Các tố chất de trở thành ca sĩ là ai?

Những người có giọng hát hay thiên bẩm thường có ước mơ trở thành ca sĩ. Bên cạnh đó cũng có không ít người mặc dù không sở hữu giọng hát hay nhưng vẫn luôn cố gắng để hoàn thành ước mơ làm ca sĩ của mình. Họ mong muốn trở thành ca sĩ không đơn giản chỉ như một nghề “kiếm cơm” mà còn vì niềm đam mê. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách và hướng đi để trở thành một ca sĩ nổi tiếng là như thế nào? Nếu bạn cũng đam mê với ca hát và có ước mơ hoạt động trong lĩnh vực này, hãy cùng tham khảo các bước để trở thành ca sĩ nổi tiếng24h Thông Tin chia sẻ.



 

Khi bạn đã ước mơ trở thành một ca sĩ, đặc biệt là ca sĩ nổi tiếng, thì chỉ dựa vào giọng hát trời cho thôi là chưa đủ. Bạn cần phải không ngừng nỗ lực, không ngừng cố gắng và từ từ thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Học kỹ thuật thanh nhạc

Có nhiều người mặc dù sở hữu giọng hát rất hay nhưng lại không thể trở thành ca sĩ nổi tiếng. Ngược lại cũng có những người, mặc dù hát không hay nhưng nhờ sự cố gắng, nỗ lực và rèn luyện nên họ đã gặt hái được nhiều thành công. Chính vì vậy, việc đầu tiên bạn cần làm khi có ước mơ trở thành ca sĩ là học kỹ thuật thanh nhạc. Sau khi học được kỹ thuật thanh nhạc thì thay vì hát một cách cảm tính, bạn sẽ biết cách xử lý bài hát làm sao để chạm được đến trái tim của tất cả khán giả.

Bước 2: Định hình phong cách cho bản thân

Âm nhạc có rất nhiều thể loại như: nhạc trẻ, nhạc vàng, nhạc đỏ, nhạc dân ca, rap, ballad,....và bạn sẽ không thể nào theo đuổi tất cả các dòng nhạc cùng một lúc. Thay vào đó, bạn cần phải định hình phong cách cho bản thân để tạo được chỗ đứng trong lòng một nhóm khán giả nhất định. Có nhiều cách khác nhau để bạn định hình phong cách âm nhạc. Tuy nhiên, cách đơn giản nhất vẫn là tìm hiểu con đường, sự nghiệp âm nhạc của một ca sĩ nào đó mà bạn thần tượng. Từ đó, bạn sẽ xác định được mình cần phải hát thể loại gì, hát như thế nào và hát cho ai nghe. Bạn có thể tìm hiểu, học hỏi và định hình phong cách cho bản thân theo hướng của thần tượng nhưng không nên bắt chước để trở thành một "bản sao".
 


 

Bước 3: Tham gia các khóa học chuyên nghiệp

Bạn không thể trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp nếu chỉ tự học và không có ai chỉ dạy. Vậy nên sau khi đã định hình được phong cách cá nhân, hãy đăng ký vào các trường nghệ thuật hoặc đến các trung tâm dạy thanh nhạc uy tín. Ở đây, bạn sẽ được chỉ dạy cách luyện thanh, lấy hơi, cách hát,....Những yếu tố này sẽ giúp bạn hát nhiều bài mà không bị hụt hơi hay chênh phô.

Bước 4: Học cách trình diễn trên sân khấu

Không tự tin trước đám đông chính là một trong những rào cản khiến cho những người đam mê ca hát khó trở thành ca sĩ nổi tiếng. Vậy nên, việc học cách trình diễn tự tin trên sân khấu là hết sức cần thiết. Bạn có thể vượt qua sự tự ti, xấu hổ, nhút nhát để thể hiện giọng ca của mình bằng cách đi hát tại phòng trà, quán cà phê nhỏ, sau đó hát trước hội trường đông người và dần dần có thể mạnh dạn, tự tin để đứng trên những sân khấu lớn.
 


 

Bước 5: Phát triển phong cách riêng

Một ca sĩ như thế nào là nổi tiếng? Đó là khi chỉ cần họ cất giọng hát lên, dù không nhìn thấy mặt bạn cũng biết họ là ai. Mỗi một ca sĩ đều có chất giọng và cách xử lý bài hát khác nhau và đó chính là phong cách riêng của họ. Vậy nên để trở thành ca sĩ nổi tiếng, bạn cũng cần phải phát triển phong cách riêng cho mình. Để làm được điều này, bạn hãy thử nghiệm với những kiểu hát khác nhau và loại nhạc khác nhau, từ đó tìm ra một loại phù hợp với phong cách cá nhân cũng như chất giọng của mình.

Bước 6: “Hành nghề” ca sĩ

Hành nghề ca sĩ tức là bạn sẽ thuyết phục mọi người trả tiền để nghe bạn hát. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn sẽ theo đuổi đam mê ca hát như một nghề để “kiếm cơm”. Khi khán giả chịu bỏ tiền ra để nghe bạn hát cũng tức là bạn đã có được những thành công ban đầu. Và sau khi thành công, bạn có thể thỏa sức để thể hiện tài năng cũng như được sống với đam mê của mình. Khi mới bắt đầu “hành nghề” ca sĩ, bạn có thể tham gia một nhóm nhạc, hát tại quán café, biểu diễn ở thành phố hay thậm chí là thu đĩa để kinh doanh.
 


 

Trên đây là một số hướng dẫn về cách để trở thành ca sĩ nổi tiếng 24h Thông Tin muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn có niềm đam mê âm nhạc, ước mơ trở thành một ca sĩ sẽ biết mình phải bắt đầu từ đâu và đi trên một con đường như thế nào để thỏa mãn niềm đam mê.

Cùng viết bởi Nhân viên của wikiHow

X

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Bài viết này đã được xem 42.753 lần.

Bạn đã bao giờ mơ ước trở thành ca sĩ nổi tiếng thế giới? Dù không có con đường nào đảm bảo sẽ dẫn tới danh vọng, nhưng sau đây là một vài điều bạn có thể làm để giúp tăng thêm cơ hội này.

Các bước

  1. 1

    Quyết tâm và kiên trì. Có rất nhiều cuộc thi tìm kiếm tài năng – hàng ngàn người muốn nổi tiếng và gặp may mắn trên con đường gây dựng sự nghiệp ca hát. Hầu hết các ca sĩ thành danh đều dành nhiều năm trời luyện giọng và biểu diễn tại các chương trình ca nhạc nhỏ với mức thù lao thấp trước khi họ đổi vận. Đừng quên đi mục tiêu lớn nhất của bạn và cố gắng kiên nhẫn.

  2. 2

    Chiến thắng nỗi sợ hãi của bản thân. Khác với những gì bạn nghĩ, khá nhiều nghệ sĩ biểu diễn phải vật lộn với nỗi sợ sân khấu. Nếu đây cũng là vấn đề bạn gặp phải, hoặc nếu bạn đang sốt ruột muốn được mọi người ghi nhận tài năng, hãy tìm cách đối đầu với nỗi sợ hãi và gia tăng sự tự tin. Thường xuyên hát trước đám đông, dù là trong xe cùng những người bạn hay trên sân khấu, và nhớ rằng những lời phê bình của mọi người về bạn không phải lúc nào cũng quan trọng – điều quan trọng là bạn nỗ lực không ngừng vì ước mơ của chính mình.

  3. 3

    Đầu tiên hãy hát ca khúc mà bạn cảm thấy mình hát tốt nhất. Nếu thấy ổn, tiếp tục hát bài tủ tiếp theo. Trước khi thành công, bạn sẽ có các đêm nhạc hát lại những ca khúc chất lượng.

  4. 4

    Hít thở, hít thở thật sâu, lấy thật nhiều hơi hơn nữa cho bài hát. Đừng để bị hết hơi hoặc hát thiếu lực.

  5. 5

    Nếu bạn không có khả năng sáng tác ca khúc cho riêng mình, hãy hát lại những bài thực sự phù hợp. Nhiều ca sĩ không tự viết ca khúc nhưng điều đó không sao cả. Đặc biệt trong thời kỳ đầu, bạn mong muốn người nghe chú ý tới chất lượng giọng hát hơn là khả năng sáng tác. Lập một danh sách tầm 10 đến 15 bài của nghệ sĩ khác mà bạn thấy mình có khả năng hát tốt và tập luyện để hát ngày càng hay hơn.

    • Chọn bài khéo léo, kết hợp hài hòa giữa những ca khúc phổ biến và những bài kén người nghe. Bạn không nên chỉ tập trung vào những bài nằm trong bảng xếp hạng 40 ca khúc nổi nhất, cũng như không nên chỉ hát những bài mà ít người biết.
    • Chú trọng vào những bản nhạc kinh điển. Một cách hay để bài hát lại của bạn được chú ý là thay đổi âm sắc, nhịp hoặc nhạc cụ một cách rõ rệt, nhất là với những ca khúc nổi tiếng. So sánh các phiên bản khác nhau của “Hallelujah” hoặc ca khúc “Billie Jean” của Michael Jackson được hát lại theo phong cách nhóm Civil Wars.

  6. 6

    Hát trước đám đông bất cứ khi nào có thể. Đăng ký trình diễn tại nhiều buổi hòa nhạc để có cơ hội cất cao tiếng hát – bạn sẽ chẳng bao giờ ngờ được ai đang lắng nghe dưới hàng ghế khán giả. Hát tại những buổi tiệc cá nhân, hội chợ tỉnh, lễ khai trương cửa hàng, biểu diễn mô tô, sự kiện thể thao, cuộc thi tìm kiếm tài năng, karaoke và bất kỳ nơi nào mời bạn dù được trả thù lao hay không. Thậm chí, dù chưa gây ấn tượng tức thì cho một người đại diện đi tìm kiếm tài năng nhưng bạn vẫn đang rèn luyện kỹ năng sân khấu và làm quen với việc đứng trước đám đông.

  7. 7

    Lập một kênh YouTube. Một vài người đã trở nên thực sự nổi tiếng nhờ việc đăng tải những đoạn video ca hát của họ lên trang YouTube. Có thể kể đến Charice Pempengco, Austin Mahone, Greyson Chance và đáng chú ý nhất là Justin Bieber.

    • Nên nhớ: Mạng Internet không phải lúc nào cũng là một môi trường lý tưởng. Nếu bạn không chắc giọng mình có xuất sắc hay không, nên hoãn lại cho tới khi quá trình luyện tập đạt kết quả tốt hơn. Bạn có thể được khen ngợi trên mạng, nhưng cũng có thể gặp những người muốn dìm bạn xuống.
    • Hơn nữa, hãy luôn ghi nhớ rằng những thứ bạn đăng tải lên mạng sẽ tồn tại mãi trên đó. Vì vậy, chỉ nên đăng những thành quả mà bạn cảm thấy tự tin công khai cho bất kỳ ai xem và kể cả 10 năm sau bạn vẫn thấy tự hào về chúng.
    • Không đăng tải video lên YouTube nếu bạn chưa đủ tuổi. Nếu bạn là trẻ vị thành niên, hãy nhờ cha hoặc mẹ giúp soạn phần nội dung.

  8. 8

    Biết cách thu hút giới truyền thông. Luôn chú ý tới việc này dù ăn, hít thở hay ngủ. Tìm kiếm cơ hội được lên ảnh. Lên tiếng. Nắm lấy bất kỳ cơ hội nào có thể giúp bạn trở thành trung tâm của mọi sự chú ý. Hãy khiến bản thân được nhiều người biết đến.

  9. 9

    Môi trường. Hãy tới nơi mà các nhạc sĩ hoặc nhà sản xuất thành công thường gặp gỡ [có thể là câu lạc bộ, vũ trường] và cư xử giống như bạn là một người hoạt động trong nền công nghiệp âm nhạc, kể cả khi họ không biết bạn là ai. Tới thành phố có truyền thống âm nhạc [ví dụ như Nashville, Memphis, NYC, LA, New Orleans, Austin hoặc Las Vegas] và tạo mối quan hệ với các nhạc sĩ tại đó.

    • Tạo mối quan hệ với các nhạc sĩ khác. Bạn sẽ không bao giờ biết được ai sẽ hợp tác hoặc giới thiệu mình tới một công ty giải trí trong tương lai. Vì thế, hãy thân thiện và quan tâm tới sự nghiệp của cả người khác nữa.

  10. 10

    Luôn luôn thể hiện hết khả năng. Khi bạn đang ở trên sân khấu hay làm việc nhóm với dân chuyên nghiệp trong ngành, hãy cho họ thấy sức hút của bản thân. Cười tươi, trả lời các câu hỏi và hát bằng tất cả đam mê, kể cả khi thể trạng của bạn đang không tốt. Khả năng tạo dựng bầu không khí vui vẻ và tràn đầy năng lượng chính là một phần của ngành giải trí, tựa như bạn đang thắp sáng ánh đèn trong một căn phòng tối vậy.

    • Không thể hiện thái độ kênh kiệu với những người hâm mộ bạn. Nên nhớ người hâm mộ có thể giúp bạn từ một ca sĩ vô danh trở thành ngôi sao. Hãy ký tặng, trả lời các câu hỏi và chụp ảnh lưu niệm cùng họ sau buổi diễn.

  11. 11

    Học cách đối phó với những sự chỉ trích. Điều này vẫn xảy ra – dù cho bạn có tuyệt vời đến đâu thì vẫn có người không thích giọng hát của bạn. Ngay cả những ca sĩ nổi tiếng thế giới cũng có những người không thích họ. Bạn chỉ nên lắng nghe những lời phê bình mang tính xây dựng vì chúng thực sự có thể giúp bạn cải thiện khả năng; nếu không, hãy lờ đi. Tránh tham gia vào những cuộc tranh cãi hay ẩu đả liên quan tới ước mơ của bạn, tránh xa những ai hay hỏi vặn gây sự vì họ chỉ ghen tị mà thôi.

  12. 12

    Chấp nhận bị từ chối và tiếp tục tiến lên. Đây không phải chuyện quá phổ biến, nhưng rất nhiều nghệ sĩ vĩ đại đã từng bị từ chối vài lần trước khi được các hãng thu âm ký hợp đồng, bao gồm cả nhóm The Beatles. Nếu ai đó không muốn hợp tác với bạn, đó là tổn thất của họ - hãy tìm kiếm cơ hội khác và ngẩng cao đầu.

  13. 13

    Học cách nhận biết sự lừa đảo. Một khi việc bạn chuyên tâm theo đuổi sự nghiệp ca nhạc được công khai, bạn có thể trở thành mục tiêu săn đuổi của các tay lừa đảo cùng với những bản hợp đồng giả. Nhớ thật kỹ những điều sau:

    • Nếu một người đại diện hoặc hãng thu âm muốn ký hợp đồng với bạn, bạn sẽ không phải trả bất kỳ khoản phí nào – bạn được ký hợp đồng vì người đại diện hoặc hãng thu âm nghĩ rằng bạn có thể đem lại cho họ thật nhiều lợi nhuận, cũng như cho chính bản thân bạn. Đừng chấp nhận bất cứ bản hợp đồng nào yêu cầu bạn trả phí thu âm bản nhạc mẫu, luyện giọng hay những thứ khác. Nên nhớ: một người đại diện giỏi sẽ được trả lương sau khi bạn thành công, không phải trước đó.
    • Nếu được mời ký hợp đồng, hãy đọc thật cẩn thận. Nên đầu tư thuê một luật sư cùng xem kỹ hợp đồng với bạn. Dù có thể tốn vài trăm đô-la trả trước, nhưng về lâu dài sẽ giúp bạn tiết kiệm hàng ngàn đô.
    • Đừng bao giờ thỏa thuận bằng miệng. Luôn luôn yêu cầu làm việc trên hợp đồng bằng văn bản khi đề cập đến vấn đề tiền bạc và quyền lợi.

  14. 14

    Cân nhắc hợp tác cùng một ban nhạc [không bắt buộc]. Nếu bạn không chơi nhạc cụ, tham gia vào ban nhạc đệm cho bạn hát có thể là một quyết định sáng suốt. Dù vậy, cần nhận thức rõ rằng một khi đã tham gia ban nhạc, bạn nên chấp nhận chia sẻ ánh hào quang với các thành viên còn lại – nghĩa là không thể theo đuổi sự nghiệp mà chỉ nghĩ đến bản thân mình như khi bạn còn là nghệ sĩ độc lập. Hãy cân nhắc thiệt hơn thật cẩn thận trước khi ra quyết định.

  15. 15

    Không ngừng cải thiện. Dù bạn liên tục tham gia các lớp luyện thanh hay tự học đi chăng nữa, đừng bao giờ ngừng cố gắng cải thiện khả năng ca hát. Luyện tập đều đặn và thử thách bản thân với những điều mới mẻ. Việc thực hiện bước này sẽ giúp bạn tự tin rằng mình đạt phong độ cao nhất khi được mọi người chú ý đến về sau này.

Lời khuyên

  • Tin rằng bạn có thể làm được dù mọi người nói thế nào. Đừng để bất kỳ điều gì cản đường bạn.
  • Không quên con người thật của chính mình và đừng để sự nổi tiếng làm bạn mờ mắt. Bạn sẽ mất đi niềm tin từ những người bạn của mình.
  • Không quên cuộc sống cá nhân của bạn, chẳng hạn như tôn giáo, tín ngưỡng, gia đình hoặc bạn bè.
  • Đừng ngại nhờ giúp đỡ. Dù đó là lời khuyên về thanh nhạc từ những ngôi sao tầm cỡ hay lời phê bình ca khúc từ người hâm mộ, bạn sẽ chẳng bao giờ đủ nổi tiếng hay giàu có đến mức không cần sự giúp đỡ.
  • Là một ca sĩ, bạn không nhất thiết phải đẹp trai hay xinh gái, hãy là chính mình.
  • Nếu muốn ăn mặc theo kiểu gây sốc [như Marilyn Manson hay Lady Gaga], hãy chuẩn bị tâm lí đón nhận các lời bình thô lỗ và những lời nói thẳng. Khi nào thấy ổn thì mới mặc theo phong cách riêng của bạn. Nếu chưa sẵn sàng mặc kiểu trang phục đó, cân nhắc việc điều chỉnh phong cách thời trang sao cho phổ biến, mang tính học sinh hoặc thiếu niên hơn và nhớ luôn là chính mình. Đừng mặc theo phong cách nào đó chỉ vì nghĩ rằng bạn sẽ có nhiều người hâm mộ hơn. Việc ăn mặc nên thể hiện một phần con người bạn.
  • Những người cư xử không tốt có thể là do họ ghen tị hoặc muốn thấy bạn gặp khó khăn.
  • Hãy nhìn vào sự nghiệp của Tiny Tim, một ca sĩ quật cường và cũng là nhân vật liên quan tới chủ đề này. Nhìn vào những điều anh ấy có thể làm được và những chuyện anh ấy phải trải qua rồi nói “Không, tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc”. Tiny Tim thành công vì anh đã không bao giờ từ bỏ. Mọi người cười chê, nhưng Tiny Tim vẫn tiếp tục làm những việc anh yêu thích, với chỉ một phần tài năng và chín phần là hành động: Cố gắng và theo đuổi ước mơ. Anh đã nổi tiếng toàn quốc bởi tài năng lạ thường, sau này qua đời ngay trên sân khấu khi đang hát tại một buổi hòa nhạc.

Video liên quan

Chủ Đề