Các chế độ chụp trên máy ảnh Canon

Máy ảnh số thường có chế độ chụp tự động - Auto giúp người sử dụng có được những tấm ảnh khá đẹp mà không cần phải biết nhiều về kỹ thuật chụp ảnh. Tuy nhiên đó chỉ là khi chụp ở các điều kiện thông thường và không phải lúc nào máy ảnh cũng thiết lập chính xác. Trong một số trường hợp nếu bạn biết cách sử dụng các chế độ chụp của máy ảnh số sẽ thì bạn sẽ có được những tấm ảnh đẹp hơn.

Sử dụng các chế độ chụp của máy ảnh số

Hầu hết các máy ảnh số đều được trang bị sẵn núm xoay tròn giúp chọn nhanh các chế độ chụp để thuận tiện cho người sử dụng. Khi muốn sử dụng chế độ chụp nào thì bạn chỉ cần xoay tới vị trí đó là được.

Sau đây là cách sử dụng các chế độ chụp thông dụng của máy ảnh số

cách sử dụng các chế độ chụp thông dụng của máy ảnh số

1

Auto

Chế độ chụp tự động hoàn toàn, tất cả các thông số đều do máy ảnh quyết định, các nút chức năng khác đều bị vô hiệu. Chế độ này thích hợp với người mới sử dụng, chưa nắm rõ các chức năng của máy ảnh số.

Tuy nhiên, trong điều kiện ánh sáng không lý tưởng, có thể khá khó khăn để bạn có được tấm ảnh như bạn mong muốn.

2

Program

Chế độ chụp theo chương trình lập sẵn. Máy ảnh sẽ tự tính toán và đưa ra các thông số đã được lập trình sẵn, chỉ có một số ít chức năng hoạt động để hỗ trợ thêm. Đây là chế độ bán tự động, thích hợp với người chụp vừa muốn sử dụng chế độ tự động nhưng cũng muốn thiết lập thêm vài thông số khác như điều chỉnh ánh sáng, bật/tắt đèn Flash,... để phù hợp với điều kiện thực tế.

3

Tv - Time Value hoặc S - Shutter Priority

Chế độ chup ưu tiên tốc độ, bạn sẽ chọn tốc độ muốn chụp và máy ảnh sẽ tính toán các thông số khác để đạt được độ sáng cần thiết cho ảnh chụp. Chế độ này thích hợp để chụp các chủ thể có tốc độ cao như chụp đối tượng đang chuyển động nhanh,...

Trong chế độ này bạn vẫn có thể kiểm soát nhiều thông số khác như ISO, bù phơi sáng và cân bằng trắng.

4

Av - Aperture Value hoặc A - Aperture Priority

Chế độ chup ưu tiên khẩu độ, bạn sẽ chọn khẩu độ muốn chụp và máy ảnh sẽ tính toán các thông số khác để đạt được độ sáng cần thiết cho ảnh chụp. Chế độ này thích hợp để nhấn mạnh chủ thể muốn chụp, chỉ có chủ thể chính rõ nét còn các chủ thể khác và hậu cảnh bị mờ,...

Chế độ này rất lý tưởng nếu bạn muốn kiểm soát độ sâu trường ảnh của mình nhưng cũng muốn tăng tốc độ chụp ảnh lên một chút. Trong chế độ này bạn vẫn có thể kiểm soát nhiều thông số khác như ISO, bù phơi sáng và cân bằng trắng.

5

Manual

Chế độ điều chỉnh tay, bạn sẽ sử dụng tất cả các chức năng của máy để thiết lập các thông số như tốc độ chụp, độ mở của ống kính, ánh sáng,... Chế độ này thích hợp với những người chuyên nghiệp, biết cách tính toán các thông số để chụp được tấm ảnh như ý.

Mặc dù lúc đầu có thể bạn cảm thấy hơi sợ và thực sự có thể mất một thời gian để làm quen với việc chỉnh tay các thông số, nhưng nó chắc chắn là nỗ lực đáng giá. Cuối cùng, rất có thể bạn sẽ thấy mình chụp ở chế độ này hầu hết thời gian.

6

No Flash

Chế độ chụp không cần đèn Flash. Thông thường khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu như trong nhà, trong bóng râm, đêm tối,... đèn Flash sẽ tự động bật lên để chiếu sáng cảnh chup. Tuy nhiên, trong một số trường hơp bạn muốn chụp ảnh có ánh sáng như thực tế thì có thể tắt đèn Flash.

Khi sử dụng chế độ này, bạn hãy cẩn thận giữ vững máy ảnh và không rung tay nếu không ảnh chụp sẽ bị nhòe. 

7

Portrait

Chế độ chụp chân dung. Máy ảnh sẽ tính toán độ sâu trường ảnh để làm nổi bật chân dung của người được chụp. Chế độ này thích hợp chụp ảnh chân dung cận cảnh.

8

Landscape

Chế độ chụp phong cảnh. Máy ảnh sẽ điều chỉnh độ sâu trường ảnh để toàn bộ cảnh chụp sẽ có độ nét cao. Chế độ này được dùng để chụp phong cảnh hoặc khi bạn muốn tất cả chi tiết trong ảnh đều rõ nét.

9

Kid - Child

Chế độ chụp trẻ nhỏ. Chế độ này dùng để chụp ảnh khi trẻ nhỏ đang hoạt động, chơi đùa,... máy ảnh sẽ cho phép bạn đóng khung và chọn chủ thể muốn chụp trước khi bạn bắt đầu chụp ảnh. Sau khi đóng khung, máy ảnh sẽ theo dõi và lấy nét chủ thể chuyển động đó để giúp bạn chụp nhanh hơn với hình ảnh rõ hơn.

10

Sport

Chế độ chụp ảnh thể thao. Máy ảnh sẽ tự động tính toán để chọn tốc độ chụp thích hợp với chủ thể chuyển động sao cho hình ảnh rõ nét. 

11

Macro - Close-up

Chế độ chụp gần cận ảnh. Chế độ này giúp chụp rõ nét các chủ thể ở khoảng cách rất gần, khoảng từ 5cm đến 50cm.

12

Night Portrait

Chế độ chụp ảnh chân dung ban đêm. Máy ảnh sẽ tính toán các thông số ánh sáng và tốc độ chụp để làm sáng chủ thể muốn chụp và hậu cảnh xung quanh. Chế độ này dùng để chụp lúc trời tối, ban đêm.

13

Guide

Chế độ trợ giúp của máy ảnh. Máy ảnh sẽ hướng dẫn bạn cách chup ảnh cũng như cách thiết lập các thông số khác.

14

A-DEP - Automatic Depth of Field

Chế độ chụp với độ sâu trường ảnh tự động. Độ sâu trường ảnh là thuật ngữ được dùng để diễn tả vùng rõ nét của ảnh. Với chế độ A-DEP, máy ảnh se tự nhận biết phần nào trong ảnh của bạn cần được lấy nét và máy ảnh chọn khẩu độ tương ứng để đảm bảo các chi tiết trong ảnh đều có độ nét phù hợp.

Máy ảnh sẽ tự động chọn khẩu độ và sau đó sẽ điều chỉnh thời gian phơi sáng cho phù hợp. Bạn vẫn giữ một số quyền kiểm soát đối với các tính năng khác như ISO, bù phơi sáng và cân bằng trắng.

15

Custom  

Chế độ thiết lập sẵn dành cho người sử dụng. Máy ảnh cho phép bạn thiết lập sẫn các thông số tùy ý và ghi nhớ lại để sau này bạn có thể sử dụng nhanh khi cần thiết.

Các chế độ chụp trong Special Scene

Các chế độ chụp trong Special Scene

Trên một số máy ảnh bạn sẽ thấy có thêm chế độ SCN  - Special Scene. Đây là một tập hợp các kiểu chụp dành cho các cảnh cụ thể. Khi chọn chế độ này, trên màn hình của máy ảnh sẽ xuất hiện môt danh sách các kiểu để bạn lựa chọn. Bạn hãy sử dụng các phím mũi tên để chọn tiếp các kiểu chụp được lập trình sẵn dành cho các cảnh đặc biệt. Đây là cách tốt nhất để nói cho máy ảnh biết là bạn đang muốn chụp cài gì thay vì để cho nó tự đoán bằng chế độ tự động.

  • Foliage - Chụp cây, hoa, lá...
  • Snow - Chụp giữa trời có tuyết.
  • Beach - Chụp ở bãi biển.
  • Fireworks - Chụp pháo hoa.
  • Underwater - Chụp dưới nước.
  • Indoor - Chụp trong nhà.
  • Kids & Pets - Chụp trẻ em và các con vật.
  • Night Snapshot - Chụp cảnh ban đêm.

Các ký hiệu và thuật ngữ có thể khác nhau tùy theo máy ảnh. Bạn có thể không nhất thiết phải áp dụng đúng các chế độ chụp mà có thể áp dụng các chế độ chụp khác nhau tùy theo hoàn cảnh chụp để có được tấm ảnh như ý.

Gửi ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc của
bạn về bài viết này!

Xin vui lòng nhập chính xác địa chỉ Email của bạn để nhận được thư trả lời.

Hiện nay việc sở hữu một chiếc máy ảnh là một điều khá dễ dàng, giá cả cũng khá là dễ chịu, và đặc biệt là các máy ảnh đã qua sử dụng. Đối với nhiều người mới thì đôi khi việc chọn chế độ chụp khá là khó khăn vì thói quen dùng smartphone hay máy ảnh compact chỉ cần giơ máy lên và chụp nên việc sử dụng máy ảnh ống kính rời có chút khác biệt, dĩ nhiên là máy ảnh DSLR cũng có chế độ giơ lên và chụp như các dòng máy ảnh compact hay smartphone. Vậy với máy ảnh DSLR nó có những chế độ nào và khác gì so với các máy ảnh du lịch, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

1, Đầu tiên đó là chế độ Auto

Chế độ này thường ký hiệu là A+, chữ i và biểu tượng máy ảnh hoặc chữ Auto  và có màu xanh khác với màu các chế độ còn lại. Đối với chế độ này, nó sẽ giống như máy ảnh du lịch hay smartphone,bạn chỉ cần giơ máy lên để cho máy tính toán các thông số và chụp thôi, chế độ này rất tiện lợi vì ta không cần điều chỉnh nhiều đặc biệt đối với người không chuyên. Với chế độ này một người  không chuyên cũng có thể sử dụng dễ dàng vì các thông số như khẩu độ, tốc độ màn trập cũng như ISO do máy thực hiện hết, bạn chỉ cần giơ lên lấy nét và chụp, nhưng bạn cần chú ý là vì chế độ tự động nên hình dễ bị rung vì máy có thể tính toán sai và cho tốc độ chụp khá thấp dẫn đến hình bị rung và nhòe. Vì thế các bạn cần tìm hiểu thêm các chế độ tiếp theo.

2, Chế độ ưu tiên khẩu độ.

Chế độ này với máy Canon ký hiệu là Av, Nikon và Sony ký hiệu là A, với chế độ này người dùng có thể điều chỉnh khẩu độ của ống kính còn các thông số còn lại máy sẽ tự xử lý, chế độ này thường được sử dụng nhiều kể cả nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Thường được sử dụng khi chụp chân dung hay chụp sự kiện với khoảnh khắc nhanh và ít khi lặp lại, nếu bạn sử dụng chế độ chỉnh tay hoàn toàn thì vô tình sẽ bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp mà có thể sẽ không quay trở lại.

3, Chế độ ưu tiên tốc độ chụp.

Chế độ này ký hiệu trên máy Canon là Tv còn trên máy ảnh Nikon và Sony là S [Viết tắt của từ Speed]. Chế độ này cho phép bạn điều chỉnh được tốc độ màn trập, còn các thông số còn lại như độ nhạy sáng ISO, khẩu độ của ống kính sẽ do máy điều chỉnh. Chế độ này thích hợp cho việc chụp thể thao cũng như  các hoạt động chuyển động nhanh, chống mờ hình ảnh do rung làm nhòe ảnh.

4, Chế độ chỉnh tay hoàn toàn.

Chế độ này ký hiệu là M [Viết tắt của từ Manual] cho phép bạn tùy chỉnh hoàn toàn các thông số của máy như khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO. Vậy 3 thông số này có liên quan gì đến nhau các bạn tham khảo bài viết Tìm hiểu khẩu độ, tốc độ và ISO của máy ảnh nhé. Cả 3 yếu tố này liên quan mật thiết với nhau, một thông số giảm thì 1 trong 2 thông số còn lại tăng lên để bù lại cho cân bằng. Chế độ này thường dùng cho những người đã hiểu biết về các thông  số của máy ảnh và dành cho ai yêu thích thể loại phơi sáng. Chế độ này thường được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng như các studio sử dụng để tạo ra nhiều hiệu ứng đẹp mắt.

5, Chế độ chụp bán tự động.

Chế độ này ký hiệu là P, nó cho phép bạn điều chỉnh một vài thông số cơ bản và cũng tương tự như chế độ auto. Với chế độ này người dùng không cần trực tiếp tác động lên các thông số như khẩu độ hay tốc độ của máy mà chỉ có thể điều chỉnh ISO, các thông số cơ bản của máy, flash… Chế độ này cũng dành cho người mới học chụp ảnh.

Đối với các chế độ này đối với người tập chụp nên sử dụng chế độ auto và chế độ P, người chuyên nghiệp hơn  nên sử dụng các chế độ còn lại nhằm kiểm soát toàn bộ thông số của máy để tạo ra những bức hình ưng ý nhất. Vừa rồi là bài viết Tìm hiểu các chế độ của máy ảnh dslr hi vọng sẽ giúp cho các bạn một số kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh. Chúc các bạn có nhiều tấm hình đẹp.

Và ngoài ra các nhiều chế độ khác như CA, C1, C2 hay U1, U2, SCN… cả nhà xem video hướng dẫn chi tiết nhé:

Các dòng máy ảnh Mirrorless và DSLR hiện nay sử dụng được các dòng lens MF của máy phim để sử dụng rất tốt mà giá lại rẻ chỉ cần mua ngàm chuyển chỉ 100-200 nghìn đồng. Chi tiết các bạn có thể tham khảo tại MayAnhCuSaiGon.Com hoặc mua các phụ kiện cần thiết và chất lượng cho máy ảnh online các bạn tại Shopee Phụ Kiện Ảnh nhé. Chúc các bạn có thể mua được lens ưng ý.

Video liên quan

Chủ Đề