Nhà máy thủy điện đa nhim - hàm thuận

[HNMO] - Ngày 12-12, tại xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, Công ty Cổ phần thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi [thuộc Tổng Công ty Phát điện 1- Tập đoàn Điện lực Việt Nam] khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Đa Nhim mở rộng. Tham dự lễ khởi công có Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh: Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JICA [đơn vị tài trợ vay vốn cho dự án]…

Dự án mở rộng Nhà máy thủy điện Đa Nhim do Công Cổ phần thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi làm Chủ đầu tư, có quy mô 1 tổ máy lắp mới, công suất định mức 80 MW, có tổng mức đầu tư của Dự án trên 1.952 tỷ đồng, tương đương 92.277.000 USD, tỷ giá 1 USD = 21.160 đồng [Nhà máy hiện hữu được xây dựng từ năm 1960 gồm 4 tổ máy, công suất định mức 4x40MW], sau khi hoàn thành sẽ nâng tổng công suất của Nhà máy Đa Nhim từ 160 MW lên 240 MW. Các hạng mục xây dựng mới công trình mở rộng Nhà máy thủy điện Đa Nhim gồm: Cửa nhận nước; đường hầm áp lực, tháp điều áp, nhà van, đường ống áp lực, nhà máy [hồ chứa, đập dâng và đập tràn, kênh xả sử dụng dùng chung của nhà máy hiện hữu]. Tổng diện tích chiếm đất của dự án là 31,25 ha. Dự án không phải di dân, tái định cư. Dự án mở rộng Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim sử dụng vốn vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức [ODA] của Chính phủ Nhật Bản [85%] và vốn đối ứng của chủ đầu tư [15%]. Theo tiến độ kế hoạch, nhà máy sẽ được hoàn thành và đưa vào vận hành thử nghiệm tổ máy trong quý I-2018 và vận hành thương mại trong quý II-2018. Khi đi vào vận hành, Nhà máy thủy điện Đa Nhim sẽ chuyển chế độ vận hành từ chạy nền sang chạy tăng công suất phủ đỉnh, góp phần tăng tính ổn định cho Hệ thống điện Quốc gia, duy trì ổn định cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư vùng hạ lưu nhà máy. Khi đi vào hoạt động, Nhà máy sẽ góp phần đảm bảo cung cấp điện cho khu vực miền Nam, đặc biệt vào mùa khô và các năm cạn kiệt; giảm sản lượng điện phải truyền tải từ Bắc vào Nam; giảm tổn thất điện năng, tăng tính an toàn, ổn định, kinh tế cho hệ thống với sản lượng tăng thêm toàn nhà máy bình quân hàng năm khoảng 99 triệu kWh. Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành cho biết, Nhà máy Thủy điện Đa Nhim mở rộng có vai trò quan trọng góp phần đảm bảo cấp điện cho miền Nam từ năm 2018. Trong bối cảnh hiện nay việc xây dựng Nhà máy thủy điện Đa Nhim mở rộng có ý nghĩa quan trọng trong việc tận dụng và khai thác tối đa hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; chủ động hơn trong việc cấp nước cho tỉnh vào mùa khô, giảm tình trạng thiếu nước canh tác và sinh hoạt, để phát triển công, nông nghiệp bền vững; góp phần tăng doanh thu cho Doanh nghiệp và địa phương từ việc tăng sản lượng điện sản xuất. Và một thuận lợi nữa là Dự án không phải thực hiện di dân tái định cư.

Phát biểu tại Lễ khởi công, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải biểu dương sự nỗ lực của chính quyền tỉnh Ninh Thuận, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cổ phần thủy điện Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi sớm hoàn thành các thủ tục để dự án triển khai đúng tiến độ. Nhà máy thủy điện Đa Nhim mở rộng với công suất 80MW, khi đưa vào vận hành sẽ làm tăng sản lượng chung của Nhà máy thủy điện Đa Nhim hàng năm thêm 100 triệu kWh. Tuy giá trị sản lượng tăng thêm không lớn nhưng ý nghĩa lớn nhất của Dự án là tận dụng tài nguyên bằng việc hạn chế xả thừa, qua đó tăng hiệu quả chung của Nhà máy thủy điện Đa Nhim trong bối cảnh nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện của nước ta ngày càng khó khăn. Trong thời gian vừa qua được sự giúp đỡ của Chính phủ Nhật Bản thông qua Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật bản [JICA], Việt Nam đã nhận được nguồn tài trợ lớn cho phát triển các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; riêng EVN đã nhận được nhiều nguồn vốn tài trợ cho phát triển các dự án nguồn điện. Đối với Dự án này, EVN đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ phía JICA trong quá trình thực hiện Dự án, từ giai đoạn đàm phán hiệp định vay vốn, đến quá trình lựa chọn nhà thầu tư vấn và thi công sau này. Tổng mức đầu tư của Dự án là 1.952 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA của JICA 85%, 15% còn lại là vốn đối ứng của Chủ đầu tư. Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã gửi lời cám ơn sâu sắc đến Chính phủ Nhật Bản về sự giúp đỡ, hỗ trợ có hiệu quả. Để dự án được triển khai đạt hiệu quả và an toàn, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu EVN, Tổng công ty Phát điện 1 mà đại diện là Công ty cổ phần thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi phải bảo đảm vận hành nhà máy thủy điện Đa Nhim hiện hữu an toàn, hiệu quả; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu, thực hiện công tác xây dựng mở rộng nhà máy theo đúng các quy định hiện hành; đảm bảo an toàn lao động và thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký giữa nhà thầu và chủ đầu tư; đảm bảo tiến độ đưa tổ máy vào vận hành vào quý I năm 2018 với chất lượng cao nhất; đảm bảo môi trường trong quá trình thi công, quá trình đưa công trình vận hành cần phải được quan tâm, chú ý thường xuyên. Chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn và các đơn vị thi công phải đảm bảo thực hiện theo quy định, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện.

Đúng 10h, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phát lệnh khởi công công trình.

[PLO]- Thủy điện Đa Nhim có công suất lắp máy 160 MW với 4 tổ máy trục ngang, khởi công năm 1961, hoàn thành tháng 12-1964.

Cùng với thủy điện Ankroet [khởi công năm 1942, hoàn thành năm 1945, nằm sâu trong thung lũng Đankia - Suối Vàng, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng], Nhà máy thủy điện Đa Nhim là một trong những thủy điện có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Trong khi thủy điện Ankroet được thiết kế theo phong cách kiến trúc Pháp thì thủy điện Đa Nhim lại mang dấu ấn của người Nhật.

 Nhà máy thủy điện Đa Nhim được xây dựng với sự tài trợ của Chính phủ và nhân dân Nhật Bản.

Nhà máy thủy điện Đa Nhim là công trình thủy điện đầu tiên và nằm ở nấc thang trên cùng, khai thác tiềm năng thủy điện của hệ thống sông Đồng Nai. Nhà máy thủy điện Đa Nhim được khởi công xây dựng năm 1961 có hồ chứa [hồ Đơn Dương] và tuyến đầu mối thuộc thị trấn D’ran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng; tuyến đường ống thủy lực và nhà máy thủy điện thuộc xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

 Với độ cao cột áp 800m, nhà máy thủy điện Đa Nhim có suất tiêu hao nước rất thấp khoảng 0,56m3/kWh.

Tuyến đường ống thủy áp Nhà máy thủy điện Đa Nhim được xây dựng từ năm 1963, bao gồm hai đường ống lắp song song nhau, mỗi đường ống có chiều dài 2,257m, đường kính giảm dần từ 2m xuống 1,05m khi đến nhà máy. Hai đường ống được lắp đặt trên núi với độ nghiêng từ 20 độ đến 45 độ.

Hồ Đơn Dương, hồ chứa nước của Nhà máy thủy điện Đa Nhim.

Ngày 15-1-1964, nhà máy thủy điện Đa Nhim chính thức vận hành phát điện tổ máy số 1 và số 2, đến cuối năm 1964 thì hoàn thành toàn bộ công trình. Hàng năm, nhà máy thủy điện Đa Nhim cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 1 tỉ kWh. Bên cạnh nhiệm vụ phát điện, công trình còn cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ thâm canh nông nghiệp cho đồng bằng tỉnh Ninh Thuận với diện tích khoảng 16.000 ha.

Nhằm tận dụng nguồn nước đã qua chạy máy của nhà máy thủy điện Đa Nhim để tiếp tục sản xuất điện năng phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước, ngày 9-1-1992, Tổng công ty Điện lực Việt Nam [nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam -EVN] đã khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Sông Pha gồm 5 tổ máy trục đứng có tổng công suất 7,5MW. Đến cuối năm 1994, toàn bộ công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hàng năm, nhà máy thủy điện Sông Pha cung cấp cho hệ thống điện quốc gia khoảng 44 triệu kWh.

Nhà máy Thủy điện Đa Nhim được EVN thực hiện Dự án phục hồi hệ thống điện năm 2004 - 2006 nhằm nâng cấp hệ thống tua-bin, máy phát, hệ thống điều khiển và lắp đặt mới hệ thống thu thập số liệu thủy văn.

Năm 2015, Công ty cổ phần thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi [ĐHĐ] triển khai xây Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim với công suất 80MW/1 tổ máy. Nhà máy Đa Nhim mở rộng đã vận hành thương mại giai đoạn 1 với công suất 45MW từ ngày 22-4-2020 và sẽ vận hành 80MW trong năm 2021. 

Trong quý IV-2020, Công ty ĐHĐ phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 22-5-2020. Trong đó, toàn công ty phấn đầu hoàn thành kế hoạch sản lượng điện sản xuất đạt 2.571,12 triệu kWh, sản lượng điện thương phẩm đạt 2.543,13 triệu kWh. Công ty ĐHĐ phấn đấu đạt lợi nhuận trước và sau thuế để đáp ứng chỉ tiêu chi trả cổ tức năm 2020 theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông đã thông qua.

Hiện ĐHĐ đang quản lý, vận hành các nhà máy: Thủy điện Đa Nhim,  Đa Nhim mở rộng, Thủy điện Hàm Thuận, Thủy điện Đa Mi, Điện mặt trời Đa Mi. Từ đầu năm đến tháng 9-2020, ĐHĐ đạt sản lượng điện sản xuất 1.877 triệu KWh, sản lượng điện thương phẩm 1.862 triệu kWh.

TRUNG AN

Video liên quan

Chủ Đề