Bé ăn khoai môn có tốt không

Khoai môn giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm cân và cải thiện hệ tiêu hóa... Nhưng những người bị tiểu đường, ho đờm hoặc cơ địa dị ứng thì không nên ăn.

Nhắc đến loại củ ngon lành, bổ dưỡng nhất, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến khoai tây. Nhưng bạn có biết, khoai môn cũng là loại củ ngon bổ không kém, thậm chí lượng chất xơ trong chúng còn được chứng minh là gấp đôi so với khoai tây.

Khoai môn có hương vị bùi, béo ngậy, có thể dùng để chế biến thành nhiều món như là nấu canh, làm bánh, chiên thành món ăn vặt… Theo trang Healthline, 132g khoai môn khi nấu chín sẽ cung cấp 187 calo, 6,7g chất xơ, 30% mangan, là những chất dinh dưỡng mà mỗi người cần cho một ngày. Ngoài ra, trong củ khoai môn còn chứa 22% vitamin B6, 19% vitamin E, 13% đồng, 18% kali, 11% vitamin C, 10% photpho, 10% magiê. 

Cũng nhờ hàm lượng chất dinh dưỡng cao mà trong dân gian, khoai môn còn được gọi là “thuốc quý của mùa đông”. Dưới đây là 5 lợi ích chính của khoai môn với sức khỏe con người.

1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Củ khoai môn giàu chất xơ và tinh bột kháng, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm lượng đường trong máu sau khi ăn.

2. Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo kết quả nghiên cứu, mỗi ngày tiêu thụ nhiều hơn 10g chất xơ sẽ làm giảm 17% nguy cơ tử vong do bệnh tim. Bởi chất xơ và tinh bột kháng có tác dụng hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở người. Vậy nên, bạn hãy dùng nhiều khoai môn hơn trong các bữa ăn của gia đình để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tim nhé.

3. Giảm nguy cơ mắc ung thư

Trong thành phần khoai môn có nhiều polyphenol – là hợp chất từ thực vật có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả. Mặt khác, loại củ này chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương gốc tự do có thể phát triển thành tế bào ung thư.

4. Giảm cân

Khoai môn chứa nhiều chất xơ và tinh bột nên dễ tạo cảm giác no, hạn chế cơn thèm ăn, do đó giúp giảm lượng calo tổng thể. Ngoài ra, ăn nhiều khoai môn còn giúp đẩy nhanh quá trình đốt cháy chất béo, giúp giảm mỡ, giảm cân hiệu quả.

5. Cải thiện hệ tiêu hóa

Khoai môn có hàm lượng chất xơ cao. Chúng là nguồn cung thiết yếu để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, vì giúp chất thải di chuyển dễ dàng qua đường ruột. Ăn nhiều khoai môn giúp bạn ngăn ngừa chứng táo bón, khó tiêu, tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích.

Khoai môn giúp giảm cân và giảm nguy cơ mắc ung thư. [Ảnh minh họa]

Những đối tượng được khuyên không nên ăn khoai môn

Một số đối tượng dưới đây nếu ăn nhiều khoai môn thì có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, xuất hiện nhiều tác dụng phụ.

- Người bị ho đờm ho: Khoai môn được khuyến cáo không nên dùng cho những người bị đờm. Vì nước ép khoai môn sẽ làm gia tăng lượng đờm trong cơ thể, làm người bệnh thấy khó chịu và khiến bệnh nặng thêm.

- Bệnh nhân tiểu đường: Nhóm đối tượng này cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường. Trong khi đó khoai môn chứa hàm lượng lớn đường và tinh bột, nếu ăn nhiều sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu, không có lợi cho sức khỏe người bệnh.

- Người bị khó tiêu: Vì khoai môn nhiều tinh bột kháng nên những người mắc chứng khó tiêu, dạ dày yếu nên ăn ít kẻo làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

- Người có cơ địa dị ứng: Bệnh nhân bị nổi mề đay và hen suyễn nên hạn chế ăn khoai môn vì dễ gây phản ứng dị ứng đường hô hấp và dị ứng da, làm người bệnh thêm khó chịu và không tốt cho thể trạng bệnh nhân.

Mặt khác, khoai môn là thực phẩm bổ dưỡng, phù hợp cho người bệnh bị yếu sinh lý, không có sức mạnh tay và chân, thường xuyên đổ mồ hôi, suy dinh dưỡng…

Giới thiệu

Khoai chứa nhiều vitamin B1, B2, PP, canxi, rất tốt cho sức khỏe của bé.

Nguồn tổng hợp

Nguyên liệu

Khoai môn cao: 3 lát
Thịt nạc thăn băm nhuyễn: 1 muỗng
Nước: 2 chén
Dầu mè, muối, hành, ngò, đường

Hướng dẫn

  • Bước 1: Khoai môn gọt vỏ, rửa với nước muối pha loãng, cắt miếng nhỏ.
  • Bước 2: Bắc nước lên bếp, nấu âm ấm, cho thịt băm vào, nấu nhừ, cho khoai môn vào, nấu tiếp tới khi mềm. Nêm vừa ăn.
  • Bước 3: Nhấc xuống, cho dầu mè vào, rắc hành ngò lên trên.

Khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ các mẹ thường có thói quen chế biến nhiều nguyên vật liệu trong cùng một món ăn, tuy nhiên, có những thực phẩm không được chế biến cùng nhau, nếu không sẽ tương tác với nhau gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc. Sau đây là danh sách các món ăn kỵ nhau, mời các mẹ tham khảo.

Trứng và sữa đậu nành kỵ nhau

Hai thực phẩm này đi kèm nhau sẽ làm giảm sự hấp thụ protein trong cơ thể người.

Sữa và chocolate là 2 thực phẩm kỵ nhau

Sữa chứa nhiều protein và canxi, còn chocolate chứa axit oxalic. Hai thứ này trộn với nhau, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra canxi oxalate không tan trong nước – chất có thể gây tiêu chảy, khô tóc và các triệu chứng khác ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Hoa quả và hải sản

Hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn ăn hoa quả chung với hải sản, nó sẽ gây ói mửa, đau bụng và tiêu chảy.

Giăm bông và đồ uống chứa axit lactic

Để bảo quản giăm bông, thịt lợn muối xông khói, xúc xích và các loại thịt chế biến sẵn khác, nhà sản xuất thường bổ sung nitrate để ngăn thực phẩm hỏng và sự sinh sôi các chất độc thịt. Khi nitrate tương tác với axit hữu cơ [như axit lactic, axit citric, axit tartaric…] nó sẽ chuyển hóa thành chất sinh ung thư có tên gọi nitrosamine.

Do sự khác biệt về nồng độ axit cần thiết để tiêu hóa hai loại thức ăn này, nó sẽ kéo dài thời gian thực phẩm ở trong dạ dày, gây khó chịu đường tiêu hóa.

Cải bó xôi và đậu phụ

Đậu phụ chứa nhiều hai chất là magie clorua và canxi sunphat, trong khi đó cải bó xôi chứa axit oxalic. Khi kết hợp, nó sẽ tạo ra magie oxalate và canxi oxalate, hai chất kết tủa không tiêu này có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi cũng như gây ra sỏi thận.

Củ cải và hoa quả

Củ cải có thể sinh ra chất thiocyanate. Nếu được ăn cùng với hoa quả, thành phần flavonoid trong hoa quả sẽ được chuyển hóa thành một chất gây ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp.

Lá hẹ và đậu phụ

Canxi trong đậu phụ có thể kết hợp với axit oxalic trong cây hẹ và tạo ra chất kết tủa canxi oxalate, khiến cho việc hấp thụ canxi trở nên khó khăn.

Trà và trứng

Trà chứa các chất có tính axit. Kết hợp với sắt ở trong trứng, nó sẽ gây kích thích dạ dày và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cũng như sự hấp thụ dinh dưỡng.

Có thêm xem đây thực sự là những kiến thức bổ ích cho các thai phụ giai đoạn thai kỳ. Hãy biết chăm sóc tốt cơ thể của mình để tránh nguy cơ bệnh tật, và nên sử dụng các loại thực phẩm đúng cách, giàu chất dinh dưỡng cho con.

Tùy theo mỗi người, mà những món ăn “kị” nhau sẽ gây nên những chứng như: khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Thận yếu thì phát theo chứng của thận, dạ dày yếu thì phát chứng dạ dày.

Các mẹ đừng nghĩ ăn hoa quả lúc nào cũng tốt vì một số loại hoa quả khi kết hợp với thực phẩm nào đó sẽ gây tương tác có hại. Chẳng hạn, rau dền và quả lê vốn kỵ nhau, nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn.

Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.

Danh sách những thực phẩm không được chế biến cùng nhau khác

1. Không nên xào nấu gan lợn với giá đỗ.

Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.

2. Không nấu gan động vật với carốt, rau cần

Không nên dùng các loại rau, củ, quả này sau khi ăn món gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.

3. Không ăn dưa chuột với cà chua.

Vì trong dưa chuột chứa một loại men phân giải VitaminC, khi ăn dưa chuột với Cà chua hay những loại thực phẩm giàu VitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin C của cơ thể.

4. Sữa đậu nành và trứng gà:

Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.

5. Sữa bò và nước hoa quả chua [Cam, quýt]:

Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin,bệnh này gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.

6. Tỏi + trứng vịt: nếu tráng trứng vịt với tỏi rất độc.

7. Sữa đậu nành và đường đen
Đường đen có chất axít Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất “lắng biến tính”, chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.

8. Thịt dê, thịt chó và nước chè:

Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.

9. Các loại động vật có vỏ sống trong nước + chất vitamin C:
Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh… sẽ làm cho a sen hóa trị 5 biến thành a sen hóa trị 3, túc là chất thạch tín có độc bảng A có thể chết. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.

10. Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho:

Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

11. Thịt dê kỵ giấm:

Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.

12. Rau dền và quả lê vốn kỵ nhau.

Nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.

13. Hồng với cua.

Loại quả này cũng không nên ăn cùng khoai lang: Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.

14. Thịt chó không nên ăn với tỏi [vì sẽ gây khó tiêu].

15. Cá chép kỵ thịt cầy:

Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học, thịt cầy cũng với thành phần dinh dưỡng phong phú, hai thứ ăn chung xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.

16. Bí rợ kỵ cải thìa:

Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.

17. Muối tiêu và khoai môn [nếu ăn cùng dễ làm ruột đau thắt]. Chuối hột thì kỵ mật mía, đường [ăn cùng lúc bị chướng bụng].

18. Dưa hấu và thịt dê [ăn cùng dễ trúng độc].

19. Hoa quả nhiều axit tanic với hải sản kỵ nhau: Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.

20. Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây:

Cà chua chứa nhiều chất toan, cùng với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng; tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

21. Cà chua kỵ rượu:

Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột.

23. Đậu hũ [tào phớ] kỵ hành:

Đậu hủ chứa nhiều calci, hành chứa acid oxalic, hai thứ ăn chung sẽ tạo kết tủa oxalac calci, không dễ tiêu hóa hấp thu, có hại cho cơ thể.

24. Đào lông kỵ thịt ba ba:

Thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều acid malic, acid này sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, cho nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào.

25. Tiêu muối kỵ chè – cháo:

Lương thực ngũ cốc đều chứa nhiều vitamin nhóm B; chất khoáng và xơ, các chất dinh dưỡng này rất dễ phân giải trong môi trường kiềm, tạo ra lãng phí dinh dưỡng, khi dùng ngũ cốc nấu cháo thì không nên bỏ tiêu muối [người ta nấu chè, cháo hay bỏ vào tiêu muối cho mau nhừ]. [ Lời bình : Cái này chắc là muối diêm chứ không phải muối và tiêu.]

26. Thịt ba ba kỵ trứng gà:

Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn.

27. Thịt bò kỵ hạt dẻ:

Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

28. Cà rốt kỵ củ cải:

Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.

29. Củ cải kỵ nấm mèo đen:

Củ cải chứa nhiều engym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da.

30. Rượu kỵ thịt bò:

Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón; viêm khóe miệng; mắt đỏ; ù tai

31. Nhân sâm và hải sản kỵ nhau:

Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải [đỏ, trắng, xanh…] và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.

Bài thơ về các món ăn kỵ nhau

Mật ong , sữa , sữa đậu nành ?
Ăn cùng tắc tử – phải đành xa nhau!
Gan lợn, giá, đậu nực cười?
Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu!
Thịt gà, kinh giới kỵ nhau?
Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên!
Thịt dê, ngộ độc do đâu?
Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn!
Ba ba ăn với dền, sam
Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân!
Động kinh, chứng bệnh rành rành?
Là do thịt lợn, rang chung ấu Tầu!
Chuối hột ăn với mật, đường?
Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi!
Thịt gà, rau cải có câu?
Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô!
Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi?
Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng!
Cải thìa, thịt chó xào vô?
Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường!
Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh?
Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền!
Quả lê, thịt ngỗng thường thường?
Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao!
Đường đen pha sữa đậu nành?
Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm!
Thịt rắn, kị củ cải xào?
Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần!
Nôn mửa, bụng dạ không yên?
Vì do hải sản ăn liền trái cây!
Cá chép, cam thảo, nhớ rằng?
Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra!
Nước chè, thịt chó no say?
Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư!
Chuối tiêu, môn, sọ phiền hà?
Ruột đau quằn quại, như là dao đâm!
Khoai lang, hồng, mận ăn vô?
Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng!
Ai ơi, khi chưa dọn mâm?
Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy!
Giàu Vitamin C chớ có tham [1]
Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò!
Ăn gì? ăn với cái gì?
Là điều cần nhớ, nên ghi vào lòng!
Chẳng may ăn phải, vài giờ?
Chúng tạo chất độc bảng A chết người!
Quý nhau mời tiệc lẽ thường!
Thức ăn tương phản, trăm đường hại nhau!

Trên đây là toàn bộ danh sách các món ăn kỵ nhau, các mẹ hãy lưu ý kỹ trước khi chế biến đồ ăn dặm cho bé nhé.

Ăn khoai môn có bị gì không?

Khoai môn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện hệ tiêu hóa, giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ da, tăng cường thị lực, tăng tuần hoàn cơ thể, giảm huyết áp, hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Khi nào bé ăn được khoai môn?

Cháo khoai môn cho giàu tinh bột, chất đạm nhưng lại rất dễ tiêu hóa, nhuận tràng. Mẹ có thể dùng khoai môn nấu cháo cho với lươn, nước hầm xương hoặc thịt nạc xay... cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ 7-8 tháng cũng đều rất ngon miệng.

Khoai sọ kết hợp với gì cho bé ăn dặm?

Dành cho bé từ 7-8 tháng: Khoai sọ nấu rau cải Rau cải lọc lấy phần lá, sau đó luộc chín băm nhỏ. Cho khoai sọ, rau đã chế biến ở trên vào nồi đun lại cho sôi là được. Khi lớn tuổi hơn có thể bổ sung thêm các loại thịt khác vào cháo để món ăn thêm hấp dẫn.

Những ai không nên ăn khoai sọ?

Khoai sọ có chỉ số đường huyết là 58. Chỉ số này sẽ tăng lên khi khoai được nấu chín. Chính vì vậy, ăn khoai sọ có thể làm tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như tình trạng bệnh. Do đó, người bệnh tiểu đường cần hạn chế và thận trọng khi ăn khoai sọ.

Chủ Đề