Cong văn 3722 ngay 4 thang 10 nam 2023 năm 2024

Căn cứ Quyết định số 1727/QĐ-ĐHSPKT ngày 06 tháng 09 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học;

Căn cứ Quyết định số 2163/QĐ-ĐHSPKT ngày 11 tháng 07 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung vào Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Quyết định số 1284a/QĐ-ĐHSPKT và Quyết định số 1727/QĐ-ĐHSPKT.

Phòng Đào tạo Không chính quy thông báo chuẩn đầu ra ngoại ngữ đến sinh viên hệ vừa làm vừa học, áp dụng từ Khóa 2022 là: Tiếng Anh [Toeic] tối thiểu từ 450 trở lên, hoặc các văn bằng/chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương [đính kèm QĐ số 2163/ QĐ-ĐHSPKT].

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên hệ vừa làm vừa học nộp chứng chỉ để xét đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ, Phòng Đào tạo Không chính quy thông báo:

1. Thủ tục nộp:

  • Trường hợp SV đạt chứng chỉ ngoại ngữ thi tại ETS [IIG VN], Chứng chỉ ngoại ngữ Tiếng Nhật JLPT/JLAN, sinh viên nộp Đơn xin xét đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra [theo mẫu] kèm bản photo chứng chỉ/report [không cần công chứng].
  • Trường hợp SV đạt Chứng chỉ ngoại ngữ IELTs/Aptis thi tại IDP, British Council, sinh viên nộp bản photo chứng chỉ không cần công chứng về phòng Đào tạo Không chính quy A1-407 [cô Thảo] và nhờ trung tâm cấp bản the IELTs/Aptis Test Report Form [TRF] gửi bằng đường bưu điện đến trường theo địa chỉ: Cô Lương Ngọc Thảo [Email: thaoln@hcmute.edu.vn] - Phòng Đào tạo Không chính quy – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, số 01 Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
  • Chứng chỉ còn hiệu lực tại thời điểm nộp.

2. Thời gian – địa điểm:

  • Giờ hành chính các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 tại Phòng A1-407.
  • Ngoài giờ, thứ 2, 4, 6 từ 17h30 đến 19h tại Phòng A1-406.
  • Sinh viên tại CSLK có thể nộp cho CSLK theo lịch của từng CSLK.

Các trường hợp sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ khác vui lòng liên hệ trực tiếp Phòng Đào tạo Không chính quy để được hỗ trợ.

VCCI đã công bố chỉ số xanh cấp tỉnh [PGI]. Đây là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp tại địa phương, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác.

Tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động thích ứng với tình hình dịch COVID-19

Nhằm đáp ứng công tác quản lý việc tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngay sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra sự cố, tai nạn lao động nghiêm trọng làm thiệt hại cả về người và tài sản của doanh nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội [LĐTBXH] đã ban hành văn bản số 3722/LĐTBXH-ATLĐ về việc tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động thích ứng với tình hình dịch COVID-19.

Theo đó, để kịp thời chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm quyền được làm việc an toàn của người lao động, sự phát triển ổn định của doanh nghiệp trong tình hình mới, Bộ LĐTBXH đề nghị các ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai tốt các nội dung chủ yếu sau:

1. Tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn về an toàn, vệ sinh lao động để người sử dụng lao động và người lao động thực hiện nghiêm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh; đồng thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ.

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động thích ứng với tình hình dịch COVID-19 [Ảnh minh họa]

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương:

- Ưu tiên nguồn lực cho công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động, nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động [bao gồm người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động], cải thiện điều kiện lao động nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động nói riêng, của người dân nói chung góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động. Công khai thông báo các hành vi vi phạm nghiêm trọng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng lĩnh vực và ngành nghề; ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; phòng ngừa tai nạn lao động kết hợp phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc.

- Tập trung điều tra, xử lý nghiêm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét trách nhiệm hình sự đối với tổ chức, cá nhân để xảy ra tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng.

- Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

+ Dự báo tình hình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn để tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Hướng dẫn các doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động; tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động.

3. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền vận động người sử dụng lao động quan tâm, chú ý việc xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp làm việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc; đẩy mạnh công tác tự kiểm tra; tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật An toàn, vệ sinh lao động.

4. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tăng cường tuyên truyền, vận động người lao động chấp hành tốt các nội quy, quy trình làm việc an toàn; sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tại nạn lao động, đảm bảo an toàn, sức khoẻ và tính mạng cho người lao động.

Chủ Đề