Bị bêệnh thần kinh tim ảnh hưởng nhue thế nào năm 2024

SKĐS - Rối loạn thần kinh thực vật [Neurovegetative disorders] hay rối loạn hệ thần kinh tự chủ [Autonomic neuvous system disorders] là sự tổn thương hệ thần kinh giao cảm hoặc phó giao cảm dẫn đến mất cân bằng hoạt động giữa 2 hệ thống này.

Thế nào là rối loạn thần kinh thực vật?

Rối loạn thần kinh thực vật là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa. Đây là bệnh ngày càng phổ biến, mặc dù bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh.

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này về cơ bản gần như trái ngược nhau nhưng đôi khi có tác dụng hiệp đồng ở phạm vi hẹp.

Rối loạn thần kinh thực vật là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa.

Hệ thần kinh tự chủ bao gồm hệ thần kinh giao cảm, phó giao cảm phân bố đến toàn bộ sợi trục thần kinh và đến tất cả các hệ cơ quan. Chúng có hoạt động đối lập nhưng cân bằng với nhau giúp điều hòa hoạt động hệ tim mạch bao gồm huyết áp, nhịp tim, hoạt động hệ tiêu hóa, niệu dục, hệ thần kinh, điều hòa tiết mồ hôi, cơ vòng, thân nhiệt.

Hệ thần kinh thực vật hoạt động tự động, do đó chúng ta chỉ nhận ra tầm quan trọng của nó khi chức năng của nó bị tổn thương, dẫn đến rối loạn hoạt động nhiều cơ quan.

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều tình trạng bệnh lý có thể gây ra rối loạn thần kinh thực vật. Thường gặp nhất là đái tháo đường [đặc biệt đái tháo đường kiểm soát kém], bệnh Parkinson.

Các nguyên nhân khác bao gồm bệnh thoái hóa thần kinh [teo đa hệ thống…]; bệnh rối loạn miễn dịch [bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm đa khớp dạng thấp…]; bệnh nhiễm amyloid hệ thần kinh; ung thư; tăng ure huyết; thiếu dinh dưỡng; thuốc [hóa trị ung thư]; nhiễm virus hay vi trùng [HIV, bệnh Lyme…]; Mất ngủ, Rối loạn lo âu; di truyền; tuổi già…

Các dấu hiệu thường gặp

Triệu chứng của bệnh rất đa dạng vì bệnh có thể ảnh hưởng rất nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, do đó thường làm người bệnh nghĩ đến một bệnh thực thể của cơ quan đó mà bỏ qua nguyên nhân tổn thương thần kinh thực vật. Cụ thể là:

  • Choáng váng, say xẩm, triệu chứng thường xảy ra khi đứng hoặc thay đổi tư thế từ nằm hay ngồi sang đứng, do nhịp tim quá nhanh khiến cho thiếu máu lên não kém hoặc hạ huyết áp tư thế đột ngột.
  • Triệu chứng tiết niệu: tiểu khó, bí tiểu, giảm cảm giác buồn tiểu, nước tiểu tồn dư trong bàng quang sau khi đi tiểu… gây biến chứng nhiễm trùng tiểu.
  • Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, tiêu chảy, táo bón, sôi bụng, nôn ói, khó nuốt, ợ nóng… tất cả đều do rối loạn chức năng tiêu hóa.
  • Phản xạ đồng tử giảm làm mắt khó điều tiết khi đi từ vùng sáng vào vùng tối và khó nhìn rõ trong đêm.
  • Đánh trống ngực, hồi hộp: Nhịp tim nhanh bất thường, cảm giác như tim sắp nhảy ra khỏi lồng ngực. Cảm giác luôn hồi hộp, tình trạng này xảy ra liên tục dễ khiến người bệnh cảm thấy hốt hoảng và sợ hãi.
  • Không thể vận động mạnh: Cơ thể không có khả năng thay đổi nhịp tim khi tập thể dục hoặc không thể vận động gắng sức.
  • Tê, lạnh đầu ngón tay chân: do co mạch từng lúc vùng ngoại vi
  • Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, ngủ ngày quá nhiều, rối loạn nhịp thức - ngủ...
  • Rối loạn khí sắc, suy nhược, lo âu, trầm cảm, rối loạn tính tình…

Điều trị bệnh này cần kết hợp chăm sóc nâng đỡ và dùng thuốc giảm đau dựa trên nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị và dự phòng

Bệnh gây đau khiến bệnh nhân gặp phải những hạn chế trong cuộc sống. Điều trị bệnh này cần kết hợp chăm sóc nâng đỡ và dùng thuốc giảm đau dựa trên nguyên nhân gây bệnh, gồm: Điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh [ví dụ kiểm soát tốt đường huyết ở người bệnh đái tháo đường, dùng thuốc hợp lý ở người bệnh Parkinson...] và điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, có đến 50% trường hợp rối loạn thần kinh thực vật không tìm được nguyên nhân.

Do đó các trường hợp này chúng ta chỉ điều trị được các triệu chứng của bệnh. Điều trị dựa vào cơ quan nào bị ảnh hưởng bởi tổn thương thần kinh thực vật.

Điều trị tâm lý phải cân nhắc các loại thuốc khác nhau: thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần nhẹ, thuốc điều chỉnh thần kinh thực vật… Có thể kết hợp phục hồi chức năng với các phương thức vật lý, thể dục.

Ngoài việc dùng thuốc đặc trị, bệnh nhân cần chú ý đến trị liệu y học cổ truyền như châm cứu, xông hơi thuốc trên huyệt, xoa bóp, bấm huyệt cũng giúp cho việc điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.

Nhiều bệnh nhân đi khám bệnh, cảm thấy lo lắng khi bác sĩ chẩn đoán là “rối loạn thần kinh tim”. Họ không rõ đây là tình trạng gì, có nặng lắm không, ảnh hưởng thế nào đến tim và sức khỏe…?

Rối loạn thần kinh tim là gì?

Thần kinh tim ở đây là nói đến hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật là một phần của hệ thần kinh, có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của nhiều cơ quan như mạch máu, dạ dày, ruột, gan, thận, bàng quang, hệ sinh dục, đồng tử, tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt, tuyến tiêu hóa… và cả trái tim của chúng ta. Nhiều tiến trình của cơ thể như là huyết áp, tần số thở, nhịp tim… đều do sự điều khiển của hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật làm việc tự động, con người không thể tự ý điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh này, chẳng hạn như không thể bắt tim ngừng đập, hay điều khiển để tim đập nhanh hơn, đập chậm hơn được.

Rối loạn thần kinh tim hay còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật, là tên gọi chung của các hiện tượng rối loạn không rõ nguyên nhân liên quan đến các hiện tượng như tim đập nhanh hoặc tim đập chậm, dễ hồi hộp, choáng váng, chóng mặt, ngất hay loạn nhịp tim... Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có cảm giác đau tức, đau nhói, nặng nề ở vùng tim hoặc nặng ngực, mệt mỏi, khi ngủ hay mơ… Rối loạn thần kinh tim xảy ra là do tình trạng không ổn định của hệ thần kinh thực vật, có thể do căng thẳng thần kinh, do những lo lắng trong cuộc sống, do những tác động đến cơ thể như khói bụi, môi trường sống, khói thuốc lá… Cần lưu ý là đây không phải là một bệnh tim thực thể, có nghĩa là không có thành phần, bộ phận nào của tim bị tổn thương thật sự. Chính vì vậy, khi khám tim, làm các xét nghiệm như điện tâm đồ, siêu âm tim, bác sĩ thường không ghi nhận bất thường nào hoặc tổn thương bệnh lý nào của tim, và trước những triệu chứng kể trên, bác sĩ đưa ra chẩn đoán “rối loạn thần kinh tim”.

Điều trị bệnh thế nào?

Rối loạn thần kinh tim thường lành tính, có tiên lượng tốt và có thể chữa trị hiệu quả khi xác định rõ nguyên nhân dẫn tới rối loạn cũng như nhờ vào sự hợp tác của người bệnh trong việc thay đổi lối sống tốt cho sức khỏe.

Bác sĩ thường hạn chế dùng thuốc điều trị cho những trường hợp rối loạn thần kinh tim. Nếu cần, bác sĩ sẽ kê toa thuốc an thần cho những trường hợp người bệnh xúc động mạnh, khó ngủ hoặc mất ngủ hoặc dùng thuốc làm chậm nhịp tim cho những trường hợp tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, bên cạnh các thuốc hỗ trợ như vitamin B, C..

Một điều quan trọng trong điều trị rối loạn thần kinh tim là người bệnh cần áp dụng lối sống có lợi cho sức khỏe như: không nên thức khuya, sinh hoạt điều độ, có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi; sắp xếp đi du lịch khi thuận tiện; tránh những tình huống, những việc có thể gây xúc động quá mức hoặc căng thẳng tinh thần [như đọc truyện tình cảm, xem phim hành động…]; tránh sử dụng các chất kích thích như hút thuốc và ngửi khói thuốc, uống rượu, trà đậm, cà phê; tránh ăn uống quá độ, nên ăn nhiều rau quả; cần tập thể dục, chơi thể thao đều đặn

Chủ Đề