Bình quân gia quyền cố định là gì năm 2024

Do ảnh hưởng của giá cả thị trường nên giá gốc của nhiều loại hàng tồn kho sẽ thay đổi. Một loại hàng tồn kho mua ở những thời điểm khác nhau, nhà cung cấp khác nhau sẽ có giá gốc khác nhau. Do vậy khi tính giá xuất kho của hàng tồn kho cũng sẽ khác nhau. Ở bài này Kế toán Việt Hưng chia sẻ về cách tính giá theo phương pháp bình quân gia quyền.

1. Khái niệm chung

Hàng tồn kho là tài sản quan trọng của doanh nghiệp, việc xác định phương pháp tính giá xuất kho sẽ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính nên phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho phải cung cấp được những con số thực tế và chính xác. Việc xác định giá trị hàng tồn kho phải tuân thủ theo nguyên tắc giá gốc.

Theo phương pháp này, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc mỗi khi nhập một hàng tồn kho về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân

Đơn giá thực tế bình quân= Giá trị hàng tồn đầu kỳ + giá trị hàng thực tế nhập trong kỳSố lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ

Việc tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền có thể áp dụng theo hai trường hợp:

– Tính theo đơn giá bình quân liên hoàn: Sau mỗi lần nhập, xuất kế toán tính lại đơn giá bình quân.

– Tính theo đơn giá bình quân cuối kỳ: Đến cuối kỳ kế toán mới tính toán lại đơn giá bình quân để tính giá xuất kho trong kỳ và giá trị tồn kho cuối kỳ.

Ví dụ:

Sử dụng tiếp ví dụ ở bài các phương pháp tính giá xuất kho để tính toán đơn giá theo phương pháp bình quân gia quyền

– Doanh nghiệp tính đơn giá thực tế xuất kho theo phương pháp bình quân liên hoàn

ĐVT: 1000đ

Lần nhập xuấtĐơn giá bình quân liên hoànGiá thực tế xuất khoNK01500 + 600= 55/Kg100 + 100150kg x 55 = 8.250NK0250 x 55 + 150 x 7= 66,25/Kg50 + 150150 x 66,25 = 9.937,5NK0350 x 66,25 + 100 x 65= 65,4/Kg50 + 10080 x 65,4 = 5.232Cộng23.419,5

– Doanh nghiệp tính theo đơn giá bình quân cả kỳ

Đơn giá bình quân =500 + [600 + 1050 + 650]=2800= 62,2/kg100+[100+150+100]450

Giá thực tế xuất kho của VL A: 380 x 62,2 = 23.636

Sau khi tính toán được giá thực tế xuất kho của hàng tồn kho; kế toán kho lên các sổ sách chi tiết của các tài khoản tương ứng.

Phương pháp bình quân gia quyền là một phương pháp tính giá xuất kho rất thông dụng và phổ biến đối với thực tế các doanh nghiệp hiện tại. Vậy hãy cùng bài viết ngày hôm nay tìm hiểu về phương pháp này cũng như cách tính và các ví dụ minh họa cụ thể để hiểu rõ hơn về phương pháp bình quân gia quyền.

Phương pháp bình quân gia quyền là phương pháp tính giá hàng xuất kho mà giá trị hàng hóa xuất kho được tính bởi giá trị trung bình đầu kỳ và giá trị nhập hoặc sản xuất trong kỳ.

Có hai cách tính giá trị bình quân gia quyền giá trị hàng xuất kho đó là:

  • Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ: tính giá trị hàng hóa xuất kho theo số lượng và giá trị hàng hóa nhập cả kỳ
  • Phương pháp bình quân gia quyền tức thời: tính giá trị hàng hóa xuất kho sau mỗi lần nhập.

2. Cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

2.1. Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ

Khi sử dụng cách tính này, cuối kỳ kế toán căn cứ trên số lượng và giá trị hàng hóa tồn đầu kỳ và tổng số lượng và tổng giá trị các lần nhập hàng trong kỳ để tính giá hàng hóa xuất kho trong kỳ.

Ưu điểm của phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ:

  • Phương pháp tính đơn giản
  • Tiết kiệm thời gian tính toán cho kế toán và doanh nghiệp
  • Áp dụng được cho nhiều loại hình doanh nghiệp
  • Áp dụng cho kỳ kế toán ngắn, số liệu khá chính xác, không bị sai lệch quá nhiều

Nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ:

  • Nếu áp dụng cho kỳ kế toán dài, có thể dẫn đến sai lệch số liệu
  • Không tính được giá trị xuất kho tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ dẫn đến việc thiếu số liệu cung cấp cho các báo cáo cần thiết.

Với những ưu điểm và nhược điểm kể trên, phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ thích hợp với những doanh nghiệp có hàng hóa không biến động quá nhiều về mặt giá trị và không quá cần giá trị xuất kho tại thời điểm phát sinh.

Theo phương pháp này, đơn giá xuất kho của một sản phẩm sẽ được tính như sau:

2.2. Phương pháp bình quân gia quyền tức thời

Khi sử dụng cách tính này, sau mỗi lần nhập hàng hóa, kế toán căn cứ trên số lượng và giá trị hàng hóa còn tồn tới thời điểm xuất hàng gần nhất và số lượng và giá trị trong lần nhập hàng gân nhất trong kỳ để tính giá hàng hóa xuất kho trong kỳ. Giá trị hàng hóa xuất kho trong kỳ được tính ngay sau mỗi lần nhập hàng.

Ưu điểm của phương pháp bình quân gia quyền tức thời:

  • Tính toán giá trị gần chính xác nhất
  • Có thể tính toán ngay giá trị hàng xuất kho ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ mà không cần chờ đợi tới cuối kỳ kế toán

Nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền tức thời:

  • Tính toán phức tạp, mất thời gian, công sức

Do vậy, phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập thích hợp với những doanh nghiệp không có quá nhiều loại hàng hóa tồn kho và sự biến động số lượng của các hàng hóa này ít.

Theo phương pháp này, đơn giá xuất kho của một sản phẩm sẽ được tính như sau:

3. Ví dụ minh họa

Trong tháng 05/2023, doanh nghiệp X phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau:

  • Đầu tháng, tồn kho 300 sản phẩm A với giá 300.000đ/sản phẩm
  • Ngày 05/05/2023, doanh nghiệp nhập thêm 300 sản phẩm A với giá 305.000đ/sản phẩm
  • Ngày 25/05/2023, doanh nghiệp nhập thêm 500 sản phẩm A với giá 310.000đ/sản phẩm

Ngày 15/05/2023, doanh nghiệp X xuất bán 100 sản phẩm A.

Ngày 28/05/2023, doanh nghiệp X xuất bán 200 sản phẩm A.

Tính giá xuất kho của sản phẩm A nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ và phương pháp bình quân giá quyền thức thời.

\>> Chỉ 2.000.000đ – Tiết kiệm gấp đôi thời gian cho kế toán

3.1. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ:

Đơn giá xuất kho đươc tính như sau:

Giá trị hàng hóa xuất kho ngày 15/05/2023: 100 x 305.909 = 30.590.900

Giá trị hàng hóa xuất kho ngày 28/05/2023: 200 x 305.909 = 61.181.800

3.2. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp bình quân gia quyền tức thời:

Đơn giá xuất kho ngày 15/05/2023:

Giá trị hàng hóa xuất kho ngày 15/05/2023 : 100 x 302.500 = 30.250.000

Giá trị hàng hóa còn lại sau khi xuất kho ngày 15/05/2023:

300 x 300.000 + 300 x 305.000 – 30.250.000 = 152.250.000

Số lượng tồn kho còn lại sau khi xuất kho ngày 15/05/2023:

300 +300 -100 = 500 [sản phẩm]

Đơn giá xuất kho ngày 28/05/2023:

Giá trị hàng hóa xuất kho ngày 28/05/2023 : 200 x 307.250 = 61.450.000

Hy vọng qua bài viết trên các bạn có thể hiểu cách tính đơn giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

Chủ Đề