Bitcoin lightning network là gì

Lightning Network lần đầu tiên được đề xuất bởi Joseph Poon và Thaddeus Dryja vào năm 2016 và đã được phát triển kể từ đó. Mục đích đưa ra Lightning Network là để giải quyết vấn đề thời gian và thông lượng giao dịch chậm chạp của Bitcoin.

Ban đầu, Bitcoin không được thiết kế để có thể mở rộng. Nó được thiết kế để trở thành một hệ thống thanh toán phi tập trung, nơi người dùng có thể ẩn danh và truy cập nó từ mọi nơi. Tuy nhiên, sự phổ biến lại là một trong những điểm rơi của nó - các giao dịch trở nên chậm hơn và tốn kém hơn nhiều so với dự định. Do đó, các nhà phát triển đã tạo ra các lớp tiền điện tử, trong đó lớp đầu tiên là blockchain chính. Mỗi lớp bên dưới đó là lớp thứ cấp, lớp thứ ba, v.v.

Mỗi lớp bổ sung cho lớp phía trên nó và tạo thêm các chức năng. Lightning Network là lớp thứ hai cho Bitcoin, sử dụng các kênh thanh toán vi mô để mở rộng khả năng của blockchain, nhằm thực hiện các giao dịch hiệu quả hơn.

Xem thêm:

  • Altcoin là gì? Tương lai của Altcoin? Đầu tư Bitcoin hay Altcoin?

Lớp này bao gồm nhiều kênh thanh toán giữa các bên hoặc người dùng Bitcoin. Kênh Lightning Network là một cơ chế giao dịch giữa hai bên, giúp họ thực hiện hoặc nhận thanh toán từ nhau. Các giao dịch được thực hiện trên Lightning Network nhanh hơn, ít tốn kém hơn và dễ dàng hơn so với các giao dịch được thực hiện trực tiếp trên Bitcoin blockchain.

Lightning Network cũng có thể được sử dụng để thực hiện các loại giao dịch ngoài chuỗi liên quan đến trao đổi giữa các loại tiền điện tử .

Như vậy, ta có thể hiểu về Lightning Network như sau:

  • Lightning Network là một giải pháp công nghệ nhằm giải quyết tốc độ giao dịch trên Bitcoin blockchain bằng cách giới thiệu các giao dịch ngoài chuỗi.
  • Giống như một blockchain chính, Lightning Network xoá bỏ các tổ chức trung gian, chẳng hạn như ngân hàng - nơi chịu trách nhiệm định tuyến hầu hết các giao dịch ngày nay.
  • Lightning Network lần đầu tiên được đề xuất chính thức trong một bài báo của Joseph Poon và Thaddeus Dryja vào năm 2016.
Lightning Network là lớp thứ hai cho Bitcoin blockchain giúp tăng thời gian giao dịch và giảm tắc nghẽn mạng.

Lightning Network cố gắng giải quyết vấn đề gì?

Bitcoin vốn không được tạo ra để xử lý số lượng giao dịch lớn như hiện tại. Một số vấn đề mà Lightning Network cố gắng khắc phục đó là:

  • Tốc độ xác nhận giao dịch: Khi có nhiều người giao dịch hơn và độ khó của việc khai thác ngày càng tăng lên, việc giao dịch trở nên tốn kém và mất thời gian. Sự gia tăng số lượng giao dịch đòi hỏi cách thức xác nhận các giao dịch phải được cải thiện.
  • Giảm yêu cầu năng lượng: Năng lượng cần thiết để tính toán thông tin này là rất lớn, khiến việc duy trì Bitcoin blockchain trở nên đắt đỏ.
  • Giới thiệu Smart Contract và tập lệnh Multisig : Hợp đồng thông minh [smart contract và multi-signature scripts] là xương sống của Lightning Network, được sử dụng để đảm bảo tiền được gửi qua các kênh đến tay người nhận.
  • Lightning Network sử dụng các kênh giữa những người tham gia để có thể tiến hành nhiều giao dịch mà không cần đợi mạng chính xác nhận các trao đổi đơn lẻ. Giữa việc mở và đóng kênh, các bên có thể chuyển tiền giữa nhau nếu cần cho đến khi họ đóng kênh.
  • Khi kênh bị đóng, các giao dịch sẽ được gửi đến mạng chính để xác nhận.

Lightning Network hoạt động ra sao?

Lightning Network sử dụng Smart Contract để thiết lập các kênh thanh toán ngoài blockchain giữa các cặp người dùng. Khi các kênh thanh toán này được thiết lập, tiền có thể được chuyển gần như ngay lập tức.

Rõ ràng, mạng lưới không cần tạo các cặp giữa tất cả người dùng. Ví dụ: nếu người dùng A có kênh với người dùng B và người dùng C có kênh với người dùng B nhưng không có kênh với người dùng A, tiền vẫn có thể được chuyển tự do giữa tất cả các bên trong mạng lưới. Địa chỉ Lightning giống như địa chỉ Bitcoin và quy trình thanh toán cũng tương tự cho người dùng.

Bất kỳ lúc nào, người dùng cũng có thể đóng kênh thanh toán của họ và chốt số dư cuối cùng của họ trên blockchain cốt lõi.

Bởi vì chỉ có việc mở - đóng các kênh thanh toán được ghi lại trên blockchain cốt lõi, toàn bộ mạng lưới Bitcoin có thể di chuyển nhanh hơn. Ngoài ra, những giao dịch Lightning Network có thể riêng tư hơn các giao dịch được thực hiện trên blockchain chính [vì các giao dịch lớp 1 đều xuất hiện trên một sổ cái công khai, minh bạch].

Lightning Network hoạt động như thế nào?

Làm thế nào bạn có thể bắt đầu với Lightning Network?

Nếu muốn thực hiện các giao dịch bằng Lightning Network, bạn cần gửi một số BTC [ví dụ: BTC từ tài khoản Coinbase] vào một ví tương thích với Lightning. Các tùy chọn phổ biến bao gồm Custodial wallets và Non-custodial wallets.

Custodial wallets

Tạm dịch là Ví lưu ký, các tùy chọn bao gồm Strike, Blue Wallet và Wallet of Satoshi. phù hợp với người mới bắt đầu, vì chúng đơn giản hóa việc gửi và nhận tiền điện tử bằng cách quản lý các khóa cá nhân của bạn. Ví dụ: nếu bạn làm mất mật khẩu của mình, bạn vẫn có thể đặt lại mật khẩu đó.

Non-custodial wallets

Tạm dịch là Ví không lưu ký, các tùy chọn bao gồm Muun, Breez, Phoenix và Zap. Những ví này do người dùng kiểm soát và phù hợp với các nhà giao dịch có kinh nghiệm hơn. Nếu bạn mất hoặc làm hỏng ví hay quên mật khẩu, bạn có thể mất đi quyền truy cập vào tiền của mình. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn học cách sao lưu hoặc khôi phục bất kỳ ví nào bạn chọn.

Những điều cần cân nhắc về Lightning Network 

Vấn đề rõ ràng nhất với Lightning Network là nó có thể dẫn đến một bản sao của mô hình hub-and-spoke* đặc trưng của các hệ thống tài chính ngày nay. Trong mô hình hiện tại, các ngân hàng và các tổ chức tài chính là những trung gian chính mà thông qua đó mọi giao dịch diễn ra.

*hub-and-spoke là hệ thống logistics tích hợp tập trung, được thiết kế ra để giảm chi phí.

Các doanh nghiệp đầu tư vào các node Lightning Network có thể trở thành các trung tâm tương tự hoặc trở thành các node tập trung trong mạng bằng cách có nhiều kết nối mở hơn với những người khác. Các vấn đề cần cân nhắc khác là gian lận, phí, hack và biến động giá cả.

Đóng kênh gian lận

Một trong những rủi ro khi sử dụng Lightning Network là đóng kênh và chuyển sang chế độ ngoại tuyến. Khi hai bên đang giao dịch, bên không trung thực có thể ăn cắp tiền từ người tham gia khác bằng cách sử dụng một kỹ thuật gọi là đóng kênh gian lận.

Giả sử Sam và Judy mỗi người đặt một khoản tiền gửi ban đầu là 0,5 BTC để mở một kênh và giao dịch 1 BTC đã diễn ra, trong đó Sam mua hàng từ Judy. Nếu Judy đăng xuất [đóng kênh] sau khi chuyển hàng và Sam thì không, Sam có thể phát trạng thái ban đầu [thời điểm trước khi 1 BTC được chuyển], có nghĩa là cả hai đều nhận lại được khoản tiền gửi ban đầu của mình như thể không có giao dịch nào được thực hiện. Nói cách khác, Sam sẽ nhận được hàng hóa trị giá 1 BTC miễn phí.

Điều này khiến các bên thứ ba cần phải chạy trên các node để ngăn chặn gian lận trong Lightning Network, được gọi là tháp canh. Tháp canh giám sát các giao dịch và giúp ngăn chặn việc đóng kênh gian lận.

Sẽ thật tuyệt vời khi Lightning Network là giải pháp cho tất cả các vấn đề về mở rộng của Bitcoin, nhưng nó cũng có những khuyết điểm riêng gây cản trở.

Phí

Phí giao dịch liên quan đến việc sử dụng Lightning Network. Chúng là sự kết hợp của phí định tuyến để định tuyến thông tin thanh toán giữa các Lightning node, các kênh mở-đóng và phí giao dịch thông thường của Bitcoin.

Khi các doanh nghiệp sử dụng Lightning Network làm lớp thanh toán và giải quyết, họ có thể bắt đầu tính phí. Thêm vào đó, vì các tháp canh là bên thứ ba, sẽ có nhiều khoản phí cho dịch vụ.

Sau khi hai bên thanh toán hóa đơn với nhau, họ cần ghi lại giao dịch kết thúc cho số tiền đã thỏa thuận trên blockchain, bao gồm cả phí chuyển tiếp giao dịch. Đây có thể là phí cơ bản [khoản phí cố định] hoặc phí tỷ lệ [tỷ lệ phần trăm của giao dịch].

Hack

Vì các kênh thanh toán, ví và giao diện lập trình ứng dụng [API] của nó có thể bị hack nên Lightning Network được cho là dễ bị hack và bị đánh cắp.

Các cuộc tấn công độc hại

Một rủi ro mạng khác là sự tắc nghẽn do một cuộc tấn công độc hại gây ra. Nếu các kênh thanh toán bị tắc nghẽn và có một cuộc tấn công độc hại, những người tham gia có thể không lấy lại được tiền đủ nhanh. Những kẻ tấn công cũng có thể sử dụng một cuộc tấn công từ chối dịch vụ để làm nghẽn kênh, về cơ bản là đóng băng kênh đó.

Trong các loại tấn công này, kẻ tấn công có thể sử dụng tắc nghẽn để lấy cắp tiền từ các bên không thể rút tiền do mạng bị đóng băng.

Lightning Network hiện tại ra sao?

Từ tháng 4/2020 đến nay, Lightning Network vẫn hoạt động tốt. Mạng lưới này đã có tới hơn 30.000 kênh đang hoạt động, 12.000 node trực tuyến và dung lượng chỉ hơn 920 BTC.

Có một số cách triển khai node khác nhau, trong đó, c-lightning của Blockstream, Eclair của ACINQ, Lightning Network Daemon của Lightning Labs là một trong những cách phổ biến nhất. Để phù hợp với những người dùng ít thiên về kỹ thuật, nhiều công ty đã cung cấp các node chỉ cần thao tác cài đặt là có thể hoạt động. Việc duy nhất bạn cần làm là bật nguồn thiết bị và sẵn sàng bắt đầu với Lightning Network.

Theo Arcane Research, khối lượng thanh toán Lightning Network trong quý đầu tiên của năm 2022 đã tăng 410% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể đầu tư vào Lightning Network không?  

Bạn không thể trực tiếp đầu tư vào Lightning Network, các nhà đầu tư tư nhân có thể đầu tư vào Lightning Labs, một công ty phát triển mạng.

Tổng kết

Kể từ khi chính thức ra mắt mạng lưới vào năm 2018, Lightning Network đã có sự tăng trưởng ấn tượng, dù nhiều người cho rằng nó vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Tuy nhiên vẫn còn một số trở ngại khi sử dụng, bởi Lightning Network yêu cầu người dùng phải có mức độ thành thạo kỹ thuật nhất định mới có thể vận hành một node Lightning. Nhưng với tốc độ phát triển hiện tại, có thể thấy các rào cản sử dụng Lightning Network đang giảm dần theo thời gian.

Nếu các vấn đề được giải quyết triệt để, Lightning Network có thể sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái Bitcoin, hỗ trợ thúc đẩy đáng kể khả năng mở rộng và tốc độ giao dịch.

Chủ Đề