Bí thư tỉnh đoàn là gì

Đoàn Khối các cơ quan tỉnh là tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh và sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn Phú Thọ, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh có chức năng tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi hoạt động của các cơ sở Đoàn trực thuộc; tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đoàn.

II. NHIỆM VỤ

- Nghiên cứu, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác thanh niên; triển khai các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, chương trình công tác của Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh và Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn về công tác đoàn và phong trào thanh niên trong từng giai đoạn. Kiến nghị, đề xuất với Tỉnh Đoàn, Đảng uỷ Khối xây dựng chương trình, kế hoạch, chính sách về thanh niên, công tác thanh niên trong Khối.

- Tham mưu, đề xuất với Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn xây dựng chương trình công tác, kế hoạch hoạt động. Phối hợp với các cơ quan đơn vị trong Khối làm tốt công tác thanh niên, chăm lo công tác xây dựng Đoàn, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể.

- Tổ chức các hoạt động để tạo ra môi trường, điều kiện tập hợp, giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh niên trong Khối thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng uỷ Khối và Tỉnh Đoàn. Đại diện và chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong Khối.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động của các cơ sở Đoàn trong Khối, định kỳ báo cáo với Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối và Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn về tình hình hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên trong Khối.

- Quản lý công tác tổ chức, cán bộ, tài chính, tài sản, công tác thi đua khen thưởng của Đoàn theo đúng quy định.

Ngày 11/3/2022, Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Bình Thuận khoá XII đã tổ chức hội nghị kiện toàn chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Thuận

Đồng chí Nguyễn Quốc Huy - Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Bí thư Tỉnh Đoàn tặng hoa các đồng chí nguyên Ủy viên BTV, BCH Tỉnh Đoàn khóa XII, nhiệm kỳ 2017 - 2022 thôi tham gia công tác Đoàn

Tôi có chút vấn đề cần được giải đáp: Cho tôi hỏi hiện tại tôi đang có trình độ lý luận trung cấp, tôi muốn ứng cử vào vị trí Bí thư tỉnh đoàn có được không? Xin tư vấn giúp tôi.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, và đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là Tổng Bí thư. Vậy để tìm hiểu Tổng Bí thư là gì, bí thư là gì và các vấn đề có liên quan đến bí thư, hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.

Nội dung bài viết:

  1. 1. Bí thư là gì?
  2. 2. Tổng Bí thư
  3. 3. Bí thư Tỉnh ủy
  4. 4. Bí thư Thành ủy
  5. 5. Các câu hỏi có liên quan
    1. Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là ai?
    2. Vai trò của Tổng Bí thư?

1. Bí thư là gì?

Bí thư là người có chức vụ cao nhất trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Đoàn các cấp. Bí thư các cấp gồm có: Tổng Bí thư, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Bí thư Huyện ủy, Bí thư chi bộ…

2. Tổng Bí thư

Tổng Bí thư là người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổng Bí thư cũng là Bí thư Quân ủy Trung ương; Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Hiện việc bầu Tổng Bí thư được quy định tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổng Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu trong số Ủy viên Bộ Chính trị.

3. Bí thư Tỉnh ủy

Bí thư Tỉnh ủy là người đứng đầu Ban chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở một tỉnh, đứng đầu Ban thường vụ Tỉnh ủy

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bí thư Tỉnh ủy:

– Chủ trì các công việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy; chủ trì và kết luận các hội nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy; chủ động đề xuất, trao đổi trong Thường trực Tỉnh ủy những vấn đề lớn, quan trọng để đưa ra Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thảo luận, quyết định.

– Chỉ đạo tổ chức quán triệt trong Đảng bộ và nhân dân, trực tiếp tổ chức quán triệt trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đề xuất những vấn đề cần chuẩn bị để Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ Tỉnh ủy thảo luận, quyết định.

– Tập trung chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ, các khâu và lĩnh vực công tác khó khăn, phức tạp nhất; trực tiếp nắm và chỉ đạo những vấn đề cơ mật về quốc phòng-an ninh, đối ngoại, về công tác bảo vệ Đảng; chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, cán bộ của địa phương. Chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong Đảng bộ tỉnh. Chủ động kiến nghị với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh các chủ trương, biện pháp để đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy; bảo đảm cho sinh hoạt của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy được thực hiện đúng Quy chế, đúng nguyên tắc của Đảng. Giữ vững đoàn kết nội bộ cấp ủy và trong Đảng bộ.

– Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chỉ đạo tổng kết các mặt công tác lớn của địa phương; thay mặt Tỉnh uỷ báo cáo với Trung ương và thông báo cho cấp dưới về hoạt động của cấp uỷ theo đúng chế độ quy định; khi cần thiết trực tiếp báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình của địa phương và phải chịu trách nhiệm về những nội dung báo cáo đó.

– Chỉ đạo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy giải quyết công việc hằng ngày của Đảng bộ; trực tiếp lãnh đạo Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh; chỉ đạo Bí thư Ban cán sự Đảng – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ban cán sự Đảng ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và của cấp ủy có liên quan đến công tác quản lý nhà nước ở địa phương. Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ký các nghị.

4. Bí thư Thành ủy

Bí thư Thành ủy là chức vụ của người đứng đầu cơ qua lãnh đạo của Đảng bộ Đảng Cộng sản của một thành phố. Cơ quan lãnh đạo đó được gọi là Ban Chấp hành Đảng bộ của thành phố, gọi tắt là Thành ủy.

Bí thư Thành ủy chịu trách nhiệm toàn diện trước Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chịu trách nhiệm cao nhất trước Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy, cùng Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và Thường trực Thành ủy chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tỉnh ủy [nếu là thành phố thuộc tỉnh] trước nhân dân thành phố về sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực trên địa bàn thành phố.

Bí thư Thành ủy do Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố bầu ra, và được sự phê chuẩn của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh [nếu thành phố thuộc tỉnh]. Trường hợp ngoại lệ là Bí thư Thành ủy Hà Nội và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Chính trị chỉ định, chứ không phải do Ban Chấp hành Đảng bộ bầu ra. Bí thư Thành ủy có thể được Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư luân chuyển công tác, điều hoặc đề xuất chức vụ Bí thư Thành ủy cho Thành ủy bầu.

Bí thư Thành ủy có thể kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố. Bí thư Thành ủy thành phố trực thuộc Trung ương là Ủy viên Trung ương Đảng, riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là Ủy viên Bộ Chính trị. Bí thư Thành ủy trực thuộc Tỉnh là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

5. Các câu hỏi có liên quan

Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là ai?

Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là đồng chí Trần Phú.

Vai trò của Tổng Bí thư?

Tổng Bí thư là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời cũng là Bí thư Quân ủy Trung ương; Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết giới thiệu về bí thư là gì. Nội dung bài viết có giới thiệu về bí thư là gì, Tổng Bí thư, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy… Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý bạn đọc còn có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hay có quan tâm đến các dịch vụ tư vấn pháp lý do ACC cung cấp, vui lòng truy cập địa chỉ trang web sau đây: //accgroup.vn/ để được tư vấn giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất.

Bí thư Đoàn là làm gì?

Bí thư chi đoàn là người thay mặt Đảng làm công tác thanh niên, tham gia thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; Bí thư chi đoàn là cán bộ chính trị của Đảng làm công tác vận động đoàn viên, thanh niên, sinh viên.

Phó bí thư chi đoàn làm gì?

Phó Bí thư Chi đoàn người giúp việc cho Bí thư, thay mặt cho Bí thư điều hành công việc trong Ban Chấp hành khi Bí thư vắng mặt. – Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, đoàn vụ cùng với Bí thư quan hệ với các lực lượng xã hội khác trên địa bàn.

Lương của bí thư đoàn xã là bao nhiêu?

Lương Bí thư đoàn xã = Mức lương cơ sở X Hệ số lương. Theo đó, với mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng thì mức lương Bí thư đoàn xã lần lượt là 2.607.500 đồng và 3.352.500 đồng.

Phó Bí thư Tỉnh ủy là gì?

Phó Bí thư Tỉnh ủy ở Việt Nam cùng với Bí thư Tỉnh ủy và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và hoạt động của Thường trực Tỉnh uỷ, đồng thời chịu trách nhiệm chính và trực tiếp về những công việc được phân công.

Chủ Đề