Check system là gì

Hiện nay, trên hệ thống động cơ ô tô đã thiết lập những tính năng mới để hỗ trợ trong việc điều hành động cơ của xe. Nhắc đến một trong những hệ thống đó là hệ thống đèn báo lỗi “check engine”- chức năng phát hiện báo cho người lái xe đang gặp vấn đề hoặc sự cố. Vậy Check engine là gì? Những dấu hiệu báo lỗi nào của xe khiến hệ thống này hoạt động? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống này nhé!

Contents

  • 1 Check engine là gì ?
  • 2 Nguyên nhân khiến đèn check engine báo lỗi
    • 2.1 Kim phun nhiên liệu:
    • 2.2 Hệ thống tuần hoàn khí xả [EGR]:
    • 2.3 Bugi và dây bugi:
    • 2.4 Van hằng nhiệt: 
    • 2.5 Nắp bình nhiên liệu bị hỏng:
    • 2.6 Bộ chuyển đổi xúc tác Catalytic:
  • 3 Những lưu ý khi đèn check engine phát sáng
  • 4 Kết luận check engine là gì.

Check engine là gì ?

Check engine là hệ thống đèn hoạt động thông qua một bộ phận cảm biến, được dịch ra là kiểm tra động cơ cụ thể trên hệ thống xe ô tô có trang bị một bộ xử lý ECM [Electronic Control Module] – đây là bộ phận tiếp nhận thông tin của hệ thống thông qua cảm biến.

Check engine system nghĩa là gì?

Khi những cảm biến này hoạt động và tiếp nhận thông tin, bộ xử lý ECM sẽ  đánh giá về tình trạng lỗi của xe và bật sáng đèn “check engine” cho người lái.

Nguyên nhân khiến đèn check engine báo lỗi

Chắc hẳn các bạn đang tò mò không biết, với những lỗi hay tình trạng sự cố xe như thế nào khiến hệ thống đèn sẽ phát sáng? Dưới đây là những tổng hợp của chúng tôi về nguyên nhân dẫn đến đèn báo lỗi phát sáng:

Kim phun nhiên liệu:

Khi hoạt động và vận hành nhiều ngày, bộ kim phun xăng có thể sẽ bị tắc do các cặn bẩn có trong nhiên liệu đốt tích tụ lâu ngày. Nếu bình xăng của bạn xuất hiện nhiều cặn bẩn mà bạn không thay thế bộ lọc xăng thì nó chính là nguyên nhân dẫn đến đèn báo lỗi phát sáng. Cùng với đó việc duy trì động cơ trong tình trạng khỏe và vận hành tốt cũng bị ảnh hưởng.

Kim phun nguyên liệu gặp vấn đề – nguyên nhân dẫn đến đèn phát sáng

Bên cạnh đó, việc lái xe thường xuyên cũng dẫn đến mức đèn báo nhiên liệu thấp sáng. Thêm vào đó là làm tăng cặn bẩn trong bình chứa khiến cho đèn check engine báo sáng.

Hệ thống tuần hoàn khí xả [EGR]:

Hệ thống này có vai trò đưa một phần khí xả trở lại. Nó hòa chung với khí nạp giúp giảm nồng độ chất ô nhiễm Nox và tăng hiệu suất làm việc của động cơ. Trong quá trình sử dụng lâu ngày, van điều khiển và các đường ống dẫn khí thải bị tắc do muội than xuất hiện. Điều này làm tiêu hao nhiên liệu và giảm công suất khí thải. Vì vậy, hiện tượng này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hệ thống đèn báo lỗi phát sáng.

Hệ thống tuần hoàn khí xả EGR

Bugi và dây bugi:

Bugi là bộ phận quan trọng và được trang bị trên tất cả các hệ thống động cơ. Bugi đóng kín buồng đốt, cung cấp lỗ nhỏ cho tia lửa có thể nhảy qua và tạo tia lửa đốt của động cơ. Khi xảy ra lỗi, bugi có thể bị hư hỏng, hao mòn dẫn đến việc đánh lửa trượt. Bạn sẽ cảm nhận thấy rõ sự rung lắc trong lúc xe tăng tốc. Đây cũng chính là tình trạng phổ biến xảy ra ở xe khiến đèn check engine phát sáng.

Lỗi thường gặp ở bugi ô tô

Van hằng nhiệt: 

Nó có chức năng làm mát và giúp động cơ vận hành một cách tối ưu. Quá trình sử dụng lâu dài, khiến chi tiết này có thể bị hư hỏng và bị kẹt. Khiến hệ thống làm mát không thể hoạt động một cách bình thường. Động cơ nóng quá mức dẫn đến xe có thể bị bó máy.  Khi có tín hiệu đèn check engine báo lỗi, bạn cần lưu ý đến bộ phận này. Cùng với đó là kiểm tra bộ phận này, thường xuyên vệ sinh để phát hiện hư hỏng và có biện pháp xử lý kịp thời.

Van hằng nhiệt là gì?

Nắp bình nhiên liệu bị hỏng:

Việc nắp bình nhiên liệu bị hỏng hoặc bị nứt vỡ, hơi nhiên liệu bị rò rỉ ra ngoài. Toàn bộ hệ thống có thể sẽ bị hỏng vì nguyên nhân này. Đèn báo lỗi phát sáng, bạn cũng có thể kiểm tra bộ phận này.

Bộ chuyển đổi xúc tác Catalytic:

Là thiết bị giúp xử lý những thành phần độc hại thải ra môi trường. Khi khả năng vận hành của nó cao dẫn đến tình trạng thiết bị bị xuống cấp và hư hỏng. Trong quá trình sử dụng lâu dài, khi đèn báo lỗi, bạn có thể kiểm tra hệ thống lỗi này. Và nếu xảy ra lỗi như vậy, bạn cần thay mới bộ chuyển đổi để động cơ được vận hành tốt hơn. 

Kiểm tra bộ chuyển đổi xúc tác Catalytic

Những lưu ý khi đèn check engine phát sáng

Bạn lưu ý rằng khi bắt đầu khởi động động cơ, tất cả các đèn báo lỗi đều sáng và sẽ tắt đi khi hệ thống đã bắt đầu hoạt động. Bên cạnh đó, có một số lỗi mà đèn “check engine” không hiển thị sáng. Trong một số trường hợp xe có lỗi nhưng vẫn vận hành bình thường như không có hiện tượng phun khói, gằn máy, mất chân ga,…

Lưu ý khi có dấu hiệu đèn báo lỗi xuất hiện

Chính vì vậy việc kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng xe một cách thường xuyên sẽ giúp cho việc xe được đảm bảo tốt khả năng vận hành và phát hiện những lỗi thường gặp của xe. Nếu đèn báo lỗi liên tục chuyển sang tín hiệu đèn màu đỏ thì xe đang có lỗi nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng tắt hệ thống điều khiển của xe và đem đến cơ sở bảo dưỡng.

Trong một vài trường hợp, đèn check engine có thể báo lỗi đơn giản. Nhưng bạn cũng không nên chủ quan bởi những lỗi nhỏ đó. Sau quá trình sử dụng lâu dài nó chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc các bộ phận khác trong xe sẽ gặp vấn đề.

Kết luận check engine là gì.

Như vậy, trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đèn báo lỗi phát sáng. Qua bài viết này, hy vọng chúng tôi đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về hệ thống đèn báo “check engine là gì?”. Khi phát hiện ra đèn báo bạn cần đến ngay cơ sở bảo dưỡng hoặc sửa chữa để kiểm tra. Đừng quên chia sẻ với chúng tôi về bài viết này, rất mong nhận được những đóng góp từ bạn.

Chủ Đề