Các nam ca sĩ nhạc vàng là ai?

Thể loại này gồm thể loại con sau.

  • Ca sĩ nhạc tình tự quê hương‎ [9 tr.]

55 trang sau nằm trong thể loại này, trên tổng số 55 trang.

  • Anh Khoa

  • Carol Kim
  • Chế Linh

  • Dạ Nhật Yến
  • Duy Khánh

  • Đan Nguyên
  • Đăng Vũ

  • Gia Huy [ca sĩ]
  • Giang Hồng Ngọc
  • Giao Linh [ca sĩ]

  • Hà Thanh Xuân
  • Họa Mi [ca sĩ]
  • Hoàng Oanh
  • Hoàng Thục Linh
  • Hồng Trúc
  • Hùng Cường [nghệ sĩ]
  • Hương Lan

  • Jang Mi

  • Kha Ly
  • Kim Chi [ca sĩ]

  • Lệ Quyên [ca sĩ sinh 1981]

  • Mạnh Đình
  • Mạnh Quỳnh
  • Minh Hiếu
  • Mỹ Huyền
  • Mỹ Thể

  • Ngọc Cẩm
  • Như Quỳnh [ca sĩ]

  • Phi Nhung
  • Phương Anh [ca sĩ sinh năm 1993]
  • Phương Dung
  • Phượng Mai

  • Quang Lê
  • Quốc Đại
  • Quý Bình

  • Sơn Ca [ca sĩ]
  • Sơn Tuyền

  • Thái Châu [ca sĩ]
  • Thanh Mai [ca sĩ]
  • Thanh Phong [ca sĩ]
  • Thanh Sơn [nhạc sĩ]
  • Thanh Thúy [ca sĩ sinh 1943]
  • Thanh Tuyền [ca sĩ]
  • Thế Sơn
  • Thiên Trang
  • Tố My
  • Trang Mỹ Dung
  • Trần Thái Hòa
  • Trần Thiện Thanh
  • Trúc Mai
  • Trường Hải [nhạc sĩ]
  • Trường Vũ [ca sĩ]
  • Tuấn Ngọc
  • Tuấn Vũ

  • Y Phụng

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thể_loại:Ca_sĩ_nhạc_vàng&oldid=64908653”

Nhạc vàng là tên gọi dân dã cho các dòng nhạc trữ tình hình thành từ cuối những năm 1950 khu vực miền Nam Việt Nam. Nhạc vàng sử dụng đa dạng các điệu nhạc khác nhau như bolero, tango, dân ca cải biên, điệu slow,…..Nhạc vàng thường được phân biệt với các dòng nhạc khác bởi giai điệu, nội dung sáng tác, tiết tấu, lối hát, tư tưởng chính trị.

Bạn đang xem: Những ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng

Nhạc vàng là dòng nhạc phổ biến nhất trong giai đoạn 1980 – 2007

Nguồn gốc của nhạc vàng

Ban đầu, việc phát triển của nhạc vàng lấy nền tảng từ những ca khúc được cách tân giai đoạn 1930-1940. Do đó, nhạc vàng là bước tiếp nối từ âm nhạc cải cách. Nhạc vàng có được là nhờ phong cách tân nhạc nở rộ những năm 30,40 của thế kỷ XX kết hợp cùng với những yếu tố dân ca trữ tình đặc trưng của miền Nam bộ. Không nằm ngoài sự phát triển của các dòng tân nhạc Việt sinh ra trước năm 1975, nhạc vàng bị chi phối nhiều bởi hoàn cảnh lịch sử-chính trị Việt Nam lúc bấy giờ.

Âm nhạc màu sắc – Xuất phát của tên gọi

Nhạc vàng được phân loại theo đề xuất của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Và chính thức trở thành một khái niệm chỉ dòng nhạc khi nhạc sĩ Trần Hoàn giữ cương vị là Bộ trưởng Bộ văn hóa thể thao và du lịch.

Theo đó, âm nhạc được chia theo màu sắc. Màu vàng chỉ sự héo úa, ánh chiều hoàng hôn dùng để chỉ sự u buồn với hàm ý tiêu cực cho các bản nhạc trữ tình. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, dòng nhạc xuất phát từ miền Nam Việt Nam, khi đất nước chưa thu về một mối, nên màu vàng này chỉ màu cờ của Việt Nam Cộng Hòa. Còn ở nơi dòng nhạc này được sinh ra hay sau này là ở hải ngoại, nhạc vàng được coi như là chất liệu thay vì màu sắc. Tức là nhạc vàng với danh xưng là Golden Music [ âm nhạc quý như vàng] chứ không phải là Yellow Music [âm nhạc màu vàng]. Sau năm 1975, nhạc vàng hoàn toàn bị cấm vì bị cho là phản động, là thứ văn hóa phẩm đồi trụy. Khi đó nhạc vàng lại được hiểu theo nghĩa vàng vọt, ủy mị.

Một số nét đặc trưng cơ bản của nhạc vàng

Như đã nói ở trên, nhạc vàng được xếp vào dòng tân nhạc bởi chất liệu âm nhạc được kết hợp nhiều yếu tố dân ca, giai điệu trầm buồn, lời hát giản dị, mộc mạc. Đây là đặc điểm nổi bật của nhạc vàng so với các dòng nhạc hiện thời. Tùy theo cảm nhận của mỗi người mà nhạc vàng có những đặc điểm thu hút khác nhau. Nhưng nhìn chung, nhạc vàng sẽ đem lại cho người nghe cảm giác tinh tế, sâu lắng.

Nhạc vàng là dòng nhạc chất lượng cao, được nhiều đối tượng ưa thích

Nhạc vàng thường được nhắc đến bởi những người đã ở độ tuổi trung niên hay những người trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có không ít bạn trẻ yêu mến và chọn nghe dòng nhạc từng bị coi là “sến” này. Nhìn chung nhạc vàng không kén người nghe, nội dung thường truyền đạt những cảm xúc chân tình chạm đến trái tim người nghe, cùng với đó là lời ca lắng đọng, giản dị dễ đi sâu vào lòng người nghe nhạc.

Nhạc vàng được thể hiện bằng giọng quãng tám trầm hoặc trung. Điều đó yêu cầu người nghệ sĩ thể hiện phải có chất giọng nội lực đồng thời cần phải đưa được chất tình tứ trong giọng hát để đem đến cho người nghe cảm xúc chân thực nhất, truyền tải hết tinh thần của bài hát. Đó là lý do không phải ai cũng có thể “ngự trị” được dòng nhạc này.

Số phận nổi trôi của nhạc vàng

Nhắc đến nhạc vàng, không thể không nhắc đến quãng thời gian “ngụp lặn” của dòng nhạc này. Cùng với yếu tố lịch sử, nhạc vàng cũng có những khoảng thời gian thăng trầm trong cảnh “ngậm ngùi”.

Sau năm 1975, nhạc vàng bị gọi mỉa mai với tên “nhạc Sến”. Bị cấm đoán và coi như một văn hóa phẩm đồi trụy, lệch lạc về mặt tư tưởng. Bởi thế nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng có hoài niệm nhạc vàng với các câu hát như thế này:

“Đêm nhớ về Sài GònTiếng nhạc vàng gọi từng âm xưaÁnh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa…”

Từ những năm 1990, nhạc vàng bắt đầu được cấp phép nhưng vẫn còn “dè chừng” và “nhỏ giọt”. Điều đó làm tăng thêm sự thèm khát nhạc vàng vốn chưa bao giờ nguôi trong thị hiếu người nghe nhạc. Do đó mà thị trường buôn lậu đĩa nhạc vàng từ hải ngoại tràn lan, không thể kiểm soát.

Xem thêm: Viêm Giác Mạc: Những Triệu Chứng Dễ Nhận Biết Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

10 năm đầu của thế kỷ XX [2000-2010] là sự bùng nổ của thể loại nhạc trẻ. Lúc này dường như nhạc vàng bị chìm vào quên lãng. Phải đến sau 2010, nhạc vàng mới bước vào thời kỳ phục hưng. Khi đó, người ta gọi nhạc vàng với cái tên mĩ miều hơn là nhạc Xưa [nhạc Xưa bao gồm nhạc vàng và nhạc tiền chiến].

Từ sau năm 2013, cái tên “nhạc Bolero” được xướng lên thay thế cho “nhạc sến” và được đông đảo người nghe chấp thuận, dù tên gọi này hoàn toàn sai với khái niệm nhạc vàng. Thời điểm sau năm 2015, các ca sĩ trẻ liên tục cho ra những sản phẩm âm nhạc Bolero, album nhạc vàng để đáp ứng thị hiếu của người nghe đặc biệt là người dân Sài Gòn.

Những nghệ sĩ nổi bật trong dòng nhạc vàng

Nhắc đến dòng nhạc vàng là nhắc đến Chế Linh, Giao Linh, Hương Lan, Kim Tuyến, Lệ Quyên,…… và còn rất nhiều nghệ sĩ trẻ cũng đang từng ngày khẳng định vị trí của mình trong thể loại nhạc Xưa này.

Ca sĩ Chế Linh

Chế Linh tên thật là Jamlen, tên tiếng Việt là Lưu Văn Liên. Ông sinh năm 1942 và là một trong “tứ trụ nhạc vàng”. Ông vừa là ca sĩ vừa đóng vai trò là nhạc sĩ. Các tác phẩm của ông phải kể đến: Ly rượu đắng cay, Sầu thương chưa dứt,……

Ca sĩ Giao Linh

Ca sĩ Giao Linh tên thật là Đỗ Thị Sinh, bà được sinh ra trong một gia đình nghèo tại Sài Gòn với 7 anh chị em và không ai theo con đường nghệ thuật. Bà đam mê ca hát từ nhỏ và bắt đầu sự nghiệp ca hát vào năm 1966. Giọng hát của Giao Linh thu hút người nghe bởi vẻ trầm buồn, day dứt.

Ca sĩ Hương Lan

Hương Lan sinh năm 1956 là ca sĩ người Việt nổi tiếng cả ở Việt Nam và hải ngoại với giọng ca đa sầu đa cảm.

Ca sĩ Lệ Quyên

Là một trong những nghệ sĩ trẻ tuổi theo đuổi dòng nhạc xưa. Đỗ Lệ Quyên [1981] là một trong những cái tên đáng chú ý của dòng nhạc bolero hiện thời. Bắt đầu sự nghiệp ca hát với các bản nhạc trữ tình, nhưng đến những năm gần đây, Lệ Quyên bắt đầu bén duyên với những ca khúc nhạc xưa. Với nền tảng thanh nhạc sẵn có, cô ghi dấu trong lòng khán giả với giọng ca mùi mẫn, đầy chất tự tình.

Top 5 ca khúc nhạc vàng nổi tiếng

Chúng ta cùng lướt qua top 5 bài hát nhạc vàng được mọi người tin tưởng sử dụng nhất trong suốt thời gian vừa qua nhé. Đây đều là những bài hát có thể coi như huyền thoại và ai thích nhạc vàng cũng đều biết.

Xem thêm: " Nuôi Thâm Canh Là Gì ? Vai Trò Và Bản Chất Của Thâm Canh Nuôi Cá Thâm Canh Là Gì

1.Chuyến tàu hoàng hôn

2.Hàn Mặc Tử

3.Không bao giờ quên anh

4.Khuya nay anh đi rồi

5.Nếu đời không có anh

Nhạc Vàng, dù cho bị cấm đoán, bị thay tên đổi họ nhiều lần, nhưng nửa thế kỷ qua, nhạc vàng chưa bao giờ bị quên lãng trong lòng người yêu nhạc Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề