Các bài tập về lập trình hướng đối tượng java năm 2024

Bây giờ mình sẽ tạo một package tên là mypack và đưa class Person qua, việc này phục vụ cho những ví dụ phía dưới. Các bạn làm như sau trên Eclipse:

Rồi ta kéo class Person qua package mypack

Nếu các bạn sử dụng theo cách truyền thống. Thì bản chất package trong Java chính là folder chứa class mà thôi. Khi bạn xem trong source project, nó sẽ đổi như sau:

Và bạn sẽ để ý, trong các file java nó sẽ có sửa đổi như sau:

Việc thay đổi này do IDE Eclipse tự sửa cho chúng ta:

  • Khi ta tạo một class nằm trong một package nào đó thì phải khai báo package đầu tiên: Ở đây class Person nằm trong package mypack. Ta sẽ viết package mypack;
  • Khi ta sử dụng một class nằm ở packge khác, ta phải import qua để chương trình hiểu ta đang sử class của package nào. Theo đường dẫn class Person nằm trong package mypack, nên ở class HelloWorld ta sẽ viết import mypack.Person;

Lớp và đối tượng trong java

Trong bài này chúng ta sẽ học về lớp và đối tượng trong java. Trong phương pháp lập trình hướng đối tượng, chúng ta thiết kế chương trình bằng việc sử dụng các lớp và đối tượng.

Nội dung chính

Đối tượng

Một thực thể có trạng thái và hành vi được gọi là đối tượng. Ví dụ như máy pha cà phê, xe đạp, cái quạt...

Một đối tượng có ba đặc điểm:

  • Trạng thái: Đại diện cho dữ liệu [giá trị] của một đối tượng.
  • Hành vi: Đại diện cho hành vi [chức năng] của một đối tượng như gửi tiền, rút tiền, ...
  • Danh tính: Danh tính của một đối tượng thường được cài đặt thông qua một ID duy nhất. ID này được ẩn đối với user bên ngoài. Tuy nhiên nó được sử dụng trong nội bộ máy ảo JVM để định danh từng đối tượng.

Ví dụ: Bút chì là một đối tượng. Tên của nó là A, màu trắng, ... được gọi là trạng thái. Nó được sử dụng để viết, viết được gọi là hành vi.

Đối tượng[Object] là một thể hiện của một lớp[Class]. Lớp là một mẫu hoặc thiết kế từ đó các đối tượng được tạo ra. Vì vậy, đối tượng là các thể hiện [kết quả] của một lớp.

Lớp

Một lớp là một nhóm đối tượng có các thuộc tính chung. Nó là một mẫu hoặc thiết kế từ đó các đối tượng được tạo ra.

Một lớp trong java có thể chứa:

  • Thành viên dữ liệu
  • Constructor
  • Phương thức
  • Khối lệnh
  • Lớp và Interface

Ví dụ đơn giản về Lớp và Đối tượng trong Java

Trong ví dụ này, chúng ta tạo một lớp Student có hai thành viên dữ liệu là id và name. Chúng ta đang tạo đối tượng của lớp Student bởi từ khóa new và in giá trị đối tượng.

class Student1{    
 int id; //thanh vien du lieu [cung la bien instance]    
 String name; //thanh vien du lieu [cung la bien instance]    
 public static void main[String args[]]{    
  Student1 s1=new Student1[]; //tao mot doi tuong Student    
  System.out.println[s1.id];    
  System.out.println[s1.name];    
 }    
}   ​

Các ví dụ đơn giản về lớp và đối tượng trong java

Ví dụ 1:

Trong ví dụ này, chúng tôi đã tạo ra một lớp Student có hai thành viên dữ liệu id và name. Chúng ta tạo ra các đối tượng của lớp Student bởi từ khóa new và in giá trị của các đối tượng.

public class Student {  
    int id; // thành viên dữ liệu  
    String name; // thành viên dữ liệu  
    public static void main[String args[]] {  
        Student student1 = new Student[]; // tạo một đối tượng student1  
        System.out.println[student1.id];  
        System.out.println[student1.name];  
    }  
}

Kết quả:

Ví dụ 2:

public class Student2 {  
    int id;  
    String name;  
    // phương thức insertRecord  
    void insertRecord[int id, String name] {   
        this.id = id;  
        this.name = name;  
    }  
    // phương thức displayInformation  
    void displayInformation[] {  
        System.out.println[id + " " + name];  
    }  
    public static void main[String args[]] {  
        Student2 s1 = new Student2[];  
        Student2 s2 = new Student2[];  
        s1.insertRecord[111, "Anh"];  
        s2.insertRecord[222, "Tester"];  
        s1.displayInformation[];  
        s2.displayInformation[];  
    }  
}​

Kết quả:

Anh  
Tester​

Ví dụ 3:

public class Student3 {  
    int id;  
    String name;  
    // constructor  
    public Student3[int id, String name] {  
        this.id = id;  
        this.name = name;  
    }  
    // phương thức displayInformation  
    void displayInformation[] {  
        System.out.println[id + " " + name];  
    }  
    public static void main[String args[]] {  
        Student3 s1 = new Student3[111, "Anh"];  
        Student3 s2 = new Student3[222, "Tester"];  
        s1.displayInformation[];  
        s2.displayInformation[];  
    }  
}​

Kết quả:

Anh  
Tester​​

Có những cách nào để tạo đối tượng trong java?

Có vài cách để tạo đối tượng trong java, đó là:

  1. Sử dụng từ khóa new
  2. Sử dụng phương thức newInstance[]
  3. Sử dụng phương thức clone[]
  4. Sử dụng phương thức factory,...

Chúng ta sẽ chỉ học cách tạo đối tượng qua từ khóa "new" ở phần sau

Đối tượng Annonymous trong java

Annonymous nghĩa là vô danh. Một đối tượng không có tham chiếu gọi là đối tượng Annonymous.

Nếu bạn sử dụng đối tượng 1 lần duy nhất, thì lựa chọn tạo đối tượng Annonymous là tốt nhất trong trường hợp này.

Ví dụ:

public class Calculation {  
    void fact[int n] {  
        int giaithua = 1;  
        for [int i = 1; i 

Chủ Đề