Tại sao phải đối xử tốt với mọi người

Tôi từng là người luôn cố gắng tử tế hết sức. Tôi đặt lợi ích của những người khác lên trên hết và dùng hết khả năng của mình để làm hài lòng những người xung quanh.

Tôi tình nguyện làm thêm giờ để hoàn thành dự án công ty và sẽ từ bỏ mọi lợi ích nếu nó gây hại cho người khác. Nhưng cuối cùng, kết quả đạt được lại không như tôi mong đợi.

Khi bạn càng cố cho đi thì những người xung quanh sẽ càng muốn nhận được nhiều hơn thế.

Rồi tôi nhận ra đối xử quá tốt với ai đó cũng có thể đem lại những điều tồi tệ.

1. Nếu bạn luôn sẵn sàng cho đi, người khác sẽ nghĩ đó là điều hiển nhiên

Nếu không vạch rõ ranh giới của bản thân, bạn sẽ được xem như một cửa hàng tiện lợi luôn sẵn có mọi thứ và bị lợi dụng vì điều này.

Xem trọng giá trị bản thân, đảm bảo nhu cầu của bạn được đáp ứng và thiết lập giới hạn không có nghĩa là bạn không có cảm tình với những người xung quanh. Nó chỉ có nghĩa là nhu cầu của bạn cũng quan trọng như của họ.

Nếu bạn nghĩ, mọi người sẽ thích mình hơn vì cho đi càng nhiều càng tốt thì bạn đã lầm, họ sẽ chỉ càng coi thường điều đó hơn thôi. Những người xung quanh sẽ đối xử với ta theo cách mà ta đối xử với chính bản thân mình.

Khi bạn bắt đầu đặt ra giới hạn và yêu cầu giúp đỡ khi cần thì mọi người sẽ bắt đầu chú ý và đánh giá cao những đóng góp của bạn.

Nếu không vạch rõ ranh giới của bản thân, bạn sẽ được xem như một cửa hàng tiện lợi luôn sẵn có mọi thứ và bị lợi dụng vì điều này. Ảnh minh họa.

2. Bạn sẽ nảy sinh những kỳ vọng không thực tế ở người khác

Khi đối xử quá tốt với ai đó, bạn sẽ bắt đầu mong chờ họ làm điều tương tự cho bản thân. Khi họ không đáp ứng được những kỳ vọng này, bạn có thể trở nên tức giận và bực bội.

Bạn có thể sẵn sàng hi sinh lợi ích của mình cho bạn bè nhưng chưa chắc họ đã sẵn sàng làm điều tương tự cho bạn. Điều bạn cần phải hiểu là họ quan tâm đến nhu cầu của bản thân và trách nhiệm của bạn là làm điều tương tự với chính mình.

3. Mọi người sẽ đến với bạn chỉ khi họ cần thứ gì đó

Khi bạn quá tốt với mọi người, họ sẽ chỉ xem bạn là một phương án để giải quyết vấn đề. Mọi người sẽ chỉ đến với bạn khi họ nghĩ rằng bạn có thể giúp đỡ họ, bởi vì họ chỉ xem bạn như một công cụ giúp họ đạt được mục tiêu. Loại người này có thể vượt khỏi tầm kiểm soát nếu bạn không đặt ra ranh giới ngay từ đầu.

Chìa khóa để giúp bạn thoát khỏi các phiền phức là tìm cách nhẹ nhàng từ chối mà không cần cung cấp bất kỳ lý dó nào hay giải thích kỹ lưỡng để tránh dẫn tới tranh luận. Đôi khi bạn nên để người khác tự giải quyết vấn đề của mình hoặc giới thiệu họ với người có thể giải quyết nó chứ không nên ôm hết mọi việc vào mình.

Khi bạn quá tốt với mọi người, họ sẽ chỉ xem bạn là một phương án để giải quyết vấn đề. Mọi người sẽ chỉ đến với bạn khi họ nghĩ rằng bạn có thể giúp đỡ họ, bởi vì họ chỉ xem bạn như một công cụ giúp họ đạt được mục tiêu.

Cách bạn đối xử với một người cũng giống như khi bạn đang soi mình qua gương vậy, chiếc gương không bao giờ biết nói dối. Nó sẽ trả lại hình ảnh thật sự mà bạn thể hiện ra.

Phật gia có câu: “Người khác đối xử với bạn thế nào, đó là nghiệp của họ. Bạn đối xử với người khác thế nào, đó là nghiệp của bạn”.

Trong đạo Phật, đối xử tốt với người khác chính là đối xử tốt với mình. Có một câu chuyện nhỏ đại ý như sau: Ngựa không muốn chia sẻ gánh nặng với con lừa, sau khi con lừa mệt chết đi, ngựa phải mang trên lưng toàn bộ gánh nặng của lừa và thêm một bộ da lừa. Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Nếu bạn phát hiện bị tổn thương, thì đừng dựa vào đó làm tổn thương người khác.”

Phật pháp luôn nhấn mạnh việc đối xử tốt vối người khác, thực ra đối xử tốt với ngưòi khác là một loại trí tuệ vĩ đại, cần phải biết khi đối tốt với người khác đồng thời cũng là đang đối tốt với chính bản thân mình. Có một câu nói rất hay như sau: “Hạnh phúc không nằm ở tài sản, quyền lực và nhan sắc bạn có được mà nằm ở lối sông của bạn với những người xung quanh.” Vì vậy khi bạn sống với mọi người nhất định ghi nhớ phải đối tốt với họ.

Đối xử tốt với người khác, thực ra là đối xử tốt với bản thân mình. Giống như Aristotle đã nói: “Nên đối đãi với người khác như là chúng ta mong muốn họ đối đãi với mình”, có nghĩa là bạn muốn người ta đối xử với mình thế nào, thì hãy đối xử với người khác như thế.

Có một đứa trẻ không biết tiếng vọng là thế nào. Có một lần, nó đứng một mình giữa vùng đồng bằng rộng lớn, lớn tiếng gọi: “Này, này!” Những ngọn núi nhỏ xung quanh lập tức vọng lại: “Này, này!” Nó lại gọi tiếp: “Bạn là ai?” Tiếng vọng trả lời: “Bạn là ai?” Nó lại hét lên: “Người là đồ ngốc!” Núi lập tức truyền lại tiếng vọng: “Người là đồ ngốc!” Đứa bé cực kì phẫn nộ, lại tiếp tục mắng chửi, ngọn núi nhỏ vẫn không hề khách khí trả lời lại. Đứa trẻ giận dữ lao về nhà kể với mạ, người mẹ nói: “Con ạ, hôm nay con làm như thế là không đúng, nếu như con cung kính nói chuyện với nó, nó sẽ hòa nhã đối lại với con.” Đứa bé nói: “Vậy để mai con tới đó nói những câu tốt lành.”

Thật vậy, trong cuộc sống, bất kể là nam nữ hay già trẻ, con tốt với người ta, người ta sẽ tốt lại với con; nếu chúng ta tự thô lỗ, thì người khác cũng không thể hòa nhã với mình được.

Con người đối xử với nhau cũng giống như tiếng vọng của ngọn núi, nếu bạn có thể đối xử tốt với người khác, thì người khác cũng nhất định đối xử tốt với bạn; nếu như bạn dùng lời ác ý với người khác, thì người ta cũng sẽ dùng lời ác ý với bạn. Vì thế, trong quá trình cùng chung sống với mọi người bạn nên đối xử tốt với người khác.

Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều kết giao với đủ kiểu người. Nếu như trong quá trình kết giao ấy, chúng ta có thể nguyện ý dùng thiện niệm, suy nghĩ vì họ hoặc trợ giúp họ, thì bất luận là bạn đã bỏ ra công sức bao nhiêu, bạn sẽ nhận được lợi ích bấy nhiêu.

Ngược lại, nếu trong lòng bạn sinh ra những ý nghĩ không tốt như thù hận, tức giận, đố kỵ, nhìn vào khuyết điểm của người khác, nói lời lỗ mãng, cay nghiệt, thậm chí làm ra những hành vi không tốt, thì vô luận là lý do bạn đưa ra có đầy đủ đến cỡ nào đi nữa, khi người khác bị tổn thương bao nhiêu, bạn cũng sẽ phải chịu sự tổn thương bấy nhiêu. Sự tổn thương ấy có thể là vô hình mà bạn không nhìn thấy được.

Trước đây khá lâu rồi, có một vị võ sư trung tuổi chuyên dạy võ thuật. Ông không chỉ tâm tính cao mà còn có trình độ võ thuật rất thâm hậu, nổi tiếng gần xa trong giới võ thuật.

Nhưng về sau này, mọi người không hiểu vì sao vị võ sư ấy lại từ bỏ con đường võ môn mà hơn nửa cuộc đời ông đã dành tâm huyết theo đuổi.

Có người bạn trong nghề tò mò đến hỏi vị võ sư. Ông trả lời: “Tôi đã lĩnh ngộ đạo lý từ một người khác, đó là, bất luận là cùng đối thủ đọ sức hay là huấn luyện học trò, thì khi ra đòn đánh đối phương mạnh bao nhiêu cũng sẽ làm tổn thương lại bản thân mình bấy nhiêu!”

Một lát sau, vị võ sư này lại nói thêm: “Một trong những mục đích khách quan của tập luyện võ thuật là tăng cường sức khỏe của bản thân và kỹ năng đánh, từ đó mà giành chiến thắng trước đối thủ. Nhưng, việc tăng cường sức khỏe và chiến thắng đối thủ ấy lại phải dùng “tổn thương bản thân” để trả giá!”

Những lĩnh ngộ của vị võ sư quả thực khiến nhiều người khác trong giới phải suy ngẫm.

Câu chuyện xưa này dẫn dắt cho chúng ta một đạo lý rằng: Đối xử tốt với người khác, chính là đối xử tốt với bản thân mình.

Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều kết giao với đủ kiểu người. Nếu như trong quá trình kết giao ấy, chúng ta có thể nguyện ý dùng thiện niệm, suy nghĩ vì họ hoặc trợ giúp họ, thì bất luận là bạn đã bỏ ra công sức bao nhiêu, bạn sẽ nhận được lợi ích bấy nhiêu.

Ngược lại, nếu trong lòng bạn sinh ra những ý nghĩ không tốt như thù hận, tức giận, đố kỵ, nhìn vào khuyết điểm của người khác, nói lời lỗ mãng, cay nghiệt, thậm chí làm ra những hành vi không tốt, thì vô luận là lý do bạn đưa ra có đầy đủ đến cỡ nào đi nữa, khi người khác bị tổn thương bao nhiêu, bạn cũng sẽ phải chịu sự tổn thương bấy nhiêu. Sự tổn thương ấy có thể là vô hình mà bạn không nhìn thấy được.

Người xưa có câu: “Con người một khi sinh ra một niệm thiện, cho dù là chưa thực hiện thì Thần may mắn cũng đã đi theo. Con người một khi sinh ra một niệm ác, cho dù là chưa thực hiện thì hung Thần cũng đã đi theo.” Câu này thật sự là rất có đạo lý.

Người tu luyện, nếu lúc nào cũng chứa đựng tâm từ bi, đối xử tử tế, lương thiện tốt đẹp với người khác thì sẽ không ngừng nâng cao cảnh giới của sinh mệnh.

Người bình thường không tu luyện, nếu như có thể bảo trì được những suy nghĩ thiện lương, giữ được lương tri thì cũng sẽ được Thần Phật bảo hộ mà đắc được phúc báo. Đây cũng chính là Thiên lý, “thiện ác có báo”!

Nguồn: phunutoday.vn

Video liên quan

Chủ Đề