Bố xe số bao lâu nên thay

Khi nào nên thay bố thắng xe máy? Bài viết sau đây sẽ giới thiệu tới người điều khiển xe máy cách nhận biết má phanh bị mòn và cách vệ sinh heo dầu thắng đĩa khi có sự cố hỏng hóc cần được thay thế sửa chữa.

Bố thắng xe máy là gì?

Bố thắng hay còn gọi là phanh xe máy. Đây là chi tiết quan trọng trong hệ thống xe máy. Bố thắng quyết định đến tốc độ và sự an toàn khi lái xe. Hiện nay, nhiều quãng đường có “ổ gà, ổ vịt” và mật độ dân cư đông đúc tại các thành phố lớn nên người lái xe tham gia trên đường cần nhiều hoạt động của phanh.

Cấu tạo của phanh xe như thế nào?

Trong cấu tạo của hệ thống thắng xe gồm 2 bộ phận chính là bộ điều khiển và bộ phanh. Ở các loại xe máy thường có 2 phanh đó là phanh trước và phanh sau. Xe số thì thắng trước được lắp đặt bên phải và điều khiển bằng tay, thắng sau được lắp đặt bên chân phải và điều khiển bằng chân. Ở xe tay ga thì phanh được lắp đặt ở hai tay điều khiển.

  • Cấu tạo phanh tay gồm vỏ ruột, dây phanh và ốc siết dây phanh.
  • Cấu tạo phanh tay gồm tán hiệu chỉnh, lò xo hoàn lực, cây sắt điều khiển và bàn đạp phanh.
Phanh xe máy tay ga được điều khiển bằng tay

Nguyên lý hoạt động cơ bản của phanh xe là gì?

Khi người dùng sử dụng thắng xe máy thì vòng xoay sẽ xoay má phanh. Khi đó, thông qua phanh xe, các chi tiết có ma sát bám vào má phanh rồi đẩy phanh ra ép sát vào bánh xe làm cho bánh xe không quay được. Thông thường, bánh xe sẽ quay tự do nếu người lái xe không thắng thì má phanh luôn giãn ra nhờ hai lò xo có lực kéo không hoạt động. Nếu không sử dụng phanh thì lò xo hoàn lực, trở về vị trí cũ giúp bánh xe quay bình thường.

Khi nào cần thay bố thắng xe máy?

Độ bền của phanh xe máy dựa vào nhiều yếu tố như:

  • Trọng lượng của người ngồi trên xe máy.
  • Tốc độ điều khiển của người lái xe.
  • Chất liệu tạo nên má phanh.
  • Tình trạng sử dụng thiết bị còn mới hay đã cũ.
  • Nhiệt độ bề mặt đường khi xe máy lưu thông trên đường ra sao, nhiệt độ trung bình khi xe máy hoạt động trên mặt đường vào mùa hè khoảng 100 – 150 độ C.
  • Địa hình đi xe ảnh hưởng đến tuổi thọ của phanh xe.
  • Phanh xe nhiều lần hay ít.

Xem thêm: Cách sửa thắng đĩa xe máy an toàn trên mọi chặng đường

Độ bền của xe máy dựa vào nhiều yếu tố

Thông thường, tại các thành phố đông dân cư hoặc xe thường xuyên phải di chuyển ở quãng đường có nhiều chướng ngại vật thì người điều khiển xe cần phải sử dụng phanh liên tục. Do đó, má phanh sẽ nhanh bị mòn hơn. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên di chuyển ở những quãng đường rộng, dài, không có chướng ngại vật thì má phanh của xe lâu hỏng hơn do người điều khiển xe máy ít phải sử dụng phanh hơn.

Thay má phanh khi di chuyển được khoảng 15.000km

Trường hợp, người lái xe luôn sử dụng phanh ở bất kì đoạn đường nào thì má phanh sẽ bị mòn nhanh. Chính vì thế, cách điều khiển xe máy của mỗi người mà độ mòn của thắng xe khác nhau. Đối với xe máy thì người dùng di chuyển được khoảng 15.000km thì cần thay má phanh.

||Tìm hiểu: cách trả số xe máy không bị giật

Nếu bạn hỏi thay bố thắng đĩa xe máy giá bao nhiêu tiền thì chúng tôi chỉ có thể trả lời các bạn là tùy vào chất lượng sản phẩm cũng như giá công thay của mỗi đơn vị cửa hàng. Trung bình giao động từ 300.000 đến 500.000 ngàn đồng.

Cách vệ sinh heo dầu thắng đĩa ra sao?

Hệ thống phanh đĩa có chỉ số an toàn và độ bền cao. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố mà phanh dễ bị hỏng, người sử dụng xe máy cần phải thường xuyên vệ sinh, chăm sóc bộ phận này để đảm bảo an toàn khi lái xe.

Dụng cụ cần chuẩn bị

Bộ dụng cụ sửa chữa gồm các loại tuốc nơ vít, bộ lục giác, ốc vít, kìm, kéo…

  • Dầu phanh dành cho xe máy.
  • Chổi quét sơn hoặc bàn chải nhỏ để vệ sinh má phanh.
  • Dung dịch vệ sinh chuyên dụng.

Quy trình vệ sinh

Đầu tiên, thợ kỹ thuật sẽ tháo ốc heo dầu phanh xe. Tiếp theo, trả số về N, dựng chân chống giữa. Trên càng xe, dùng dụng cụ tháo ốc giữ bộ heo dầu phanh. Ở thao tác này, thợ kỹ thuật tháo ốc bằng cách vặn ốc theo chiều ngược kim đồng hồ.

Sử dụng dụng cụ để tháo ốc ở má phanh xe máy

Tiến hành tháo heo dầu phanh bằng cách nhấc rời chi tiết này ta khỏi vị trí đĩa phanh và bám vào càng ở trên xe máy. Sau khi tháo heo dầu phanh thì bạn cần kiểm tra độ mòn của 2 má phanh và vệ sinh bùn đất, chất bẩn bám trên má phanh.

Để vệ sinh các chất bẩn bám trên má phanh thì bạn cần dùng dung dịch vệ sinh xe máy bằng cách dùng bàn chải và chổi quét sơn làm sạch hai má phanh. Tương tự với bộ phận má phanh thì bạn cần vệ sinh các lỗ trên đĩa phanh xe máy. Sau đó rửa sạch các bộ phận này.

Sau khi đã rửa sạch thì bạn kiểm tra hai má phanh nếu heo dầu vẫn còn dày thì sử dụng tiếp. Nếu má phanh đã bị mòn thì bạn cần thay thế cái mới để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng phanh. Cách tháo hai phanh bằng cách dùng kìm mỏ nhọn tháo chốt định vị để bỏ má phanh, thay thế má phanh mới rồi khóa chốt má phanh lại.

Sau khi đã thay thế má phanh mới, bạn lắp bộ heo dầu thắng bằng cách dùng tuốc nơ vít nhét vào khe giữa 2 má phanh, đẩy chi tiết vào vị trí rồi siết ốc chặt theo chiều kim đồng hồ.

Tiếp theo bạn kiểm tra dầu phanh xe máy bằng phương pháp tháo ốc trên nắp két, hút sạch dầu phanh cũ ra khỏi két. Sau đó, bạn dùng khăn lau sạch két dầu rồi đổ dầu mới vào rồi vặn lại nắp két đựng dầu.

Cuối cùng kiểm tra phanh xe. Bạn khởi động và chạy thử xe máy để kiểm tra phanh đĩa đã hoạt động trơn tru.

Điều khiển xe máy để kiểm tra phanh sau khi vệ sinh, bảo dưỡng

Hy vọng với những thông tin trên về thời hạn cần thay phanh xe máy và cách vệ sinh heo dầu thắng đĩa, người dùng xe máy có thể áp dụng để hệ thống phanh làm việc hiệu quả.

Xem thêm bài viết liên quan khác:

Má phanh ô tô là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tốc độ và đảm bảo an toàn khi lái xe. Vì vậy, nếu không thay má phanh kịp thời khi chúng bị mài mòn, hỏng hóc sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Vậy khi nào cần thay má phanh ô tô hay bao lâu thay má phanh ô tô đang được rất nhiều chủ xe thắc mắc khi đến chăm sóc và bảo dưỡng ô tô tại ATOM Premium Auto Services. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn 9 dấu hiệu cảnh báo cần thay má phanh ô tô sớm để đảm bảo an toàn.

Khi nào cần thay má phanh ô tô

Theo các chuyên gia khuyến cáo cứ khoảng 40.000km chạy xe hoặc sau 2 năm sử dụng thì nên kiểm tra má phanh một lần để đảm bảo hệ thống phanh hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu xe hoạt động trong khu vực đô thị đông đúc khiến thường xuyên phải rà phanh hoặc thói quen lái xe rà phanh nhiều thì thời điểm thay má phanh sẽ sớm hơn.

Trong hệ thống phanh thì má phanh và bố thắng những bộ phận bị mài mòn nhiều nhất

9 dấu hiệu cảnh báo cần thay má phanh ô tô ngay

Hệ thống phanh đóng vai trò rất quan trọng, trong hệ thống phanh thì má phanh và bố thắng những bộ phận bị mài mòn nhiều nhất. Để đảm bảo xe luôn vận hành an toàn, chủ xe hãy luôn chú ý đến các dấu hiệu sau để có thể thay thế má phanh kịp thời.

Phát ra tiếng kêu bất thường khi phanh

Má phanh bị mòn là nguyên nhân phát ra tiềng kêu khi rà phanh

Trong quá trình sử dụng phanh, nếu bạn nghe thấy các tiếng kêu ken két,… thì điều này chứng tỏ má phanh của bạn đã bị ăn mòn và cần phải được thay thế. Nguyên nhân có thể do má phanh bị mòn trơ đinh tán, hoặc đinh tán má phanh bị lỏng,…

Đèn phanh liên tục báo sáng

Trong hệ thống phanh trên ô tô có một bộ phận báo sáng để nhắc nhở tài xế về độ an toàn của má phanh. Khi đèn báo sáng liên tục thì nguyên nhân chủ yếu có thể do cảm biến ABS bị bẩn, cảm biến ở bánh xe gặp trục trặc, dầu phanh xuống quá thấp hoặc bộ điều khiển ABS hỏng.

Khi đèn phanh báo sáng liên tục tài xế cần kiểm tra và khắc phục

Nếu bạn vẫn thấy đèn phanh liên tục báo sáng thì nên mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng ô tô kiểm tra, tránh để lâu có thể dẫn đến việc mất phanh vô cùng nguy hiểm.

Phanh không ăn

Việc phanh xe không ăn có thể má phanh đã gặp vấn đề như: quá cứng hoặc quá mềm, má phanh bị mòn, hoặc có thể phanh bị kẹt,… Nếu thấy hiện tượng phanh không ăn thì bạn cần nhanh chóng đến các gara sửa chữa, bảo dưỡng ô tô để khắc phục kịp thời, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Xe bị rung lắc hoặc bị lạng sang 2 bên khi phanh

Xe bị rung lắc khi phanh là dấu hiệu cần thay thế má phanh

Trong khi phanh, nếu bạn thấy có sự khác lạ về hướng chuyển động của xe, như là có một lực khiến xe lạng trái, lạng phải, hoặc liên tục bị giật thì nguyên nhân có thể là do má phanh đã bị mòn, lực phanh không ổn định giữa các bánh, hệ thống không còn ổn định.

Bàn đạp phanh bị rung lắc hoặc đạp sát sàn

Bàn đạp phanh bị rung lắc hoặc đạp sát sàn

Nguyên nhân có thể do cần đẩy piston xilanh chính bị cong, các khe hở má phanh hoặc thanh nối bị điều chỉnh sai, khí lọt vào trong hệ thống phanh, thiếu dầu, xilanh hỏng,… Nếu thấy hiện tượng bàn đạp phanh bất thường, rung lắc, hoặc đạp đến sát sàn rồi mà vẫn chưa phanh được thì cần kiểm tra hệ thống phanh ngay để đảm bảo an toàn.

Má phanh mòn không đều

Thay má phanh khi phanh mòn không đều

Vì những nguyên nhân như kẹt ắc phanh, kẹt piston phanh, đĩa phanh mòn không đều… sẽ dẫn tới các má phanh bị mòn không đều nhau. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Nếu thấy hiện tượng này thì bạn nên mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra xem có nên thay má phanh mới hay không.

Độ dày má phanh

Thay má phanh ô tô khi độ dày má phanh dưới 3mm

Việc kiểm tra độ dày má phanh thường được kết hợp trong những lần bảo dưỡng, thay dầu xe. Nếu độ dày má phanh trên xe của bạn còn dưới 3mm thì bạn nên thay má phanh ô tô mới để đảm bảo độ ma sát khi phanh.

Khi má phanh bị vỡ, bị chai cứng [do trước đó thay phải má phanh kém chất lượng]

Thay thế má phanh mới khi má phanh bị vỡ, bị chai cứng

Trong trường hợp bạn thay phải các loại má phanh kém chất lượng, sẽ dần đến trường hợp má phanh của bạn dễ bị chai cứng, thậm chí là vỡ. Điều này là vô cùng nguy hiểm khi đang tham gia giao thông, đặc biệt là trong các tình huống bất ngờ xảy ra. Hãy thay má phanh chính hãng tại các gara, trung tâm uy tín, chất lượng tránh tiền mất tật mang.

Thay má phanh ô tô theo số km vận hành

Việc phải rà phanh liên tục sẽ khiến má phanh nhanh mòn [ảnh internet]

Bao lâu thay má phanh ô tô? cũng là vấn đề được nhiều chủ xe quan tâm. Theo các chuyên gia khuyến cáo cứ khoảng 40.000km chạy xe hoặc sau 2 năm sử dụng thì nên kiểm tra má phanh một lần để đảm bảo hệ thống phanh hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu xe hoạt động trong khu vực đô thị đông đúc khiến thường xuyên phải rà phanh hoặc thói quen lái xe rà phanh nhiều thì thời điểm thay má phanh sẽ sớm hơn. Tốt nhất, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra hệ thống phanh ô tô theo mốc bảo dưỡng ô tô định kỳ.

Kinh nghiệm thay má phanh ô tô

Không nên tự thay má phanh

Bạn không nên tự thay má phanh ô tô nếu không có đủ kiến thức và các dụng cụ cần thiết. Đặc biệt là chi phí cho việc này tại các gara là không hề cao. Mà việc bạn tự thay ở nhà có thể còn tốn nhiều chi phí hơn, vì bạn phải chuẩn bị dụng cụ khá nhiều, chưa kể đến việc bạn thiếu kiến thức dẫn đến hư hỏng xe.

Không nên tự thay má phanh ô tô

Hệ thống phanh ô tô là bộ phận vô cùng quan trọng, vì vậy các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đến các trung tâm bảo dưỡng chăm sóc xe uy tín để thay má phanh, đảm bảo việc vận hành chính xác và ổn định nhất.

Chọn thay má phanh ô tô Chất lượng – Chính hãng

Việc chọn được má phanh ô tô chất lượng, chính hãng là điều rất cần thiết. Nếu có kinh nghiệm bạn có thể tự mình quan sát để phân biệt má phanh chính hãng hay kém chất lượng.

Chọn thay má phanh ô tô chính hãng, chất lượng

Má phanh chính hãng thì trên bề mặt của má phải bằng phẳng, không bị vênh hay lồi lõm, có mã số, tem chính hãng và các ký hiệu đầy đủ, rõ ràng, các góc cạnh đều đặn, sắc nét, kích thước đúng tiêu chuẩn như trên tem hoặc bao bì.

Khi thay má phanh nên thay cả đôi

Khi thay má phanh bạn nên thay cả đôi [thay cả má phanh ở 2 bánh trước hoặc 2 bánh sau]. Nếu chỉ thay một bên sẽ dẫn đến hiện tượng má phanh mòn không đều hoặc bị láng xe khi phanh.

Láng lại đĩa phanh sau khi thay má phanh

Láng đĩa phanh ô tô tại ATOM Premium Auto Services

Láng đĩa phanh sẽ giúp tái tạo bề mặt tiếp xúc giữa má phanh và đĩa phanh, giúp tối ưu hiệu quả hệ thống phanh và giải quyết các hiện tượng phát sinh tiếng ồn và rung khi đạp phanh xe. Do đó để đảm bảo hệ thống phanh hoạt động hiệu quả bạn nên thực hiện láng đĩa phanh khi thay thế má phanh ô tô.

Lựa chọn thay má phanh ô tô tại trung tâm uy tín

Lựa chọn trung tâm uy tín để thay má phanh ô tô

Việc lựa chọn trung tâm uy tín để thay phanh ô tô sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn cho mỗi hành trình của mình. Ở các trung tâm kém chất lượng, trang thiết bị và dụng cụ thiếu,… đặc biệt là việc thay thế các phụ tùng không chính hãng sẽ dẫn đến việc xe của bạn dễ hỏng hóc, không đảm bảo an toàn khi lái xe. Ngoài ra, chủ xe cần thực hiện bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô định kỳ để đảm bảo an toàn.

>> Tìm hiểu: Dịch vụ thay thế má phanh ô tô với quy trình An Toàn

Hi vọng, nhưng thông tin trên đã giúp bạn nhận biết được “khi nào cần thay má phanh ô tô” hay “má phanh ô tô bao lâu thay” và những lưu ý quan trọng thi thay thế má phanh ô tô. Nếu cần tư vấn chi tiết bạn có thể liên hệ trực tiếp với ATOM Premium Auto Services để chúng tôi giải đáp và tư vấn chính cụ thể.

ATOM Premium Auto Services – AN TÂM TRỌN HÀNH TRÌNH!

Video liên quan

Chủ Đề