Các bước làm hồ sơ thanh quyết toán

Theo điều 22, Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán công trình xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau :

  1. Hồ sơ bản vẽ hoàn công.
  2. Nhật ký thi công xây dựng công trình.
  3. Các biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc, từng loại công tác có chữ ký xác nhận của cấp trên.
  4. Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng. Trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh [nếu có]; giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu.
  5. Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.

Hồ sơ quyết toán công trình xây dựng

Theo đó, chủ đầu tư và đơn vị thi công xây dựng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho việc quyết toán. Cụ thể :

Đối với chủ đầu tư

  • Bản vẽ, dự toán công trình.
  • Hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, hóa đơn phần thiết kế.
  • Hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, hóa đơn phần thẩm tra hồ sơ thiết kế đối với những công trình cần phải thẩm tra lại hồ sơ thiết kế.
  • Biên bản nghiệm thu từng phần, từng hạng mục, nhật ký công trình giữa các bên : chủ đầu tư, đơn vị thi công và đơn vị giám sát.
  • Biên bản ghi nhận khối lượng phát sinh, giảm sinh nếu có.
  • Bản vẽ hoàn công, quyết toán công trình.
  • Hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, hóa đơn phần thi công.

Đối với đơn vị thi công

  • Bản vẽ công trình.
  • Biên bản nghiệm thu từng phần, từng hạng mục, nhật ký công trình giữa các bên : chủ đầu tư, đơn vị thi công và đơn vị giám sát.
  • Biên bản ghi nhận khối lượng phát sinh, giảm sinh nếu có.
  • Bản vẽ hoàn công, quyết toán công trình [dựa trên khối lượng thi công, định mức xây dựng].
  • Chứng từ hóa đơn vật tư, chi phí nhân công, bảng phân bổ chi phí.
  • Bảng tính giá thành công trình : vật tư, chi phí, nhân công.
  • Hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, hóa đơn đầu ra.

Quy trình lập hồ sơ quyết toán công trình xây dựng

Bước 1 :Tính toán khối lượng thực tế xây dựng [theo bản vẽ hoàn công] của các loại công tác, lấy đó làm căn cứ và dựa vào đơn giá thị trường chi phí vật tư, nhân công, máy móc để tính ra chi phí trực tiếp.

Bước 2 :Dựa theo các thông báo, hướng dẫn về lập dự toán và quy định về các hệ số điều chỉnh [nếu có] cùng với các chi phí tại thời điểm làm quyết toán [nếu có] thay đổi giữa giá cả vật liệu, thay đổi các hệ số hay các tỷ lệ quy định. Chủ đầu tư và đơn vị thi công cần thống nhất về thời điểm áp dụng đơn giá, hệ số và tỷ lệ quy định, cần tổng hợp dựa trên các vấn đề sau :

  • Xác định tổng số vốn thực tế đã đầu tư cho công trình bao gồm chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư.
  • Xác định các khoản thiệt hại không tính vào giá thành công trình [như thiên tai, dịch bệnh,…]
  • Xác định tổng vốn đầu tư thực tế vào công trình.
  • Xác định giá trị tài sản cố định và phân loại tài sản cố định.
  • Xác định đầy đủ giá trị tài sản cố định, tài sản lưu động của công trình đã chuyển giao cho đơn vị khác sử dụng để hạch toán tăng giảm vốn đầu tư.

Như vậy, tùy theo quy mô, tính chất công trình mà hồ sơ, quy trình quyết toán được chuẩn bị và thực hiện sao cho phù hợp với quy định hiện hành.

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng cụ thể là việc thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo các quy định tại Nghị định quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

Thanh toán vốn đầu tư xây dựng trong trường hợp nào?

Tại Điều 34 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về thanh toán vốn đầu tư xây dựng cụ thể như sau:

- Việc thanh toán, thời hạn thanh toán vốn đầu tư xây dựng:

+ Dự án sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công;

+ Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư chịu trách nhiệm về giá trị đề nghị thanh toán trong hồ sơ đề nghị thanh toán theo quy định; cơ quan thanh toán vốn đầu tư không chịu trách nhiệm về tính chính xác của giá trị đề nghị thanh toán trong hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư. Trong quá trình thanh toán, trường hợp phát hiện những sai sót trong hồ sơ đề nghị thanh toán, cơ quan thanh toán vốn đầu tư thông báo bằng văn bản để chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

- Nghiêm cấm cơ quan thanh toán vốn đầu tư và chủ đầu tư tự đặt ra các quy định trái pháp luật trong việc thanh toán vốn đầu tư xây dựng.

Quy trình thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng và vốn đầu tư xây dựng được thực hiện như thế nào?

Quy trình quyết toán vốn đầu tư xây dựng năm 2022?

Theo Điều 35 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về quyết toán vốn đầu tư xây dựng cụ thể là:

- Dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn khi cấp có thẩm quyền có văn bản dừng hoặc cho phép chấm dứt thực hiện dự án.

- Vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt hoặc được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

- Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng để đưa công trình, của dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được phê duyệt; hợp đồng xây dựng đã ký kết theo quy định của pháp luật kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được phê duyệt. Riêng dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

- Nhà thầu có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng làm cơ sở quyết toán vốn đầu tư.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt; lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng và quy đổi vốn đầu tư xây dựng để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 09 tháng kể từ ngày công trình được ký biên bản nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Đối với hạng mục công trình độc lập hoặc công trình thuộc dự án có nhiều công trình được hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng, trường hợp cần thiết phải quyết toán ngay thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

- Cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán có trách nhiệm thực hiện thẩm tra, phê duyệt quyết toán chậm nhất là 09 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quyết toán theo quy định.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án tại cơ quan thanh toán vốn đầu tư trong vòng 06 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Trường hợp dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán chưa được bố trí đủ vốn, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo Người quyết định đầu tư và các cơ quan liên quan bố trí vốn để giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án theo quy định.

- Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, sau khi kết thúc niên độ ngân sách, chủ đầu tư thực hiện việc quyết toán, sử dụng vốn đầu tư theo niên độ theo quy định của Bộ Tài chính.

- Chủ đầu tư chậm thực hiện quyết toán theo quy định tại khoản 5 Điều này bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.

- Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư:

+ Đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, giao cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công và các dự án thành phần sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

+ Đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoặc ủy quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành;

+ Đối với dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì thẩm quyền phê duyêt quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, giao cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công và các dự án thành phần sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công; đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoặc ủy quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành và đối với dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Hồ sơ quyết toán công trình bao gồm những gì?

Hồ sơ thanh quyết toán bao gồm các giấy tờ – Hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng gồm: Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng, biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, phiếu yêu cầu nghiệm thu. – Nhật ký thi công công trình và kết quả thí nghiệm mẫu vật liệu. – Bản vẽ hoàn công. – Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công.

Hồ sơ Đề nghị thanh toán gồm những gì?

Hồ sơ tạm thanh toán bao gồm: Biên bản nghiệm thu khối lượng hoặc Biên bản xác nhận khối lượng [nếu chưa đủ điều kiện để nghiệm thu], Bảng tính giá trị thanh toán phát sinh [tăng hoặc giảm]; Bảng tính giá trị tạm thanh toán và Đề nghị tạm thanh toán.

Khi nào làm hồ sơ quyết toán?

Đối với tổ chức trả thu nhập: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quyết toán thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 03 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. - Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế: Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 04 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

Thanh quyết toán công trình xây dựng là gì?

Có thể hiểu thanh quyết toán là tổng kết giá trị cuối cùng của công trình xây dựng đó để chủ thể là bên giao thầu thanh toán cho chủ thể là bên nhận thầu. Chủ thể là bên giao thầu cần xác nhận công trình có đúng với thỏa thuận ban đầu hay không thì mới tiến hành thanh toán.

Chủ Đề