Bướng bỉnh là gì

Cùng viết bởi Rebecca Kason, PsyD

Tham khảo

X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Rebecca Kason, PsyD. Rebecca Kason là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép hành nghề tại New York và New Jersey. Cô chuyên về sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên, liệu pháp hành vi biện chứng và liệu pháp hành vi nhận thức. Kason điều trị cho bệnh nhân mắc chứng rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, khó khăn trong giao tiếp, xung đột gia đình, lo âu, trầm cảm và chứng ám ảnh sợ hãi. Cô có bằng cử nhân tâm lý học của Đại học Delaware, bằng thạc sĩ về tâm lý học ứng dụng và bằng tiến sĩ tâm lý học về tâm lý học lâm sàng của Đại học Long Island. Kason đã hoàn thành khóa thực tập được chứng nhận APA tại hệ thống y tế Mount Sinai Services. Cô là thành viên của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ và Hiệp hội Liệu pháp Hành vi và Nhận thức.

Có 14 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 15.472 lần.

Có phải cứng đầu, bướng bỉnh và ngoan cố là những từ được dùng để miêu tả về bạn? Giữ vững lập trường là một việc quan trọng, nhưng bên cạnh đó bạn vẫn nên biết cách thỏa hiệp, nhân nhượng và hợp tác. Sự ương ngạnh có thể là nguyên nhân khiến bạn không được mời đến các sự kiện, đánh mất tình bạn và thậm chí là công việc trong mơ của mình. Nếu bạn luôn muốn làm theo ý mình và không chịu nhún nhường, đây là lúc để thay đổi. Để chuyển hóa sự bướng bỉnh, bạn cần áp dụng các phương pháp thực tế, phát triển kỹ năng đàm phán và phân tích nguyên nhân khiến bạn bướng bỉnh.

Các bước

Phần 1

Phần 1 của 3:

Áp dụng cách tiếp cận thực tế

  1. 1

    Lắng nghe khía cạnh khác của sự việc. Có thể bạn chỉ đồng tình với một vài ý kiến và không tán thành những điều khác. Đây là lúc để bạn lắng nghe những điều mà mình chưa từng biết đến và có thêm cơ hội đạt được thỏa thuận. Khi cả hai bên đều biết lắng nghe, mọi việc cũng sẽ dễ dàng hơn.[1]

    • Nếu bạn cứ suy nghĩ lý do để nói “không” trong khi người đối diện đang nói, bạn đang không chăm chú lắng nghe. Nếu gặp khó khăn trong việc lắng nghe, bạn có thể nói với người đối diện rằng “Vâng, tôi đang lắng nghe những gì bạn nói”. Đây là cách buộc bạn tạm dừng suy nghĩ và tập trung vào lời nói của họ.
    • Nhìn vào mắt của người đối diện để bạn có thể tập trung và chú ý lắng nghe những gì họ đang nói.
    • Không ngắt lời của người nói. Thay vào đó, bạn sẽ chờ đến khi người ấy nói xong rồi mới chỉ ra vấn đề. Hãy lặp lại những gì mà bạn nghe được bằng ngôn từ tương tự. Mỗi khi thực hiện việc này, bạn sẽ dần trở thành người biết lắng nghe.[2]
    • Nếu người nói đang không hài lòng, vui vẻ hoặc thể hiện niềm đam mê trong lời nói, bạn có thể phản hồi rằng “Có vẻ như bạn đang rất hào hứng với cơ hội này. Tôi có thể cảm nhận được vì sao điều đó quan trọng với bạn”. Con người thường thích được lắng nghe và thấu hiểu. Khi bạn có thể lặp lại chính xác những gì mình nghe được, người nói sẽ biết rằng bạn đang lắng nghe.

  2. 2

    Tự nhủ rằng không phải lúc nào bạn cũng đúng. Trong lúc lắng nghe người khác nói, có thể bạn sẽ nghĩ rằng mọi thứ người ấy nói là sai vì bạn biết "cái gì là đúng". Bạn nên biết là có sự khác biệt giữa sự thật và ý kiến chủ quan. Suy nghĩ của bạn không phải là điều quan trọng nhất và những gì bạn biết cũng không hoàn toàn chính xác. Hãy chấp nhận việc bạn sẽ được biết thêm những điều mới mẻ mỗi ngày, kể cả khi đó là điều mà bạn cho rằng mình đã biết.

    • Bạn có quyền đưa ra ý kiến của mình, nhưng bạn không thể mong chờ người khác luôn đồng tình với mình. Việc bạn lặp lại ý kiến của mình bằng cách lên giọng, nhắc đi nhắc lại nhiều lần hoặc kèm theo sự phán xét sẽ không giúp bạn thuyết phục người khác đồng ý với bạn. Mỗi người đều có suy nghĩ riêng của họ.
    • Không ai thích người “biết tuốt”. Nếu xem trọng việc duy trì mối quan hệ với gia đình, bạn bè và đối tác kinh doanh, bạn phải cân nhắc khả năng hòa đồng của mình.[3]

  3. 3

    Từng bước xây dựng lòng tin đối với người khác. Sự ngang bướng có thể là nguyên nhân khiến bạn khó lòng tin tưởng bất kỳ ai. Hầu như không ai muốn tiếp tục khai thác điều gì từ bạn khi bạn không còn tranh đấu quyết liệt cho mục tiêu của mình. Với những ai vẫn làm như vậy thì đó là dấu hiệu rõ rệt cho biết bạn nên tránh xa họ. Lưu ý, nhóm người này chỉ là thiểu số, chứ không phải đa số.

    • Có rất nhiều cách giúp bạn xây dựng lòng tin đối với người khác. Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ rồi chuyển sang bước lớn hơn. Ví dụ, nếu bạn nghĩ rằng ai đó không có trách nhiệm, hãy cho phép họ giúp bạn đi lấy đồ giặt khô ở cửa hàng. Đây là một hoạt động ít rủi ro, nhưng vẫn giúp bạn xây dựng lòng tin. Khi bạn nhận thấy người đó đáng tin cậy, hãy cho họ cơ hội làm những việc quan trọng hơn. Mỗi khi người ấy hoàn thành công việc, niềm tin của bạn đối với họ cũng tăng lên.
    • Kể cả khi ai đó quên làm việc gì đó cho bạn, điều đó không có nghĩa là họ không đáng tin. Hãy cho họ cơ hội thứ hai để đạt được sự tín nhiệm của bạn. Chắc hẳn bạn cũng sẽ cảm kích khi nhận được sự nhượng bộ tương tự.

  4. 4

    Suy nghĩ thoáng bằng cách dẹp bỏ phán xét. Hãy tham gia mọi cuộc thảo luận và tình huống với suy nghĩ cởi mở, trung lập, không kèm theo định kiến hoặc phán xét. Luôn tiếp cận mọi việc với thái độ sẵn sàng lắng nghe những gì người khác nói để bạn có thể đưa ra quyết định công bằng thay vì quyết định một cách thiếu sáng suốt. Việc đón nhận ý kiến của mọi người làm tăng khả năng đạt được kết quả tích cực.

    • Tránh đưa ra kết luận tiêu cực bằng cách sử dụng phương pháp hình dung.[4] Ví dụ, hãy nhắm mắt và hình dung trước mắt bạn là chiếc hộp chứa đầy những điều tiêu cực mà bạn dành cho một người hoặc sự kiện sắp tham gia. Tưởng tượng bạn đang đóng chiếc hộp đó, khóa lại và đặt nó sang một bên. Mở mắt ra và tiến lên một bước để tượng trưng cho việc tránh xa sự cố chấp của bạn. Đây là cách giúp bạn bắt đầu cuộc trò chuyện một cách cởi mở.
    • Tập trung vào những cảm xúc tích cực từ một sự việc có kết quả tốt để có thêm động lực vượt qua tình huống hiện tại.

  5. 5

    Khiêm tốn. Đừng luôn cho rằng người khác có giá trị thấp hơn bạn. Hãy xem mọi người đều bình đẳng như nhau. Bạn có thể tự tin và đánh giá đúng mực về bản thân, nhưng đừng phóng đại khiến bạn trở nên ngang bướng và bảo thủ, có thái độ trưởng giả học làm sang, xem bản thân là cái rốn của vũ trụ và thậm chí là ích kỷ.

    • Để trở nên khiêm tốn, bạn cần đón nhận mỗi tình huống bằng lòng biết ơn đối với những gì đang có. Đừng huênh hoang về thành tích của bạn. Hãy cảm kích những gì bạn có và những người đang hiện diện trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn đề cao điều này và biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ thấy sự ương ngạnh của mình dần giảm đi.
    • Sự khiêm tốn đòi hỏi bạn phải có cái nhìn khiêm nhường về bản thân thay vì tự mãn. Ví dụ, nếu bạn tốt nghiệp đại học với tấm bằng xuất sắc, đừng nghĩ rằng rất ít người đạt được thành tích này. Có vô vàn lý do khiến nhiều người không muốn học đại học, và nhiều người trong số đó đạt được thành công vượt trội hơn bạn.

  6. 6

    Hiểu rằng tính bướng bỉnh cũng là điều tốt trong một số trường hợp. Khi bạn biết mình đúng hoặc bảo vệ điều gì đó có giá trị, sự bướng bỉnh lúc này là hoàn toàn hợp lý. Hơn nữa, trong trường hợp bạn phải đưa ra quyết định có ảnh hưởng to lớn, không nhân nhượng là yếu tố giúp ích cho bạn. Biết cứng rắn đúng lúc sẽ rất hữu ích. Khi mọi chuyện nằm ngoài tầm kiểm soát và có ảnh hưởng tiêu cực đến bạn cũng như những người xung quanh thì bạn phải tìm cách ngăn chặn.

    • Nếu bạn hoặc luật sự đang đấu tranh cho quyền lợi của bạn, sự ngoan cường lúc này là điều cần thiết.
    • Nếu quy trình điều trị bệnh của bạn cần được phê duyệt và yêu cầu bảo hiểm của bạn bị từ chối, sư cương quyết sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân.

Phần 2

Phần 2 của 3:

Phát triển kỹ năng đàm phán

  1. 1

    Xây dựng mối quan hệ để giảm sự căng thẳng. Đừng tỏ ra ương ngạnh để đổi lấy những gì bạn muốn; thay vào đó, bạn nên học kỹ năng đàm phán cần thiết để có thể thỏa hiệp, nhân nhượng và hợp tác với người khác. Như vậy, bạn sẽ có được những gì mình muốn theo cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Việc xây dựng mối quan hệ là bước đầu tiên. Con người thường mềm mỏng hơn với người có cùng mối quan tâm. Nếu bạn chịu dẹp bỏ sự ngoan cố của mình và gắn kết với người khác, họ sẽ đáp lại điều đó bằng thái độ tích cực.

    • Tìm điểm chung với người khác bằng cách chú ý bức ảnh hoặc bức tranh được treo trên tường hay được đặt trên bàn của người đó và nói “Bức ảnh này rất đẹp. Có vẻ như đó là khung cảnh mà tôi đã thấy ở Nha Trang. Bạn đã chụp bức ảnh ở đâu nhỉ?”
    • Một cách khác để tìm điểm chung giữa bạn và người khác là trò chuyện về chủ đề thời tiết, thú cứng và trẻ con. Mọi người thường niềm nở với những ai mà họ cảm thấy có sự gần gũi. Hãy tìm chủ đề liên quan đến người đó để họ dễ dàng trò chuyện cùng bạn. Đề cập đến chủ đề chung trước khi bạn rời khỏi là một cách hiệu quả để kết thúc cuộc trò chuyện.
    • Bạn sẽ bị hỏi những câu khiến bạn “xù lông nhím”. Tuy nhiên, hãy giữ sự điềm tĩnh và nói rằng “Với mong muốn giải quyết vấn đề, tôi sẽ cố gắng trả lời câu hỏi này bằng thiện chí của mình”. Nói ra điều này là cách nhắc nhở bạn tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ.
    • Có thể bạn sẽ cảm thấy ganh đua với người đó, nhưng hãy nhớ rằng mọi tình huống cạnh tranh đều có chỗ cho tinh thần đồng đội tích cực.[5]
    • Luôn giữ giọng điệu chuyên nghiệp nhưng thân thiện trong suốt cuộc trò chuyện.

  2. 2

    Giảm thiểu hiểu lầm để tăng giải pháp. Bạn cần đặt mục tiêu thấu hiểu những gì người khác nói và mong muốn. Nếu không hiểu, bạn cứ nhờ họ giải thích thêm. Bên cạnh đó, hãy trình bày mong muốn của bạn sao cho người kia có thể hiểu những gì bạn muốn. Khi cả hai bên đều thấu hiểu nhau, bạn sẽ dễ dàng có được kết quả tích cực.

    • Khi không hiểu điều gì đó, bạn có thể nói “Có vẻ như tôi vẫn chưa hiểu vì sao anh cần dùng xe ô tô vào tuần tới. Anh không có xe để đi làm hay anh sẽ bị sa thải vì không có xe?”
    • Bạn cũng cần xin lỗi vì sự hiểu lầm, chẳng hạn như “Tôi xin lỗi vì đã tạo ra sự hiểu lầm này. Hãy để tôi trình bày lại nhé”.

  3. 3

    Đưa ra lý lẽ thuyết phục cho quan điểm của bạn. Những yêu cầu ngang ngược của bạn sẽ mất đi tính thuyết phục nếu bạn thường chọn kiểm soát tình huống với thái độ ngoan cố. Có thể người khác không còn muốn cùng bạn giải quyết vấn đề vì bạn liên tục áp đặt quan điểm của mình.

    • Việc nói “Vì tôi đã nói như vậy” trong khi thương lượng là không thể chấp nhận được và ngăn bạn đạt được thỏa thuận. Bạn sẽ cần dẫn chứng thuyết phục để làm rõ mong muốn của mình. Ví dụ, nếu người yêu muốn bạn cùng tham dự bữa tiệc công sở nhưng bạn lại không muốn đi, hãy thử nói “Anh biết là mình có phần bướng bỉnh, nhưng lý do khiến anh không muốn đến bữa tiệc là vì anh không quen ai ở đó cả, và anh nghĩ em sẽ vui hơn khi đi cùng bạn bè của mình. Em cũng không cần lo về việc anh có cảm thấy vui hay không. Anh không tham gia vì anh thật lòng muốn em được vui vẻ”.

  4. 4

    Có cái nhìn tích cực và vui mừng trước những thỏa thuận. Nếu giữ khư khư ý định nói “không” với mọi tình huống, bạn sẽ khó mà đạt được thỏa thuận. Mâu thuẫn sẽ được giải quyết nhanh hơn khi bạn bắt đầu với suy nghĩ “Chúng ta nên làm gì để giải quyết chuyện này?”. Bạn không hề mất đi quyền lực của mình khi chọn cách tiếp cận này. Trên thực tế, việc đưa ra giải pháp với thái độ phù hợp là một thành quả “đáng gờm”.

    • Nếu bạn có mâu thuẫn với bạn cùng phòng và đã giải quyết xong một vấn đề dai dẳng, hãy nói: “Tớ rất vui vì chúng ta đã giải quyết xong vấn đề này. Đi cà phê ăn mừng thôi. Tớ sẽ mời!”
    • Khi bạn bất đồng ý kiến với ai đó, hãy nhìn nhận nỗ lực giải quyết vấn đề của họ. Ví dụ, bạn có thể nói “Tôi cảm kích việc bạn cùng tôi giải quyết vấn đề. Tôi hy vọng chúng ta có thể quên đi chuyện đó ngay từ bây giờ”.
    • Công nhận việc bạn dám bỏ lại sự bướng bỉnh để tạo ra sự khác biệt bằng cách nói: “Tôi đã cố gắng mềm mỏng hơn và tôi nghĩ việc này hiệu quả. Bạn có nghĩ vậy không?”. Đừng nghĩ rằng bạn đang thừa nhận điểm yếu của mình. Tạo ra thay đổi chính là cách thể hiện sức mạnh.

  5. 5

    Chấp nhận sự bất hòa. Sẽ có lúc bạn không thể hòa giải mâu thuẫn. Tất cả những gì bạn có thể làm là cố gắng hết sức để giải quyết đề. Chắc hẳn bạn vẫn muốn nỗ lực nhiều hơn trong việc thay đổi tình thế. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, bạn buộc phải chấp nhận sự thật và tiến về phía trước.

    • Bạn luôn có thể chọn ngưng hành động để cho phép bản thân và người kia được suy nghĩ, lấy lại bình tĩnh và đưa ra giải pháp phù hợp.
    • Đôi khi, cách tốt nhất là hiểu rằng bạn sẽ không bao giờ hiểu được mọi chuyện. Đây là cách giúp tâm trí của bạn buông bỏ sự phiền muộn.

Phần 3

Phần 3 của 3:

Phân tích tính bướng bỉnh của bạn

  1. 1

    Tìm hiểu và nhận diện những mất mát trong cuộc sống của bạn. Sự cố chấp có thể là phản ứng xảy ra khi bạn mất ai đó hoặc điều gì đó trong cuộc sống. Có lẽ bạn đang bảo vệ bản thân khỏi những mất mát khác vì sự mất mát trước đó khiến bạn vô cùng đau đớn. Vật chất, con người hoặc địa vị gia đình đã tuột khỏi tay của bạn. Vì vậy, từ trong tiềm thức, bạn nghĩ rằng nếu bản thân giữ được sự kiên định thì bạn sẽ không còn phải đau khổ.

    • Sự ương ngạnh của mỗi người đều bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân đó có thể là: cảm giác bị xem thường; có bí mật nào đó phải giữ kín; mong muốn được người khác chú ý; sợ mất đi quyền lực.[6]
    • Sau đây là một vài tình huống khơi dậy sự ngoan cố của con người: khi tham gia trò chơi có tính cạnh tranh; một người bạn bị đuổi học và không muốn ai biết điều đó nên không chịu nói về chuyện trường lớp, một người tranh luận về điều gì đó và giữ khư khư quan điểm để chống lại những người có liên quan; bạn cùng phòng không muốn chịu trách nhiệm đối với vấn đề liên quan đến tiền bạc.
    • Lối sống ngang ngạnh mà bạn đang tạo ra hoàn toàn không lành mạnh. Theo thời gian, bạn sẽ cảm thấy bị cô lập, trầm cảm và gặp phải các thử thách tâm lý khác.[7]
    • Có phải bạn từng cảm thấy mất kiểm soát khi bị cha/mẹ bỏ rơi, mất đi người bạn đời hoặc không có được công việc mơ ước? Thay vì tỏ thái độ ngang bướng, bạn nên học cách đối mặt lành mạnh hơn như: tham gia các hoạt động bổ ích đòi hỏi bạn phải mở lòng, học cách vượt qua nỗi đau mất mát[8] hoặc thiền.[9]
    • Có phải bạn có hành vi gây hấn thụ động vì ai đó thường yêu cầu bạn làm những việc mà bạn không thích? Hiện tại, khi người khác yêu cầu bạn làm theo ý họ, bạn vẫn đồng ý nhưng làm một cách miễn cưỡng khiến họ tức giận. Việc thực hiện lời hứa như một dạng hành vi gây hấn thụ động sẽ gây ra ảnh hưởng xấu và làm hủy hoại mọi mối quan hệ.[10]

  2. 2

    Tự hỏi vì sao bạn luôn muốn mình đúng. Sự bất an thao túng hành vi của con người và có thể dẫn đến tình trạng lo âu lẫn trầm cảm.[11] Có phải bạn sợ người khác nghĩ rằng bạn không có trình độ, bất tài vô dụng hoặc không được bình thường khi bạn thể hiện mặt yếu đuối của mình? Việc tin rằng bạn đúng khi sự thật không phải như vậy sẽ dần khiến bạn bất an hơn.

    • Hãy thừa nhận rằng bạn sai khi đó là sự thật không thể chối cãi. Bạn sẽ nhận ra hành động của mình không phải là dấu chấm hết. Trên thực tế, việc này giúp bạn trở nên nhẹ nhõm và bắt đầu hiểu rằng sự bướng bỉnh ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và các mối quan hệ của mình.

  3. 3

    Xác định điều mà bạn muốn đạt được từ thái độ bướng bỉnh. Hãy ý thức rằng sự cố chấp quá mức sẽ làm xuất hiện rào cản giữa bạn và người khác. Bạn có đang đẩy người khác ra xa? Rào cản có khiến bạn cảm thấy an toàn? Cái giá mà bạn phải trả là gì? Hành động của bạn có tạo ra kết quả tích cực không?

    • Có phải sự bướng bỉnh đang chống lại bạn? Có phải bạn muốn sự ổn định và gắn bó, nhưng hành động của bạn lại đẩy người khác ra xa? Câu trả lời là: tính bướng bỉnh không hề giúp ích gì cho bạn.
    • Hãy thành thật với bản thân và liệt kê những điều mà bạn mong muốn đạt được từ sự ngang bướng của mình. Ví dụ, điều này có khiến bạn quyền lực hơn người khác, không làm xáo trộn cuộc sống của bạn hoặc bạn muốn chứng minh rằng không ai có thể ra lệnh cho bạn? Việc mong đợi những kết quả này là không thiết thực. Tìm hiểu suy nghĩ lệch lạc của bạn là việc cần thiết để tạo ra thay đổi.
    • Lập ra danh sách thứ hai bao gồm những điều mà bạn có thể làm để nói không với sự bướng bỉnh và xây dựng cuộc sống không bị trói buộc như bạn mong muốn.

  4. 4

    Tìm kiếm sự giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn. Hãy dốc hết can đảm và dũng khí để nhờ giúp đỡ. Nếu gặp khó khăn trong việc kiểm soát tính ương ngạnh của mình, bạn nên tìm đến những nguồn đáng tin cậy để được hỗ trợ. Bạn có thể tham khảo nhiều nguồn thông tin qua chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ. Việc trao đổi với ai đó sẽ giúp bạn đối mặt với khó khăn và xây dựng cách tiếp cận hiệu quả để giải quyết vấn đề.[12]

    • Nếu bạn cảm thấy bị cô lập quá mức, hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Nếu bạn vừa trải qua mất mát to lớn, sự cố chấp xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn được cho là bình thường. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cho biết bạn vẫn còn tổn thương sau mất mát; vì vậy, việc trị liệu tâm lý sau mất mát sẽ giúp ích cho bạn.[13]
    • Bạn cũng có thể thử hình thức trị liệu thông qua nghệ thuật vì đây là một phương pháp vô cùng hiệu quả.[14]

Lời khuyên

  • Tôn trọng niềm tin của người khác và của chính bạn.
  • Đón nhận lời khuyên từ người khác.
  • Yêu thương người khác và cho phép họ yêu thương bạn.
  • Khi bạn đọc những bài viết về sự thay đổi tích cực, cơ hội thành công của bạn cũng sẽ dần mở rộng.
  • Khi bạn cảm thấy sự chống đối bắt đầu xuất hiện trong mình, hãy dừng lại và nói: “Mình sẽ không bướng bỉnh nữa. Mình sẽ mở lòng đón nhận mọi chuyện”.
  • Khi sợ hãi việc mất đi thứ gì đó quan trọng, bạn sẽ càng cố nắm chặt những thứ đó để chúng không tuột khỏi tay mình. Vì vậy, hãy học cách buông bỏ.
  • Can đảm đối mặt với tính ngang ngược vì phần tính cách này khiến bạn khó có được cuộc sống trọn vẹn.
  • Ý thức rằng không phải lúc nào bạn cũng đúng.
  • Lắng nghe và tôn trọng người khác, nhưng vẫn biết cách bảo vệ bản thân.
  • Nhận ra rằng sẽ có lúc bạn làm tổn thương người khác qua việc chống đối họ bằng hành vi ngang ngược của mình.
  • Biết nghĩ đến xã hội, bạn bè và gia đình thay vì chỉ nghĩ đến bản thân.
  • Tính bướng bỉnh có thể là hệ quả của sự ích kỷ. Hãy tìm hiểu xem sự ích kỷ có phải là gốc rễ của vấn đề không.

Cảnh báo

  • Nếu tính cách của bạn có phần bướng bỉnh thì điều đó cũng là con người thật của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể học cách kiểm soát để điều đó không biến thành trở ngại.
  • Sự ương ngạnh có thể lấy đi các mối quan hệ, công việc, cơ hội và thậm chí cuộc sống của bạn nếu bạn từ chối điều trị khi cần thiết.
  • Xin lỗi chưa bao giờ là muộn để bản thân thoát khỏi tình huống nguy hiểm gây ra bởi sự thiếu mềm mỏng của bạn.
  • Bạn phải biết hành vi của mình tạo ra những hậu quả gì trước khi có thể thay đổi. Hành vi của bạn ảnh hưởng đến người khác và bạn có trách nhiệm đối xử với họ theo cách mà bạn muốn được đối đãi.

Hiển thị thêm

Video liên quan

Chủ Đề