Cách đo Ohm của loa

Trở kháng là gì, cách tính trở kháng của loa và ampli     Khang Phu Dat Audio

Khang Phu Dat Audio   Published Oct 31, 2019           + Follow

Trở kháng là một trong số những con số có sức ảnh hưởng lớn đến loa karaoke cũng như là thành phần quyết định khả năng ghép nối với ampli! Sau đây chúng tôi sẽ cùng quý khách tìm hiểutrở kháng của loa là gì? cũng như vai trò của trở kháng trong việc phối ghép amply như thế nào?

  • Cách đấu loa Sub vào ampli 2 kênh

Trở kháng của loa là gì?

Trong vật lý hay thiết bị điện tử - trở kháng là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự ngăn trở dòng điện của mạch điện mỗi khi có hiệu điện thế đặt vào! Ký hiệu thường thấy của đại lượng này là Z được đo bằng đơn vị ohm - Ω. Trở kháng cũng chính là khái niệm mở rộng của điện trở cho dòng xoay chiều cũng như thông tin của độ lệch pha của thiết bị! Cũng như những thiết bị điện tử khác, loa cũng có điện trở và độ lớn của chỉ số này chính là trở kháng của loa hay viết tắt là R. Phần trở kháng của loa này được quyết định bởi cuộn dây cấu tạo phía bên trong loa!

Vai trò của trở kháng trong viêc phối ghép ampli

Trở kháng chính là một trong số những thành phần quan trọng trong việc phối ghép giữacục công suấtampli và loa vì chúng có mức trở kháng là không giống nhau! Bởi vì tổng trở của hệ thống loa mà thấp hơn so với trở kháng của ampli thì ampli sẽ rơi vào trạng thái quá tải và cháy, kể cả khi đã đạt được điều kiện về công suất là công suất amply lớn hơn công suất liên tục của loa!

Với dòng loa phổ thông hiện nay phân chia theo trở kháng có 2 loại: loa trở kháng cao và loa trở kháng thấp! Trong dòng loa karaoke thường có được mức trở kháng là 4 ohm, 6 ohm, 8 ohm. Trên thực tế trong những dàn âm thanh karaoke khi nối ghép loa với nhau thì việc nối nhiều loa vào một kênh của ampli là điều tất yếu! Có 2 cách đấu nối loa cơ bản là

- Nối liên tiếp với tổng trở [R] = R1 + R2 + R3 +... + R[n]. Với cách nối loa này trở kháng của loa sẽ tăng lên nên việc tương thích với amply thì càng tốt hơn bởi với trở kháng càng cao thì tính tương thích càng lớn.

- Nối song song với tổng trở [R] 1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +... + 1/R[n]. Với cách nối loa song song này tổng trở bị giảm xuống nên khi nối ghép bạn cần để ý đến công suất của loa và amply sao cho phù hợp!

Cách kết nối loa trở kháng thấp

Thường thì đây là kiểu kết nối loa ở mức trở kháng thấp sẽ hay gặp trong những dàn âm thanh có mức công suất lớn, karaoke, nghe nhạc,... với amply và loa có khoảng cách rất gần nhau! Trong dàn âm thanh này, bạn sẽ phải thiết kế sao cho tổng trở kháng đầu vào của loa phải lớn hơn trở kháng của amply, đồng thời với khoảng cách giữa ampli và cục đẩy, loa nhỏ hơn 10m! Nếu khoảng cách này lớn hơn thì công suất mà amply cũng cấp cho loa sẽ không đủ!

Dạng kết nối này sẽ thường thấy ở những loa có trở kháng 4 ohm, 8 ohm rất ít có mức 2 ohm, 16 ohm. Đây cũng là kết nối loa phổ thông nhất hiện nay khi xuất hiện hầu hết ở những dàn karaoke, sự kiện, sân khấu, hội trường,... Với cách kết nối này thì mức công suất của ampli chỉ cần nhỉnh hơn đôi chút so với công suất loa ở cùng trở kháng đã có thể kết nối và sử dụng tốt!

Cách kết nối loa trở kháng cao

Đây là dạng kết nối thường được sử dụng cho âm thanh thông báo, phát nhạc hay tiếng nói ở các không gian công cộng - trường học, siêu thị, nhà xưởng,... Những hệ thống âm thanh này có đặc điểm lớn chính là hay sử dụng những loa có biến áp [cho phép người dùng căn chỉnh được mức công suất của loa] cùng với ampli chia vùng để phù hợp với những không gian mà mình mong muốn!

Kết nối loa trở kháng cao mang đến ưu điểm lớn là âm thanh vẫn có được chất lượng tốt khi tín hiệu truyền giữa ampli và loa với khoảng cách lớn! Vậy nên trong những dàn âm thanh có độ phủ rộng, kết nối giữa loa và các thiết bị khác xa nhau thì đây là một giải pháp hoàn hảo! Ngoài ra khi kết nối loa ở trở kháng cao nếu mắc theo dạng song song thì việc tính trở kháng phức tạp được loại bỏ hoàn toàn! Theo đó tổng mức công suất của loa trong hệ thống thấp hơn so với công suất amply là đã có thể sử dụng tốt chứ không yêu cầu cao như khi kết nối loa trở kháng thấp!

Như vậy với nội dung bài viết trên đây Khang Phú Đạt Audio đã giới thiệu cho các bạn biết đượctrở kháng là gìvà cách tính toán trở kháng để ghép với ampli sao cho phù hợp nhất. Hãy theo dõi những bài viết sau tôi sẽ chia sẻ về cách phối ghép các thiết bị có trong một dàn karaoke gia đình,dàn âm thanh hội trường giá rẻnhư thế nào là đạt tiêu chuẩn nhé.

19  1 Comment   Like Comment Share

Giường Bệnh Nhân Ghế Xếp Giường Xếp                       tương tác full tường nhá bạn             Like         Sign in to like this comment       Reply         Sign in to reply to this comment                      2y

To view or add a comment, sign in       To view or add a comment, sign in

More articles by this author           See all

Compression là gì? Tìm hiểu về compressor

Feb 10, 2020

Dàn âm thanh sân khấu hội trường giá bao nhiêu

Jan 16, 2020

Loa Bose Trung Quốc giá rẻ có tốt không

Jan 6, 2020

Video liên quan

Chủ Đề