Cách chữa phù chân

Cùng viết bởi Lisa Bryant, ND

Tham khảo

X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Lisa Bryant, ND. Tiến sĩ Bryant được cấp bằng Bác sĩ chuyên ngành thiên nhiên liệu pháp và chuyên gia y học tự nhiên tại Portland, Oregon. Cô đã hoàn thành chương trình nội trú tại khoa Y học thiên nhiên liệu pháp cho gia đình tại Đại học Y khoa Quốc gia năm 2014.

Có 14 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 28.471 lần.

Tình trạng phù nề xảy ra khi lượng dịch thừa tích tụ trong các mô của cơ thể và gây sưng. Mặc dù chứng phù thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân hoặc cẳng chân, nhưng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể bị phù. Bạn có thể bị phù tạm thời do tổn thương hoặc mang thai, nhưng tình trạng này có thể kéo dài hơn nếu nguyên nhân là do một bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng. Chứng phù thường gây đau và khó chịu, nhưng bạn có thể áp dụng một số cách để giảm sưng mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng phù không khỏi hoặc nếu bị đau dai dẳng, bạn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ để đến khám.

Các bước

Phương pháp 1 của 4:
Giảm tích tụ dịch

  1. 1
    Mỗi giờ đi bộ vài phút. Tránh ngồi hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài, vì điều này có thể khiến dịch lỏng tích lại trong cơ thể và gây sưng nhiều hơn. Hãy đứng dậy duỗi chân và đi dạo khoảng 3-4 phút, tối thiểu mỗi tiếng một lần nếu có thể. Miễn là bạn chuyển động thường xuyên, tình trạng sưng phù sẽ thuyên giảm và bạn sẽ bớt đau.[1]
    • Tránh vắt chéo chân khi ngồi, vì tư thế này cản trở lưu thông máu và gây phù nặng hơn.

    Giải pháp khác: Nếu bạn đang đi máy bay hoặc tàu xe và không thể đứng dậy, hãy thử giãn duỗi cơ chân và thay đổi tư thế ngồi thường xuyên.[2]

  2. 2
    Mát-xa vùng bị phù theo chiều hướng về tim. Đặt bàn tay bên cạnh vùng bị phù ở phía xa tim. Cố gắng ấn mạnh lên vùng bị sưng hết sức có thể, miễn là không cảm thấy đau. Di chuyển bàn tay trên vùng bị phù và xoa theo chiều về tim để chất dịch trong cơ thể lưu thông bình thường.[3]
    • Ví dụ, nếu bị phù ở bàn chân, bạn hãy mát-xa từ các ngón chân về phía mắt cá chân.
  3. 3
    Nâng vùng bị sưng cao hơn mức tim 30 phút mỗi lần. Nằm ngửa nếu có thể để nâng vùng bị sưng lên cao hơn tim dễ dàng hơn. Gác vùng bị phù lên gối hoặc đệm để máu và dịch lỏng thoát đi. Nếu có thể, bạn nên kê cao vùng bị phù khoảng 30 phút, mỗi ngày 3-4 lần.[4]
    • Nếu bị phù ở bàn tay hoặc cánh tay, bạn hãy giơ tay qua đầu 1-2 phút mỗi lần để giúp dẫn lưu dịch. Mỗi giờ giơ cao tay một lần để giảm sưng liên tục.
  4. 4
    Mặc quần áo áp lực nếu bạn muốn ngăn ngừa sưng nặng hơn. Chọn một sản phẩm như ống tay áo, vớ hoặc găng tay áp lực được thiết kế tạo lực ép vừa phải lên các bộ phận của cơ thể. Hãy mặc ngay khi bạn thức dậy vào buổi sáng và tiếp tục mặc khi vẫn còn chịu đựng được, thời gian mặc có thể là vài giờ hoặc cả ngày. Bạn có thể mặc quần áo áp lực mỗi ngày để giúp kiểm soát và ngăn ngừa phù nề.[5]
    • Tránh sử dụng sản phẩm bó quá chặt, vì chúng có thể gây kích ứng da.
    • Quần áo áp lực tạo một lực ép đồng đều lên vùng bị phù để ngăn ngừa dịch tích tụ.

Phương pháp 2 của 4:
Kiểm soát đau

  1. 1
    Chườm gạc lạnh nếu bạn bị sưng do chấn thương. Bạn có thể dùng vải ẩm hoặc túi đá để làm gạc lạnh. Đắp gạc lên chỗ sưng và ép chặt xuống để giảm phù. Tiếp tục ép chặt trên da khoảng 20 phút mỗi khi bạn cảm thấy đau hoặc muốn bớt sưng ngay. Bạn có thể chườm gạc lạnh mỗi tiếng một lần.[6]
    • Tránh chườm lạnh trên da quá 20 phút, vì điều này có thể gây bỏng lạnh.
    • Gạc lạnh giúp giảm viêm nên bạn sẽ không còn cảm thấy đau nhiều.
  2. 2
    Mặc quần áo rộng rãi để giảm áp lực lên vùng bị sưng. Tránh mặc quần áo bó sát vào da, vì chúng có thể ép vào chỗ phù và gây đau. Hãy chọn quần áo vừa vặn thoải mái và không hạn chế tầm vận động của bạn, chẳng hạn như quần áo thun thể thao rộng. Nếu bàn chân bị phù, bạn nên chọn giày rộng hơn và buộc dây giày lỏng hơn để giảm nguy cơ gây đau.[7]
    • Quần áo chật chà xát vào chỗ phù trong thời gian dài có thể gây kích ứng da.
  3. 3
    Ngâm chỗ sưng trong muối Epsom để giảm đau. Mở vòi nước ấm chảy vào bồn tắm và hoà vào nước 2 cốc [200 g] muối Epsom. Đợi muối Epsom tan hoàn toàn trước khi bước vào bồn. Ngâm vùng bị phù trong khoảng 15-20 phút để giảm cảm giác đau hoặc nhức.[8]
    • Bạn có thể mua muối Epsom trên mạng hoặc ở nhà thuốc.
    • Muối Epsom sẽ phân hủy thành magie và sulfate có thể hấp thụ qua da và giúp giảm đau.
  4. 4
    Uống viên bổ sung magie để kiểm soát tình trạng tích nước và đau. Chọn viên uống bổ sung có hàm lượng 200400 mg magie để có hiệu quả tốt nhất. Uống viên bổ sung mỗi ngày vào buổi sáng để giảm đau và hạn chế tích nước, nhờ đó giảm kích thước vùng bị phù.[9]
    • Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống một loại thực phẩm bổ sung mới để đảm bảo nó không tương tác với các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
    • Magie giúp cơ thể giảm đau dây thần kinh, do đó nó có thể giúp cải thiện tình trạng phù nề.[10]

    Cảnh báo: Tránh uống thực phẩm bổ sung magie nếu bạn có bệnh lý về thận hoặc tim.

  5. 5
    Thử dùng tinh dầu oải hương như một liệu pháp kháng viêm tự nhiên. Trộn 2-3 giọt tinh dầu oải hương với 1 thìa canh [15 ml] dầu dẫn, chẳng hạn như dầu ô liu, dầu quả bơ hoặc dầu hạnh nhân. Nhẹ nhàng xoa dầu vào vùng da sưng cho đến khi dầu ngấm vào cơ thể. Tiếp tục thoa dầu mỗi ngày 1-2 lần để giúp giảm sưng và đau.[11]
    • Tình dầu oải hương là một chất chống ô xy hoá đã được chứng minh là có tác dụng giảm và ngăn ngừa phù.
    • Bạn cũng có thể thử dùng dầu bạc hà cay, khuynh diệp hoặc cúc La Mã.[12]

Phương pháp 3 của 4:
Điều chỉnh chế độ ăn và lối sống

  1. 1
    Chuyển sang chế độ ăn giảm muối để kiểm soát tình trạng tích nước trong cơ thể. Vì muối là nguyên nhân khiến dịch tích lại trong cơ thể và tăng kích thước vùng bị phù, bạn nên tránh ăn các thực phẩm và đồ ăn vặt chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy chọn ngũ cốc nguyên hạt, món ăn vặt không chứa muối, hoa quả và rau tươi hoặc thịt tươi. Kiểm tra nhãn ghi thành phần dinh dưỡng của sản phẩm và chỉ ăn đúng khẩu phần được khuyến nghị. Nếu có thể, bạn nên chọn các sản phẩm có hàm lượng natri thấp để tránh tiêu thụ quá nhều muối.[13]
    • Thay vì dùng muối để nêm nếm khi nấu nướng, bạn có thể chọn các loại thảo mộc và gia vị khác, thậm chí nước cốt chanh để tăng hương vị cho các món ăn.
    • Nếu đi ăn ở ngoài, bạn có thể yêu cầu không nêm muối vào thức ăn và lấy gia vị để bên cạnh.

    Cảnh báo: Một số loại thuốc cũng có chứa natri, vì vậy bạn nên kiểm tra nhãn thuốc trước khi uống. Nếu là thuốc kê toa, bạn hãy trao đổi với bác sĩ xem liệu có thể thay thế bằng loại thuốc khác không.[14]

  2. 2
    Uống nước trong cả ngày để cung cấp nước cho cơ thể. Mặc dù chứng phù là do dịch lỏng tích tụ, nhưng nước sẽ giúp làm sạch vùng bị phù và loại bỏ dịch thừa. Bạn nên uống 8 cốc nước mỗi ngày [mỗi cốc 240 ml]. Cố gắng tránh uống các thức uống chứa caffeine hoặc đường, vì các chất này có thể khiến bạn bị mất nước nhiều hơn.[15]
    • Nhiều loại nước thể thao cũng có hàm lượng natri cao, do đó bạn cũng nên tránh.
  3. 3
    Tránh uống rượu bia và hút thuốc khi đang bị phù. Hạn chế thức uống chứa cồn và tất cả các loại thuốc lá, vì các tác nhân này tạo áp lực cho cơ thể và khiến bạn bị mất nước nhiều hơn. Hãy đợi cho đến khi hết phù hoặc hồi phục hoàn toàn mới uống rượu và hút thuốc lại; nếu không, bạn sẽ bị đau hoặc phù nhiều hơn.[16]
    • Việc sử dụng thuốc lá và rượu bia có thể cản trở chất dinh dưỡng vận chuyển đến vùng bị phù khiến tình trạng càng xấu đi.
  4. 4
    Vận động nhẹ nhàng hàng ngày để tăng lưu thông máu. Cố gắng tập thể dục mỗi tuần 4-5 ngày, mỗi ngày ít nhất 30 phút. Thử đi bộ, chạy chậm, bơi lội hoặc nâng tạ, vì các hoạt động này không buộc cơ thể gắng sức quá mức. Khi đã quen với các bài tập nhẹ, bạn có thể thử tăng cường độ tập luyện hoặc trọng lượng tạ để tiếp tục giảm đau.[17]
    • Các hoạt động nhẹ nhàng giúp ô xy và dưỡng chất đến được vùng bị phù và giúp bạn hồi phục nhanh hơn.
    • Nếu bạn bị dau nhiều do phù, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết các bài tập nào thích hợp nhất với bạn.
  5. 5
    Bảo vệ và dưỡng ấm vùng bị sưng phù để tránh tổn thương. Thoa kem dưỡng ẩm hoặc lotion lên vùng bị phù 2-3 lần mỗi ngày cho da khỏi khô. Cẩn thận trong các hoạt động hàng ngày để không làm đau hoặc gây tổn thương chỗ bị sưng. Nếu có thể, bạn nên phủ vải lên vùng bị phù để khỏi vô tình làm đứt da hoặc trầy xước.[18]
    • Nếu da bị khô, bạn sẽ dễ bị thương hơn và thời gian hồi phục có thể lâu hơn.

Phương pháp 4 của 4:
Khi nào cần được chăm sóc y tế

  1. 1
    Đến gặp bác sĩ nếu bạn mắc chứng phù nặng. Tình trạng phù nặng có thể là triệu chứng của một bệnh tiềm ẩn nghiêm trọng hơn. Nếu bạn bị sưng to ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, hãy thu xếp đi khám bệnh. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra vấn đề và điều trị bằng phương pháp phù hợp. Bạn nên tìm sự chăm sóc y tế nếu:[19]
    • Da bị sưng, giãn hoặc bóng
    • Da vẫn bị lõm một lúc lâu sau khi bạn ấn lên
    • Đột ngột bị sưng ở bàn tay và trên mặt khi đang mang thai [20]
  2. 2
    Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị sưng cẳng chân và đau nhức. Nếu bạn bị sưng và đau nhức chân sau khi ngồi một thời gian dài, có thể nguyên nhân là do có cục máu đông. Tình trạng này có thể nguy hiểm nếu không được điều trị. Hãy gọi cho bác sĩ ngay hoặc đến phòng cấp cứu nếu bạn có các triệu chứng hình thành cục máu đông ở chân.[21]
    • Chỗ sưng ở chân cũng có thể đỏ và có cảm giác ấm khi sờ vào.

    Cảnh báo: Cục máu đông trong mạch máu có thể bong ra và di chuyển vào phổi, gây ra tình trạng nguy hiểm đe doạ tính mạng gọi là thuyên tắc mạch phổi. Hãy đến phòng cấp cứu hoặc gọi dịch vụ cấp cứu nếu bạn có biểu hiện đột ngột hụt hơi, đau ngực khi thở, chóng mặt, tim đập nhanh hoặc ho ra máu.

  3. 3
    Tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp khi có các triệu chứng phù phổi. Phù phổi là một dạng phù có dịch tích tụ trong phổi. Đây là một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt nếu xảy ra đột ngột. Hãy gọi cấp cứu hoặc nhờ ai đó chở đến phòng cấp cứu nếu bạn có các triệu chứng phù phổi, chẳng hạn như:[22]
    • Khò khè, khó thở hoặc đột ngột thở nặng nhọc
    • Ho ra đờm dãi màu hồng hoặc có bọt
    • Đổ mồ hôi đầm đìa
    • Da chuyển màu xám hoặc xanh
    • Lú lẫn, váng vất hoặc chóng mặt

Cảnh báo

  • Nếu tình trạng sưng phù kéo dài hơn 2 tuần, bạn cần liên lạc với bác sĩ để xác định nguyên nhân tiềm ẩn gây phù.[23]
  • Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt dầu áp dụng bất cứ liệu pháp tự nhiên hoặc uống thực phẩm bổ sung nào để đảm bảo không xảy ra phản ứng tiêu cực.
  • Nếu bạn có các biểu hiện đau đầu dữ dội, lú lẫn, đau cổ hoặc mắt nhìn mờ, có thể đây là dấu hiệu của chứng phù não. Bạn nên tìm sự giúp đỡ của bác sĩ và uống thuốc để giảm sưng.
Hiển thị thêm

Video liên quan

Chủ Đề