Beệnh trĩ nếu ko chữa thì sẽ như thế nào năm 2024

Bệnh trĩ là hiện tượng tĩnh mạch ở ống hậu môn căng to quá mức gây sưng, phù nề, dễ chảy máu và bị sa ra ngoài vùng hậu môn.

Bệnh trĩ thường gặp ở người bị táo bón kinh niên, tiêu chảy, ngồi nhiều, đứng nhiều ít vận động, suy tim, có thai, khối u vùng chậu…

Bệnh gây nhiều khó chịu cho người bệnh như chảy máu, sa trĩ. Có thể kèm theo triệu chứng đau khi đi cầu, ngứa, xuất hiện dịch ướt quanh lỗ hậu môn. Nếu để lâu, không xử lý kịp thời, bệnh trĩ có thể dẫn đến một số biến chứng sau:

- Đi cầu ra máu tươi: Chảy máu khi đi cầu ở các mức độ khác nhau, giai đoạn đầu máu chảy kín, dính vào phân hay giấy vệ sinh, nặng hơn máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia như cắt tiết gà. Chảy máu kéo dài gây ra tình trạng thiếu máu mãn tính đôi khi rất nặng.

- Trĩ tắc mạch, sa trĩ tắc mạch: Do sự hình thành đột ngột cục máu đông trong lòng mạch trĩ. Biểu hiện là những cơn đau dữ dội trong ống hậu môn hoặc vùng hậu môn. Khi búi tắc mạch này sa xuống, khó có thể đẩy trở lại vào lòng ống hậu môn. Thường kèm theo viêm phù nề niêm mạc vùng hậu môn-trực tràng.

- Nhiễm khuẩn các búi trĩ là tình trạng viêm các hốc hậu môn. Biểu hiện bằng các triệu chứng ngứa hay nóng rát, rỉ ướt hậu môn. Khi thăm trực tràng người bệnh rất đau, cơ thắt hậu môn thít chặt, các hốc hậu môn đỏ rực phù nề. Trường hợp nặng búi trĩ viêm loét, hoại tử, nếu như không được xử lý kịp thời, đúng phương pháp có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết, đe dọa tính mạng hoặc lâu ngày có thể biến chứng ung thư. Theo miêu tả trên, khi đi cầu búi trĩ lòi ra, phải dùng tay nhét mới vào ống hậu môn thì rất có thể anh đang bị trĩ nội độ 3. Đây là mức cuối cùng có thể điều trị bằng nội khoa. Chính vì vậy anh nên điều trị bệnh ngay, tránh tình trạng buộc phải phẫu thuật, và hạn chế các biến chứng đã đề cập ở phần trên.

Cụ thể như sau:

Ngâm hậu môn vào nước muối loãng ấm 15 phút, ngày 2 lần. Điều này nên làm liên tục ít nhất khoảng 15 ngày đầu .

Trong đợt trĩ cấp chảy máu, sưng nề, đau rát nhiều có thể sử dụng viên đạn trĩ nhét hậu môn, kem bôi trĩ. Thời gian sử dụng khoảng 10 ngày.

Để giúp búi trĩ sa độ 3 dần ổn định, không sa ra ngoài khi đi cầu, chống chảy máu, giảm đau rát, bạn nên sử dụng viên uống có chứa các thành phần thảo dược như Diếp cá, Meriva [dạng curcumin phopholipid tăng khả năng hấp thu gấp 30 lần so với curcumin thông thường], đương quy, Rutin [chiết xuất từ hoa hòe], kết hợp với Magie. Các thành phần này có tác dụng chống táo bón, làm bền thành mạch, bảo vệ các tĩnh mạch, giảm phù nề, chống tắc mạch, chống nhiễm trùng. Nhờ đó, búi trĩ cũng sẽ nhỏ dần và tiêu đi khi anh kiên trì sử dụng. Qua đó giúp bệnh thuyên giảm. Bên cạnh đó sử dụng thêm Gel bôi trĩ từ thảo dược như nhọ nồi, trầu không, diếp cá, thầu dầu tía cũng sẽ cải thiện nhanh tình trạng đau rát, chảy máu, sa búi trĩ.

Ngoài ra, nên lưu ý chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước, hạn chế đồ ăn cay nóng và luyện tập thể thao phù hợp. Điều này cần áp dụng không những trong thời gian xử lý để nhanh đạt hiệu quả mà còn cần kể cả sau khi bệnh đã ổn định, nhằm tránh tái phát bệnh.

Để được tư vấn thêm bởi các chuyên gia, anh có thể gọi tới tổng đài tư vấn 19001259 [miễn phí] hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư điện tử songkhoe@bacsituvan.vn.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ - Bác sĩ ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Búi trĩ được hình thành do các tĩnh mạch ở hậu môn giãn ra và phồng lên. Trĩ ngoại là khi búi trĩ nằm ở ngoài đường lược, ngược lại búi trĩ nằm ở trong đường lược được gọi là trĩ nội. Vốn dĩ người ta chia ra trĩ nội trĩ ngoại chủ yếu do mỗi loại trĩ có những cách điều trị khác nhau.

Bệnh trĩ rất phổ biến. Gần ba trong số bốn người lớn sẽ bị bệnh trĩ theo thời gian. Đôi khi chúng không gây ra triệu chứng nhưng đôi khi chúng gây ngứa, khó chịu và chảy máu. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ có thể bao gồm:

  • Chảy máu không đau khi đi tiêu - có thể thấy một lượng nhỏ máu đỏ tươi trên khăn giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu lúc đi vệ sinh
  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn
  • Đau, khó chịu, sưng quanh hậu môn
  • Một khối u gần hậu môn, có thể nhạy cảm hoặc đau đớn.

2. Bệnh trĩ có thể khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ đa phần là do tăng áp lực ổ bụng: ho mạn tính, táo bón kinh niên, tiêu chảy thường xuyên, ngồi lâu do tính chất công việc,...ngoài ra còn có thể do bị stress hoặc đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng giãn quá mức gây ra búi trĩ.

Những bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ mặc dù chưa có triệu chứng của bệnh trĩ cũng nên đi tầm soát bệnh trĩ để phát hiện sớm và điều trị dứt điểm bệnh trĩ. Những bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ bệnh trĩ hoặc bệnh trĩ đã được phát hiện phải đi khám và điều trị sớm vì nếu để lâu sẽ khó trị khỏi hoàn toàn, bệnh tái đi tái lại hoặc có nhiều biến chứng. vì vậy nếu được tầm soát sớm, điều trị kịp thời thì bệnh trĩ có thể trị khỏi.

3. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ bao gồm:

Các phương pháp phẫu thuật, thủ thuật hiện nay thường được áp dụng nhiều nhất: chích xơ, thắt dây thun, đốt, phẫu thuật cắt trĩ, phẫu thuật Longo...riêng bệnh trĩ ngoại thì phẫu thuật cắt trĩ. Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ tuân theo một số nguyên tắc nhất định như cắt bỏ từng búi trĩ cùng với phần da niêm phủ lên trên, bảo tồn lớp cơ thắt trong nằm bên dưới. Sau khi cắt, hai mép vết thương có thể được khâu đóng hay để hở. Khâu đóng theo chiều dọc đối với búi trĩ nhỏ và đối với búi trĩ lớn hay trĩ vòng, khâu đóng theo chiều ngang.

Các phương pháp điều trị nội khoa: Người ta thường dùng thuốc mỡ hoặc thuốc đặt để bôi lên vùng bị tổn thương có tác dụng tại chỗ. Các loại thuốc này có hoạt chất giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, chống viêm nhiễm, song chỉ giảm bớt các triệu chứng chứ không điều trị triệt để nguyên nhân.

Thắt búi trĩ bằng dây thun: Sử dụng vòng cao su, lồng vào cổ búi trĩ, thắt nghẹt lại để máu không tới nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo và rụng.

Chích xơ búi trĩ: Hiện nay, phương pháp chích xơ búi trĩ được nhiều cơ sở y tế trong cả nước thực hiện với những loại thuốc và các kỹ thuật chích xơ khác nhau. tuy nhiên đối trĩ nội đã nặng và sa niêm mạc, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp, trĩ vòng, vì lo sợ bệnh nhân bị đau đớn do tiêm hoặc gặp các biến chứng khác như chảy máu sau tiêm, trĩ sa nên không được chỉ định. Thường chỉ định sử dụng các biện pháp thắt, cắt hay mổ song từ mỗi phương pháp cũng đều có thể gặp những bất cập khác nhau.

Phương pháp điều trị tiêm búi trĩ đơn giản, an toàn và hầu như không có tai biến. Tránh cho bệnh nhân không phải đau đớn, không phải mất máu và không phải nằm viện và đặc biệt là không phải nghỉ lao động trong thời gian điều trị và không phải gặp các tai biến mà các phương pháp cắt, mổ thường mang lại.

Phẫu thuật cắt trĩ: Đối với trĩ nặng độ III, độ IV. Người ta dùng các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ. Nối tiếng và thịnh hành là phương pháp Milligan-Morgan ở bệnh viện St-Mark [Anh], trong phương pháp này trĩ được cắt và cuống được khâu cột lại. Nếu trĩ vòng thì phải cắt thêm búi trĩ phụ nhưng phải cắt dưới niêm mạc để tránh teo hẹp hậu môn về sau.

Hay phương pháp Ferguson, Mazier v.v...Điều trị bằng phẫu thuật là phương pháp triệt để nhất, hiệu quả cao và ít tái phát. Phẫu thuật chữa được mọi loại trĩ, nhưng hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh, nên phẫu thuật trĩ rất đau.

Phẫu thuật cắt trĩ là lựa chọn điều trị triệt để đối với trĩ ngoại hoặc trĩ độ III, IV

4. Tầm soát và điều trị bệnh trĩ ở Vinmec?

Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec triển khai Gói khám và chẩn đoán bệnh trĩ. Khi sử dụng gói khám và chẩn đoán bệnh trĩ, khách hàng sẽ được thăm khám, nội soi,... để phát hiện bệnh và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Đối tượng sử dụng: Khách hàng ở mọi lứa tuổi có ít hay nhiều yếu tố nguy cơ bệnh như:

  • Đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động do tính chất công việc
  • Mắc bệnh táo bón kinh niên, khi đi tiêu phải rặn nhiều
  • Những người đang trong giai đoạn bị tiêu chảy có thể làm tình trạng bệnh nặng lên.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh khác như hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng , u bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh cũng có nguy cơ Mắc bệnh trĩ.
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh

Gói khám và chẩn đoán bệnh trĩ có đầy đủ các dịch vụ như: Khám và tư vấn với BS chuyên khoa Tiêu Hóa; Nội soi hậu môn trực tràng bằng ống soi cứng; Ghi hình hậu môn. Bệnh trĩ với nhiều thể loại rất khác nhau và ở các mức độ khác nhau. Do đó phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả rất cao.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh trĩ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh trĩ

Phân biệt sa trực tràng và trĩ

XEM THÊM:

  • Những điều cần biết về bệnh trĩ
  • Phẫu thuật lấy toàn bộ trĩ vòng
  • Biến chứng hẹp hậu môn sau phẫu thuật trĩ có chữa được không?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Chủ Đề