Cách đo độ dài là gì

Đơn vị đo độ dài là gì? Có các đơn vị đo độ dài nào? Làm sao để quy đổi các đơn vị đo độ dài chuẩn xác nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tháo gỡ những thắc mắc trên.

Đơn vị là gì? Đơn vị là một đại lượng dùng để đo, tính toán trong nhiều lĩnh vực như: toán học, vật lí, hóa học và các lĩnh vực khác của đời sống.

Độ dài là gì? Độ dài là khoảng cách giữa hai điểm, tính từ điểm này sang điểm khác.

Ví dụ: Độ dài của chai nước là khoảng cách từ miệng chai đến đáy chai.

Từ cách hiểu về đơn vị và độ dài, chúng ta có thể suy ra đơn vị đo độ dài là một đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, thông qua đó so sánh độ lớn giữa các độ dài khác nhau.

Một đơn vị đo độ dài là một đơn vị chuẩn [thường không đổi theo thời gian] để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi chiều dài khác.

Ví dụ: Quãng đường từ nhà đến công ty là 5km, trong đó 5 là độ dài còn km là đơn vị dùng để đo độ dài.

Giới thiệu về bảng đơn vị đo độ dài

Nhằm giúp các bạn có thể hình dung về các đơn vị đo độ dài, sau đây chúng tôi xin giới thiệu về bảng đơn vị đo độ dài:

 

Bảng đơn vị đo độ dài

Bảng đơn vị đo độ dài được thiết lập theo nguyên tắc từ lớn đến bé theo chiều từ trái sang phải. Đặc biệt, lấy đơn vị đo độ dài là mét [m] làm trung tâm để quy đổi sang các đơn vị đo độ dài còn lại hoặc ngược lại.

Trong đó:

  • Đơn vị đo độ dài lớn nhất là Ki-lô-mét. Ký hiệu là km
  • Đơn vị liền sau là Héc-tô-mét. Ký hiệu là hm
  • Đơn vị liền sau là Đề-ca-mét. Ký hiệu là dam
  • Đơn vị liền sau là Mét. Ký hiệu là m
  • Đơn vị liền sau là Đề-xi-mét. Ký hiệu là dm
  • Đơn vị liền sau là Xen-xi-mét. Ký hiệu là cm.

Theo đó, ta có thứ tự các đơn vị như sau: km > hm > dam > m > dm > cm > mm

Hướng dẫn đổi các đơn vị đo độ dài nhanh nhất

Nhìn vào bảng đo độ dài ở trên, có thể thấy: Mỗi đơn vị gấp 10 lần đơn vị liền kề sau nó. Mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền kề trước nó.

Vì vậy, để đổi các đơn vị đo độ dài, chúng ta áp dụng 2 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Khi đổi đơn vị lớn hơn sang đơn vị nhỏ hơn liền kề, ta nhân số đó với 10.

Ví dụ:

  • 1 m = 1 x 10 = 10 dm
  • 1 m = 1 x 100 = 100 cm

Ta có: 1m = 10 dm = 100 cm

Hay ví dụ: 

  • 1km = 10 hm = 100 dam
  • 1 m = 10 dm = 100 cm = 1000 mm

Nguyên tắc 2: Khi đổi đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, ta chia số đó với 10.

Ví dụ:

50cm = 50 : 10 = 5 dm

Tóm lại, mỗi đơn vị đo độ dài liền kề nhau sẽ gấp hoặc kém nhau 10 lần.

Những đơn vị đo độ dài quốc tế

Đơn vị đo độ dài feet

Feet là đơn vị phổ biến được sử dụng để đo độ dài trong hệ đo lường của Anh, Mỹ và các nước sử dụng tiếng Anh. Feet ký hiệu là ft.

Vậy 1 feet bằng bao nhiêu km, dm, m, cm, mm?

  • 1 ft = 0,0003048km
  • 1ft = 3,0480dm
  • 1ft = 0.3048 m, 2ft = 0.6096, 3ft = 0.9144.
  • 1ft = 30.48 cm.
  • 1ft = 304,8 mm.
  • 1ft = 304 800 000 nm

Đơn vị đo độ dài inch

Inch là đơn vị đo độ dài được sử dụng phổ biến ở Mỹ, Anh và các nước khác trên thế giới. Ở Châu Á thường không sử dụng đơn vị này.

Nếu đơn vị số nhiều thì viết là inches, ký hiệu là in. Nó có đơn vị tính diện tích là in vuông và thể tích tương ứng là in khối.

Vậy 1 inch bằng bao nhiêu m, cm, mm, km?

  • 1 in = 2,54 × 10-5 km
  • 1 in = 0,0254 m.
  • 1 in = 0,254 dm
  • 1 in = 2,54 cm
  • 1 in = 25,4 mm.
  • 1 in = 25.400.000 nm

Đơn vị đo độ dài yard

Đơn vị yard hay có tên gọi là thước Anh, viết tắt là yd và kích thước nó đại diện có thể thay đổi tùy theo hệ đo lường. Lưu ý yard [thước Anh] khác với đơn vị dặm Anh.

Vậy 1 yard bằng bao nhiêu km, m, cm, mm?

  • 1 yard = 914,4×10−6 km.
  • 1 yard = 0,914 m.
  • 1 yard = 9,14 dm.
  • 1 yard = 91,4 cm
  • 1 yard = 914,4 mm.

Đơn vị đo độ dài dặm Anh

Dặm Anh có tên gọi quốc tế là mile, ở Việt Nam thường được gọi tắt là dặm. Đây là đơn vị đo độ dài phổ biến của nước Anh, nước Mỹ và các nước khác trên thế giới. Nó có đơn vị là mi.

Vậy 1 dặm bằng bao nhiêu km, m, dm, cm, mm?

  • 1 dặm = 1.609 km.
  • 1 dặm = 1609.344 m
  • 1 dặm = 160.9344 dm
  • 1 dặm = 160934.4 cm
  • 1 dặm = 1,6093×106 mm

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản nhất về các đơn vị đo độ dài mà ISOCERT đã tổng hợp và chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trong quá trình học tập, làm việc cũng như ứng dụng vào cuộc sống thường ngày. Nếu có điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0976.389.199 để được giải đáp kịp thời nhất! Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!

Ngày cập nhật: 27-11-2021

ĐO ĐỘ DÀI

I – ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

- Đo độ dài là so sánh độ dài đó với một độ dài khác đã được chọn làm đơn vị.

- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét \[\left[ m \right]\]

Ngoài ra còn dùng các đơn vị: milimét [mm], xentimét [cm], đềximét [dm], kilômét [km]...

\[\begin{array}{l}1m = 10dm = 100cm = 1000mm\\1km = 1000m\\1m = \dfrac{1}{{1000}}km = 0,001km\\1inch = 2,54cm\end{array}\]

\[1\] li \[ = {\rm{ }}1mm\]

\[1\] phân \[ = 1cm\]

\[1\] tấc \[ = 1dcm = 10cm\]

Để đo khoảng cách rất lớn trong vũ trụ, người ta dùng đơn vị năm ánh sáng: \[1nas \approx 9461\] tỉ km

II – ĐO ĐỘ DÀI

Để đo độ dài ta dùng thước đo. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp…

Dụng cụ đo độ dài

Khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đođộ chia nhỏ nhất của nó.

+ Giới hạn đo [GHĐ] của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

+ Độ chia nhỏ nhất [ĐCNN] của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.

Chú ý: Trong sinh hoạt, người ta thường gọi 1 cm là 1 phân; 1 dm = 10 cm là 1 tấc. 

Loigiaihay.com

Đơn vị đo độ dài, khối lượng và thời gian là các đại lượng cơ bản nhưng hết sức quan trọng trong môn Toán mà bất kỳ ai cũng đều nắm chắc. Các em học sinh khi bước vào môi trường tiểu học sẽ phải làm quen với những kiến thức cơ bản nhất, trong đó có đơn vị đo độ dài. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập về đại lượng đo này cũng như tìm hiểu bí quyết giúp các em học sinh có thể ghi nhớ các đại lượng và cách đổi đơn vị đo độ dài chuẩn xác nhất nhé. Mời các bạn cùng theo dõi!

Đơn vị đo độ dài là gì?

1. Đơn vị là gì?

Đơn vị là một đại lượng dùng để đo sử dụng trong toán học, vật lý, hóa học. Và được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

2. Độ dài là gì?

Độ dài là khoảng cách giữa hai điểm cùng nằm trên một đường thẳng.

Ví dụ: độ dài của bàn chân chính là khoảng cách từ đầu ngón chân cái và gót bàn chân.

Đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo  khoảng cách giữa hai điểm, để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi độ dài khác.

Ví dụ:

  • Một chiếc thước kẻ dài 20 cm thì 20 là độ dài, cm là đơn vị dùng để đo
  • Quãng đường từ điểm A đến điểm B là 1 km, thì 1 là độ dài còn km là đơn vị đo độ dài

Bảng đơn vị đo độ dài

Lớn hơn mét

MétNhỏ hơn mét

km

hmdammdmcm

mm

1 km

= 10 hm

= 1000 m

1 hm

= 10 dam

= 100 m

1 dam

= 10 m

1 m

= 10 dm

= 100 cm

= 1000 mm

1 dm

= 10 cm

= 100 mm

1 cm

= 10 mm

1 mm

Cách đổi đơn vị đo độ dài chuẩn nhất

Để có thể thực hiện đổi đơn vị đo độ dài thì các bạn cần phải hiểu rõ được bản chất của phép đổi đó là gì. Khi đã nắm được bản chất thì các bạn chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm một chữ số 0 [nếu thiếu] ứng với mỗi đơn vị đo.

Cụ thể như sau:

  • Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề thì chúng ta nhân số đó với 10

Ví dụ: 1 km = 10 hm = 100 dam.

  • Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, chúng ta chia số đó cho 10

Ví dụ: 20 cm = 2 dm.

Nói chung, mỗi đơn vị đo độ dài liền kề nhau thì sẽ gấp hoặc kém nhau 10 lần.

Ví dụ 1:

Khi đổi từ 1 km sang m, chúng ta thấy phải nhân số đó với 3 lần số 10 [ 10 x 10 x 10 = 1000 ]. Vậy ta suy ra 1 km = 1 x 1000 = 1000 m.

Ví dụ 2:

Khi đổi từ 200 cm sang m, chúng ta thấy phải chia 200 với 2 lần số 10 [ 10 x 10 = 100 ]. Vậy ta suy ra kết quả là 200 cm = 200 : 100 = 2 m.

Những vấn đề mà học sinh thường gặp phải khi đổi đơn vị đo độ dài

Khi đổi đơn vị đo độ dài, theo quan sát của chúng tôi thì các em học sinh thường gặp phải 4 vấn đề sau đây:

  • Học sinh không nắm được các ký hiệu viết tắt của đơn vị đo
  • Học sinh không tìm được ở trên thước độ dài của số đo
  • Học sinh bị hạn chế trong việc nắm bắt mối quan hệ giữa các đơn vị đo
  • Khi đổi đơn vị đo chiều dài hoặc những bài toán có sử dụng đơn vị đo chiều dài thì học sinh thường bị đổi sai và gặp nhiều lúng túng

Chính vì vậy, để giúp các em học sinh có thể học tốt bảng đơn vị đo độ dài cũng như vận dụng thành thạo kiến thức này khi làm bài tập và trong cuộc sống hàng ngày. Thì các em học sinh cần phải thường xuyên thực hành chuyển đổi các đơn vị đo độ dài. Và sau đây sẽ là một số dạng bài tập liên quan đến đơn vị đo độ dài dành cho các em học sinh hoặc các bậc phụ huynh tham khảo nhé.

Một số dạng bài tập liên quan đến đơn vị đo độ dài

Dạng 1: Đổi đơn vị đo độ dài

  1. 1 km = … m
  2. 12 km = … m
  3. 10 hm = … m
  4. 1 dam = … m
  5. 1000 m = … km
  6. 100 dm = … m
  7. 100 cm = … m
  8. 100 m = … hm
  9. 10 mm = … cm
  10. 3 m = … cm

Đáp án

Áp dụng bảng đơn vị đo độ dài ta có đáp án của bài tập trên như sau:

  1. 1 km = 1000 m
  2. 12 km = 12000 m
  3. 10 hm = 10 hm x 100 = 1000 m
  4. 1 dam = 10 m
  5. 1000 m = 1 km
  6. 100 dm = 10 m
  7. 100 cm = 1 m
  8. 100 m = 1 hm
  9. 10 mm = 10 cm
  10. 3 m = 3 x 100 = 300 cm.

Dạng 2: Bài toán thực hiện phép tính

  1. 10km + 5km = ?
  2. 24hm – 18hm = ?
  3. 13mm + 12mm = ?
  4. 6m x 7m = ?
  5. 15cm : 3cm = ?

Đáp án:

Thực hiện phép tính và giữ nguyên đơn vị đo ở kết quả. Ta có:

  1. 10km + 5km = 15km
  2. 24hm – 18hm = 6hm
  3. 13mm + 12mm = 25mm
  4. 6m x 7m = 42m
  5. 15cm : 3cm = 5cm

Dạng 3: So sánh các đơn vị đo

Điền các dấu “>” “ 4m5cm < 500cm

  • b] 5000m được đổi ra km là 5000m : 1000 = 5km. => 5000m = 5km
  • c] 3dm4cm được đổi ra cm là: 30cm + 4cm = 34cm. => 3dm4cm > 15cm
  • d] 500mm được đổi ra cm là: 500mm : 10 = 50cm. => 500mm = 50cm
  • e] 20dam được đổi ra m là: 20dam x 10 = 200m. => 100m < 20dam
  • f] Ở phép so sánh này do có 3 đơn vị đo nên khi thực hiện chúng ta cần phải lựa chọn 1 đơn vị chung để đổi các giá trị về cùng 1 đơn vị đo thì mới thực hiện được phép so sánh.
  • 30dam5m được đổi ra m là: 300m + 5m = 305m

    35hm được đổi ra m là 35hm x 100 = 350m

    Như vậy, trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản nhất có liên quan đến đơn vị đo độ dài mà Wiki Kiến Thức đã tổng hợp và chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp ích phần nào cho các em học sinh trong quá trình học tập của mình. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm theo dõi bài viết! Chúc các bạn sức khỏe và thành công!

    Video liên quan

    Chủ Đề