Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thang bảng lương

Skip to content

Xây dựng thang bảng lương trong công ty cổ phần là việc làm cần thiết để doanh nghiệp nộp lên cơ quan chức năng. Nếu bạn đang còn mơ hồ trong cách xây dựng thang bảng lương, hãy theo dõi bài viết dưới đây. Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn đọc cách xây dựng thang bảng lương trong công ty cổ phần.

> Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương
> Cách tính lương và hình thức để trả lương hiện nay

Bảng lương [bảng chức danh] là bảng xác định khoảng cách lương cho mỗi ngạch chức danh công việc. Bảng lương gồm một hay nhiều ngạch lương. Mỗi ngạch quy định cụ thể mức lương cho từng bậc trong ngạch lương đó số lượng bậc tối thiểu [bậc 1] đến tối đa tùy theo từng ngạch lương.

Thang lương: dùng để xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương theo trình độ lành nghề giữa những công nhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau khi họ đảm nhiệm những công việc có mức độ phức tạp khác nhau.

Mỗi thang lương gồm các bậc lương nhất định và các hệ số lương phù hợp với các bậc lương ấy.

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG VỚI MÔ HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN

1. Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương

Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định một số nguyên tắc khi xây dựng thang, bảng lương như sau:

  • Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đơn giản nhất trong điều kiện bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;
  • Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
  • Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%.  Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương làm việc trong điều kiện bình thường.

2. Xây dựng thang bảng lương trong công ty cổ phần

Việc xây dựng thang lương, bảng lương 2019 trong các doanh nghiệp có thể được thực hiện theo các bước như sau:

2.1. Thủ tục hồ sơ cần thiết

Bao gồm:

  • Công văn gửi Phòng lao động thương binh và xã hội TẠI ĐÂY
  • Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương TẠI ĐÂY
  • Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương TẠI ĐÂY
  • Xây dựng bảng hệ thống thang bảng lương TẠI ĐÂY
  • Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng TẠI ĐÂY
  • Khai trình sử dụng lao động lần đầu TẠI ĐÂY hoặc định kỳ TẠI ĐÂY [nếu chưa nộp trước đó]
  • Quy chế lương, bảng phụ cấp [xây dựng để phục vụ cho công việc quyết toán thuế TNCN và đóng BHXH] TẠI ĐÂY
  • Văn bản xác nhận không có công đoàn cơ sở do Liên đoàn lao động ký đóng dấu [nếu không có tổ chức Công đoàn cơ sở] TẠI ĐÂY

CHÚ Ý: Người lập mẫu biểu phải điền tên và số điện thoại, đi nộp trực tiếp kèm theo Giấy giới thiệu và CMND

2.2. Cập nhật mức lương tối thiểu vùng

  • Do thang lương, bảng lương được xây dựng trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Nên trước tiên, các doanh nghiệp cần phải cập nhật mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP áp dụng đối với doanh nghiệp của mình.

2.3. Thống kê các chức danh, công việc chuyên môn trong doanh nghiệp

  • Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng thang lương, bảng lương là xác định, thống kê các công việc theo từng chức danh đang sử dụng trong doanh nghiệp. Để phục vụ cho việc phân nhóm chức danh ở bước tiếp theo.
Bản tiêu chuẩn các vị tri chức danh

2.4. Phân nhóm các chức danh công việc

  • Các công việc có cùng yêu cầu trình độ đào tạo thì xếp cùng một chức danh.
  • Đồng thời xem xét thêm các yếu tố khác như kinh nghiệm làm việc, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ…

2.5. Xây dựng mức lương tương ứng

  • Sau khi phân nhóm các chức danh công việc. Cần xây dựng mức lương tương ứng cho từng nhóm dựa theo nguyên tắc như nêu trên.
Bậc lương tương ứng chức danh vị trí

2.6. Tham khảo ý kiến của công đoàn

  • Khi xây dựng thang lương, bảng lương. Doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện.

2.7. Gửi thang lương, bảng lương đến Phòng LĐTBXH

  • Sau khi hoàn thành việc xây dựng thang lương, bảng lương. Doanh nghiệp phải thang lương, bảng lương này đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh.
Hệ thống thang lương, bảng lương

Lưu ý:

Là có sự thay đổi về mức lương hoặc doanh nghiệp mới thành lập thì mới cần xây lại thang bảng lương để nộp cho Phòng Lao Động Thương Binh Và Xã Hội của Quận, Huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

>> MẪU QUY ĐỊNH HỆ THỐNG THANG BẢNG LƯƠNG PHỤ CẤP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 2018: Tải về

Sau khi xây dựng thang bảng lương trong công ty cổ phần, bạn hãy làm hồ sơ để tiến hành thủ tục đăng ký thang bảng lương tại cơ quan chức năng. Nếu doanh nghiệp còn chưa nắm rõ hãy tham khảo bài viết trên để bổ sung thêm tư liệu tham khảo nhé. 

> Mẫu quyết định tăng lương nhân viên mới nhất hiện nay
> Mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2019 theo 157/2018/NĐ-CP

wpDiscuz

Thiết kế và áp dụng thang lương là nhiệm vụ cơ bản của quản trị nhân sự. Có nhiều doanh nghiệp hiện nay không xây dựng thang bảng lương, quy chế tiền lương mà trả theo thỏa thuận từng lần với từng người. Hoặc hệ thống thang bảng lương được áp dụng hay chỉnh sửa từ quy định của Nhà nước trước đây. Có rất nhiều bất cập trong thực hiện chính sách tiền lương từ việc áp dụng như thế này, đặc biệt khi sử dụng nhiều lao động, có trình độ và đa dạng chuyên môn. Nhiều bạn làm nhân sự có hỏi về cách thiết kế thang lương. Trong phạm vi một thư tư vấn, chúng tôi chia sẻ khái quát về cách tiếp cận thiết kế một thang lương.

1. Thang lương là gì?

Thang lương là hệ thống các nhóm lương/ngạch lương và các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho người lao động, đảm bảo tính công bằng, minh bạch và cạnh tranh. Bản chất thang lương được hiểu đơn giản là một khung giá mua sức lao động của một tổ chức, doanh nghiệp.

2. Kết cấu của thang lương?

Kết cấu thang lương gồm trục dọc là các nhóm/ngạch lương và trục ngang là các bậc lương [hệ số hoặc mức tiền] tương ứng với từng nhóm/ngạch lương. Số nhóm/ngạch lương nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng các chức danh và tính chất đa dạng của các chức danh công việc trong tổ chức. Số bậc lương của mỗi ngạch phụ thuộc lớn vào độ rộng [Min - Max] của miền tiền lương chi trả một nhóm chức danh nào đó. Ví dụ: miền tiền lương mà doanh nghiệp sẵn sàng trả cho nghề kế toán là từ 7 triệu đến 12 triệu.

3. Thiết kế các nhóm/ngạch lương

Thiết kế các nhóm/ngạch lương thực chất là đánh giá và xếp hạng các “giá trị công việc” thành các nhóm lương khác nhau, từ thấp đến cao. Không thể tùy tiện đưa ra các nhóm/ngạch lương chỉ dựa trên cảm tính, hoặc bằng cấp, thâm niên. Tránh chỉ có duy nhất một ngạch lương cho tất cả các chức danh công việc. Một cách bài bản và có tính khoa học, chúng ta cần mô tả công việc cho từng chức danh rõ ràng. Sau đó, áp dụng phương pháp chấm điểm yếu tố [ví dụ Point Factor] để lượng hóa giá trị các công việc và so sánh các công việc đó với nhau. Cuối cùng, xếp hạng và phân thành các nhóm/ngạch lương nhằm đảm bảo tính công bằng giữa các giá trị công việc.

>>> TẢI SLIDE: HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ THANG BẢNG LƯƠNG

4. Thiết kế mức, bậc lương 

Số bậc lương và mức lương nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Độ rộng nhóm/ngạch lương [miền tiền lương]: tức là mức thấp nhất và cao nhất mà doanh nghiệp có thể trả cho một ngạch lương nào đó, phù hợp với thị trường lao động và chiến lược thu hút của doanh nghiệp. Ví dụ: kế toán từ 7 triệu đến 12 triệu.

Mức lương thực tế: mức lương thực tế của các chức danh hiện hưởng. Tránh hiện tượng trả quá cao hoặc quá thấp so với hiện tại, gây những bất ổn quá lớn về ngân sách và thu nhập [tức là đột biến], trừ khi mức hiện tại là rất không hợp lý. Nguyên tắc của thiết kế là đi từ mức lương thấp đến cao hơn, vì khi cao rồi rất khó điều chỉnh xuống, gây tâm lý chán nản cho người lao động.

Mức lương thị trường: thu thập và tham chiếu dữ liệu khảo sát tin cậy về mức lương thị trường của các chức danh trong công ty làm cơ sở xác lập mức lương của từng nhóm/ngạch. Thông thường sẽ bắt đầu lấy bách phân vị 50th để tham chiếu. Bạn có thể tham khảo dữ liệu báo cáo khảo sát lương trên JobCloud.vn

Mức tăng ở mỗi bậc lương: nguyên tắc tăng có thể là lũy tiến hoặc lũy thoái. Tuy nhiên, mức tăng được khuyến cáo là không ít hơn 5% và không nên quá 20%. Vì nếu ít hơn 5% sẽ không khuyến khích được người lao động trong mỗi lần tăng lương. Ngược lại, tăng quá cao ở bậc liền kề sẽ sớm kịch trần ngạch lương và vượt ngân sách.

Vòng đời phát triển nghề nghiệp: số bậc lương nhiều hay ít cho một nhóm/ngạch lương phụ thuộc vào vòng đời phát triển nghề nghiệp từ lúc bắt đầu làm quen, học hỏi đến khi thành thạo và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn. Về nguyên tắc, lao động yêu cầu trình độ càng thấp thì số bậc lương càng nhiều bởi phần lớn người lao động sẽ gắn bó cả thời gian lao động với chức danh ấy mà ít có điều kiện để lên phân nhóm cao hơn [ví dụ: công nhân].

Độ chồng giữa các nhóm/ngạch lương: lưu ý tính chất công việc của các chức danh. Có những nhóm độ chồng đến 70% - 80% vì không có quá nhiều sự khác biệt về giá trị công việc. Ví dụ: bậc 1 của nhóm trên tương đương bậc 3, bậc 4 của nhóm dưới. Tuy nhiên, sẽ có những nhóm độ gối đầu [độ chồng] là bằng 0, khi có những thay đổi đáng kể và khác biệt về giá trị công việc. Ví dụ: bậc 1 của nhóm quản lý cao hơn bậc lương cao nhất của nhân viên.

Lạm phát hàng năm: Hàng năm, thang lương cần được xem xét và điều chỉnh [nếu có thể] so với mức lạm phát để đảm bảo thu nhập thực tế của người lao động.

Mọi vướng mắc hoặc băn khoăn trong quá trình thiết kế thang lương, xây dựng quy chế tiền lương, hãy liên hệ với macconsult.vn để được giải đáp và chia sẻ nhiều hơn. Chúc các bạn thành công trong công tác quản trị nhân sự.

>>> TẢI BỘ TÀI LIỆU MẪU: QUY CHẾ TIỀN LƯƠNG VÀ THANG BẢNG LƯƠNG từ Macconsult.vn

Nếu bạn thấy thực sự có ích hãy để lại comment và đừng quên chia sẻ nhé.

 

Chân thành cảm ơn bạn!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề