Bột cây ô dước nghĩa tiếng anh là gì

Cây ô rô, trong đó có cây ô rô cạn và cây ô rô nước có tác dụng trong điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Trong đó, nổi bật là tiêu viêm, long đờm, trị chứng đái ra máu, rong kinh, tan máu ứ bầm, viêm gan vàng da.

1. Cây ô rô là cây gì?

Cây ô rô [Acanthus Ebracteatus Vahl] là loại cây thuốc dân gian thuộc họ ô rô [Acanthaceae], nó còn có nhiều tên gọi khác như cây ô rô gai, ô rô hoa nhỏ, sơn ngưu bàng, ô rô nước, ô rô hoa trắng, dã hồng hoa, cây ắc ó, ô rô cạn.

Về hình thái, cây ô rô có thân nhỏ và tròn có màu xanh lục nhạt lấm tấm đen, trên thân không có lông tơ, cao khoảng 1 - 1.5m. Lá ô rô mọc đối xứng, không có cuống lá, lá có chiều dài khoảng 20cm, chiều rộng khoảng 4cm. Phiến lá cây ô rô có hình mác, cứng, không có lông, gốc lá tròn, đầu lá nhọn và sắc, mép lá có các răng cưa nhọn.

Hoa ô rô nở quanh năm, trong đó, nở rộ nhất vào mùa xuân thu. Hoa mọc ở đầu cành, các màng hoa mọc đối xứng nhau, chiều dài bông hoa vào khoảng 2cm, mỗi bông có 3 - 4 nhị, tràng hoa dài 1 - 2cm, bao phấn có lông tơ phủ quanh. Quả ô rô là quả nang, dài tầm 2cm, trong quả có 4 hạt dẹp.

Thời điểm tốt nhất để thu hoạch cây ô rô cạn là vào mùa thu, còn ô rô nước là vào tháng 10 - tháng 11, đây là lúc hoa nở rộ nhất, rễ cây phát triển to nhất, dược tính cũng đạt mức cao nhất.

Tất cả các bộ phận của cây ô rô bao gồm rễ, thân, lá, hoa, đều được sử dụng làm thuốc. Đầu tiên, thu hoạch toàn bộ cây rồi rửa sạch, cắt bỏ rẽ con, cắt riêng rễ cây với các phần còn lại, phơi hoặc sấy khô tất cả các bộ phận rồi bảo quản trong túi kín, tránh các tác nhân gây ẩm mốc.

2. Phân loại cây ô rô

Cây ô rô có hai loại chính có tác dụng dược học là cây ô rô cạn và ô rô nước, mặc dù cùng họ ô rô nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau, bạn có thể phân biệt bằng cách sau:

  • Cây ô rô cạn: Có thân nhỏ, màu xanh lục, hoa có màu tím nhạt, nở thành cụm hình cầu, cây ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7, ra quả vào tháng 8 đến tháng 10.
  • Cây ô rô nước: Thân màu lục nhạt, hoa có màu trắng hoặc xanh lam, quả hình bầu dục có màu nâu bóng, vỏ trắng xốp, hoa và quả thường mọc vào tháng 10 - tháng 11.

Ngoài ra, trong tự nhiên còn nhiều loại cây ô rô khác cũng thuộc họ ô rô nhưng không có dược tính, chỉ dùng để làm cảnh như cây ô rô gân vàng, cây ô rô gân đỏ, cây ô rô tía.

Cây ô rô có tác dụng trong điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau

3. Cây ô rô mọc ở đâu?

Cây ô rô có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó đã du nhập nhiều nước khác nhau với mục đích sử dụng là cây dược liệu trị bệnh, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, cây ô rô thường được trồng nhiều ở các tỉnh miền bắc và miền trung.

Cây ô rô cạn thường mọc hoang, ưa nắng, mọc nhiều ở chân đồi núi thấp, triền núi. Trong khi đó, ô rô nước lại thường phát triển tốt trên những vùng đất ẩm, có độ ẩm cao như đầm lầy, ao hồ, sông suối, cửa sông, nước lợ.

4. Cây ô rô có tác dụng gì?

Mỗi loại cây ô rô lại có một tác dụng chữa bệnh khác nhau:

  • Cây ô rô cạn: Cây ô rô cạn có tính bình, vị ngọt, có tác dụng điều trị xuất huyết, thổ huyết, đái ra máu, rong kinh, băng huyết, trị ghẻ lở, tiêu thũng, mụn nhọt, chữa viêm ruột thừa.
  • Cây ô rô nước: Cây ô rô nước có tính mát vị hơi mặn, rễ có tính hàn, vị mặn chua và hơi đắng, có tác dụng tiêu viêm, long đờm, lợi tiểu, hạ khí, tan máu ứ bầm, giảm đau, trị viêm gan vàng da.

Mỗi một bộ phận của cây lại có công dụng khác nhau:

  • Rễ và lá: Dùng điều trị thuỷ thũng, tiểu buốt, tiểu rắt, bệnh đường ruột, thấp khớp
  • Búp đọt: Dùng điều trị bệnh đau gan, vàng da
  • Rễ cây: Dùng điều trị sưng hạch bạch huyết, chữa bệnh gan, sưng gan, đau dạ dày, hen suyễn, u ác tính
  • Toàn cây: Điều trị ho có đờm, hen suyễn, chữa đau lưng, nhức mỏi khớp, tê bì tay chân

5. Cách sử dụng cây ô rô điều trị bệnh

  • Trị ghẻ lở: Lá cây ô rô cạn được sử dụng trong điều trị bệnh ghẻ lở bằng cách hái một nắm lá tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên vùng da bị ghẻ sau khi đã vệ sinh sạch da. Đắp lá mỗi ngày cho đến khi vết ghẻ lở biến mất.
  • Chảy máu chân răng, chảy máu cam: Chữa chảy máu chân răng, chảy máu cam bằng lá cây ô rô cạn bằng cách hái một vài lá cây tươi ngâm với nước muối loãng, giã nát rồi chắt lấy nước, ngậm nước từ lá thuốc chắt ra trong vài phút rồi nhổ ra.
  • Nôn ra máu: Sử dụng các vị thuốc ô rô cạn, đại kế, tiểu kế, thuyên thảo, sơn chi, tông lư bì, đại hoàng, trắc bá diệp, bạc hà diệp, mao căn, đơn bì với tỷ lệ bằng nhau. Sau đó, đốt tồn tính tất cả vị thuốc, rồi giã nhỏ thành bột mịn và bảo quản dùng dần trong lọ thuỷ tinh kín. Ngày pha bột thuốc với nước sôi để nguội uống 2 lần, dùng đến khi không còn nôn ra máu nữa thì dừng.
  • Tiểu tiện và đại tiện ra máu do nhiệt: Dùng cây ô rô điều trị tiểu máu, đại tiện ra máu bằng cách chuẩn bị rễ cây ô rô cạn đã sấy khô, cho vào ấm đun sắc lấy nước uống mỗi ngày, kết hợp uống nước lá ô rô tươi giã nát ngày 2 - 3 lần sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh nhanh hơn.
  • Đứt tay chảy máu, chảy máu ngoài da do vết thương: Đắp lá non giã nát lên vết thương có thể giúp cầm máu rất tốt.
  • Chữa rong kinh: Sử dụng 30g rễ cây ô rô cạn thái nhỏ, sao vàng với giấm đến khi cháy đen, 20g bố hoàng và 18g hoa của cây kinh giới sao vàng theo phương pháp tồn tính. Trộn 3 vị thuốc với nhau, sắc thành thuốc, uống mỗi ngày một thang. Để đạt hiệu quả điều trị rong kinh cao cần dùng nhiều ngày và trong nhiều chu kỳ kinh nguyệt khác nhau.
  • Trị ứ huyết, thống kinh: Ứ huyết kinh nguyệt dùng để chỉ các trường hợp máu kinh ứ tắc không thoát ra ngoài được, dẫn đến căng tức, khó chịu, đau bụng dưới. Để điều hòa kinh nguyệt trở lại cần dùng 25g rễ cây ô rô, 15g lá tràm rửa sạch, thái nhỏ; sao 2 vị thuốc với giấm đến khi chuyển màu đen, sắc thành nước thuốc, uống liên tục trong khoảng 1 chu kỳ kinh nguyệt tức 30 ngày.
  • Trị ngứa âm đạo: Chữa ngứa âm đạo bằng cách hái một nắm lá và rễ cây ô rô cạn, ngâm bằng nước muối, đun cùng với 1 lít nước cho đến khi còn khoảng 700ml nước thì đổ ra chậu, chờ đến khi chỉ còn hơi ấm bốc lên thì dùng làm nước rửa vệ sinh vùng kín, mỗi ngày vệ sinh 1 - 2 lần.
  • Động thai chảy máu: Trị động thai chảy máu bằng cách rửa sạch, ngâm nước muối rễ và lá cây ô rô cạn, dùng chày giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt để uống, mỗi ngày 1 – 2 lần kết hợp kiểm tra khám thai định kỳ.
  • Trị mụn: Dùng lá búp non rửa sạch, ngâm nước muối loãng, giã lá thuốc thật nhuyễn. Tiếp đến, vệ sinh da sạch sẽ, đắp lá cây lên da, để nguyên trong 15 phút rồi đi rửa mặt. Dùng 3 lần/tuần giúp trị mụn hiệu quả, thu nhỏ lỗ chân lông.
  • Chữa viêm ruột thừa mãn tính: Sử dụng 40g ô rô [toàn bộ cây], rửa sạch và giã nát, chắt lấy nước cốt, mỗi lần chỉ uống 1 thìa nhỏ, ngày uống 2 thìa và phải dùng đều đặn ít nhất 1 tuần mới có thể giúp chữa viêm ruột thừa mãn tính.

Cây ô rô nước điều trị bệnh ho nhiều, ho có đờm, hen suyễn

6. Cách sử dụng cây ô rô nước điều trị bệnh

  • Chữa đau gan, vàng da: Cần chuẩn bị 500g ô rô, 500g vỏ của cây quao nước đem rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ, sao vàng. Đổ 3 lít nước đun sắc lần 1 cho đến khi còn 1 lít thì lọc lấy nước đầu, tiếp tục đổ thêm 1 lít nước lạnh vào đun tiếp cho đến khi chỉ còn khoảng 0.5 lít thì lọc thêm nước thứ hai. Trộn 2 lần nước lại với nhau, cho thêm 0.4kg đường cát trắng, mỗi ngày uống hết một bài thuốc trên, chia làm nhiều lần, mỗi lần uống 1 thìa to và đảm bảo cách nhau 1 tiếng.
  • Chữa sưng gan lách: Chuẩn bị 30g cây ô rô nước, 15g liên kiều và 12g thóc thép, cho tất cả vào ấm và đun sắc thành nước uống, mỗi ngày chia nước thuốc thành 2 phần và uống hết trong ngày.
  • Chữa ho nhiều, ho có đờm, hen suyễn: Chuẩn bị 30g lá ô rô, rửa sạch và thái nhỏ, 60g – 120g thịt lợn nạc băm nhỏ. Cho 0.5 lít nước đun cùng lá thuốc và thịt nạc trên lửa nhỏ khoảng 30 phút cho đến khi chỉ còn lại 150ml, chia thành 2 phần và ăn hết trong ngày [cả nước và cả cái].
  • Chữa ho gà: Dùng 20g hoa của ô rô nước rửa sạch, tẩm hoa với mật ong hoặc mật mía, sau đó sao vàng cho đến khi khô hoàn toàn, cho vào nồi sắc cùng với nước, mỗi ngày chia làm 2 lần uống. Đối với trẻ bị ho gà nên uống liên tục từ 1 – 2 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Chữa đau nhức xương khớp: Đào cây ô rô nước, rửa sạch và cạo bỏ lớp vỏ rễ bên ngoài, lấy phần lõi, cắt thành lát mỏng, phơi hoặc sấy cho đến khi khô hoàn toàn, dùng rễ khô sắc với nước thành thuốc uống hàng ngày.
  • Chữa thấp khớp, tê bì tay chân: Dùng 30g rễ cây ô rô, 20g canh châu, 8g rễ cây kim vàng và 4g quế chi rửa sạch, thái nhỏ thành lát đem tẩm cùng rượu và sao vàng cho khô. Tiếp đến cho tất cả vào nồi nước đun sôi lấy nước uống ngày 2 lần lúc đói bụng, uống đều đặn mỗi ngày trong 2 tuần liên tiếp để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Trị táo bón: Sử dụng 30g rễ cây ô rô, 20g mè đen [vừng đen], 18g lá muồng trâu, mè đen giã nát, rễ ô rô và lá muồng trâu rửa sạch, thái nhỏ, cho các vị thuốc vào sắc thành thuốc, chia thành 2 lần, uống hết trong ngày.
  • Chữa vết thương do rắn cắn: Hái 40g lá cây ô rô nước, rửa sạch và giã nát, chắt lấy nước cốt, uống nước thuốc kết hợp đắp phần bã thuốc lên vết thương. Dùng nhiều lần có thể giúp cầm máu, kích thích tạo da non, phục hồi vết thương.

7. Đối tượng chỉ định điều trị bằng cây ô rô

Cây ô rô được chỉ định cho các đối tượng mắc các bệnh lý sau:

  • Viêm đường tiết niệu, bí tiểu, tiểu rắt, tiểu ra máu, nước tiểu vàng đục, sỏi bàng quang
  • Ho nhiều, ho có đờm, ho gà, cảm sốt, hen suyễn, đau họng
  • Đau xương khớp, đau lưng, viêm khớp, thấp khớp, tê tay chân
  • Bệnh đường ruột, co thắt cơ
  • Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da, xơ gan cổ trướng, viêm gan virus
  • Rối loạn kinh nguyệt, khí huyết ứ đọng, bế kinh, tắc tia sữa
  • Làm tan máu bầm, giảm đau, giảm sưng viêm
  • Bệnh ung thư bằng cách ức chế sự phát triển của tế bào ung thư

Mỗi loại cây ô rô lại có một tác dụng chữa bệnh khác nhau. Người dùng cần nắm được cách sử dụng để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Để tránh tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên nhờ sự tư vấn từ bác sĩ và lương y có chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chủ Đề