Các vụ bạo hành trẻ em năm 2023

Thống kê của Tổng đài 111 cho thấy trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất - 72,84%. Con số này tăng 5,3% so với năm 2020.

Thông tin này được công bố tại phiên giải trình về “tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em”, diễn ra sáng 22/2, do Ủy ban Văn hoá, Giáo dục chủ trì phối hợp với Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Xã hội tổ chức.

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cho biết tình hình xâm hại trẻ em năm 2021 dù giảm 1,6% số vụ xâm hại vẫn diễn biến phức tạp. Một số vụ đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng

Báo cáo của Bộ Công an cho thấy năm 2021, trên toàn quốc, 1.914 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện.

Thống kê của Tổng đài 111 cho thấy trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất, 72,84% [tăng 5,3% so với năm 2020].

Báo cáo đề cập một số vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội như: Vụ mẹ đẻ bạo hành con gái 6 tuổi ở tỉnh Hải Dương; vụ bé gái 8 tuổi bị người tình của bố bạo lực ở TP.HCM dẫn tới tử vong; vụ bé gái 3 tuổi ở Hà Nội bị cha dượng bạo hành, đóng đinh vào đầu; vụ người bố dùng dao cứa cổ 2 con…

Hình ảnh chụp hộp sọ của bé gái ở Thạch Thất bị bắn 9 đinh vào đầu. Ảnh: Đ.X.

Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết bạo lực gia đình đang tăng lên rất nhanh. Đối tượng chính là trẻ em và phụ nữ.

Theo ông, năm 2021, bạo lực trẻ em chủ yếu xảy ra tại gia đình do phần lớn thời gian các gia đình ở nhà vì dịch Covid-19. Song thực tế, con số có thể cao hơn vì nhiều trường hợp chưa được phát hiện.

Trước yêu cầu của Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh về việc điều tra, xử lý 3 vụ việc bạo lực trẻ em nổi cộm gần đây, đại tá Tô Cao Lanh, Phó cục trưởng Cục cảnh sát hình sự [Bộ Công an], nhận định hầu hết vụ bạo lực trẻ em do chính người thân, người có trách nhiệm nuôi dưỡng, quản lý các em gây nên. Vụ việc diễn ra trong môi trường kín nên khó phát hiện và phòng ngừa.

Ông phân tích mặt trái của xã hội khi nhiều người quan niệm đây là việc riêng của mỗi gia đình, chưa có ý thức tố giác để ngăn chặn, nhiều vụ việc kéo dài trước khi được phát hiện.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều người mất việc làm, khó khăn trong kinh tế và mâu thuẫn gia đình - một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em.

Với vụ bạo hành bé 8 tuổi dẫn đến tử vong tại TP.HCM do Nguyễn Võ Quỳnh Trang và Nguyễn Kim Trung Thái thực hiện; vụ bắn 9 đinh vào đầu bé 3 tuổi tại Thạch Thất và vụ ném cháu bé 5 tuổi xuống sông tại Quảng Nam, đại tá Lanh khẳng định Bộ Công an và công an địa phương đã vào cuộc ngay từ đầu.

“Như vụ bắn 9 đinh vào đầu bé 3 tuổi tại Thạch Thất, công an đã chỉ đạo thu thập chứng cứ và bắt ngay các đối tượng. Lãnh đạo Bộ đang chỉ đạo nhanh chóng điều tra kết luận và công khai kết quả điều tra”, ông Lanh thông tin.

Vấn đề về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội

Đề cập đến nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành trẻ em trong thời gian qua, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho rằng do sự xuống cấp về đạo đức, vấn đề về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội trong một bộ phận người dân.

Bên cạnh đó, năng lực của bộ máy quản lý Nhà nước về thực hiện quyền trẻ em ở nhiều địa phương thiếu và yếu.

Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: Đại biểu nhân dân.

Giải trình thêm, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng không ít tổ chức, cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm tới công tác trẻ em.

Bên cạnh sự xuống cấp đạo đức xã hội, ông Dung nhận định xung đột gia đình và ứng xử của người lớn sau ly hôn là một nguyên nhân của tình trạng bạo hành trẻ em, điển hình như vụ cháu bé bị bố ném xuống sông.

Ông lưu ý nâng cao công tác phát hiện và tố giác với những vụ bạo hành trẻ em. Điển hình như vụ cháu bé 3 tuổi tại Thạch Thất trước khi bị bắn 9 đinh còn bị bắt nuốt đinh, uống thuốc sâu... Nếu vụ việc được tố giác sớm thì đã có thể giúp ngăn hành vi bạo hành về sau.

Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhìn nhận đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua đã gây tổn thất nặng nề trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Việc hạn chế đi lại, cách ly xã hội và biện pháp ngăn chặn dịch bệnh tạo thêm áp lực kinh tế, đời sống gia đình khó khăn, dẫn đến bạo lực gia tăng với phụ nữ và trẻ em.

Ông Mẫn đề nghị các cơ quan tổng rà soát toàn diện trẻ em có nguy cơ bị bạo hành để chủ động phòng ngừa, xử lý tình huống phát sinh từ cơ sở.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề