Bệnh viện tai mũi họng tphcm thuộc tuyến nào năm 2024

Bảng giá bệnh viện tai mũi họng TP HCM khám chữa bệnh theo yêu cầu và theo BHYT mới nhất 2024 như thế nào? Anh M. G ở Đồng Nai.

Bảng giá bệnh viện tai mũi họng TP HCM khám chữa bệnh theo yêu cầu và theo BHYT mới nhất 2024 như thế nào?

Hiện nay, bệnh viện tai mũi họng TP HCM là bệnh viện hạng I thuộc Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh, với chỉ tiêu 150 giường bệnh nội trú.

Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM là một trong những địa chỉ khám tai mũi họng uy tín và chất lượng. Nhờ chất lượng khám chữa bệnh cùng với sự tận tình, chuyên nghiệp của các y, bác sĩ mà bệnh viện đã nhận được rất nhiều sự tin tưởng của bệnh nhân.

Bảng giá bệnh viện tai mũi họng TP HCM hiện nay thực hiện mới nhất theo Quyết định 810/QĐ-BVTMH 2023 và Quyết định 875/QĐ-BVTMH 2023 trên cơ sở tuân thủ theo hai thông tư: Thông tư 13/2023/TT-BYT và Thông tư 22/2023/TT-BYT.

Cụ thể:

Bảng giá bệnh viện tai mũi họng TP HCM khám bệnh theo yêu cầu 2024

Bảng giá bệnh viện tai mũi họng TP HCM khám bệnh theo BHYT 2024

Bảng giá bệnh viện tai mũi họng TP HCM khám chữa bệnh theo yêu cầu và theo BHYT mới nhất 2024 như thế nào? [Hình từ Internet]

Các chi phí nào được xác định để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 13/2023/TT-BYT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP thì các chi phí nào được xác định để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu như sau:

Chi phí trực tiếp

Chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ bao gồm:

- Thuốc, hóa chất, thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế trực tiếp [bao gồm cả chi phí bảo quản, hao hụt theo quy định];

- Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn;

- Duy tu, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ, thiết bị trực tiếp sử dụng để thực hiện dịch vụ;

- Các chi phí trực tiếp khác theo quy định.

Chi phí tiền lương

Chi phí tiền lương bao gồm các khoản chi phí tính bằng tiền mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải trả cho người lao động, bao gồm:

- Tiền lương; các loại phụ cấp; các khoản đóng góp theo chế độ quy định [bao gồm cả khoản đóng góp do đơn vị chi trả] của viên chức và người lao động;

- Tiền công và các khoản chi liên quan đến nhân lực thực hiện dịch vụ theo quy định;

- Chi phí nhân công thuê ngoài, chi phí mời chuyên gia trong và ngoài nước theo hợp đồng thỏa thuận với chuyên gia.

Chi phí quản lý

Chi phí quản lý bao gồm các chi phí của bộ phận quản lý, điều hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các chi phí gián tiếp để thực hiện dịch vụ, bao gồm:

- Chi phí về điện, nước, nhiên liệu; cước dịch vụ viễn thông, bưu chính; thuê công nghệ thông tin hoặc thuê dịch vụ, phần mềm quản lý; bảo đảm an ninh, an toàn người bệnh; vệ sinh, môi trường, xử lý chất thải; các chi phí thuê, mua ngoài khác;

- Chi phí duy tu, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn tài sản, mua sắm trang thiết bị, công cụ dụng cụ, vật tư, phương tiện, văn phòng phẩm phục vụ cho bộ phận quản lý, gián tiếp và hoạt động chung của đơn vị;

- Chị thuê phiên dịch, biên dịch; chi mua, in ấn, phô tô tài liệu, ấn phẩm dùng cho chuyên môn;

- Chi phí đồng phục, trang phục, bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động, dự phòng lây nhiễm HIV, tiêm chủng cho công chức, viên chức, người lao động;

- Chi phí cho công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu theo quy định;

- Các khoản phí, lệ phí; thuế sử dụng đất/chi phí thuê đất dùng cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ [nếu có]; bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm tài sản; chi phí phòng cháy, chữa cháy; chi phí quản lý chất lượng; chi phí liên quan đến bảo quản, hao hụt, hủy thuốc, vật tư; chi phí về thanh lý, xử lý tài sản theo quy định;

- Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học; nhận chuyển giao các kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn;

- Lãi tiền vay [nếu có];

- Các khoản chi phí khác.

Chi phí khấu hao tài sản

Chi phí khấu hao tài sản bao gồm tài sản chỉ sử dụng cho các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu và tài sản sử dụng chung cho cả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và hoạt động dịch vụ theo yêu cầu: theo quy định của chế độ khấu hao hiện hành.

Dự phòng rủi ro

Tích lũy để tái đầu tư, phát triển kỹ thuật, lợi nhuận dự kiến [nếu có].

Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế cần xuất trình gì khi đến khám bệnh, chữa bệnh?

Căn cứ theo khoản 1 Mục II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài chính y tế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4524/QĐ-BYT năm 2023 có quy định:

6.3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan BHXH hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan BHXH ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

Như vậy, theo hướng dẫn mới nhất liên quan đến trình tự thực hiện thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì đối với trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình 02 loại giấy tờ sau:

[1] Giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan BHXH hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan BHXH ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP

Chủ Đề