Caác bài toán về vận tốc lớp 3

thì áp dụng công thức nào? Đây là một trong phần kiến thức cơ bản của toán chuyển động đều, liên quan đến quãng đường và thời gian mà các bạn đã từng được học trước đó. Vậy nên, bài viết hôm nay CMATH đã tổng hợp chi tiết hai phần trọng tâm là lý thuyết và công thức tính vận tốc lớp 5, giúp học sinh củng cố lại kiến thức. Cùng theo dõi để học tốt môn Toán lớp 5 hơn nhé!

Định nghĩa về vận tốc

Những khái niệm về quãng đường hay thời gian thì các bé dễ hình dung, vậy còn vận tốc là gì? Hiểu đơn giản, vận tốc của một vật chính là khái niệm dùng để chỉ mức độ di chuyển nhanh hay chậm của vật đó trên một quãng đường và thời gian nhất định. Hay nói cách khác thì vận tốc là quãng đường vật đi được trong 1 đơn vị thời gian.

Đơn vị của vận tốc có thể tính là km/s; km/phút; km/h; m/s hoặc m/phút nhưng nhìn chung nhiều người vẫn thường sử dụng km/h và m/s.

Công thức tính vận tốc lớp 5

Lưu ý:

  • Khi tính vận tốc phải để ý đến đơn vị sao cho tương ứng với đơn vị của quãng đường và thời gian. Ví dụ, bài toán cho quãng đường đơn vị đo là km, thời gian đơn vị là giờ thì vận tốc sẽ có đơn vị là km/h.
  • Đơn vị của vận tốc, quãng đường và thời gian sẽ phải tương ứng với nhau. Trường hợp đề bài cho quãng đường có đơn vị là km, thời gian đơn vị là giây, nhưng yêu cầu tính vận tốc với đơn vị là m/s. Vậy điều đầu tiên ta phải làm là đổi quãng đường về với đơn vị là mét, rồi sau đó mới có thể áp dụng công thức như trên.

Ví dụ 1: Bác tài xế Taxi đi từ Nội Bài về Hà Nội trên quãng đường dài 45 km trong 1 giờ đồng hồ. Hỏi vận tốc di chuyển xe của Bác Tài xế là bao nhiêu?

Hướng dẫn: Muốn tính vận tốc bạn chỉ cần áp dụng công thức lấy quãng đường chia cho thời gian.

Cách giải:

Vận tốc của Bác tài xế lái xe taxi là:

45 : 1 = 45 [km/giờ]

Đáp số: 45 km/giờ.

Ví dụ 2: Một người chạy bộ quãng đường dài 520m trong 1 phút 5 giây. Hỏi vận tốc chạy của người đó là bao nhiêu [tính theo đơn vị m/s]?

Hướng dẫn: Đề bài bắt tính vận tốc theo đơn vị m/s nên phải đổi đơn vị của thời gian về giây, sau đó áp dụng công thức như bình thường.

Cách giải:

Đổi 1 phút 5 giây = 65 giây

Vận tốc của người chạy bộ là: 520 : 65 = 8 [m/s]

Đáp án: 8m/s

Những dạng toán vận tốc cơ bản

Cùng tham khảo một số bài toán tính vận tốc lớp 5 thường xuất hiện trong đề thi như:

Bài tập vận dụng toán vận tốc

Bài 1: Điền vào ô trống sau:

S

120 km

450m

1014m

210km

T

3 giờ

1 phút 15 giây

13 giây

5 giờ 10 phút

V

Bài 2: Quãng đường AB dài 25km, khi Hoa di chuyển từ A đến B thì 5km đầu bạn đi bộ rồi tiếp tục đi xe máy trong 30 phút thì đến B. Hỏi vận tốc lúc Hoa đi xe máy là bao nhiêu?

Hướng dẫn cách giải

  • Tính quãng đường Hoa đi xe máy = Tổng quãng đường AB – Quãng đường đi bộ
  • Vận tốc của xe máy = Quãng đường đi xe : Thời gian đi xe

Bài 3: Một ca nô xuất phát từ bến lúc 5 giờ 30 phút đến nơi là 6 giờ 45 phút với quãng đường đi được 30 km. Tính vận tốc di chuyển của ca nô đó.

Hướng dẫn cách giải

  • Tính thời gian ca nô đi hết quãng đường 30km bằng cách lấy:

6 giờ 45 phút – 5 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút

  • Sau đó, áp dụng công thức lấy quãng đường chia cho thời gian ta biết được vận tốc.

\>>> Xem thêm: 7 bài tập toán lớp 5 quãng đường từ dễ đến khó

Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ kiến thức về lý thuyết và công thức tính vận tốc lớp 5 rất quan trọng mà các bạn cần nắm vững để có thể giải các bài tập toán nâng cao hơn. Nếu còn điều gì thắc mắc về cách tính vận tốc này, hãy để lại câu hỏi bên dưới phần bình luận để được giải đáp trong thời gian sớm nhất nhé!

Bài toán tìm vận tốc trung bình của một chuyển động đều

Bài toán tìm vận tốc trung bình của một chuyển động đều bao gồm các ví dụ kèm theo lời giải chi tiết giúp các em học sinh vận dụng các kiến thức vào giải các dạng bài tập tính vận tốc trung bình trong chuyển động đều. Đây là tài liệu luyện tập hiệu quả, là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh khá giỏi tham khảo. Chúc các em học tốt.

  • Bài tập tính độ dài quãng đường trong chuyển động đều
  • Bài tập Toán nâng cao lớp 5: Bài toán vật chuyển động có chiều dài đáng kể
  • Một số cách giải bài Toán chuyển động lớp 5

1. Lý thuyết

Muốn tính vận tốc, ta lấy quãng đường chia cho thời gian.

Đơn vị vận tốc có thể là km/ giờ, m/ phút, m/ giây…. Đơn vị vận tốc thường dùng là km/ giờ và m/ giây.

2. Bài tập

Bài 1. Một người đi xe máy trên một quãng đường, trong 1,5 giờ đầu người đó đi với vận tốc 48 km/giờ, trong 0,5 giờ người đó đi với vận tốc 40 km/giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên suốt quãng đường đã đi?

Phân tích: Đối với bài toán này dễ dàng tìm được vận tốc trung bình của người đó bằng cách tính quãng đường đi trong 1,5 giờ đầu và 0,5 giờ sau rồi lấy tổng quãng đường chia cho tổng thờ gian người đó đi.

Giải

Quãng đường người đó đi trong 1,5 giờ đầu là:

48 x 1,5 = 72 [km]

Quãng đường người đó đi trong 0,5 giờ sau là:

40 x 0,5 = 20 [km]

Tổng quãng đường người đó đi là:

72 + 20 = 92 [km]

Thời gian người đó đã đi là:

1,5 + 0,5 = 2 [giờ]

Vận tốc trung bình người đó đi là:

92 : 2 = 46 [km/giờ]

Đ/S. 46 km/giờ

Bài 2. Một ô tô đi từ điểm A đến điểm B. Nửa thời gian đầu ô tô đi với vận tốc 56 km/giờ và nửa thời gian sau ô tô đi với vận tốc 48 km/giờ. Tính vận tốc trung bình mà ô tô đã đi trên quãng đường AB?

Phân tích: Vì hai nửa thời gian bằng nhau nên thời gian ô tô đi với vận tốc 56 km/giờ cũng chính là thời gian ô tô đi với vận tốc 48 km/giờ. Từ hướng phân tích đó xin trình bày lời giản bài này như sau:

Giải

Vì nửa thời gian đầu bằng nửa thời gian sau nên vận tốc trung bình của ô tô trên quãng đường AB là:

[56 +48] : 2 = 52 [km/giờ]

Đ/S. 52 km/giờ

Bài 3. Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc là 15 km/giờ, sau đó lai đi từ B về tới A với vận tốc 12 km/giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường đi và về?

Phân tích: Bài toán này cho biết độ dài quãng đường đi và về đều bằng nhau. Như vậy vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường cả đi và về cũng chính là vận tốc trung bình khi đi trên 1 km lúc đi và 1 km lúc về.

Cũng có thể giải bài toán bằng cách cho quãng đường AB là một số ki-lô-mét nào đó [các em nên chọn số vừa chia hết cho 15, vừa chia hết cho 12 như thế việc tính toán sẽ thuận tiện hơn] rồi tính thời gian đi, thời gian về, rồi từ đó tính vận tốc trung bình.

Từ cách phân tích trên ta giải bài toán như sau:

Giải

Cách 1. Khi từ A đi đến B thì thời gian đi 1 km là:

1 : 15 = 1/15 [giờ]

Khi đi từ B về A thì thời gian đi 1 km là:

1 : 12 = 1/12 [giờ]

Vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường cả đi và về là:

[1 + 1] : [1/15 + 1/12] = 40/3 [km/giờ]

Đ/S. 40/3 km/giờ

Cách 2. Giả sử quãng đường AB dài 60 km.

Thời gian người đó đi từ A đến B là:

60 : 15 = 4 [giờ]

Thời gian người đó đi từ B về A là:

60 :12 = 5 [giờ]

Tổng thời gian người đó đi và về là:

4 + 5 = 9 [giờ]

Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường đi và về là:

[60 + 60] : 9 = 40/3 [km/giờ]

Đ/S. 40/3 km/giờ

Bài 4. Một người đi từ C đến D bằng xe đạp 4/9 quãng đường đầu người đó đi với vận tốc 12 km/giờ. Trên đoạn đường còn lại người đó đi với vận tốc là 18 km/giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường AB.

Phân tích: Chia quãng đường CD thành 9 phần bằng nhau thì có 4 phần người đó đi với vận tốc 12 km/giờ và 5 phần còn lại người đó đi với vận tốc là 18 km/giờ. Dov ậy cứ 4 km người đó đi với vận tốc 12 km/giờ thì lại có 5 km người đó đi với vận tốc 18 km/giờ.

Ta cũng có thể giả sử độ dài quãng đường CD là số nào đó [km] [nên chọn số chia hết cho 9] rồi tính thời gian cụ thể từng chặng đường. Từ đó tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường CD.

Từ hướng phân tích xin trình bày lời giải như sau:

Giải

Cách 1. Thời gian đi 4 km với vận tốc 12 km/giờ là:

4 : 12 = 1/3 [giờ]

Thời gian đi 5 km với vận tốc 18 km/giờ là:

5 : 18 = 5/18 [giờ]

Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường CD là:

[4 + 5] : [1/3 + 5/18] = 162/11 [km/giờ]

Đ/S. 162/11 km/giờ.

Cách 2. Giả sử quãng đường CD dài 90 km thì chặng đường người đó đi với vận tốc 12 km/giờ là:

90 : 9 x 4 = 40 [km]

Chặng đường người đó đi với vận tốc 18 km/giờ là:

90 – 40 = 50 [km]

Thời gian người đó đi chặng đường với vận tốc 12 km/giờ là:

40 : 12 = 10/3 [giờ]

Thời gian người đó đi chặng đường với vận tốc 18 km/giờ là:

50 : 18 = 25/9 [giờ]

Tổng thời gian người đó đi và về là:

10/3 + 25/9 = 55/9 [giờ]

Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường đi và về là:

90 : 55/9 = 162/11 [km/giờ]

Đ/S. 162/11 km/giờ

Từ 4 ví dụ trên lưu ý các em một số điều cần nhớ sau:

Vận tốc trung bình = tổng quãng đường : tổng thời gian.

Nếu trên một quãng đường thời gian đi với vận tốc v1; v2; v3… đều bằng nhau thì vận tốc trung bình trên cả quãng đường bằng chính trung bình cộng của các vận tốc v1; v2; v3…

Nếu trên một quãng đường độ dài các đoạn đường đi với vận tốc v1; v2; v3…đều dài bằng nhau thì vận tốc trung bình tính như sau: [1 + 1 +1 + …] : [1/v1 + 1/v2 + 1/v3 + …]

Chủ Đề