Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép sau đây có gì khác nhau

Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép sau đây có gì khác nhau?

a. Nếu trời trở rét thì con phải mặc thật ấm.

b. Con phải mặc ấm, nếu trời trở rét.

Các câu hỏi tương tự

Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trogn hai câu ghép sau đây có gì khác nhau?

a. Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.

b. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

câu 1: xác định vế câu bằng dấu [|] và gạch chân dưới QHT

A, BÍCH VÂN VỪA VỀ ĐẾN NHÀ , Hồng hạnh đã gọi đi ngay

b, Tôi chưa đến lớp , các bạn đã đến đông đủ rồi

c, Gà mẹ di đến đâu , gà con đi theo đấy 

d, Tôi bảo sao thì nó làm vậy

Cau 2 khoanh vào câu ghép biểu thị mối quan hệ tương phản

aNẾU trời rát thì cần phải mặt thật ấm

b, do cha mẹ quan tâm dạy dỗ nên em bé này rất ngoan

c, tuy nam ko được khỏe nhưng nam vẫn đi học

d, mặc dù nhà nó xa nhưn nó không bao giờ đi học muộn

Câu 3 : Xác định vế cau cặp quan hệ từ nối các veess câu trong từng câu ghép dưới đây

a, không những nó học giỏi toán mà còn học giỏi môn tiếng việt

b, không chỉ giá rét mà trời còn lấm tấm mưa 

c, Gios biển ko cỉ đem lại cảm giác mát mẻ cho con người mà nó còn là liều thuốc quý giúp con người tăng cường sức khỏe

Câu 4 điền cặp QHT vào chỗ trống 

a, ..... nó hát hay ... nó vẽ cũng giỏi

b, Hoa cúc ... đẹp....nó.....là một vị thuốc đông y

Câu hỏi: Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép sau đây có gì khác nhau?

Lớp 5 Tiếng Việt Lớp 5 - Tiếng Việt

a. Các vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ Nếu...thì. Vế câu chỉ điều kiện đặt trước, chỉ kết quả đặt sau.

b. Các vế câu chỉ được nối với nhau bằng quan hệ từ nếu. Vế câu chỉ kết quả đặt trước, chỉ điều kiện đặt sau.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 5

II. Luyện tập

1. Tìm vế câu chỉ điều kiện [giả thiết], vế câu chỉ kết quả và các quan hệ từ nối chúng trong những ví dụ sau :

a] Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường.

Theo CẬU BÉ THÔNG MINH

b] Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

    Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

    Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

    Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

TRƯƠNG QUỐC KHÁNH

Phương pháp giải:

- Con phân tích các thành phần trong câu.

- Từ đó tìm ra ý nghĩa từ vế và các quan hệ từ đi kèm.

Lời giải chi tiết:

Giải bài tập Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 32 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2. Tìm thêm những quan hệ từ và cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu có quan hệ nguyên nhân - kết quả.

I. Nhận xét

1. Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép sau đây có gì khác nhau ?

a]   Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.

ĐOÀN GIỎI

b]  Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

TRINH ĐƯỜNG

Gợi ý:

- Con xác định các vế câu ghép trong câu.

- Xác định các từ nối trong câu.

- Nhận xét cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong từng câu ghép.

Trả lời:

a]  con khỉ này rất nghịch // nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.

b] Thầy phải kinh ngạc /  chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

* Nhận xét:

- Cách nối:

+ Câu a:  2 vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ vì... nên thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả.

+ Câu b:  2 vế câu được nối với nhau chỉ bằng một quan hệ từ , thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả.

- Cách sắp xếp các vế câu:

+ Câu a:  Vế 1 chỉ nguyên nhân - vế 2 chỉ kết quả.

+ Câu b:  Vế 1 chỉ kết quả - Vế 2 chỉ nguyên nhân.

2. Tìm thêm những quan hệ từ và cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu có quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Gợi ý:

Con suy nghĩ rồi trả lời.

Trả lời:

-  Các quan hệ từ: vì, bởi vì, nhờ, nên, cho nên, do vậy,...

-  Cặp quan hệ từ: vì ... nên, bởi vì ... cho nên, tại vì ... cho nên, nhờ ... mà, do ... mà

II. Luyện tập

1. Tìm các vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu này trong những ví dụ sau :

a]

Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo

Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.

CA DAO

b]  Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.

TRINH ĐƯỜNG

c]   Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.

TRINH MẠNH

Gợi ý:

- Con xác định các vế câu trong từng trường hợp

- Xác định vế chỉ nguyên nhân và vế chỉ kết quả

- Tìm quan hệ từ trong câu.

Trả lời:

Câu

Vế chỉ nguyên nhân

Vế chỉ kết quả

Quan hệ từ

a

Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo

Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai

Bởi chưng - cho nên

b

Vì nhà nghèo quá

chú phải bỏ học

c

vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được

Lúa gạo quý

 c

vì nó rất đắt và hiếm

Vàng cũng quý

2. Từ một câu ghép đã dẫn ở bài tập 1, hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu [có thể thêm bớt từ nếu thấy cần thiết].

Gợi ý:

Con suy nghĩ và trả lời.

Trả lời:

a]   Tôi phải băm bèo, thái khoai vì gia đình tôi nghèo.

b]   Chú phải bỏ học vì gia đình nghèo không đủ tiền cho chú ăn học

c]   Vì người ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được nên lúa gạo rất quý. Vì vàng rất đắt và hiếm nên vàng cũng rất quý.

3. Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống. Giải thích vì sao em chọn quan hệ từ ấy.

a]   ... thời tiết thuận nên lúa tốt.

b]   ... thời tiết không thuận nên lúa xấu.

[tại, nhờ]

Gợi ý:

- Tại: Từ biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân cho một sự việc không tốt, không hay xảy ra.

- Nhờ: Từ biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân cho một sự việc tốt xảy ra.

Trả lời:

a. Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt.

Ta sử dụng từ nhờ là bởi vì từ này biểu thị điều sắp nói ra là nguyên nhân dẫn tới một kết quả khả quan được nói tới. Trong câu a thì thời tiết là một nguyên nhân dẫn tới một kết quả tốt là lúa tốt.

b. Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.

Ta sử dụng từ tại là bởi vì từ này biểu thị điều sắp nói ra là nguyên nhân dẫn tới một kết quả không hay được nói tới. Trong câu b thì thời tiết lại là một nguyên nhân dẫn tới một kết quả không hay là lúa xấu.

4. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả :

a]  Vì bạn Dũng không thuộc bài ...

b]   Do nó chủ quan ...

c]   ... nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

Gợi ý:

Con suy nghĩ rồi điền thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống.

Trả lời:

a. Vì Dũng không thuộc bài nên bạn ấy bị thầy nhắc nhở.

b. Do nó chủ quan nên bài thi của nó không đạt điểm cao.

c. Nhờ chăm chỉ, khiêm tốn học thầy hỏi bạn nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

Video liên quan

Chủ Đề