Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 2772/TCT-CS
V/v chính sách thuế TTĐB.

Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2016

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1040/CT-TTHT ngày06/4/2016 và công văn số 430/CT-TTHT ngày 27/1/2016 của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đềnghị hướng dẫn về chính sách thuế TTĐB. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiếnnhư sau:

Tại điểm a Khoản 1 Điều 30 Luật Phòng, chống tác hạicủa thuốc lá số 09/2012/QH13 quy định về nguồn hình thành và nguyên tắc sử dụngQuỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá:

“a] Khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhậpkhẩu thuốc lá được tính theo tỷ lệ phần trăm [%] trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộtrình: 1,0% từ ngày 01 tháng 5 năm 2013; 1,5% từ ngày 01 tháng 5 năm 2016; 2,0%từ ngày 01 tháng 5 năm 2019. Khoản đóng góp bắt buộc được khai, nộp cùng với thuế tiêu thụ đặc biệtdo cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá tự khai, tự tính, tự nộp vào tài khoản của Quỹ;”

Tại Điều 4 Quyết định số 47/2013/QĐ-TTg ngày29/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định:

“Điều 4. Căn cứ, phương pháp tính và quản lý, thu nộpkhoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sảnxuất, nhập khẩu thuclá

1. Căn cứ tính khoản đóng góp bắt buộc:

Căn cứ tính khoản đóng góp bắt buộc đối với cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá là giá tính thuếtiêu thụ đặc biệt đivới thuốc lá và tỷ lệ [%] đóng góp bắt buộc. Trong đó:

a] Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đi với thuốc lá thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật thu thuế tiêu thụ đặc biệt;

b] Tỷ lệ [%] đóng góp bắt buộc thực hiện theo lộtrình: 1,0% từ ngày 01 tháng 5 năm 2013; 1,5% từ ngày 01 tháng 5 năm 2016; 2% từngày 01 tháng 5 năm 2019.

2. Phương pháp tính:

Khoản đóng góp bắt buộc được tính bằng [=] giá tínhthuế tiêu thụ đặc biệt đivới thuc lá nhân [x] với tỷ lệ đónggóp bắt buộc.

3. Quản lý thu, nộp khoản đóng góp bắt buộc:

a] Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá tự tính, tự khai, tự nộp khoản đóng góp bắt buộc vào tài khoản của Quỹcùng với việc kê khai, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhậpchịu thuế thu nhập doanh nghiệp.”

Tại Khoản 1, Khoản 9 Điều 4 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ quy định về giá tính thuế TTĐB:

“Điều 4. Giá tính thuế

1. Đối với hàng hóa nhập khẩu [trừ xăng các loại] docơ sở kinh doanh nhập khẩu bán ra và hàng hóa sản xuất trong nước, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác địnhnhư sau:

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt

=

Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng

-

Thuế bảo vệ môi trường
[nếu có]

1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy địnhcủa pháp luật về thuế giátrị gia tăng.

9. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đi với hàng hóa, dịch vụ quy định tạiĐiều này bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ [nếu có] mà cơ sởsản xuất, kinh doanh được hưởng. Riêng đối với mặt hàng thuốc lá giá tính thuếtiêu thụ đặc biệt bao gồm cả khoản đóng góp bắt buộc và kinh phí h trợ quy định tại Luật Phòng, chốngtác hại của thuốc lá.”

Căn cứ các hướng dẫn trên, Tổng cục Thuế hướng dẫnnhư sau:

Khoản đóng góp bắt buộc tính bằng [= ] giá tính thuếTTĐB đối với thuốc lá nhân [x] với tỷ lệ đóng góp bắt buộc, trongđó:

- Tỷ lệ đóng góp bắt buộc là tỷ lệ phần trăm [%] theolộ trình: 1,0% từ ngày 01/5/2013; 1,5% từ ngày 01/5/2016; 2,0% từ ngày01/5/2019.

- Giá tính thuế TTĐB được xác định theo quy định củapháp luật về thuế TTĐB:

+ Đối với thuốc lá nhập khẩu do cơ sở kinh doanh nhậpkhẩu bán ra và với thuốc lá sản xuất trong nước, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệtlà giá bán thuốc lá của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra chưa có thuếTTĐB và chưa có thuế GTGT, được xác định như sau:

Giá tính thuế TTĐB

=

Giá bán thuốc lá chưa có thuế GTGT

1+ thuế suất thuế TTĐB

Giá bán thuốc lá chưa có thuế GTGT được xác định theoquy định của pháp luật về thuế GTGT.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk biết./.

- Như trên;- Vụ PC, CST - BTC;
- Lưu: VT, CS [3
b].

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ
TỔNG CỤC TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn


 

Người nộp thuế TTĐB được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau đây:
1. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm:a] Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài;b] Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ;c] Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu;d] Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài;đ] Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế;e] Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB;g] Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩu [do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai], có giám định của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà được phép nhập khẩu thì cơ quan hải quan kiểm tra và xác nhận lại số thuế TTĐB phải nộp, nếu có số thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số phải nộp.Trường hợp được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài thì được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.Trường hợp trả lại hàng cho bên nước ngoài trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì cơ quan hải quan kiểm tra thủ tục và thực hiện việc không thu thuế TTĐB phù hợp với số hàng nhập khẩu trả lại nước ngoài.

2. Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hóa thực tế xuất khẩu.

Việc hoàn thuế TTĐB theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chỉ thực hiện đối với hàng hóa thực tế xuất khẩu và thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu được thực hiện theo quy định như đối với việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế TTĐB nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế TTĐB nộp thừa.

4. Hoàn thuế TTĐB trong các trường hợp:

a] Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;b] Hoàn thuế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;c] Hoàn thuế trong trường hợp có số tiền thuế TTĐB đã nộp lớn hơn số tiền thuế TTĐB phải nộp theo quy định.

Thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

1. Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB bằng các nguyên liệu chịu thuế TTĐB được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế TTĐB phải nộp. Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra. Số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết trong kỳ thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.Đối với xăng sinh học, số thuế TTĐB được khấu trừ của kỳ khai thuế được căn cứ vào số thuế TTĐB đã nộp hoặc đã trả trên một đơn vị nguyên liệu mua vào của kỳ khai thuế trước liền kề của xăng khoáng để sản xuất xăng sinh học.

Ví dụ 11: Trong tháng 10, Tập đoàn AB nhập khẩu 5.000 lít xăng khoáng Ron 92 với số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu là 5.000.000 đồng và mua của nhà máy lọc dầu D 3.000 lít xăng khoáng Ron 92 với số thuế TTĐB đã trả là 3.300.000 đồng, thực hiện pha chế giữa xăng khoáng và Etanol để nhập kho 2.000 lít xăng E5.

Trong tháng 11, Tập đoàn AB bán xăng E5 cho các Công ty con, sản lượng xuất bán là 1.000 lít.Tỷ lệ xăng khoáng Ron 92 trong xăng sinh học là 95,06%, tỷ lệ Etanol trong xăng sinh học là 4,94%].Số thuế TTĐB được khấu trừ trong tháng 11 tính như sau :[5.000.000 đồng + 3.300.000 đồng]/8.000 lít x 95,06% x 1.000 lít = 986.247 đồng. Tương tự trong tháng 12, Tập đoàn AB bán xăng E5 từ nguồn pha chế của tháng 10 và tháng 11 thì số thuế TTĐB được khấu trừ cũng căn cứ vào số thuế TTĐB đã nộp, đã trả của nguyên liệu xăng khoáng nhập khẩu, mua của nhà máy lọc dầu D trong tháng 11 áp dụng cho toàn bộ lượng xăng sinh học bán trong tháng 12.

2. Người nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế TTĐB phải nộp bán ra trong nước. Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu bán ra và chỉ được khấu trừ tối đa bằng tương ứng số thuế TTĐB tính được ở khâu bán ra trong nước. Đối với số thuế TTĐB không được khấu trừ thuế, người nộp thuế được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.


Điều kiện khấu trừ thuế TTĐB được quy định như sau:
- Đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu chịu thuế TTĐB để sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB và trường hợp nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB thì chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là chứng từ nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu.
- Đối với trường hợp mua nguyên liệu trực tiếp của nhà sản xuất trong nước:
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa, trong hợp đồng phải có nội dung thể hiện hàng hóa do cơ sở bán hàng trực tiếp sản xuất; Bản sao Giấy chứng nhận kinh doanh của cơ sở bán hàng [có chữ ký, đóng dấu của cơ sở bán hàng].
+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
+ Chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là hóa đơn GTGT khi mua hàng. Số thuế TTĐB mà đơn vị mua hàng đã trả khi mua nguyên liệu được xác định = giá tính thuế TTĐB nhân [x] thuế suất thuế TTĐB; trong đó:


Giá tính thuế TTĐB

=
Giá mua chưa có thuế GTGT
[thể hiện trên hóa đơn GTGT]
- Thuế bảo vệ môi trường
[nếu có]
                                1 + Thuế suất thuế TTĐB
Việc khấu trừ tiền thuế TTĐB được thực hiện khi kê khai thuế TTĐB, thuế TTĐB phải nộp được xác định theo công thức sau:
Số thuế TTĐB phải nộp = Số thuế TTĐB của hàng hóa chịu thuế TTĐB được bán ra trong kỳ. - Số thuế TTĐB đã nộp đối với hàng hóa, nguyên liệu ở khâu nhập khẩu hoặc số thuế TTĐB đã trả ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng hóa được bán ra trong kỳ.

Trường hợp chưa xác định được chính xác số thuế TTĐB đã nộp [hoặc đã trả] cho số nguyên vật liệu tương ứng với số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ thì có thể căn cứ vào số liệu của kỳ trước để tính số thuế TTĐB được khấu trừ và sẽ xác định theo số thực tế vào cuối quý, cuối năm. Trong mọi trường hợp, số thuế TTĐB được phép khấu trừ tối đa không vượt quá số thuế TTĐB tính cho phần nguyên liệu theo tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm. Cơ sở sản xuất phải đăng ký định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm với cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở.
Ví dụ 12: Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở A phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 250 triệu đồng [căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu].
+ Xuất kho 8.000 lít để sản xuất 12.000 chai rượu.
+ Xuất bán 9.000 chai rượu, số thuế TTĐB phát sinh khi xuất bán của 9.000 chai rượu xuất bán là 350 triệu đồng.
+ Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nước rượu phân bổ cho 9.000 chai rượu đã bán ra là 150 triệu đồng.
Số thuế TTĐB cơ sở A phải nộp trong kỳ là:
350 triệu đồng - 150 triệu đồng = 200 triệu đồng.
Ví dụ 13: Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở B phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 100 máy điều hòa nhiệt độ A công suất 12.000 BTU, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 100 triệu đồng [căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu].
+ Xuất bán 100 máy điều hòa nhiệt độ, số thuế TTĐB phát sinh khi bán ra trong nước là 120 triệu đồng.
Số thuế TTĐB cơ sở B phải nộp trong kỳ là:
120 triệu đồng - 100 triệu đồng = 20 triệu đồng.
Ví dụ 14: Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở B phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 100 máy điều hòa nhiệt độ X công suất 12.000 BTU, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 100 triệu đồng [căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu].
+ Xuất bán 100 máy điều hòa nhiệt độ, số thuế TTĐB phát sinh khi xuất bán 100 máy điều hòa nhiệt độ là 90 triệu đồng.
Cơ sở B được khấu trừ số thuế TTĐB là 90 triệu đồng. Đối với số thuế TTĐB không được khấu trừ [10 triệu đồng], cơ sở B được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp được phép sản xuất xăng E5, E10, việc kê khai nộp thuế, khấu trừ thuế TTĐB được thực hiện tại cơ quan thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết trong kỳ của xăng E5, E10 được bù trừ với số thuế TTĐB phải nộp của hàng hóa, dịch vụ khác.


Người nộp thuế TTĐB thực hiện nộp Tờ khai thuế TTĐB theo Mẫu số 01/TTĐB và Bảng xác định thuế TTĐB được khấu trừ [nếu có] của nguyên liệu mua vào, hàng hóa nhập khẩu [Mẫu số 01-1/TTĐB] được ban hành kèm theo Thông tư này.

Việc giảm thuế TTĐB được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12.
Thủ tục, hồ sơ giảm thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

 

Câu 1: Trong kỳ tính thuế tháng 10/2018,  công ty A có tình hình sản xuất kinh doanh như sau:

  1. Mua 50.000 cây thuốc lá từ một cơ sở sản xuất  B để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết với giá mua là 50.000 đồng/cây.
  2. Đơn vị đã xuất khẩu được 30.000 cây thuốc với giá FOB là  60.000 đồng/cây. Số còn lại do không đủ tiêu chuẩn chất lượng nên phải tiêu thụ trong nước với giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là   55.000 đồng/cây.
  3. Nhập khẩu 1.000 chai rượu 40 độ, giá CIF ghi trên hợp đồng ngoại thương là 660.000 đồng/chai.
  4. Bán  100 chiếc điều hòa nhiệt độ công suất 20.000 BTU, giá bán chưa cho thuế GTGT là 10 tr đ/c
Yêu cầu:
          Căn cứ vào tình hình trên, Anh [Chị] hãy xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt doanh nghiệp A phải nộp trong kỳ tính thuế 10/2018.
Biết rằng:
          - Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của các mặt hàng áp dụng theo quy định tại Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành.
          - Thuế suất thuế nhập khẩu rượu 40 độ là 45%.
          [Ghi chú: số liệu tính toán làm tròn đến hàng đồng].
Trả lời:
  1. Thuốc lá: Cơ sở SX B bán 50.000 cây thuốc lá cho cty A để cty A xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết thì không chịu thuế TTĐB [phải có hồ sơ chứng minh là hàng hoá đã thực tế xuất khẩu]

Công ty XK 30.000, tính thuế TTĐB trên 20.000 cây thuốc lá
 
  • Giá tính thuế TTĐB của 1 cây thuốc là = 55.000 / [1 + 70%] = 32.353 đ
  • Số thuế TTĐB phải nộp khi bán thuốc lá ra thị trường nội địa = 20.000 x 32.353 x 70% = 452.942.000đ
 
  1. Về hoạt động NK rượu, số thuế TTĐB phải nộp được xác định như sau:
  • Giá tính thuế TTĐB 1 chai rượu = 660.000 + [660.000 x 45%] = 957.000 đ
  • Số thuế TTĐB phải nộp = 1000 x 957.000 x 65% = 622.050.000 đ
 
  1. Về hoạt động bán Điều hòa nhiệt độ công suất 20.000 BTU: Thuế đánh ở khâu NK, SX nên DN bán số lượng Điều hòa nhiệt độ này ko phải nộp thuế TTĐB

Tóm lại, số thuế TTĐB mà cty A phải nộp là = 452.942.000 + 622.050.000 đ = 1.074.992.000đ

Câu 2:  Quán ka-ra-ô-kê  A  có tình hình kinh doanh trong tháng 4/2018 như sau:


- Doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động ka-ra-ô-kê là 450 triệu đ,   
- Doanh thu  bao gồm  thuế GTGT của hoa quả, và nước khoáng, nước ngọt là 110 tr đ
- Doanh thu  bao gồm  thuế GTGT của bia, rượu là:  55 tr đ [thuế suất Thuế TTĐB rượu, bia là 65%]

Anh/ Chị hãy tính thuế TTĐB của Quán ka-ra-ô-kê trong tháng 4/2018.

Trả lời:


Về hoạt động ka-ra-ô-kê:- Doanh thu tính thuế TTĐB = 450.000.000 / [1+30%] = 346.153.846 đ
- Số thuế TTĐB của hoạt động ka-ra-ô-kê = 346.153.846 x 30% = 103.846.154 đ


 
  • Về hoạt động bán hoa quả, và nước khoáng, nước ngọt:

- Trước hết cần xác định DT chưa có thuế GTGT = 110.000.000 / [1+10%] = 100.000.000 đ

Số thuế  TTĐB của hoạt động bán hoa quả, và nước khoáng, nước ngọt =


          100.000.000 / [1 + 30%]  x 30% = 76.923.077 x 30% = 23.076.923

  • Về hoạt động bán bia, rượu:

Trước hết cần xác định DT chưa có thuế GTGT =55.000.000 / [1+10%] = 50.000.000

Số thuế TTĐB của hoạt động bán bia rượu = 50.000.000 / [1+30%] x 30% =  38.461.538 x 30% = 11.538.462


 
  • Tổng số thuế TTĐB phải nộp của Quán ka-ra-ô-kê A =

Tập tin : thue-ttdb_1.pdf

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập3
  • Hôm nay2,864
  • Tháng hiện tại58,756
  • Tổng truy cập1,021,394

Video liên quan

Chủ Đề