Bi dau got gót chân là bệnh gì

Gót chân là bộ phận chịu tải trọng của toàn bộ cơ thể. Do đó, khi đứng quá lâu hoặc đi nhiều, cơn đau gót chân sẽ xuất hiện. Nó không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu, hạn chế vận động mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó. Tình trạng này có thể được cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu không thuyên giảm bạn nên đến Bác sĩ để xác định nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.

1. Nguyên nhân phổ biến gây đau gót chân:

  • Viêm cân gan chân xảy ra khi quá nhiều áp lực lên bàn chân, làm tổn thương dây chằng cân gan chân, gây đau và cứng khớp.
  • Bong gân và căng cơ là những chấn thương phổ biến, thường là do hoạt động thể chất quá mức gây ra. Mức độ đau có thể từ nhẹ đến nặng, tuỳ vào tình huống gây chấn thương.
  • Gãy xương. Nếu nghi ngờ gãy xương thì không nên tự điều trị tại nhà
  • Viêm gân gót chân Achilles là tình trạng gân achilles hoạt động qúa mức dẫn đến tình trạng bị quá tải về lực và trọng lực gây tổn thương vùng gót chân. Ngoài triệu chức đau gót chân, phần gân còn có cảm giác dày lên, sưng và khiến chân bị trì nặng khi vận động
  • Viêm bao hoạt dịch là viêm túi chứa chất dịch lỏng ở quanh khớp. Người bệnh cảm thấy sưng tấy quanh mặt sau của khu vực gót chân, đau cơ bắp chân khi chạy hoặc đi bộ, da sau gót bị đo hoặc nóng
  • Viêm cột sống dính khớp. chủ yếu ảnh hưởng đến cột sống. Nó không chỉ gây viêm các đốt sống nghiêm trọng mà còn có thể dẫn đến đau gót chân.
  • Thoái hoá xương sụn. sẽ gây đau gót chân. Những rối loạn này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển xương ở trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Viêm khớp phản ứng. là tình trạng viêm khớp thường xuyên xảy ra do nhiễm trùng cơ quan khác trong cơ thể
  • Gai xương gót chân là hậu quả của viêm gan chân kéo dài. Nó khiến người bệnh bị đau nhức, cảm thấy gai gai phần gót ở chân

2. Một số biện pháp khắc phục tại nhà Nếu bị đau gót chân, trước tiên bạn có thể thử một số biện pháp khắc phục tại nhà để giảm bớt sự khó chịu, như:

  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
  • Chườm đá [không đặt đá trực tiếp lên da] vào gót chân trong 10 đến 15 phút, hai lần một ngày.
  • Uống thuốc giảm đau không kê toa.
  • Mang giày đúng size, có đệm lót chân
  • Mang nẹp ban đêm, một thiết bị đặc biệt giúp kéo dài bàn chân khi bạn ngủ.

3. Bạn nên khám Bác sĩ chuyên khoa khi Nếu đã áp dụng các chăm sóc trên trong vòng 2 tuần mà tình trạng đau gót chân vẫn không có dấu hiệu cải thiện, bạn cần đi khám Bác sĩ chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình. Trong nhiều trường hợp, Bác sĩ chỉ định:

  • Tập vật lý trị liệu. Điều này có thể giúp tăng cường cơ bắp và gân ở bàn chân, giúp ngăn ngừa chấn thương thêm.
  • Nếu cơn đau nghiêm trọng, Bác sĩ có thể cho dùng thuốc chống viêm. Những loại thuốc này có thể được tiêm vào chân hoặc uống.
  • Để hỗ trợ bàn chân, Bác sĩ cũng có thể khuyên dùng giày dép đặc biệt.
  • Trong những trường hợp rất hiếm, bác sĩ có thể đề nghị PHẪU THUẬT, nhưng phẫu thuật gót chân thường cần thời gian hồi phục lâu và có thể không phải lúc nào cũng làm giảm đau chân.

4. Các biến chứng của đau gót chân Đau gót chân có thể làm mất khả năng vận động và ảnh hưởng đến các cử động hàng ngày của bạn. Điển hình nó có thể làm ảnh hưởng đến việc đi lại làm mất thăng bằng,ngã khiến dễ bị các chấn thương khác.

5. Cách ngăn ngừa đau gót chân: Có thể không ngăn ngừa được tất cả các trường hợp đau gót chân, nhưng bạn có thể thực hiện một số bước đơn giản để tránh chấn thương gót chân và ngăn ngừa cơn đau:

  • Mang giày vừa vặn, phù hợp với kích cỡ bàn chân và có đệm lót chân
  • Mang giày phù hợp cho vận động thể thao
  • Tránh đi chân trần, điều này có thể làm tăng áp lực và đau nhức lên gót chân.
  • Khởi động trước khi tập thể dục.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi hoặc khi cơ bắp của bạn đau nhức.

Chúng ta không nên chủ quan về tình trạng đau gót chân, và cần nắm được cách phòng ngừa từ sớm và nếu tình trạng đau kéo dài nên đến khám Bác sĩ chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình để được điều trị tránh những biến chứng làm hạn chế vận động ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. ------ CHUYÊN KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH

Gót chân là bộ phận giúp nâng đỡ cả cơ thể nên việc chạy nhảy quá nhiều hoặc đứng quá lâu có thể khiến gót chân bị đau. Tuy nhiên, nguyên nhân đau gót chân không phải lúc nào cũng đơn giản như thế. Đau gót chân có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ, vì vậy mà bạn cần tìm hiểu kỹ để kịp thời chữa trị khi gặp tình trạng này.

Vậy, hay bị đau gót chân là bệnh gì? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm về các nguyên nhân đau gót chân mà bạn nên lưu ý để có thể kịp thời đi khám và chữa trị đúng cách.

Những đối tượng dễ bị đau gót chân

Đau gót chân ảnh hưởng đến khoảng một phần ba người trên 65 tuổi, thường gây mất cân bằng và làm tăng nguy cơ té ngã. Khi một người lớn tuổi đi lại, các miếng đệm bảo vệ gót chân có thể bị mòn và do đó làm giảm khả năng hấp thụ sốc.

Các vận động viên có nguy cơ cao bị đau nhức gót chân, đặc biệt là các vũ công ballet.

Công việc đòi hỏi phải nâng vật nặng thường xuyên, tình trạng béo phì và quá trình mang thai có thể làm tăng áp lực lên gót chân và là nguyên nhân đau gót chân.

Ngoài ra, cấu trúc bàn chân phẳng cũng có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến gót chân, dẫn đến tổn thương và đau nghiêm trọng.

Ngoài ra, đau gót chân có thể do một số bệnh lý. Cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Bị đau gót chân là bệnh gì?

1. Viêm cân gan chân

Viêm cân gan xảy ra khi dây chằng ở gan bàn chân bị kéo dài qua vòm bàn chân quá mức khi gập hoặc duỗi. Dây chằng bị viêm và các vết rách nhỏ có thể phát triển trong mô.

Tình trạng này thường gặp ở người từ 40 – 60 tuổi, nguy cơ tăng lên ở những người phải đi bộ hoặc đứng quá nhiều, chạy để tập thể dục, thi đấu thể thao, mang giày dép đệm kém hoặc béo phì.

Bệnh này là nguyên nhân đau gót chân khá phổ biến, thường gây ra những cơn đau dữ dội hoặc đau nhói ở gót chân. Cơn đau thường xảy ra khi bạn bắt đầu đi đứng sau một khoảng thời gian để chân nghỉ ngơi.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, cơ gan chân có thể bị rách và gây ra triệu chứng đau thốn gót chân đột ngột. Bạn cũng có thể gặp tình trạng sưng và bầm tím.

Tình trạng viêm cân gan chân kéo dài có thể dẫn đến gai xương gót chân.

2. Viêm gân gót chân là nguyên nhân đau gót chân

Viêm gân Achilles là tình trạng thoái hóa gân Achilles. Gân gót chân dày lên cũng có thể là nguyên nhân đau gót chân.

Bệnh thường xảy ra do gân này phải chịu áp lực lặp đi lặp lại [như trường hợp người chạy bền] hay do tăng cường độ tập luyện trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, việc thiếu nguồn cung cấp máu cho gân Achilles cũng có thể gây thoái hóa các sợi collagen của gân, từ đó dẫn đến viêm.

Bệnh gây ra những cơn đau thắt hoặc đau rát ở phía trên xương gót chân. Một số triệu chứng thường gặp khác là sưng nhẹ xung quanh gân cũng như căng cứng gót chân và bắp chân mỗi sáng.

3. Hội chứng ống cổ chân

Hội chứng ống cổ chân là một đáp án khác cho câu hỏi “Bị đau gót chân là bệnh gì?”.

Hội chứng ống cổ chân xảy ra do sự chèn ép dây thần kinh chày bên trong ống cổ chân.

Bệnh gây đau hoặc tê gót chân và mắt cá chân, đôi khi ở lòng bàn chân và ngón chân. Cơn đau tăng lên khi đứng, đi bộ hoặc chạy, giảm khi nghỉ ngơi, nâng cao chân và sử dụng giày dép rộng. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị chuột rút lòng bàn chân.

4. Gãy xương do áp lực cơ học lặp đi lặp lại

Gãy xương do áp lực được chia thành gãy xương do áp lực cơ học và do xương suy yếu.

Gãy xương do áp lực cơ học xảy ra trên xương bình thường, gây ra bởi tình trạng quá tải lặp đi lặp lại ở gót chân, thường ở phía dưới và mặt sau của khớp dưới xương.

Cơn đau gót chân phải hay trái thường khởi phát sau khi gia tăng các hoạt động chịu trọng lượng hoặc đi lại trên các bề mặt khó di chuyển. Ban đầu, cơn đau nhức gót chân chỉ xuất hiện khi hoạt động, nhưng sau đó có thể xảy ra cả khi nghỉ ngơi. Người bệnh có tình trạng sưng hoặc bầm máu và đau ở vị trí gãy xương.

Trong khi đó, xương bị suy yếu và dễ gãy do một số bệnh lý như loãng xương, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, đái tháo đường, ung thư, rối loạn ăn uống…

5. Nguyên nhân đau gót chân: Gót chân bị bầm

Bầm gót chân là một nguyên nhân đau gót chân khác mà bạn có thể gặp phải.

Tình trạng này xảy ra khi lớp đệm mỡ bảo vệ xương gót bị tổn thương. Bạn có thể bị bầm tím gót chân do bàn chân chạm đất liên tục [khi chạy hoặc nhảy nhiều] hoặc chấn thương [như nhảy từ trên cao xuống]. Ngoài ra, nguy cơ bị bầm gót chân của bạn có thể tăng lên nếu bạn thừa cân, mang giày chạy bộ không đủ đệm, tập luyện quá sức, chạy bằng chân trần…

Tình trạng này sẽ gây ra các cơn đau nhói ở dưới cùng của xương gót chân, đặc biệt khi bạn đi bộ hoặc ấn vào gót chân. Bạn cũng có thể nhìn thấy các vết bầm đỏ hoặc tím ở bên ngoài gót chân.

6. Hội chứng miếng đệm gót chân

Nếu bạn hỏi “Đau gót chân là bệnh gì?” thì câu trả lời có thể là hội chứng miếng đệm gót chân. Hội chứng này thường do viêm, tổn thương hoặc teo miếng đệm gót chân.

Ở người lớn tuổi, miếng đệm ở gót chân có thể bị teo hoặc rách. Phần đệm này cũng mỏng đi hoặc giảm độ đàn hồi do chấn thương, tiêm corticosteroid trước đó hoặc tăng cân.

Triệu chứng là đau nhức ở giữa gót chân và cơn đau thường nặng hơn khi bạn thực hiện các hoạt động dồn trọng lực vào chân, đi chân trần trên các bề mặt cứng hoặc trong thời gian dài.

Tình trạng này có khả năng ảnh hưởng đến cả hai chân, gây đau gót chân phải và đau gót chân trái.

7. Dị tật Haglund là nguyên nhân đau gót chân

Dị tật Haglund hay phì đại góc sau trên xương gót, xảy ra khi một phần xương ở phía sau gót chân bị sưng lên. Nguyên nhân đau gót chân này chủ yếu gặp ở phụ nữ trẻ tuổi.

Ngoài nguyên nhân chính do áp lực lặp đi lặp lại từ việc đi giày dép không vừa vặn, một số nguyên nhân khác có thể gây dị tật Haglund như:

  • Bệnh mạch máu chi dưới do xơ vữa, suy tĩnh mạch gây cản trở lưu thông máu
  • Tổn thương thần kinh
  • Tổn thương xương
  • Chấn thương vùng gót gây tổn thương bầm dập
  • Đứt rách phần mềm
  • Nhiễm khuẩn

Di tật này dẫn tới viêm bao hoạt dịch trước, viêm gân Achilles, viêm mô mềm xung quanh gót chân hoặc thậm chí dẫn tới tổn thương xương gót chân.

Cơn đau do bệnh này thường xuất hiện phía sau gót chân, khiến bạn phải đi khập khiễng cũng như gặp các dấu hiệu viêm [sưng, ấm và đỏ]. Bạn có thể bị đau ở cả gót chân phải và trái.

8. Hội chứng sinus tarsi

Hội chứng sinus tarsi có thể do một chấn thương, do bong gân mắt cá chân hoặc bàn chân tăng sản lặp đi lặp lại. Các tình trạng này dẫn đến sự không ổn định của khớp dưới xương, kèm theo cảm giác không ổn định ở bàn chân và mắt cá chân khi chạy, nhảy, đi trên bề mặt không bằng phẳng.

9. Nguyên nhân đau gót chân: Bệnh sẩn

Tổn thương điển hình của tình trạng này là những vết sưng mềm, có màu hơi vàng đến vàng, nằm ở phía bên của gót chân. Nếu ấn gót chân sẽ thấy nốt sẩn hiện rõ hơn.

Nguyên nhân gây bệnh sẩn xuất phát từ sự mỏng manh của mô liên kết, làm chất béo xâm nhập vào các lớp trên của da. Nó có liên quan đến các khuyết tật collagen bẩm sinh, chẳng hạn như hội chứng Ehlers-Danlos [EDS].

90% những trường hợp này đều có liên quan đến hoạt động thể chất cường độ cao. Ngoài ra, cơn đau gót chân có thể do thiếu máu cục bộ ở mạch máu và dây thần kinh, liên quan đến độ dày của lớp bì nhú.

10. Viêm tủy xương gót chân

Dù hiếm gặp nhưng tình trạng viêm tủy xương gót chân có thể là nguyên nhân đau gót chân.

Tình trạng này thường là kết quả của nhiễm trùng mô mềm xung quanh do vết thương thủng, tổn thương da hở, ban đỏ hoặc viêm mô tế bào. Nhiễm trùng bàn chân nghiêm trọng có nhiều khả năng xảy ra ở những bệnh nhân bị đái tháo đường hoặc suy mạch máu.

Ngoài đau thốn gót chân, bạn cũng có thể bị sốt, sưng tấy, nóng và đỏ trên vùng nhiễm trùng.

11. Khối u xương gót chân là nguyên nhân gây đau gót chân

Bạn có thể bị đau gót chân khi có khối u ở xương gót chân. Tuy nhiên, tình trạng này khá hiếm, chỉ chiếm khoảng 3% tất cả các loại khối u xương. Do hiếm và ít gặp nên việc chẩn đoán và điều trị các loại khối u xương gót chân thường chậm trễ.

Bệnh có thể gây ra các cơn đau sâu, kéo dài và trở nên nặng hơn vào ban đêm.

Ngoài những nguyên nhân khiến gót chân bị đau phía trên, bạn cũng có thể gặp cơn đau khó chịu này vì các lý do khác:

  • Các bệnh về thần kinh: Đau thần kinh tọa là tình trạng các dây thần kinh bị đè nén và có thể gây đau cơ bắp chân. Cơn đau lan tới cả gót chân và gây đau nhức tại đây. Ngoài ra, chứng viêm dây thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường, lạm dụng rượu hoặc thiếu vitamin cũng có thể gây đau nhức chân và gót chân.
  • Các vấn đề về da: Các vấn đề về da như nhiễm trùng chân sau hoặc mắt cá chân, mụn cóc ở chân, loét do đái tháo đường hoặc nấm chân có thể gây khó chịu ở gót chân hoặc lòng bàn chân.
  • Bệnh toàn thân: Các bệnh viêm toàn thân như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp phản ứng có thể gây đau gót chân. Thông thường, bạn có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như sốt, phát ban, viêm…

Đau gót chân phải làm sao?

Bên cạnh câu hỏi đau gót chân là bệnh gì thì nhiều người cũng quan tâm rằng bị đau gót chân phải làm sao. Dù nguyên nhân đau gót chân là gì thì bạn cũng có thể tự làm dịu cơn đau tại nhà bằng cách:

  • Nghỉ ngơi kết hợp với nẹp cố định gót chân bị đau.
  • Chườm lạnh vào vùng gót chân bị đau.
  • Thực hiện các bài tập kéo giãn gót chân.
  • Không được đi chân đất và chọn các loại giày mềm mại, phù hợp với chân.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen,…để giúp làm dịu cơn đau nhanh chóng.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám nếu gặp các dấu hiệu sau đây:

  • Cơn đau kéo dài hơn một vài ngày
  • Mặt sau của chân bị sưng hoặc đổi màu
  • Bạn bị đau gót chân phải hoặc trái và không thể đi lại thoải mái ở bên gót chân bị đau
  • Có các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, da đỏ hay ấm lên
  • Cơn đau gót chân xảy ra vào ban đêm hoặc trong khi nghỉ ngơi

Hi vọng, bài viết này đã giúp bạn tìm ra nguyên nhân đau gót chân và trả lời được câu hỏi “Bị đau gót chân là bệnh gì?”. Bạn cần tìm ra nguyên nhân chính xác khiến mình bị đau gót chân để chữa trị và phòng ngừa hiệu quả hơn.

Chủ Đề