Bươm bướm co giật là gì chửu có văn hóa năm 2024

Những ám ảnh về “nàng tiên nâu”, “cái chết trắng”, “vòng cung ma túy” trong bao nhiêu năm qua ở thung lũng huyền bí Hang Kia - Pà Cò [Hòa Bình] giờ đây lại đang là điểm đến hấp dẫn được khách du lịch tìm đến và khám phá.

Chuyện khó tin ở Ninh Thuận: Bỏ hàng trăm tỉ đồng xây dựng Nhà máy nước... 6.jpg]

Chuyện khó tin ở Ninh Thuận: Bỏ hàng trăm tỉ đồng xây dựng Nhà máy nước...

29 Tháng Bảy 201921893

VHO- Nhà máy nước Phước Nam [xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận] được đầu tư xây dựng với nguồn vốn lên đến hàng trăm tỉ đồng, nhưng hơn 10 năm nay kể từ khi khánh thành, công trình này lại bị “đắp chiếu”… một cách không thương tiếc.

29 Tháng Bảy 2019

Phát hiện lối vào ít ai ngờ đến trên tượng Nhân sư Ai Cập

VHO- Bức tượng nhân sư đồ sộ đã tồn tại qua hàng nghìn năm nhưng dường như những tranh cãi xung quanh nó vẫn chưa đi đến hồi kết. Gần đây, các nhà khảo cổ phát hiện có một lối vào bí mật dẫn đến căn phòng mai táng pharaoh – nơi chứa xác ướp pharaoh vẫn chưa được khám phá.

29 Tháng Bảy 2019

Kết nối dòng máu Việt trong Hành trình đỏ 2019

VHO- Hơn 85.000 đơn vị máu tiếp nhận được tại Chương trình Hành trình đỏ 2019 đã giúp Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương không phải huy động người nhà hiến máu vào thời điểm nghỉ hè [tháng 6-7] do thiếu cung cấp máu cho các bệnh viện như các năm trước đây.

29 Tháng Bảy 2019

Dự án nghệ thuật “Họa sắc tuồng ca”

VHO- “Họa sắc tuồng ca” là dự án nghệ thuật đương đại khai thác các yếu tố văn hóa Việt Nam do Vietnamme tổ chức triển khai vào hôm qua 28.7, tại TP.HCM. Hoạt động nhằm cổ động cho tinh thần khởi nghiệp nghệ thuật cũng như lan tỏa tình yêu đối với tuồng cổ Việt Nam, trong đó đặc biệt chú trọng giới trẻ. “Họa sắc tuồng ca” mang đến cho người tham gia hai hoạt động...

29 Tháng Bảy 2019

Công đoàn Việt Nam vinh dự đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 3

VHO_ Sáng 28.7, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Công đoàn Việt Nam. Tham dự buổi lễ có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo...

29 Tháng Bảy 2019

Ly kỳ “nhặt được của rơi”... không trả

VHO- Mới đây tòa án đã tuyên phạt một phụ nữ ở TP.HCM 4 năm tù và phải trả lại hơn 260.000 USD bị chuyển nhầm vào tài khoản mình nhưng không trả lại. Trước đó, có nhiều trường hợp chuyển nhầm vào tài khoản người khác bị mất tiền hoặc cũng rất vất vả, theo kiện thời gian dài mới đòi lại được. Điều ly kỳ ở vụ án này là dù biết nhận nhầm 260.000 USD và người chuyển nhầm vất vả đi đòi, kiện...

29 Tháng Bảy 2019

Vụ đánh bạc ở Hải Phòng: Số tiền giao dịch lên tới 10.000 tỷ đồng

VHO- Bước đầu, cơ quan điều tra xác định, đây là đường dây đánh bạc qua mạng quy mô lớn với khoảng 400 người Trung Quốc tham gia, điều hành, số tiền giao dịch sơ bộ khoảng 10.000 tỷ đồng.

29 Tháng Bảy 2019

Độc đáo phiên chợ 10 nghìn đồng trên đỉnh đèo Măng Rơi

VHO- Những mái tranh che tạm bợ, gian hàng này thông với gian hàng kia, ai có mặt hàng gì cứ bày ra mà bán, và đặc biệt là tất cả các sản phẩm đều bán đồng giá 10 nghìn đồng. Đó là ngôi chợ độc đáo của đồng bào dân tộc Xơ Đăng được dựng lên trên đỉnh đèo Măng Rơi [Kon Tum] từ nhiều năm nay.

29 Tháng Bảy 2019

Liên hoan Tân cổ giao duyên - Trích đoạn cải lương các xã nông thôn mới 2019

VHO- Hôm qua 28.7, Trung tâm Văn hóa TP.HCM đã tổ chức Liên hoan Tân cổ giao duyên - Trích đoạn cải lương các xã nông thôn mới TP.HCM năm 2019, với sự quy tụ của đông đảo nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên chuyên và không chuyên, là thành viên nòng cốt của phong trào nghệ thuật hiện đang sinh sống và làm việc tại địa phương.

Y Hòa ngâm mình trong làn nước buổi mai trong vắt. Búi tóc thả xuống, suối tóc tự do uốn lượn mềm mại cùng dòng chảy. Cô thả lỏng toàn thân. Một cảm giác thư thái nhẹ nhàng xâm lấn từng tế bào trong cơ thể. “Chảy đi suối ơi! Xoa dịu giùm ta suối ơi! Gột rửa giùm ta suối ơi! Suối bao nhiêu tuổi mà vẫn reo vui trong trẻo và hồn nhiên vậy? Ta mới hai mươi mà đã bầm dập tả tơi thế này?” Y Hòa nín hơi, ngụp đầu xuống dòng nước mát. Cô xoay ngửa người và nhô lên, đứng dậy. Mái tóc đen mượt trơn bóng dồn ra sau, chảy dài kín tấm lưng trắng ngần thon thả. Trên khuôn mặt trái xoan trắng hồng loáng nước, đôi mắt đã bớt sưng, đen láy dưới hàng lông mày rậm và dài. Cô lại ngồi xuống, nước ngập ngang đôi bầu vú căng tròn, nửa lồ lộ phía trên, nửa dập dờn phía dưới. Cô thoa nhẹ lên đôi núm xinh xinh, nước mắt tự dưng lại trào ra. “Mắt ướt thế này rồi khổ thôi cháu ơi”, lời bà ngoại lại văng vẳng bên tai. Y Hòa có tội không? Có chứ! Tội to lắm! Tội này khi chết không được lên mường Then đâu. Ừ mà lên mường Then có gì hay ho không? Ông trời cũng có tốt với Y Hòa đâu. Ông ấy bày đặt chuyện tréo ngoe và giáng vào đời Y Hòa đấy thôi. Nhưng rồi Y Hòa vục nước lên mặt, cô cười thành tiếng khi chợt nghĩ đến những phút giây hoan lạc! Ôi, vì Y Hòa là đàn bà mà!

***

Chồng của Y Hòa là thằng Tính ngỗ ngược, láo lếu. Nó bắt Y Hòa về làm vợ không phải vì yêu. Nó chỉ chứng tỏ cho bọn bạn biết rằng, con gái cả vùng này nó đã thích ai là được hết. Tụi nó thách: – Mày có tán đổ con bé Y Hòa xinh đẹp nổi tiếng bản Ảng về làm vợ không? – Ê, đừng thách thằng Tính này nhé, thua đấy. – Ừ, thua thì bọn tao mất cho mày một con trâu luôn! Y Hòa bị trộm về làm vợ khi vừa tròn mười bảy. Mẹ chồng năm mươi tuổi, bị thọt chân nên đi cà nhắc. Nghe bảo do ông bác sĩ tiêm vào mông bị lệch sao đó. Còn bố chồng mới ba mươi bảy tuổi thôi. Bố chồng hiền lắm, lại rất siêng nữa, lại rất tốt nữa. Thằng Tính đi thâu đêm suốt sáng, nó bận đánh bạc, bận chơi gái. Nó bảo, “con Y Hòa này xinh đẹp nhưng chán lắm, động vào là co ro cúm rúm mất sướng! Thôi, đưa nó về có thêm người làm là được!” Vậy là trong nhà chỉ có con dâu và bố chồng phải đi làm thôi. Y Hòa cùng bố chồng phát rẫy, làm nương. Y Hòa cùng bố chồng vào rừng chặt nứa, đẵn tre làm bờ rào bờ dậu. Y Hòa cùng bố chồng vào rẫy đốn gỗ, cắt tranh làm chòi canh nương. Một lần, hai bố con ngồi nghỉ sau khi chặt được hai bó nứa thật to, Y Hòa vừa lau mồ hôi trên khuôn mặt ửng hồng vừa tò mò: – Sao bố lấy vợ nhiều tuổi thế? Bố nhìn Y Hòa, đôi mắt buồn mênh mang nhưng lại cười: – Bởi bố nghèo nhất trong số những người nghèo, con dâu ạ. – Thế nghĩa là ông bà nội nghèo lắm, không có trâu, không có bạc nén, đúng không? Bố chồng thở dài: – Bố còn chẳng biết mặt mũi của họ thế nào… Bố bỏ lửng không kể tiếp làm Y Hòa tò mò lắm. Y Hòa phải hỏi cho rõ ngọn ngành mới thôi. Dần dà, nghe dân trong bản nói chuyện, Y Hòa đã hiểu ra, bố chỉ là đứa con rơi. Một sáng mùa đông lạnh lẽo, già bản đi thả bò, nhặt được bố ở trong bụi lau đầu bản. Người ta lấy cái cách xuất hiện của bố với cuộc đời này mà gọi tên: thằng Rơi! Thằng Rơi sống được là một điều kỳ diệu. Thằng Rơi lớn lên lay lắt cùng nỗi đói nghèo của dân bản. Thằng Rơi trở thành chàng trai khỏe mạnh, cường tráng nhờ sự cưu mang đùm bọc của mọi người. Thằng Rơi trở thành con chung, ai cần gì cũng có quyền sai bảo. Và đứa con chung ấy bao giờ cũng vui vẻ làm và làm chu đáo, cẩn thận, nhiệt tình y như việc của mọi nhà trong bản đều là việc gia đình của nó vậy. Mà ông trời cũng chẳng bao giờ lấy hết của ai, họ nói, bù lại cho số phận một đứa con rơi lăn lóc mà sống, lăn lóc mà lớn lên, ông trời cho nó có sức khỏe và lại rất khéo tay nữa, làm gì cũng giỏi. Rơi trở thành của quý trong bản, nhất là đối với những gia đình thiếu vắng bàn tay đàn ông. Này thì lợp lại cái chái, này thì buộc lại bức vách, này thì chặt cây về làm chuồng lợn, này thì rào lại cái vườn, này thì đào giúp đoạn hào trên rẫy… Những việc thuê không xong và nhờ thì không tiện, thế là Rơi có mặt, sẵn sàng giúp vô tư và làm xong ở lại ăn vài vắt xôi chấm muối ớt cùng gia đình một cách vui vẻ. Bố thằng Tính chết sớm, nhiều việc của đàn ông hầu như mẹ nó đều phải gọi Rơi. Hôm ấy, Rơi đến giúp đóng lại cái máng lợn. Làm xong, mẹ thằng Tính mời Rơi uống rượu siêu nhắm với thịt trâu khô gác bếp. Trong ngà ngà men say, Rơi nghe bà ấy hỏi: “Về làm chồng tao nhé Rơi?” Trước mặt Rơi, bà góa bốn mươi sáu tuổi thoắt thành một cô gái Thái nõn nường xinh đẹp. Rơi gặc gặc cái đầu và cười. “Thế là mày ưng bụng rồi, đúng không?” Mẹ thằng Tính báo với trưởng bản làm mấy mâm cơm, thế là Rơi có vợ. Vợ của Rơi có hai con gái đã lấy chồng và một con trai mười lăm tuổi. Thằng Tính được cưng chiều nên càng ngày càng hư đốn, chẳng đoái hoài gì đến việc nhà. Ngày liên hoan chồng mới của mẹ, nó cười khớ khớ với bạn và bảo, có được ông ta chẳng khác nào nhà có thêm con trâu mộng kéo cày! Mà đúng thật, từ khi về ở chung, Rơi cứ lầm lũi làm, không nề hà bất cứ việc gì. Người trong bản bàn tán, bà ấy khôn nên rất giàu có, và vì giàu có nên khôn càng khôn. Khi ông chồng trước còn sống, bà buôn bán ghê lắm, dân bản đi đào vàng, đi đãi quặng càng được nhiều thì tiền bạc vào nhà bà càng ào ào như nước mưa tháng Tám. Bọn đi đào vàng, đi đãi quặng cuối cùng thân tàn ma dại, nghèo vẫn hoàn nghèo, còn bà ấy thì giàu có nhất nhì bản này! Giờ chồng chết rồi, tự nhiên lại có người chồng trẻ. Khôn thế! Khôn mất phần người khác. Mấy ả góa ngoài ba mươi tiếc hùi hụi. Vồng ngực ấy, tấm lưng ấy, cơ bắp tay chân cuồn cuộn ấy… Ôi, cả một cái vỉa quặng lộ thiên lù lù đó mà không biết chiếm lấy để khai thác! Cũng không hẳn là không biết, nhưng ngại… Thằng Rơi không còn là con chung của bản, nó là chồng của bà ta, là của riêng bà ta! Rồi người ta lại chậc lưỡi, ừ thôi, thằng Rơi có nhà cửa đàng hoàng, chăn êm nệm ấm, cũng nên mừng cho nó! Và quan trọng hơn là giờ người ta không gọi thằng Rơi nữa, mà gọi ông Rơi! Thế mới nói, lấy bà ắt sẽ lên ông là vậy.

Minh hoa: Hải Thọ

Có thêm con dâu đi làm cùng, bố vui lắm. Bố bảo, vừa làm vừa có người nói chuyện thì việc khó đến đâu cũng dễ, vất vả mấy cũng chẳng thấy mệt. Y Hòa cũng rất vui, bởi lúc nào bố cũng tốt với cô lắm lắm. Từ việc chặt lá cọ che nắng khi cô gùi bắp giữa trời trưa đến việc nhường con dâu phần thịt nướng thơm phức trong gói cơm đi rẫy; từ việc trèo lên cây cà lèn cao ngất chặt cành xuống hái những quả chín đỏ ngọt lịm cho cô đến việc chui vào trong lùm đầy gai góc bẻ mấy đọt cây hông xôi mập mạp mọng nước vì con dâu thèm; từ việc đi chặt nứa mà bắt cô ngồi nghỉ để một mình bố chặt cho nhanh đến việc đi làm chòi mà bảo con dâu cứ thoải mái vào rừng hái quả trám mà ăn, để bố làm cho… Y Hòa hiểu cặn kẽ về cuộc đời bố nên thương lắm. Y Hòa lại chỉ muốn luôn bên cạnh bố để được chở che, được quan tâm. Có phải vì Y Hòa vốn mất bố đẻ sớm nên quý bố chồng? Hình như không phải thế! Tình cảm của Y Hòa lạ lắm…! Trong bản đã có nhiều tiếng xì xầm. Bố ấy, con dâu ấy… Ôi dào, không dưng mà người Thái quy định bố chồng và con dâu không được ngồi ăn cơm cùng mâm, không được ngồi gần nhau… Rồi mẹ chồng bóng gió xa xôi… Rồi thằng Tính gầm ghè, “có chuyện gì tao giết, tao giết!” Hắn nói thế thôi, những canh bạc có sức hút hắn mạnh mẽ hơn, những đêm vui thú với gái trong các bãi vàng làm mê mẩn hắn hơn. Có thời gian hắn đi hàng tháng, rồi thì về thẽ thọt ngọt nhạt với mẹ xin nén bạc hoặc một lông ngỗng vàng cám rồi đi tiếp. Mẹ hắn bực lắm nhưng lại sợ hắn, chiều hắn, thế là hắn làm vương làm tướng trong cái nhà này. Bố và Y Hòa không đi cùng nhau lên rẫy mà kẻ trước người sau. Bố và Y Hòa không nhìn mặt nhau khi về nhà. Và tất nhiên là không ngồi ăn cùng mâm. Bố là bố, con dâu là con dâu, việc ai người ấy làm. Lạ thay, mọi sự ngáng trở và e dè ấy lại như bột men trong chum rượu trấu, nó làm xôi ngấu ra và thơm lừng. Tình yêu ngang trái đi theo một nẻo lạ lùng như thế! Tình yêu không phải hoa mà là hương của hoa, tình yêu không phải là rượu mà là hơi của rượu, tình yêu không phải chim mà là âm thanh tiếng chim. Vậy thì muốn cấm hương bay có cấm được không? Muốn ngăn hơi rượu đừng bốc lên có ngăn được không? Muốn cầm âm thanh tiếng chim mà bóp chết thì có cầm bóp chết được không? Có chăng là đừng cho hoa nở, đừng ủ rượu nồng, đừng để chim được sống…

***

Y Hòa khoát nước lên vai, lên cổ rồi kì cọ. Cái đầu gối đã bớt ê ẩm còn bắp chân thì vẫn đau lắm. Chuyện xẩy ra hai đêm vừa rồi thì chẳng bao giờ cô quên. Đó là một phiên tòa. Hai tội nhân bị giải từ trên rẫy về, quỳ ở gian hoòng noọc[***], tay bị trói quặt phía sau. – “Cô nói đi! Cô đã dụ dỗ bố chồng từ khi nào?” Ông Vi Chống, công an bản nghiêm giọng. – “Hai năm rồi”, Y Hòa trả lời tỉnh khô. – “Con dâu không dụ dỗ tôi!” Bố chồng kêu lên. – “Chưa đến lượt mày nói!” Mẹ chồng hét the thé. – “Thế cô và bố chồng quan hệ với nhau bao nhiêu lần? Ở đâu?” Ông Vi Chống hỏi tiếp. Y Hòa cúi mặt không đáp. Bao nhiêu lần ư? Sao mà cô nhớ nổi chứ! Cô chỉ nhớ rõ lần đầu tiên ấy. Khi chiều đã sang quá nửa, bóng núi đã đổ gần hết nương ngô, hai bố con đang cột nốt cái thang bắc lên chòi thì mây đen ở đâu đổ ụp xuống che kín mặt trời, gió quần quật cuộn xoáy trong thung. Mưa ào xuống thật nhanh. Bố chồng nhảy thót lên chòi và đưa tay kéo cô lên. Bỗng bố mất đà, trượt chân ngã ngửa ra nền chòi làm cô nằm đè lên. Cơ thể nóng nổi. Hơi thở gấp gáp. Men ủ lâu ngày làm gạo nếp ngấu lắm rồi, thơm lắm rồi! Nụ hôn dài như thể ngậm cần mà nút xong hai sừng trâu rượu trấu. Ranh giới cuối cùng đã bị xô ngã! Hai con người tội nghiệp lần đầu tiên biết làm tình khi thực sự yêu nhau nó sung sướng, nó ngây ngất, nó thăng hoa, nó tuyệt vời ra sao! Mây trời vần vũ, gió giật liên hồi, mưa rừng gầm rú, nhưng căn chòi rung lắc đâu phải vì gió vì mưa… Thế mà khi trời tạnh, trên đường về nhà, họ còn tiếp tục cho nhau thỏa cơn khát trên phiến đá. Sau ngày ấy thì cô không còn nhớ cụ thể những đâu. Dưới căn chòi bỏ hoang. Trên đồi sim. Bên bờ suối. Trong bãi tha ma… – “Nói đi!” Thằng Tính gầm lên, mặt đỏ như gấc chín, ánh mắt vằn lên những tia dữ dằn kinh khủng. – Nhiều lắm, không nhớ hết! Y Hòa ném cái nhìn giận dữ về phía thằng chồng vũ phu như thách thức. Bao nhiêu tội lỗi của hắn đổ dồn về trước mắt Y Hòa rõ mồn một. Thua bạc, về đánh vợ. Rượu say, về đánh vợ. Ghẹo gái bị hắt nước rác vào mặt, về đánh vợ. Hắn ngủ với cô, cào cấu như con hùm con sói, rồi hắn trợn đôi mắt trắng dã lên, bảo làm tình với mày chẳng khác nào vần khúc gỗ. “Mày không biết làm tình thì mày chỉ đáng làm con trâu con bò kéo cày cho nhà tao thôi, khi nào hết giá trị sử dụng thì tao vứt, biết chưa?” Hắn đâu hiểu rằng, người đàn bà chỉ khao khát thật sự, cuồng nhiệt thật sự, dâng hiến thật sự khi họ yêu. “Phốc!” Cú đá của thằng chồng vũ phu mạnh đến mức Y Hòa bị hất cao lên, bay ra ngoài chạn he [***] rơi “sầm” một cái. Bố chồng theo phản xạ định đứng lên thì bị thằng Tính dí xuống: – “Mày đứng dậy tao cho đứt cổ luôn!” Nó giơ con dao Mẹo nhọn hoắt, nhìn như muốn nuốt chửng người đàn ông tội nghiệp. Y Hòa không khóc, mắt cô vẫn mở to, trợn trừng đầy căm hận. Hai lần cô sẩy thai cũng vì những cú đá như thế này của hắn. Bao nhiêu lần cô bị hắn túm tóc lôi dậy trong đêm để nghe những câu chửi tục tĩu phả ra cùng nồng nặc mùi rượu. Bao nhiêu lần cô chắp tay cầu xin hắn buông tha cho cô mà đi lấy vợ khác, hắn bảo, “lấy vợ khác là chuyện của tao, còn mày thì vẫn phải ở đó, đừng hòng chạy thoát, mày mà chạy tao cho cả nhà chị gái mày tan luôn!” Đã có lần bố bảo Y Hòa, “hay là em trốn đi thật xa, sau đó anh sẽ sắp xếp mọi việc rồi ra đi”. “Vậy làm sao anh tìm được em?” Y Hòa nép khuôn mặt non tơ vào vồng ngực bố và hỏi. “Chỉ cần em ở dưới gầm trời này, anh sẽ tìm thấy em thôi”. Nghe con tim bố đập từng nhịp mạnh mẽ như chày giã gạo, Y Hòa tin lắm. Nhưng Y Hòa nghĩ đến chị gái. Y Hòa đi rồi thì gia đình chị gái sẽ ra sao? Mẹ con thằng Tính chắc chắn không để yên đâu. Mà bố nói thế, nhưng Y Hòa đi rồi liệu bố có đi theo không? Nếu đi theo thì có biết lối đi của Y Hòa không để mà gặp nhau? Bây giờ bị thằng Tính bố trí người bắt quả tang giải về hành hạ thế này, Y Hòa ân hận đã không dám trốn đi theo lời của người mà cô yêu thương. Ông Vi Chống lại đỡ cô dậy, bảo “cháu sai rồi, tội cháu trời không dung đất không tha đâu, giờ đừng có thách thức hắn, hắn giết thật đấy”. Rồi ông quay lại nói với mọi người: – Thôi, để tất cả bình tĩnh lại đã, suy nghĩ cho kỹ càng đã, mai ta bàn tiếp. Chỉ qua nửa đêm thôi mà con sói đã biến thành con thỏ. Một con thỏ hiền lành, vui vẻ và đáng yêu biết mấy! Thằng Tính đấy, nó giờ là con thỏ thật đáng thương! Hắn nhìn Y Hòa trìu mến và còn lấy thuốc bóp bóp những chỗ bầm tím trên đôi tay đêm qua bị trói chặt của vợ nữa kìa. Hắn xin lỗi là từ khi lấy vợ về, hắn đã không quan tâm vợ đúng mức, không chịu làm nương làm rẫy để vợ phải vất vả, có lúc nóng nảy nên đã xúc phạm thân thể vợ… Nước mắt hắn rơm rớm, “tha lỗi cho chồng, vợ nhé? Từ nay trở đi, chồng sẽ sửa chữa lỗi lầm, vợ nhé?” Y Hòa thấy lòng mềm lại. Y Hòa thấy mình thật quá đáng! Mình đã làm lễ tằng cẩu rồi mà! Búi tóc người con gái Thái ở trên đỉnh đầu như lời thề một lòng thủy chung son sắt cơ mà! Cây trâm nhọn hoắt như lời nhắc nhở, tuyệt đối phải chung thủy với chồng cơ mà! Nhìn sang bố chồng, Y Hòa thấy một đôi mắt đang trừng trừng nhìn xuống. Hình như ông trút mọi nỗi căm hận, uất ức xuyên qua khe hở trên sàn xuống đất, trút mọi đắng cay nghiệt ngã xuống đất, trút mọi nhục nhã đau đớn xuống đất. Rồi, hình như đất tiếp nhận tất cả và chuyển hóa thành sức mạnh đẩy ngược lên qua khe sàn truyền vào người bố. Bố bật đứng thẳng dậy, thân hình vạm vỡ chắc nịch với nước da đen xám như gỗ trắc: – Thôi đủ rồi! Chúng tao phạm lỗi, chúng tao sẽ ra đi! Đứa nào ngăn cản, đừng trách tao vô tình vô nghĩa! Mẹ chồng trợn tròn mắt ngạc nhiên. Bà không ngờ đứa con rơi hiền lành nhẫn nhịn trong suốt bảy năm qua giờ lại trở nên dữ tợn như con lợn độc trong rừng thế kia. Lâu nay bà yên chí rằng, đứa con rơi ấy đến cả kiếp sau còn phải mang ơn bà vì bà đã cho nó một danh phận. Dẫu rằng mấy năm nay bà không chung chăn gối, nhưng bù lại, bà cho nó được ăn ngon, được mặc ấm, được người ta tôn trọng. Vậy mà… Bà quắc mắt nhìn thằng Tính: – Kìa, mày còn đứng há hốc mồm đó à? Nhưng mặt thằng Tính đã biến sắc. Trông hắn đứng cạnh người bố hờ chẳng khác nào con nhái bén dưới chân con gà trống rừng oai vệ. Sau khi ông Vi Chống về, hắn và mẹ chồng đã rì rầm bàn bạc rất lâu. Mẹ chồng bảo không dại gì mà đuổi chúng. Như vậy là tạo điều kiện cho chúng đi với nhau à? Mà rồi chúng đi, nghĩa là nhà ta không ai làm ruộng làm nương cho. Chúng đi thì ai trông nom đàn trâu bò hàng trăm con đang thả trong rừng kia? Phải hòa giải với chúng, phải ngọt nhạt với chúng, hiểu chưa? Thằng Tính cười khơ khớ, “mẹ đúng là yêu tinh!” “Ừ, mẹ yêu tinh đẻ ra con yêu quái!” Mẹ nó cũng cười hơ hơ. Nhưng bài ngọt nhạt của thằng Tính chỉ làm mềm lòng Y Hòa thôi, vì Y Hòa là đàn bà mà. Đàn bà thì hay mềm lòng như thế. Bố chồng lúc này trước mắt mọi người bỗng vụt lớn lao vô cùng. Thoắt cái, bố biến thành con người khác hẳn. Lúc này, bố như ông chủ thật sự trong gia đình đang đứng ra quyết định mọi việc. Giọng bố chắc từng tiếng như đinh đóng vào cột lim: – Tao và mày ở với nhau chỉ là thỏa thuận, không có giấy đăng ký kết hôn của chính quyền. Mấy năm rồi tao làm trụ cột trong cái nhà này, nhưng mày đã bao giờ coi tao là chồng chưa? Còn Y Hòa thì sao? Nó bị cướp về khi mới mười bảy tuổi, không đăng ký kết hôn, vậy mà thằng Tính vẫn cho mình cài quyền được đánh đập nó, hành hạ nó, đe dọa nó! Y Hòa đang ngơ ngác thì bố bảo: – Con vào soạn đồ đạc tư trang rồi ra khỏi nhà! Cả mẹ chồng và thằng Tính dường như cứng họng không thốt lên được câu nào. Lúc sau, thấy mẹ thúc sau lưng, thằng Tính lùi lại một chút rồi lập cập: – Tao… tao… sẽ gọi cán bộ đến… phạt chúng mày… phạt chúng mày… Bố quắc mắt: – Khỏi phải gọi! Giờ đang đêm, cán bộ không đến bênh mẹ con mày đâu. Tiền bạc mẹ con mày đưa cho họ cũng vô ích thôi! Y Hòa run run: – Thế bố… có đi không? Bố nhìn Y Hòa, cái nhìn dịu lại, đổi cách xưng hô: – Anh cũng sẽ ra đi khỏi cái nhà này. Nhưng trước khi đi, anh còn phải nói rõ sự việc với già làng và cảm ơn mọi người trong bản đã. Anh tin ai cũng thương và ủng hộ, vì anh là con cưng của cả bản này mà. Y Hòa không giấu được sự sung sướng mặc dù đôi mắt vẫn sưng mọng vì khóc nhiều.

***

Dòng nước suối ban mai mát lành làm Y Hòa trở nên khoan khoái vô cùng. Trên bụi tre trước mặt, đôi chim chào mào nhảy nhót vờn nhau và kêu lên những tiếng vui vẻ. Y Hòa mỉm cười nghĩ đến lúc xuống khỏi cầu thang, người đàn ông mà cô yêu thương ấy đã nắm tay cô trong bàn tay cứng cáp của mình, thì thầm: “Em về nhà chị Y Hồng đi, đừng sợ! Anh sẽ sớm gặp em thôi, chờ anh nhé!”

Nhật Thành

* Đàn bà khi chồng chết thì không bối tóc lên đỉnh đầu nữa mà hạ xuống gáy. ** Tằng cẩu: người phụ nữ Thái khi lấy chồng thì làm lễ bối tóc lên đỉnh đầu. *** Hoòng noọc: gian nhà ngoài. Chạn he: chỗ đầu nhà nơi cầu thang lên xuống.

[Bài đã đăng trên tạp chí Sông Lam, số 31, tháng 3/2023]

Chủ Đề