Cách chăm sóc cây duyên tùng

Skip to content

Anh Vân - Nguyễn Văn Thoại, Đà Nẵng đã mua 1 giờ trước

Chị Hà - Quỳnh Phụ - Thái Bình đã mua 2 giờ trước

Chị Hoa - Nguyễn Văn Thoại - Đà Nẵng đã mua 1 giờ trước

Anh Phong - Bỉm Sơn - Thanh Hóa đã mua 1 giờ trước

Anh Khải - Phủ Lý - Hà Nam đã mua 1 giờ trước

Anh Đức - Cầu Giấy Hà Nội đã mua 1 giờ trước

Anh Vân - Nguyễn Văn Thoại, Đà Nẵng đã mua 1 giờ trước

Chị Hà - Quỳnh Phụ - Thái Bình đã mua 2 giờ trước

Chị Hoa - Nguyễn Văn Thoại - Đà Nẵng đã mua 1 giờ trước

Anh Phong - Bỉm Sơn - Thanh Hóa đã mua 1 giờ trước

Anh Khải - Phủ Lý - Hà Nam đã mua 1 giờ trước

Anh Đức - Cầu Giấy Hà Nội đã mua 1 giờ trước

Anh Vân - Nguyễn Văn Thoại, Đà Nẵng đã mua 1 giờ trước

Chị Hà - Quỳnh Phụ - Thái Bình đã mua 2 giờ trước

Cây trồng trong nhà 11 Tháng Một, 2018 ctvdung

Cây tùng cối được xếp vào bộ tứ Tùng Cúc Trúc Mai, là một loại cây cảnh được nhiều người yêu thích. Cây có nét phong trần, bình dị, mang chút mộc mạc, rắn rỏi ẩn chứa trong đó một sức hút kỳ lạ. Cây được nhiều nghệ nhân cắt tỉa thành cây cảnh bonsai đẹp mắt, đem lại nguồn lợi kinh tế cao nữa nhé.

Đặc điểm nổi bật của cây tùng cối

  • Tên thường gọi: cây tùng cối
  • Tên gọi khá: cây duyên tùng, cây tùng búp
  • Tên khoa học là Juniperus chinensis Sargentii
  • Nguồn gốc xuất xứ của cây ở Trung Quốc
  • Thân cây thuộc dạng thân gỗ sống được lâu năm. Thân cây có màu nâu vàng phần vỏ cây khá dày, có nhiều vết nứt nẻ sần sùi mang nét cổ điển đậm chất phong trần. Thân cây tiết ra lớp nhựa có mùi hăng hăng đặc trưng. Cây phân chia nhiều cành nhánh, cành non dễ uốn thành hình thù, dễ tạo kiểu tạo dáng. Khi thân chuyển màu đen khá cứng lúc này uốn cây cúng khá khó đấy.
  • Lá cây quây thanh từng búi nếu lá cây có nắng quang hợp thì lá không bị bung ra. Còn khi chịu bóng râm hoặc dưới tán cây khác thì chia thành 5 lá nhỏ. Cây mọc như hình chiếc tháp nhìn từ xa như chiếc ô khổng lồ cụp lại. Lá xanh quanh năm, lá có màu xanh đậm.
  • Cây không có hoa cũng chẳng có quả chỉ ngắm nhìn bụi lá thôi cũng khiến cho người ta khó dời mắt rồi. Đặc biệt mùi nhựa hăng hăng hiếm có của nó càng làm cho người ta dù ngắm một lần cũng khó quên được.

Tác dụng của cây tùng cối

  • Cây có khả năng chịu được mọi loại thời tiết, sức sống dẻo dai, bền bỉ nên được người ta lựa chọn như cây cảnh trang trí.
  • Cây được trồng nhiều ở các khu biệt thự, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, khách sạn,…Bạn có thể trồng thành dãy dài hoặc một cây riêng lẻ vào chậu cây vẫn nổi bật nhé.
  • Cây tùng cối còn được trồng trong chậu đặt trước hiên nhà trông như ngọn đuốc sáng soi đường đón khách tới chơi.
  • Cây được các nghệ nhân uốn lượn, tỉa cành cắt lá thành những cây cảnh bonsai trồng rất phong trần, lãng mạn.
  • Cây cảnh bonsai đem đến cho con người nhiều lợi ích không khí.

Hình ảnh cây tùng cối

Cách trồng và chăm sóc cây tùng cối

  • Cây tùng cối lá loại cây khỏe mạnh, dễ thích nghi với mọi điều kiện môi trường khí hậu dù có khắc nghiệt đến đâu cây vẫn phát triển.
  • Ánh sáng: cây ưa sáng nên để cây nơi có nhiều ánh sáng chiếu đến. Nếu trồng cây trong nhà cần đặt gần cửa sổ, hành lang, ban công,…
  • Nhiệt độ: cây chịu được nhiệt độ lớn
  • Đất trồng: nhất là với cây cảnh bonsai chỉ cần lựa cho cây loại phù hợp là được. Nên trộn thêm vào đất ít xơ dừa, xỉ than, tro trấu để cây thoát nước tốt, khả năng sinh trưởng nhanh hơn.
  • Tưới nước: cây cần lượng nước vừa đủ vì cây thuộc dạng lá kim, thân gỗ. Chỉ cần tưới khi thấy mặt chậu bị khô lại.
  • Bón phân: cây ưa nước bể phốt có thể lấy nước này để tưới bón cho giai đoạn đầu. Nên bón hạn chế đạm và NPK để tăng cường sự mạnh mẽ cho cây.
  • Sâu bênh: cây thường bị nhiễm rệp trắng, bệnh mốc trắng rễ, thối rễ. Cần xem môi trường trồng cây có thoát nước được không.
  • Không nên sang chậu cây và tự tý cắc tỉa sẽ làm kiệt cây gây ảnh hưởng xấu đến cây.
  • Nên thay chậu vào mùa xuân mát mẻ cắt bỏ hết phần rễ bị thối dập, chèn đất đã trộn sẵn như hướng dẫn để lỗ thoát nước cho cây.
  • Khi sang chậu cần để lại lớp đất cũ vì trong đó có nhiều nấm cộng sinh tốt

Cây Duyên Tùng có thân màu vàng nâu có thể cao 15 đến 20m, da sần sùi, có nhiều vết nứt [nhìn có vẻ cây này chậm lớn, già, cổ], lớp da cây khá dày. Nhựa cây có mùi thơm đặc trưng, trong thân cây có lõi màu đen rất cứng [nên khó uốn chi], cành cây lúc còn nhỏ rất dẻo.

>>GIỚI THIỆU CÂY DUYÊN TÙNG

Nhân giống cây Duyên Tùng:

Chiết cành: Áp dụng đối với những cành lớn. Nếu chiết thời gian tiến hành tốt nhất vào tiết đông chí [giữa mùa đông] và cắt vào mùa xuân
Giâm cành: Chọn những cành bằng chiếc đũa trở xuống.Thời điểm tiến hành vào mùa phát triển [miền bắc là mùa xuân]
Ngoài ra nếu muốn nhân giống với số lượng lớn ta có thể dùng phương pháp giâm ngọn: Chọn những ngọn hơi già, chấm thuốc kích thích ra rễ và giâm trong khay cát.

Trồng và Chăm sóc Cây Duyên Tùng:

Đất trồng:

Đảm bảo tơi xốp, nhiều lỗ thoáng, theo kinh nghiệm nhiều người thường dùng hỗn hợp xỉ than tổ ong, đất thịt, chất xơ [trấu hoặc mụn dừa], phân vi sinh.

Nước tưới:

Tùng cối rất hợp với nước bể phốt, là loại cây cần nhiều nước vì vậy không nên để đất trồng khô quá và nên tưới đẫm hàng ngày.

Ánh sáng:

Cần nhiều ánh nắng và nên để cây ở vị trí nắng đều.

Phân bón cây:

– Hàng năm có thể bổ xung NPK vào khoảng tháng 3.
– Cắt tỉa, bẻ, uốn cành vào mùa đông hoặc đầu xuân khi thời tiết se lạnh là tốt nhất, lưu ý không được lặt hết lá và đầu ngọn luôn phải để hướng lên trên một chút để hứng sương.
– Lên chậu vào mùa đông hoặc đầu xuân, đánh bầu, khi trồng cắt hết rễ dập, thối, lèn đất trồng thật chặt quanh gốc, đưa chậu vào chỗ mát và tránh nước mưa vào nhiều gây thối rễ.

Lưu ý:

– Tuyệt đối không tiến hành cắt tỉa cành cùng lúc với khi sang chậu.
– Rễ Tùng cối có nhiều nấm cộng sinh do đó khi đánh chuyển nên lấy 1 ít đất cũ để trồng.
– Theo kinh nghiệm của một số nghệ nhân chia sẻ thì cây tùng trồng trong chậu nông thì tốt hơn ở chậu sâu với cùng một môi trường và điều kiện chăm sóc như nhau.

Video liên quan

Chủ Đề