Ca sĩ Thanh Phong sinh năm bao nhiêu?

Nghệ sĩ trẻ Lê Thanh Phong - Trưởng đoàn nghệ thuật UNESCO Di sản Dân ca xứ Nghệ tại Hà Nội vừa kịp hoàn thành MV “Nhớ mẹ làng Sen” đúng ngày 8/3. Đây là một món quà tinh thần mà Lê Thanh Phong gửi đến những người phụ nữ trong ngày lễ đặc biệt.

“Nhớ mẹ làng Sen” được trích trong phim ca nhạc “Bài ca về mẹ” kịch bản và đạo diễn NSƯT Xuân Lộc, chuyển thể dân ca NSND Hồng Lựu và An Ninh. MV được thể hiện dưới dạng dân ca xứ nghệ nói về bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong.

Là một người con xứ Nghệ thuộc thế hệ 9X, Lê Thanh Phong lại chọn cho mình theo con đường nghệ thuật cổ truyền. Khi làm MV “Nhớ mẹ làng Sen”, Lê Thanh Phong muốn gửi tấm lòng tri ân sâu sắc đến bà Hoàng Thị Loan, người phụ nữ đã hy sinh tất cả vì chồng con. Bà là hiện thân vẹn toàn nhất cho những người mẹ, người phụ nữ Việt Nam.

Qua đây Thanh Phong cũng muốn nhắn gửi đến các bạn trẻ hãy luôn nhớ về lịch sử, từ đó biết trân trọng cuộc sống và sống có trách nhiệm hơn với gia đình và xã hội.

“Nhớ mẹ làng Sen”được quay ngoại cảnh tại khu di tích mộ bà Hoàng Thị Loan với phong cảnh đẹp của non nước xứ Nghệ. Đặc biệt hơn khi lồng ghép hình ảnh minh họa về gia đình Bác Hồ và bà Hoàng Thị Loan trích trong phim ca nhạc “Bài ca về Mẹ” của đạo diễn NSƯT Xuân Lộc, càng tạo bao xúc động trào dâng với âm nhạc và hình ảnh chân thực./.

Nghệ sĩ trẻ Lê Thanh Phong, sinh năm 1992, tốt nghiệp Thạc sỹ Phương pháp giảng dạy âm nhạc dân tộc.

Anh từng nhận Huy chương Bạc tại Festival Âm nhạc Dân gian Thế giới – tại Uzbekista 2017; Bằng khen công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các năm 2016, 2018 của Hội Di Sản văn hóa Việt Nam; Giải nhất “Liên hoan dân ca, dân nhạc” Thủ đô Hà Nội 2016; Bằng khen Bộ Quốc Phòng, Cục cảnh sát giao thông trong các chương trình phát triển văn hóa, văn nghệ dân gian với chiến sỹ.

Thanh Phong là một trong những nam ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng Việt Nam trước 1975. Ông được biết đến nhiều nhất khi cùng với Phương Đại và Duy Mỹ tạo thành Ban Tam Ca Sao Băng rất được yêu mến trước năm 1975. Ba giọng hát của 3 nam ca sĩ này đã kết hợp với nhau rất ăn ý và nhịp nhàng trong những ca khúc Tôi Trở Về Thành Phố, Những Bước Chân Âm Thầm, Ly Cà Phê Cuối Cùng…


Click để nghe Tam Ca Sao Băng hát Ly Cà Phê Cuối Cùng thu âm trước 1975

Ngoài ca hát, Thanh Phong còn sáng tác một số ca khúc với bút hiệu là Nguyễn Đào Nguyễn, trong đó Đào là họ của ông, còn Nguyễn là Họ của người bạn gái, cũng là ca sĩ nổi tiếng.

Ca sĩ Thanh Phong tên thật là Đào Công Khanh, sinh năm 1942, là 1 trong những môn sinh đầu tiên của lò nhạc Nguyễn Đức khi vừa mới mở cửa vào năm 1952, và nghệ danh Thanh Phong của ông cũng là được thầy Nguyễn Đức đặt cho. Tham gia lớp nhạc được vài năm, Thanh Phong bắt đầu cộng tác với một số vũ trường lớn ở Sài Gòn và được nhạc sĩ Võ Đức Tuyết hướng dẫn tận tình.

Xem bài khác

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương [1937-2020]

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo [Cat’s Trio] trước 1975

Từ thập niên 1960, Thanh Phong hoạt động trong đoàn Văn Nghệ Bảo An và Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương. Thời điểm này Ban Thăng Long là ban hợp ca nổi tiếng nhất Sài Gòn với những màn trình diễn phối bè rất độc đáo. Thanh Phong rất hâm mộ phong cách trình diễn đó nên có ý định thành một một nhóm 3 người tương tự để hát những bài nhạc vàng đại chúng.

Tại biệt đoàn văn nghệ, Thanh Phong chơi thân với 2 nam ca sĩ khác là Phương Đại và Duy Mỹ, 3 người thỏa thuận cùng nhau thanh một ban tam ca, và nhạc sĩ Nguyễn Đức đã đặt cho họ cái tên là Ban Tam Ca Sao Băng.

Vừa xuất hiện trong làng nhạc được không lâu, cách hát phối bè mới lạ trong các bài hát như Những Bước Chân Âm Thầm, Thôi, Gót Phiêu Du, Tôi Trở Về Thành Phố… của Ban Sao Băng đã hấp dẫn được công chúng và trở thành một hiện tượng. Ba người với ba phong cách, phối hợp với nhau nhịp nhàng ăn ý cả về tiếng hát, giọng bè, lẫn cử chỉ và cách trình diễn.

Sau năm 1975, Thanh Phong ở lại Việt Nam và có một thời gian cộng tác với đoàn kịch nói Kim Cương, trình diễn những ca khúc nhạc cách mạng không phải sở trường của ông.

Thanh Phong hát trong đoàn Kim Cương

Năm 1979, Thanh Phong rời Việt Nam sang Pháp định cư cùng vợ và 3 con gái. Cuối thập niên 1980, ông thu âm cho nhiều trung tâm hải ngoại là Thanh Lan, Làng Văn, Người Đẹp Bình Dương.

Ngoài ra, Thanh Phong cũng thường song ca với những nữ ca sĩ nổi tiếng, trong đó có Thanh Tuyền, Giao Linh, Hoàng Oanh. Đặc biệt ông đã song ca với nữ ca sĩ Thanh Thúy 2 ca khúc Dấu Chân Kỷ Niệm và Lá Thư Không Gửi. Thanh Thúy là người rất ít khi hát song ca:

Chủ Đề