêm vắc-xin phòng cúm trong thời gian mang thai?

Các thay đổi thông thường trong hệ miễn dịch của quý vị trong thời gian mang thai có thể khiến quý vị có nguy cơ gặp phải các biến chứng từ cúm nhiều hơn. Vắc-xin phòng cúm là biện pháp bảo vệ tốt nhất để quý vị và con quý vị khỏi mắc bệnh cúm. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng, phải nhập viện và tử vong nếu họ bị cúm. Nếu quý vị bị cúm khi đang mang thai, bệnh cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho con quý vị, bao gồm sinh non và dị tật bẩm sinh.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng một mũi tiêm phòng cúm khi mang thai có thể giúp bảo vệ con quý vị khỏi bệnh cúm tới 6 tháng sau khi sinh. Cho con bú sữa mẹ sau sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch của con nhưng không phải là biện pháp thay thế cho việc tiêm vắc-xin.

Khi nào tôi nên tiêm vắc-xin phòng cúm?

Hãy tiêm vắc-xin phòng cúm ngay khi vắc-xin có sẵn tại khu vực của quý vị. Vắc-xin phòng cúm [PDF] được chứng minh là an toàn, hiệu quả và có lợi cho quý vị và con quý vị tại bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Khi quý vị tiêm vắc-xin phòng cúm trong thời gian mang thai, quý vị tạo ra kháng thể bảo vệ và truyền kháng thể cho con mình. Các kháng thể này bảo vệ con quý vị khỏi bệnh cúm cho đến khi con có thể tiêm được vắc-xin khi trẻ 6 tháng tuổi. Cho con quý vị bú sữa mẹ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của con nhưng không phải là biện pháp thay thế cho việc tiêm vắc-xin.

Việc những người khác trong hộ gia đình quý vị tiêm vắc-xin phòng cúm trong thời gian quý vị mang thai cũng rất quan trọng.

Tôi đang mang thai rồi. Việc tiêm vắc-xin phòng cúm có an toàn không?

Có. Việc tiêm vắc-xin phòng cúm vào bất kỳ thời điểm nào trước, trong và sau khi mang thai đều an toàn. CDC và American College of Obstetricians and Gynecologists [Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ] [các bác sĩ chuyên chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai] khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm vắc-xin.

Quý vị cũng nên tiêm vắc-xin phòng ho gà [Tdap] trong tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Hãy kiểm tra với bác sĩ, y tá hoặc phòng khám của quý vị về những loại vắc-xin quý vị có thể cần. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang vắc-xin ho gà của chúng tôi [chỉ có bằng Tiếng Anh và Tiếng Tây Ban Nha].

Khi nào thì con tôi có thể tiêm vắc-xin phòng cúm?

Trẻ em có thể tiêm vắc-xin phòng cúm khi trẻ 6 tháng tuổi. Điều quan trọng là tất cả mọi người trong hộ gia đình quý vị phải tiêm vắc-xin để giúp bảo vệ con quý vị cho đến thời điểm đó. Trẻ em dưới chín tuổi có thể cần tiêm hai liều mỗi năm để đạt được hiệu quả bảo vệ cao nhất. Hãy kiểm tra với bác sĩ, y tá hoặc phòng khám của quý vị về các loại vắc-xin được khuyến cáo khác mà con quý vị có thể cần [CDC, chỉ có bằng Tiếng Anh].

Tôi có thể bị bệnh cúm do tiêm vắc-xin phòng cúm không?

Không. Vắc-xin phòng cúm không thể khiến quý vị bị cúm. Tuy nhiên, mất khoảng 2 tuần sau khi tiêm vắc-xin để cơ thể quý vị tạo ra kháng thể bảo vệ quý vị chống lại vi-rút cúm. Trong hai tuần đó, vẫn có khả năng quý vị bị lây cúm từ người khác.

Tôi có thể tiêm vắc-xin phòng cúm không có chất bảo quản không?

Có. Có các loại vắc-xin phòng cúm không có chất bảo quản. Luật của Tiểu Bang Washington yêu cầu phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 3 tuổi tiêm vắc-xin không có chất bảo quản [hoặc không chứa thimerosal]. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang Các Câu Hỏi Thường Gặp về Thimerosal của CDC [chỉ có bằng Tiếng Anh].

Có loại vắc-xin phòng cúm nào mà phụ nữ mang thai KHÔNG nên sử dụng không?

Vắc-xin xịt đường mũi [còn gọi là LAIV] được khuyến cáo không dành cho phụ nữ mang thai. Hãy kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị để tìm hiểu lựa chọn phù hợp nhất cho quý vị.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm nếu tôi đang mang thai?

Không thể tiên lượng trước được bệnh cúm và bệnh có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt là với phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ và những người có các tình trạng bệnh lý nhất định. Những nhóm đó có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng liên quan đến bệnh cúm như:

  • Viêm phổi
  • Viêm tai
  • Viêm xoang
  • Mất nước
  • Bệnh lý mạn tính nghiêm trọng hơn [hen suyễn, suy tim sung huyết hoặc tiểu đường]

Nếu quý vị bị bệnh cúm khi đang mang thai, quý vị có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng như chuyển dạ sớm và sinh non. Quý vị cũng có khả năng phải nằm viện và gặp phải nguy cơ tử vong cao hơn nếu quý vị bị cúm khi đang mang thai. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang cúm và thai kỳ của American College of Obstetricians and Gynecologists [chỉ có bằng Tiếng Anh].

Tôi có thể làm thêm điều gì để bảo vệ bản thân khỏi mắc bệnh cúm?

Hãy đề nghị gia đình, bạn bè và những người chăm sóc thường dành thời gian với quý vị và con quý vị tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm. Ngoài ra, hãy làm theo các bước đơn giản sau:

  • Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi bằng ống tay hoặc khăn giấy
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ấm
  • Khử trùng các bề mặt và đồ vật thường xuyên dùng chung [tay nắm cửa, kệ bệp, vòi nước, v.v...]
  • Tránh thường xuyên chạm vào mũi, miệng và mắt
  • Ở nhà, không đi làm hoặc đi học nếu bị ốm
  • Đeo tấm che mặt bằng vải khi quý vị ra ngoài cộng đồng

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi bị cúm khi đang mang thai?

Mặc dù vắc-xin phòng cúm là cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm, nó không đảm bảo rằng quý vị sẽ không bị ốm. Nếu quý vị có các triệu chứng của bệnh cúm, hãy hạn chế tiếp xúc với những người khác và liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị ngay. Bác sĩ của quý vị nên kê toa thuốc kháng vi-rút [PDF] nếu họ nghi ngờ quý vị bị cúm [CDC] [chỉ có bằng Tiếng Anh].

Tôi có thể tìm thêm thông tin về vắc-xin cho bản thân và gia đình ở đâu?

Có rất nhiều lầm tưởng nguy hiểm và ý kiến sai lệch về vắc-xin trên internet. Các đường dẫn dưới đây có thông tin chính xác, đáng tin cậy cho quý vị và hộ gia đình quý vị.

Nếu quý vị cần trợ giúp tìm nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc nếu quý vị không có bảo hiểm y tế, hãy gọi Đường Dây Nóng Help Me Grow Washington theo số 1-800-322-2588 hoặc truy cập trang web của ParentHelp123.

Video liên quan

Chủ Đề