Các chất ma túy ở thể rắn là gì năm 2024

Tác hại của ma túy là vô cùng nguy hiểm, nó hủy hoại không chỉ cá nhân những người nghiện mà còn phá hủy tất cả những gì ở nơi nó xuất hiện và tồn tại. Càng gần ma túy thì càng xa cuộc đời, đến với ma túy là đến với sự hủy diệt...Người nghiện sẽ mất dần sự nhận thức sáng suốt, có thể hủy hoại mọi thứ chỉ để đáp ứng nhu cầu sử dụng ma túy, không còn cảm nhận được mọi hậu quả….

Do đó, công tác phòng, chống ma túy không chỉ là trách nhiệm của riêng một cá nhân hay một cơ quan nào, mà cần có một phong trào quần chúng rộng khắp và phải có tính xã hội cao. Thực hiện theo Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Quận 8, để hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy [tháng 6] và Ngày toàn dân phòng, chống ma tuý [ngày 26/6]; Phòng Tư pháp Quận 8 [Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Quận 8] thực hiện sổ Hỏi – Đáp pháp luật về phòng, chống ma túy nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân về công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, góp phần kiềm chế nạn ma túy trong đời sống; tạo môi trường lành mạnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội./.

Ma túy là gì? Các loại chất ma túy thường gặp?

Trả lời:

Thông thường chúng ta vẫn hiểu rằng ma túy là thuốc phiện, bạch phiến [hêrôin], hồng phiến. Điều đó là đúng nhưng chưa đủ. Hiểu một cách chung nhất, ma túy là những chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp mà khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ gây nên trạng thái khác lạ, làm thay đổi chức năng của cơ thể, đặc biệt đối với chức năng của não do việc làm tăng, giảm hoặc làm gián đoạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương, từ đó làm thay đổi trạng thái tinh thần. Theo Luật phòng, chống ma túy, chất ma túy là các chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng [chất gây nghiện], các chất kích thích ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng [chất hướng thần]. Chính phủ có thẩm quyền quy định cây có chứa chất ma túy và ban hành danh mục các chất ma túy.

Trên bình diện quốc tế, các quốc gia ký kết hoặc gia nhập Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 [đã được sửa đổi theo Nghị định thư năm 1972 sửa đổi Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961] và Công ước về các chất hướng thần năm 1971 đã thống nhất các danh mục về chất ma túy và chất hướng thần cần phải được kiểm soát chặt chẽ.

Ma túy thường được chiết xuất từ cây thuốc phiện [cây anh túc], cây cần sa, cây cô ca và một số loại cây khác. Theo các danh mục trên, các chất ma túy bao gồm rất nhiều loại và có thể được sửa đổi, bổ sung. Các loại ma túy thường thấy là thuốc phiện [á phiện], loại nhựa lấy trực tiếp từ vỏ quả thuốc phiện, có màu đen; moóc phin được chế từ thuốc phiện, có màu trắng, vị đắng, không mùi, dễ hòa tan, mạnh hơn thuốc phiện; bạch phiến hay còn gọi là thuốc phiện trắng, tinh chế từ thuốc phiện và moóc phin; ngoài ra còn có côcain, côđêin, ma túy hướng thần, ma túy kích thích Amphetamine và Ecstasy…

Các dấu hiệu để nhận biết người bị nghiện ma túy?

Trả lời:

Theo tài liệu của Ủy ban quốc gia phòng chống ma tuý thì có các cách nhận biết một người đã nghiện ma tuý qua các biểu hiện sau đây:

  • Thay đổi bất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy muộn, ngày ngủ nhiều.
  • Hay tụ tập, đi lại với những người không có công ăn việc làm, không lao động, không học hành, hay chơi thân với người nghiện ma tuý.
  • Đi lại có quy luật, mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó dù có đang bận việc gì cũng tìm cách kiếm cớ để “đi”.
  • Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người [kể cả người thân trong gia đình].
  • Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, nói dối, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt.
  • Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo vệ sinh cá nhân, nếu là học sinh thì thường đi muộn, trốn học, lực học giảm sút, ngồi học trong lớp hay ngủ gà ngủ gật.
  • Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền người thân, hay bán đồ đạc cá nhân và của gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt.
  • Túi quần, áo, cặp sách, phòng ở thường có nhiều thứ như: giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm xi lanh, kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện, gói nhỏ hêrôin.
  • Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khủy tay, mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ.
  • Đối với người đã nghiện nặng, ngoài các dấu hiệu trên còn biểu hiện: sức khỏe giảm sút rõ rệt; thường xuyên ngáp vặt; mắt lờ đờ, da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm.

Với tính chất kích thích và dễ gây phản ứng của ma túy, phải chăng tất cả các hành vi liên quan đến ma túy đều bị nghiêm cấm?

Trả lời:

Theo Điều 39, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân thì “Các loại thuốc có độc tính cao, các thuốc và chất dễ gây nghiện, gây hưng phấn, ức chế tâm thần chỉ được dùng để chữa bệnh và nghiên cứu khoa học”.

Xuất phát từ các tính năng, tác dụng và giá trị dược tính của các chất ma túy, việc sử dụng chất ma túy cho các mục đích y học và khoa học là không thể thiếu. Như vậy, không phải tất cả các hành vi liên quan đến ma túy đều bị nghiêm cấm.

Theo Khoản 2, Điều 2, Luật Phòng, chống ma túy, các hoạt động liên quan đến ma túy được xem là hợp pháp bao gồm các hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh các chất ma túy, tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 3, Luật Phòng, chống ma túy bao gồm:

- Trồng cây có chứa chất ma tuý;

- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

- Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý;

- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý;

- Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có;

- Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý;

- Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống ma tuý;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý;

- Các hành vi trái phép khác về ma tuý.

Phòng, chống ma túy gồm những nội dung gì?

Trả lời:

Phòng, chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy. Như vậy, phòng, chống ma túy bao hàm các nội dung cơ bản sau:

  • Phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống lại tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy;
  • Cho phép, theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy và phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó vào mục đích khác;
  • Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy;
  • Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy;

Phòng, chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội. Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan tổ chức tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm về ma túy và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; kết hợp phòng, chống tệ nạn ma túy với phòng, chống các loại tội phạm. HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác; hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động phòng, chống ma túy.

Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì trong phòng, chống ma túy?

Trả lời:

Điều 7, Điều 8, Điều 11 và Điều 12 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng chống ma túy như sau:

- Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, cung cấp nhanh chóng các thông tin về tệ nạn ma tuý cho cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết kịp thời những thông tin, tố giác về tệ nạn ma tuý.

- Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma tuý; tham gia triệt phá cây có chứa chất ma tuý do chính quyền địa phương tổ chức.

- Tại các vùng phải xoá bỏ cây có chứa chất ma tuý, các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma tuý; quy hoạch cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thị trường phù hợp để nhân dân chuyển hướng sản xuất có hiệu quả.

- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức phòng, chống ma tuý ở cơ quan, đơn vị mình; phòng ngừa, ngăn chặn cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia tệ nạn ma tuý; tuyên truyền, động viên cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn ma tuý.

- Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nhận thức rõ về tác hại của ma tuý; chủ trương, chính sách, pháp luật, biện pháp của Nhà nước về phòng, chống ma tuý.

Luật phòng, chống ma túy sửa đổi năm 2008 quy định cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân được tiến hành các hoạt động gì để phòng, chống ma túy hiện nay?

Trả lời:

Điều 13 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy năm 2008 quy định:

1. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân được tiến hành các hoạt động sau đây:

  1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các hoạt động ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy;
  1. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết để phát hiện tội phạm về ma túy;
  1. Trưng cầu giám định mẫu vật, mẫu phẩm sinh học cần thiết để phát hiện tội phạm về ma túy;
  1. Yêu cầu cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, tình hình tài chính và tài khoản tại ngân hàng khi có căn cứ cho rằng có hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 8 Điều 3 của Luật này [Trồng cây có chứa chất ma túy; Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy; Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy; Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội về ma túy mà có; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy]

đ. Yêu cầu cơ quan bưu điện mở bưu kiện, bưu phẩm để kiểm tra khi có căn cứ cho rằng trong bưu kiện, bưu phẩm đó có chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

  1. Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố giác, người làm chứng và người bị hại trong các vụ án về ma túy.

2. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này theo yêu cầu của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy.

3. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan Hải quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan công an, các cơ quan hữu quan khác thực hiện và áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần tại khu vực hoặc địa bàn quản lý, kiểm soát.

4. Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy trong việc thực hiện, phối hợp thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

“Tháng hành động phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy” là ngày tháng nào? Trong những ngày tháng đó có hoạt động gì nổi bật?

Trả lời:

Quyết định số 93/2001/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ quy định hằng năm lấy tháng 6 là “tháng hành động phòng, chống ma túy” và ngày 26 tháng 6 là “ngày toàn dân phòng, chống ma túy”

Trong “tháng hành động phòng, chống ma túy” và “ngày toàn dân phòng, chống ma túy” hằng năm Bộ Công an – Cơ quan Thường trực phòng, chống ma túy của Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các thành viên của Ủy ban Quốc gia và các Bộ, liên ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQVN và các tổ chức thành viên của Mặt trận chỉ đạo tăng cường các hoạt động phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy trong toàn quốc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia phòng, chống ma túy; động viên khen thưởng những tập thể, các nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống ma túy.

Chính phủ thường phát động những đợt cao điểm phòng, chống ma túy nhân “tháng hành động phòng, chống ma túy” và “ngày toàn dân phòng, chống ma túy”.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI PHẠM MA TÚY:

Tổ công tác của Công an huyện T đã bắt quả tang ông D trồng cây thuốc phiện tại nhà. Ông T có vi phạm Luật Hình sự không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 247, Bộ luật Hình sự năm 2015 thì tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý thì bị xử lý hình sự như sau:

1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
  1. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  1. Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  1. Có tổ chức;
  1. Với số lượng 3.000 cây trở lên;
  1. Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Chất ma túy là gì lấy ví dụ?

Ma túy [hay trong khẩu ngữ thường được gọi là mai thuý, đồ] là tên gọi chung chỉ những chất kích thích thần kinh có hiệu ứng gây ngủ. Tại đa số các nước, từ này đã trở nên đồng nghĩa với các hợp chất opioid, thường là morphine và heroin, cũng như dẫn xuất của nhiều hợp chất được tìm thấy trong mủ thuốc phiện thô.nullMa túy - Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Ma_túynull

Khái niệm về chất ma túy là gì?

Ma túy là những chất có tính gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Khi đưa vào cơ thể người dưới bất kỳ hình thức nào, ma túy làm thay đổi tâm trạng, ý thức và hành vi của người sử dụng nó. Nếu lạm dụng ma túy con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương, nguy hại cho người sử ụng và cộng đồng.nullKIẾN THỨC VỀ MỘT SỐ LOẠI MA TÚY CƠ BẢN - Thông báocongan.baria-vungtau.gov.vn › kien-thuc-ve-mot-so-loai-ma-tuy-co-bannull

Có bao nhiêu loại ma túy hiện nay?

Dựa vào nguồn gốc của ma tuý, người ta phân chia thành 3 loại: Ma túy có nguồn gốc tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp. Ma túy tự nhiên: Đây là các chất ma tuý có sẵn trong tự nhiên, là alcaloid của một số thực vật như cây thuốc phiện [anh túc], cây cần sa [cây gai dầu], cây coca [cocain].nullNhững điều cần biết về ma túy | Vinmecwww.vinmec.com › suc-khoe-tong-quat › nhung-dieu-can-biet-ve-ma-tuynull

Ma túy là chất chiết xuất từ những nguyên liệu chính gì?

Câu 1: Ma túy là gì? Trả lời: Theo từ điển tiếng Việt thì Ma tuý là tên gọi chung các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện. Những chất gây nghiện có thể được chiết xuất từ cây thực vật như cây Anh Túc [cây thuốc phiện], cây Côca, cây cần sa, cây khác…null30 CÂU HỎI ĐÁP VỀ MA TÚY, TỆ NẠN XÃ HỘItuyentruyenphapluat.tphcm.gov.vn › index.php › docfaq › 30-câu-hỏi-đáp...null

Chủ Đề