Cách đọc số 9000509

TUẦN 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [133.15 KB, 24 trang ]

TUẦN: 03
Ngày soạn: Thứ năm ngày 12/9/2018
Ngày giảng: Thứ hai ngày 17/9/2018
Chào cờ

Tiết TKB: 1; Tiết PPCT: 3

CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Môn: Tập đọc

Tiết TKB: 2; Tiết PPCT: 5

THƯ THĂM BẠN
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được nội dung bức thư. Hiểu các từ khó trong bài. Nắm
được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư.
2. Kỹ năng: Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc phù hợp với nội dung bài
3. Thái độ: Biết chia sẻ,giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn. Biết bảo
vệ môi trường, phòng chống lũ lụt
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ ghi ND
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc thuộc - 2 HS đọc
lòng bài thơ: Truyện cổ nước mình , trả


lời câu hỏi về nội dung bài
3. Bài mới: Giới thiệu bài
* Luyện đọc
- Yêu cầu HS đọc bài
- 1 HS đọc toàn bài
- Tóm tắt nội dung, hướng dẫn cách đọc.
- Yêu cầu HS chia đoạn
- Học sinh chia 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến với bạn.
+ Đoạn 2: Tiếp đến như mình.
+ Đoạn 3: Còn lại
- Sửa lỗi phát âm, giúp HS hiểu nghĩa từ - Đọc nối tiếp đoạn trước lớp [2 lượt]
chú giải
- Y/C HS luyện đọc trong nhóm
- HS đọc bài theo nhóm 3
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn
- 1 HS đọc toàn bài
- Đọc mẫu
- Lắng nghe
* Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước + Không, mà chỉ biết Hồng khi đọc
không?
báo Thiếu niên Tiền Phong
- Lương viết thư cho Hồng để làm gì?
- Lương viết thư để chia buồn với
Hồng
- Giải nghĩa từ hi sinh: là chết theo - Lắng nghe
nghĩa cao cả, tốt đẹp

1


- Yêu cầu học sinh đọc phần còn lại và
trả lời câu hỏi:
+ Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất
thông cảm với bạn Hồng
+ Tìm những câu cho thấy bạn Lương
biết an ủi bạn Hồng?

- Lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi

4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ
5. Dặn dò: Dặn học sinh về chuẩn bị bài.

- Chọn đoạn yêu thích

+Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền
Phong ba Hồng đã ra đi mãi mãi
+ Lương khơi dậy trong lòng Hồng
niềm tự hào về người cha dũng cảm
Chắc là Hồng nước lên
- Lương khuyến khích Hồng noi gương
của cha vượt qua nỗi đau Mình tin
rằng nỗi đau này
- Lương làm cho Hồng yên tâm Bên
cạnh Hồng như mình
- Giải nghĩa từ xả thân: là không - Lắng nghe
thương tiếc thân mình vì việc nghĩa
- Yêu cầu học sinh đọc lại những dòng - Cả lớp đọc thầm

mở đầu và kết thúc bức thư, trả lời câu
hỏi:
+ Nêu tác dụng của những dòng mở đầu + Dòng mở đầu nêu địa điểm, thời gian
và kết thúc bức thư?
viết thư, lời chào hỏi. Những dòng
cuối ghi lời chúc, lời nhắn nhủ, lời cảm
ơn, lời hứa hẹn, ký tên ghi rõ họ tên
người gửi
- Yêu cầu HS nêu nội dung của bài [bảng - Nội dung: Lá thư cho thấy sự thông
phụ]
cảm, tình cảm chân thành, chia sẻ của
- Gọi 2 HS nhắc lại nội dung
Lương đối với Hồng khi bị trận lũ
cướp mất ba.
* Đọc diễn cảm
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn
- Yêu cầu học sinh nêu giọng đọc
- 1 học sinh nêu giọng đọc
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
đoạn 2
- Luyện độc nhóm đôi
-Yêu cầu HS đọc diễn cảm đoạn 2
- 2 đọc trước lớp
- Nhận xét

Môn: Toán

Tiết TKB: 3; Tiết PPCT: 11

TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU [Tiếp]

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố thêm về hàng và lớp và cách dùng bảng thống kê số liệu.
2. Kỹ năng: Biết đọc, viết các số đếm lớp triệu
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên: bảng phụ BT 1
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

2


Hoạt động của giáo viên
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: KT 2 HS

Hoạt động của học sinh
- 2 học sinh viết trên bảng lớp
- Cả lớp viết bảng con: 18000000,
500000000.

- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
- Cả lớp theo dõi
* Hướng dẫn học sinh đọc và viết số
Lớp triệu
Lớp nghìn

Lớp đơn vị
Hàng Hàng Hàng Hàng
Hàng Hàng
Hàng
Hàng đơn
Hàng chục
trăm chục triệu
trăm
nghìn trăm
chục
vị
nghìn
triệu triệu
nghìn
3
4
2
1
5
7
4
1
3
- Cho HS quan sát mẫu yêu cầu HS nêu các - Viết số 342157413
số đã cho trong bảng
- Gọi học sinh đọc lại số đó
- 2 học sinh đọc: Ba trăm bốn mươi
- Hướng dẫn học sinh cách đọc:
hai triệu, một trăm năm mươi bảy
nghìn, bốn trăm mười ba

+ Tách số trên thành từng lớp, từ lớp đơn vị - Quan sát, lắng nghe
đến lớp nghìn, lớp triệu. [dùng phấn màu để
tách số 342157413 ở trên bảng]
+ Đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp ta dựa
vào cách đọc số có ba chữ số và thêm tên
lớp đó.
- Giáo viên đọc lại số trên bảng.
- Lắng nghe
- Gọi học sinh đọc lại
- Học sinh đọc lại số
* Hướng dẫn học sinh thực hành
* Luyện tập
Bài 1: Viết và đọc số theo bảng
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh: viết số tương ứng - HS viết số
vào SGK
32000000: Ba mươi hai triệu
- Gọi HS chữa bài ở bảng, đọc số viết được 32516000: Ba mươi hai triệu năm
trăm mười sáu nghìn
32516497: Ba mươi hai triệu năm
trăm mười sáu nghìn bốn trăm chín
mươi bảy
- Chốt bài đúng
- Lắng nghe
Bài 2: Đọc các số sau: 315600307;
900307200; 400070192
- Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh đọc thầm từng số

- HS đọc :
- Gọi 5 học sinh đọc trước lớp
- Ba trăm mười lăm triệu sáu trăm
nghìn ba trăm linh bảy
- Chín trăm triệu ba trăm linh bảy
nghìn hai trăm
- Bốn trăm triệu không trăm bảy
3


mươi nghìn một trăm chín mươi hai.
Bài 3: Viết các số sau:
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- HS làm vở
a] 10250214
c] 400036105
b] 253564888
d] 700000231
- Theo dõi, lắng nghe

- Nhận xét cách đọc
- Gọi học sinh nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm vở
- Chữa bài, nhận xét kết quả
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ
5. Dặn dò: Dặn học sinh về chuẩn bị bài.
Môn: Khoa học

Tiết TKB: 4; Tiết PPCT: 5


VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể
2. Kỹ năng: Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm và một số thức ăn chứa
nhiều chất béo. Xác định nguồn gốc của thức ăn chứa chất đạm, thức ăn chứa chất béo.
3. Thái độ: Ăn uống điều độ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên:
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Phân loại thức ăn theo những cách nào?
- Nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể?
- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài
- Cho học sinh kể tên các thức ăn có nhiều
chất đạm và chất béo trong hình
+ Nói tên những thức ăn giàu chất đạm có
trong hình?
+ Kể tên các thức ăn em ăn hàng ngày chứa
nhiều chất đạm?
+ Tại sao hàng ngày chúng ta cần ăn thức
ăn chứa nhiều chất đạm?

Hoạt động của học sinh

- 2HS nêu

1. Vai trò của chất đạm và chất béo
- Cua, tôm, vịt quay, đậu nành, cá, thịt
bò, đậu phụ
+ Đậu nành, thịt lợn, trứng gà, vịt quay,
cá, đậu phụ, tôm, thịt bò, đậu hà lan,
cua, ốc
+ Đậu nành, thịt lợn, trứng gà, vịt quay,
cá, đậu phụ, tôm, thịt bò, đậu, cua, ốc
+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới
cơ thể: tạo ra tế bào mới làm cho cơ thể
lớn lên. Thay thế tế bào già bị huỷ hoại
- Mỡ lợn, lạc, dầu thực vật, vừng, dừa

- Nói tên những thức ăn giàu chất béo có
trong hình
- Tôm, thịt bò, thịt lợn
- Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất béo
mà em thích ăn?
- Chất béo rất giàu năng lượng và giúp
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều cơ thể hấp thụ các vi ta min A; D;

4


chất béo?

E; K


- Kết luận: Như mục bạn cần biết [SGK]

2. Nguồn gốc các thức ăn chứa nhiều
chất đạm và chất béo
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân
- Các thức ăn chứa nhiều chất đạm và
- Các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất chất béo có nguồn gốc từ động vật và
béo có nguồn gốc từ đâu?
thực vật.
- Kết luận
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ
5. Dặn dò: Dặn học sinh về chuẩn bị bài.
Môn: Tiếng Anh

Tiết TKB: 5

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
Môn: Chính tả

Tiết TKB: 6; Tiết PPCT: 3

CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài viết
2. Kỹ năng: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Cháu nghe câu
chuyện của bà. Viết đúng tiếng có âm đầu dễ lẫn tr/ch.
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết, viết đúng chính tả
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC


1. Giáo viên:
2. Học sinh: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc cho 1 học sinh
viết trên bảng lớp, cả lớp viết ra nháp
các từ ngữ bắt đầu bằng s/x
3. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hướng dẫn viết chính tả:
- Yêu cầu HS đọc và nêu nội dung bài
viết
- Nêu nội dung bài thơ

Hoạt động của học sinh
- HS viết

- Cả lớp theo dõi
- Đọc bài thơ Cháu nghe câu chuyện của
bà. Tóm tắt nội dung bài thơ:
- Bài thơ nói tình thương của hai bà cháu
dành cho một cụ già bị lẫn đến mức
không biết cả đường về nhà

- Yêu cầu học sinh đọc bài thơ để nhận
xét hiện tượng chính tả
+ Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
+ Thể thơ lục bát
- Hướng dẫn viết từ khó

- Đọc từ khó, yêu cầu học sinh viết, - Viết vào bảng con: trước, sau, làm, lưng
giáo viên nhận xét [trước, sau, làm,
lưng]
5


- Hướng dẫn cách trình bày bài
- Đọc cho học sinh viết bài
- Đọc cho học sinh soát lỗi
- Nhận xét 5 bài
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

- Lắng nghe
- Viết chính tả
- Soát lỗi

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu học sinh làm bài, báo cáo
- Chữa bài

- Gọi học sinh đọc lại đoạn văn
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ
5.Dặn dò: Dặn học sinh về chuẩn bị bài.

Bài 2a: Điền vào chỗ trống tr hay ch?
- 1 học sinh đọc yêu cầu, lớp theo dõi
- Tự làm bài vào vở bài tập
- 1 học sinh chữa bài
* Các từ được điền lần lượt như sau:
Tre không chịu Trúc dẫu cháy Tretre đồng chí chiến đấu Tre.

- Quan sát so với bài làm của mình
- 1 học sinh đọc lại

Môn: Luyện Toán

Tiết TKB: 7

ÔN: TIẾT 1 TUẦN 3
Ngày soạn: Thứ năm ngày 13/9/2018
Ngày giảng: Thứ ba ngày 18/9/2018
Môn: Toán

Tiết TKB: 1; Tiết PPCT: 12

LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố cách đọc số, viết số đến lớp triệu. Nhận biết được giá trị
của từng chữ số trong một số
2. Kỹ năng: Đọc, viết số đến lớp triệu. Xác định giá trị của chữ số trong số
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ BT 1
2. Học sinh: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ

- Gọi học sinh trả lời miệng bài tập 4 [tr15]
3. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Phân tích mẫu
- Yêu cầu học sinh làm SGK, 1 HS làm bảng
phụ
6

Hoạt động của học sinh
- HS nêu miệng
Bài 1:Viết theo mẫu
- 1 học sinh nêu


- Nhận xét, chốt lời giải đúng

Đọc số
Tám trăm năm mươi
triệu ba trăm linh bốn
nghìn chín trăm
Bốn trăm linh ba triệu
hai trăm mười nghìn
bảy trăm mười lăm

Lớp triệu
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng Hàng
Hàng Hàng Hàng Hàng Hàng Hàng

Hàng
trăm chục
trăm chục nghìn trăm chục đơn
triệu
triệu triệu
nghìn nghìn
vị

Viết số

850304900

8

5

0

3

0

4

9

0

0


403210715

4

0

3

2

1

0

7

1

5

Bài 2: Đọc các số
- Gọi học sinh nêu yêu cầu
- 1 học sinh nêu
- Ghi lên bảng các số
- Quan sát.
- Gọi 1 số học sinh đọc, lớp nhận xét
- Đọc số: Ba mươi hai triệu sáu trăm
bốn mươi nghìn năm trăm linh bảy
Bài tập 3: Viết các số
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT

- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Đọc cho cả lớp viết
- Viết vào bảng con
a] 613000000
b] 131405000
c] 512326103
d] 86004702
e] 800004720
- Nhận xét, chốt lại ý đúng
- Lắng nghe
Bài tập 4: Nêu giá trị của chữ số 5
trong mỗi số sau:
a] 715638
b] 571638
c] 836571
a] Chữ số 5 thuộc hàng nghìn, giá trị là:
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu BT
- Yêu cầu học sinh đọc số, nêu giá trị của 5000
b] Chữ số 5 thuộc hàng trăm nghìn, giá
chữ số 5 trong mỗi số
trị là: 500000
c] Chữ số 5 thuộc hàng trăm, giá trị
là:500
- Nhận xét, chốt lại ý đúng
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ
5.Dặn dò: Dặn học sinh về chuẩn bị bài.
Môn: Luyện từ và câu

Tiết TKB: 2; Tiết PPCT: 5


TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ
2. Kỹ năng: Phân biệt được từ đơn và từ phức. Bước đầu làm quen với từ điển.
Biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ.
3. Thái độ: Yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
II. ĐỔ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên:
7


2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Dấu hai chấm có tác
dụng gì?
- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài
* Nhận xét
- Gọi học sinh đọc câu văn
- Nói về nội dung câu văn đó
- Dùng thước gạch chéo như SGK để phân
cách các từ ở câu văn
+ Câu văn trên có bao nhiêu từ?
+ Hãy chỉ ra những từ gồm 1 tiếng?
+ Những từ gồm 2 tiếng là từ nào?

- Chốt lại
+ Từ gồm 1 tiếng gọi là từ đơn
+ Từ gồm nhiều tiếng gọi là từ phức
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu 2
+ Tiếng dùng để làm gì?
+ Từ dùng để làm gì?
* Ghi nhớ:
- Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK
* Luyện tập:

Hoạt động của học sinh
- 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- 1 học sinh đọc
- Lắng nghe
- có 14 từ
+ Từ một tiếng: Nhờ, bạn, lại, có, chí,
nhiều, năm, liền, Hanh, là
+ Những từ gồm 2 tiếng: Giúp đỡ,
học hành, học sinh, tiên tiến

+ Tiếng dùng để tạo nên từ
+ Từ dùng để tạo câu
- 2 học sinh đọc ghi nhớ SGK
Bài tập 1:
- 1 học sinh đọc yêu cầu

- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh gạch chéo để tách các từ
- Cho học sinh nêu miệng các từ đơn, từ + Các từ đơn: chỉ, còn, cho, tôi, của,

phức
mình, rất, rất, vừa, lại
+ Các từ phức: độ lượng, truyện cổ,
thiết tha, nhận mặt, ông cha, đa tình,
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
đa mang.
Bài tập 2: Hãy tìm trong từ điển và
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu của bài
ghi lại
- Giúp học sinh hiểu thế nào là từ điển và
cách sử dụng từ điển
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn
thành bài tập
- Gọi đại diện nhóm phát biểu
- HS các nhóm nêu:
- 3 từ đơn: đói, no, ốm
- 3 từ phức: đậm đặc, hung dữ , huân
chương
- GV nhận xét
8


Bài tập 3: Đặt câu với mỗi từ đơn
hoặc một từ phức ở bài tập 2

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Cho học sinh đặt câu
- Gọi học sinh đọc câu vừa đặt, giáo viên VD: Bầy sói rất hung dữ
nhận xét.
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ

5. Dặn dò: Dặn học sinh về chuẩn bị bài.
Môn: Địa lý

Tiết TKB: 3; Tiết PPCT: 3

MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục và lễ hội
của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
2. Kỹ năng: Dựa vào tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức Xác lập mối
quan hệ. Địa lý giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn
3. Thái độ: Tôn trọng truyền thống của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên:
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm tiêu
biểu về vị trí, địa hình, khí hậu của dãy núi - 2 HS nêu
Hoàng Liên Sơn?
3. Bài mới: Giới thiệu bài
- Cả lớp theo dõi
1. Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở mục
một số dân tộc ít người

1-SGK.
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- Yêu cầu học sinh kể tên một số dân tộc - Thái - Dao Mông
ít người ở địa phương em?
- Cho học sinh quan sát tranh ảnh về một - Ở Hoàng Liên Sơn dân cư thưa thớt,
số dân tộc vừa kể
một số dân tộc ít người sinh sống ở đó
là: Thái, Dao, Hmông,
- Yêu cầu học sinh xếp thứ tự các dân tộc - Thái Dao HMông
theo địa bàn cư trú từ thấp đến cao?
- Người dân ở những nơi núi cao đi lại - Đi bộ hoặc đi ngựa vì giao thông khó
bằng những phương tiện gì? Vì sao?
khăn.
- Quan sát bản đồ, 2 HS tìm địa chỉ của
Hoàng Liên Sơn
2. Bản làng với nhà sàn
- Đọc mục 2 và trả lời các câu hỏi SGK
+ Bản làng thường nằm ở đâu?
- Ở sườn núi cao
+ Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
- Thường ít nhà
+ Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên - Tránh thú dữ và ẩm thấp
9


Sơn sống ở nhà sàn?
3. Chợ phiên, lễ hội, trang phục
- Cho học sinh quan sát tranh ảnh chợ - Quan sát tranh ảnh
phiên, trang phục, lễ hội
+ Nêu những hoạt động ở chợ phiên?

- Họp vào những ngày nhất định, rất
đông vui. Là nơi trao đổi hàng hoá và
là nơi giao lưu văn hoá
+ Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở - Hội chơi núi mùa xuân , ném còn ,
Hoàng Liên Sơn?
múa sạp
+ Hãy nhận xét các trang phục truyền thống - Trang phục tự may màu sắc đẹp
của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
- Tiểu kết
- Lắng nghe
* Ghi nhớ: SGK
- 2 học sinh đọc
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ
5. Dặn dò: Dặn học sinh về chuẩn bị bài.
Môn: Kể chuyện

Tiết TKB: 4; Tiết PPCT: 3

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được nội dung truyện kể
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe, nói
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên: Một số truyện về lòng nhân hậu, truyện đọc 4
2. Học sinh: Viết sẵn đề bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC


Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 1 học sinh kể lại câu - 1 HS kể
chuyện: Nàng tiên Ốc và nói ý nghĩa của
truyện.
- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài
- Cả lớp theo dõi
* Tìm hiểu đề bài
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc ở bảng lớp
+ Đề bài yêu cầu gì?
Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em
đã được nghe, được đọc về lòng nhân
- Gạch chân những từ quan trọng
hậu
- Gọi học sinh đọc gợi ý 1, 2, 3, 4
- Theo dõi
- 4 học sinh nối tiếp nhau đọc, lớp đọc
- Nhắc nhở học sinh: Trước khi kể cần thầm.
giới thiệu câu chuyện mình kể, kể phải - Lắng nghe
có đầu có cuối
*Học sinh thực hành kể chuyện, trao
đổi ý nghĩa câu chuyện

10


- Yêu cầu học sinh học sinh kể theo - Kể truyện trong nhóm,trao đổi về ý

nhóm rồi trao đổi về ý nghĩa
nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu HS kể trước lớp
- 2 HS kể chuyện trước lớp,trao đổi
cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu
chuyện
- Cùng học sinh nhận xét, bình chọn bạn - Nhận xét bạn kể
kể hay.
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ
5. Dặn dò: Dặn học sinh về chuẩn bị bài.
Môn: Khoa học

Tiết TKB: 5; Tiết PPCT: 6

VAI TRÒ CỦA VI TA MIN CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết: Vai trò của các thức ăn chứa nhiều vi ta min,
chất khoáng và chất xơ.
2. Kỹ năng: Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi ta min
chất khoáng và chất xơ
3. Thái độ: Ăn uống điều độ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên: Phiếu nhóm cho mục 1.
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tên và vai trò của thức ăn - 2HS nêu
chứa nhiều chất đạm?
- Nêu tên và vai trò của thức ăn
chứa nhiều chất béo?
3. Bài mới: Giới thiệu bài
1. Các thức ăn chứa nhiều chất khoáng, chất xơ
và vi ta min
- Phát phiếu cho các nhóm
Nguồn
Nguồn
Chứa
Chứa
- Yêu cầu các nhóm làm bài
Tên thức
Chứa chất
gốc động gốc thực vita chất
ăn

- Yêu cầu các nhóm dán bài lên
vật
vật
min
khí
Rau cải
x
x
x
x

bảng trình bày
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng

Sữa
Trứng
Cà chua
Dầu thực
vật

Rau muống
Cua

x
x

x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x

x

x
x
x
x
x
x

x
x

2. Vai trò của vi ta min, chất khoáng và chất
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
+ Hãy kể tên và nêu vai trò của xơ
một số chất khoáng mà em biết? - Vi - ta - min A , B , C
11


- Vi - ta - min rất cần cho hoạt động của cơ thể
nếu thiếu vi- ta- min cơ thể sẽ bị bệnh , vi- ta+ Tại sao hàng ngày chúng ta min tham gia quá trình xây dựng cơ thể
phải ăn thức ăn chứa chất sơ?
- Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng
rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường
- Kết luận: [như mục bạn cần biết của bộ máy tiêu hóa
SGK trang 15]
- Lớp lắng nghe
- Gọi học sinh nêu mục: Bạn cần
biết
- 2 học sinh đọc
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận
xét giờ

5. Dặn dò: Dặn HS về chuẩn bị bài.
Môn: Luyện Tiếng Việt

Tiết TKB: 6

ÔN: TIẾT 1 TUẦN 3
Môn: HĐNG

Tiết TKB: 7

ÔN: TIẾT 2 TUẦN 3
.................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................... .
.................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................. ..
.................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................. ...
.................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn: Thứ hai ngày 17/9/2018
Ngày giảng: Thứ tư ngày 19/9/2018
Môn: Tập đọc

Tiết TKB: 1; Tiết PPCT: 6

NGƯỜI ĂN XIN
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi lòng nhân hậu của cậu bé biết
thương xót với nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin.Hiểu nghĩa các từ khó trong bài
2. Kỹ năng: Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung bài
3.Thái độ: Sống nhân hậu
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ ghi ND
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

12


Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc bài: - 2 HS đọc
Thư thăm bạn, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài
- Cả lớp theo dõi
* Luyện đọc
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài
- 1 HS đọc toàn bài
- Tóm tắt nội dung, hướng dẫn cách đọc
- Yêu cầu học sinh chia đoạn
- Chia 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cứu giúp.
+ Đoạn 2: Tiếp đến cho ông cả.
+ Đoạn 3: Còn lại

- Sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ chú giải - Học sinh đọc nối tiếp đoạn trước lớp
SGK
[2 lượt]
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
- HS luyện đọc theo nhóm 2
- Đọc diễn cảm toàn bài
- 3HS đọc nối tiếp 3 đoạn
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Đọc mẫu
- Lắng nghe
* Tìm hiểu nội dung bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- 1 học sinh đọc thành tiếng, lớp đọc
thầm
+ Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương + Già lọm khọm, mắt đỏ đọc trông
như thế nào?
rất thảm hại
+ Thế nào là Thảm hại?
+ Dáng vẻ khổ sở, đáng thương
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2
- Lớp đọc thầm
+ Hành động và lời nói ân cần của cậu bé + Cậu bé chân thành, thương xót và
chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão muốn giúp đỡ ông lão
ăn xin như thế nào?
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3
- Lớp đọc thầm, trả lời
+ Cậu bé không có gì cho lão, nhưng ông + Ông nhận được sự tôn trọng, thông
lại nói: Như vậy là cháu cho lão rồi Em cảm và tình thương của cậu bé
hiểu cậu bé đã cho lão cái gì ?
+Theo em, cậu bé đã nhận được gì từ ông + Cậu bé nhận dược từ ông lão lòng biết

lão ăn xin?
ơn
- Giúp học sinh nêu nội dung của bài
* Câu chuyện ca ngợi lòng nhân hậu
- Gọi 2 HS nhắc lại nội dung
của cậu bé biết thương xót với nỗi bất
hạnh của ông lão ăn xin.
* Luyện đọc diễn cảm
- Hướng dẫn học sinh đọc đoạn 2
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn
- Yêu cầu học sinh luyện đọc nhóm
- Lắng nghe
- Cho học sinh đọc trước lớp
- Nhận xét
- Luyện đọc nhóm đôi
- Cho HS chọn đoạn yêu thích
- 2 HS đọc
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ
5. Dặn dò: Dặn học sinh về chuẩn bị bài.
13


Môn: Toán

Tiết TKB: 2; Tiết PPCT: 13

LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về: Cách đọc số, viết số đến lớp triệu. Thứ

tự các số
2. Kỹ năng: Đọc, viết số. Đọc bảng số liệu
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ 1 HS làm BT3
2. Học sinh: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp khi làm BT
3. Bài mới: Giới thiệu bài

Hoạt động của học sinh

Bài 1: Đọc số và nêu giá trị của chữ số
3 và chữ số 5 trong mỗi số sau
- Gọi học sinh nêu yêu cầu
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Gọi HS đọc số, nêu miệng giá trị của chữ a] 356274490
c] 82175263
số 3 và chữ số 5 trong mỗi số
b] 850003200
d] 850003200
- Học sinh nối tiếp nhau đọc và nêu giá
trị của chữ số 3,chữ số 5 trong mỗi số
- Lắng nghe
- Nhận xét
Bài 2: Viết số

- Viết vào bảng con, đọc số đã viết
- Y/C HS làm bảng con, trình bày
a] 5760342
b] 5706342
c] 50076342
d] 576340012
- Nhận xét, tiểu kết
Bài 3: Đọc bảng số liệu, trả lời câu hỏi
a] Nước Ấn Độ nhiều dân nhất
- Gọi học sinh đọc số dân của từng nước
- Nước Lào ít dân nhất
- Y/C lớp làm vở, 1 HS làm bảng phụ, b] Tên các nước có số dân theo thứ tự
trình bày.
từ ít đến nhiều là:
Lào, Cam pu chia, Việt Nam, Liên
bang Nga, Hoa Kỳ, Ấn Độ.
- Nhận xét, tiểu kết
Bài 4: Cho biết Một nghìn triệu gọi là
một tỉ
- Gọi 2 học sinh nêu yêu cầu
- 2 đọc yêu cầu bài tập
- Giới thiệu mẫu như SGK
- Y/C HS nêu miệng
- Số 1000 triệu
Các số được viết lần lượt sau năm tỉ là:
- Chữa bài, tiểu kết
ba trăm mười lăm tỉ[315000000000];
3000000000: ba nghìn triệu hay ba tỉ
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ
5. Dặn dò: Dặn học sinh về chuẩn bị bài.


14


Môn: Thể dục

Tiết TKB: 3 + 4

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
Môn: Tiếng Anh

Tiết TKB: 5 + 6 + 7

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
Ngày soạn: Thứ ba ngày 18/9/2018
Ngày giảng: Thứ năm ngày 20/9/2018
Môn: Kĩ thuật

Tiết TKB: 1

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
Môn: Toán

Tiết TKB: 2; Tiết PPCT: 14

DÃY SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết số tự nhiên và dãy số tự nhiên
2. Kỹ năng: Tự nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên

3. Thái độ: Tích cực học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên:
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS
- Viết số 1000000000; 431000000000
- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài
* Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên
- Gọi học sinh nêu 5 số tự nhiên
- Hướng dẫn học sinh viết các số tự nhiên theo thứ
tự từ bé đến lớn [từ số 0]
- Yêu cầu học sinh nêu lại đặc điểm các số tự
nhiên vừa viết
* Biểu diễn dãy số tự nhiên trên tia số
- Giới thiệu

15

Hoạt động của học sinh
- 2 học sinh lên bảng viết số

VD: 0, 1, 2, , 99, 100,
- HS nêu: số liền sau hơn số liền
trước 1 đơn vị

- Tất cả các số tự nhiên sắp xếp
theo thứ tự từ bé đến lớn tạo
thành dãy số tự nhiên
- Quan sát
+ Không có số tự nhiên lớn nhất
và dãy số tự nhiên có thể kéo dài
mãi mãi
+ Không thể có số tự nhiên nào
liền trước số 0 nên 0 là số tự
nhiên bé nhất.
+ Trong dãy số tự nhiên hai số
liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1
đơn vị.


*Luyện tập:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn học sinh cách viết
- Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi nêu kết quả
- GV nhận xét, kết luận

Bài 1: Viết số tự nhiên liền sau
liên tiếp của mỗi số sau vào ô
trống
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Lắng nghe
- Làm bài rồi nêu :
[Các số được điền theo từng ý
như sau: 7; 30; 100; 101; 1001]
Bài 2: Viết số tự nhiên liền trước

của mỗi số sau vào ô trống
- 1 học sinh nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn học sinh cách viết
Các số được điền lần lượt như
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở, 1 HS lên sau: 11, 99, 999, 1001, 9999
bảng
- Chữa bài, tiểu kết
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ
chấm để có 3 số tự nhiên liên
tiếp
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Cho học sinh làm bài vở, báo cáo
a] 6
c] 897
e] 101
b] 86
d] 11
f] 10000
- Nhận xét, chốt đáp án
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ
5. Dặn dò: Dặn học sinh về chuẩn bị bài.
Môn: Đạo đức

Tiết TKB: 3

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
Môn: Tập làm văn


Tiết TKB: 4; Tiết PPCT: 5

KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩa của nhân vật
để khắc hoạ tính cách nhân vật, nói lên ý nghĩa câu chuyện.
2. Kỹ năng: Biết kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật trong bài văn kể chuyện
theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp.
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ 1 HS làm BT 2 [phần luyện tập]
2. Học sinh: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh
- Nêu những chú ý khi tả ngoại - 2 HS đọc
hình nhân vật?
3. Bài mới: Giới thiệu bài
- Cả lớp theo dõi
16


* Nhận xét:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu 1, 2 - 1 học sinh nêu

- Gọi học sinh đọc bài Người - 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
ăn xin
-Yêu cầu học sinh làm VBT
- Làm bài vào vở bài tập
* Ý 1: Lời nói của cậu bé
+ Chao ôi! biết nhường nào?
+ Cả tôi nữa của ông lão
+ Ông đừng giận cháu; cho ông cả
* Ý 2: Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu
là một người nhân hậu
- Theo dõi để phân biệt
* Ý 3:
- Cách 1: Tác giả dẫn trực tiếp nguyên văn lời nói
của ông lão
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến, - Cách 2: Tác giả thuật gián tiếp lời ông lão
giáo viên nhận xét đưa ra lời
giải đúng
- Yêu cầu HS rút ra ghi nhớ
- 2 học sinh đọc ghi nhớ
*Luyện tập:
Bài tập 1:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Làm bài cá nhân
- Gọi học sinh phát biểu
- 2 học sinh phát biểu
+ Lời dẫn gián tiếp: [Cậu bé nói dối là bị chó
sói đuổi]
+ Lời dẫn trực tiếp:

- Còn tớ, gặp ông ngoại
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
- Theo tớ, nhận lỗi với bố mẹ
- Lắng nghe
Bài tập 2: Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn
văn sau thành lời dẫn trực tiếp
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu -1HS nêu yêu cầu bài tập, lớp theo dõi
bài tập
- Cho 1 học sinh làm mẫu 1 câu, - HS làm mẫu
giáo viên nhận xét
p- Yêu cầu học sinh làm bài rồi - Làm bài vào vở bài tập, 1HS làm bài vào bảng
trình bày kết quả
phụ
-Trình bày kết quả
- Chốt lời giải đúng
Lời dẫn gián tiếp
Lời dẫn trực tiếp
Vua nhìn thấy trầu ai Vua nhìn thấy bèn
đó têm rất khéo bèn
hỏi bà hàng nước:
hỏi bà hàng nước
- Xin cụ cho biết ai
xem ai đã têm
têm trầu này?
Bà lão bảo chính tay
Bà lão vẫn bảo:
bà têm
- Tâu bệ hạ, trầu đó do
17



chính tay già têm đấy ạ!
- Vua gặng hỏi mãi bà
lão đành nói thật là
con gái bà têm

Nhà vua không tin
gặng hỏi mãi, bà lão
đành nói thật:- Thưa,
trầu đó là do con gái
già têm.
Bài tập 3: Chuyển lời dẫn trực tiếp thành gián
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu tiếp
bài tập
Lời dẫn gián tiếp
Lời dẫn trực tiếp
- Cho 1 học sinh làm mẫu 1 câu, Bác thợ hỏi Hoè:
Bác thợ hỏi Hoè là cậu
giáo viên nhận xét
Cháu có thích làm
có thích làm thợ xây
- Yêu cầu học sinh tự làm bài thợ xây không?
không?
rồi trình bày kết quả

Hoè đáp:
- GV nhận xét chốt lại đáp án
- Cháu thích lắm
Hoè đáp rằng Hoè
thích lắm

4. Củng cố: Củng cố bài, nhận
xét giờ
5.Dặn dò: Dặn học sinh về
chuẩn bị bài.
Môn: Lịch sử

Tiết TKB: 5; Tiết PPCT: 3

NƯỚC VĂN LANG
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học xong bài này học sinh biết:
- Văn Lang là nước đầu tiên trong lịch sử nước ta
- Sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương
- Những nét chính về đời sống động vật và tinh thần của người Lạc Việt
- Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ đến nay.
2. Kỹ năng: Trả lời câu hỏi
3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu cội nguồn dân tộc
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên:
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Môn Lịch sử và Địa lý giúp các - 1 HS nêu
em hiểu biết gì?

3. Bài mới: Giới thiệu bài
- Cả lớp lắng nghe
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở - 1 học sinh đọc trước lớp, lớp đọc thầm
SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi
+ vào khoảng 700 năm trước công nguyên

18


+ Nước Văn Lang ra đời vào
khoảng năm nào?
- Minh hoạ khoảng thời gian này
trên trục thời gian
- Yêu cầu học sinh lên xác định khoảng
thời gian này trên trục thời gian
- Cho học sinh quan sát lược đồ H1
- Nước Văn Lang ra đời ở đâu, nêu
kinh đô của nước Văn Lang ?

- Quan sát
- HS xác định
- HS quan sát
- Nước Văn Lang ra đời ở khu vực sông Hồng,
sông Mã, sông Cả. Kinh đô của nước Văn
Lang đặt ở Phong Châu
* Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân

-Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở
SGK

- Xã hội Văn Lang có mấy tầng - 3 tầng lớp: Lạc hầu, Lạc tướng [ vua Hùng ]
lớp?
Dân; nô tì
Hùng Vương
- Yêu cầu học sinh điền vào khung
Lạc Hầu, Lạc Tướng
sơ đồ các tầng lớp

- Gọi học sinh nêu kết quả bài làm
Lạc dân


- Tiểu kết
- Lạc dân là người như thế nào?
- Nô tì là người như thế nào?
- Yêu cầu học sinh quan sát hình
- Yêu cầu học sinh mô tả cuộc sống
vật chất, tinh thần của người Lạc
Việt ?
- Em biết những tục lệ nào của
người Lạc Việt còn tồn tại đến nay?
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ
5.Dặn dò: Dặn học sinh về chuẩn bị bài.

Nô tì
- Là dân thường
- Là tầng lớp nghèo hèn đi làm thuê cho tầng
lớp trên
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp

- Quan sát
- Dưới thời vua Hùng, nghề chính của Lạc dân
là làm ruộng, trồng lúa, khoai, cây ăn quả
ngoài ra còn biết trồng đay, trồng dâu nuôi
tằm, đúc đồng làm mác, giáo, mũi tên biết
làm nhà ở để tránh thú dữ
- Tục ăn trầu, nhuộm răng đen, hoá trang khi vui
chơi, đấu vật
* Ghi nhớ [SGK]
- 2 học sinh đọc

Môn: Âm nhạc

Tiết TKB: 6

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
Môn: Mĩ thuật

Tiết TKB: 7

GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY

19


Ngày soạn: Thứ tư ngày 19/9/2018
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 21/9/2018
Môn: Toán

Tiết TKB: 1; Tiết PPCT: 15


VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:Biết đặc điểm của hệ thập phân. Giá trị của chữ số phụ thuộc vào
vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể
2.Kỹ năng: Sử dụng 10 kí hiệu để viết số trong hệ thập phân
3.Thái độ: Tích cực học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ để 1 HS làm bài tập 1
2. Học sinh: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh
- Viết số liền sau của số 45
- Viết số liền trước của số 100
3. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hướng dẫn học sinh nhận biết đặc
điểm của hệ thập phân
- Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời để thấy
được:
10 đơn vị = 1 chục
10 chục = 1trăm
10 trăm = 1 nghìn
- Kết luận: Cứ 10 đơn vị ở một hàng lại
hợp thành một đơn vị ở hàng trên liền
nó thì gọi là hệ thập phân

Hỏi: Trong hệ thập phân có bao nhiêu
chữ số? là những chữ số nào?
- Yêu cầu học sinh sử dụng 10 chữ số
trên để viết các số vào bảng con
- Giới thiệu: Với 10 chữ số ta có thể viết
được các số tự nhiên
- Viết số: 9999, yêu cầu học sinh nêu giá
trị của từng số 9 để rút ra.
- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào
vị trí của nó trong mỗi số đó.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- Phân tích mẫu
- Yêu cầu học sinh làm bài

Hoạt động của học sinh
- 2 HS viết
- Cả lớp theo dõi

- 3 học sinh trả lời
10 đơn vị = 1 chục
10 chục = 1trăm
10 trăm = 1 nghìn
- Lắng nghe
- Có 10 chữ số là 0; 1; ; 9
- Viết vào bảng con : 999 ; 2005 ;
685 402 739
- Lắng nghe
- Nêu giá trị : kể từ phải sang trái mỗi chữ
số chín lần lượt nhận giá trị là 9 ; 90 : 900
- Lắng nghe

* Luyện tập:
Bài 1: Viết theo mẫu
- Nêu yêu cầu bài tập
- Lắng nghe
- Lớp làm bài vào SGK

20


- Cho học sinh chữa bài giáo viên - 1 HS làm bài trên bảng lớp
Đọc số
Viết số Số gồm có
nhận xét
Năm nghìn
tám
5864
trăm sáu
mươi tư
Hai nghìn
không trăm
2020
hai mươi

5 nghìn 8 trăm
6 chục 4 đơn
vị

Năm mươi
lăm nghìn
năm trăm


5 chục nghìn;
5 nghìn, 5 trăm

Chín triệu
năm trăm
linh chín

55500

2 nghìn 2 chục

9 triệu, 5 trăm,
9000509 9 đơn vị

Bài 2: Viết các số sau thành tổng [theo
mẫu]: 873; 4738; 10837
- Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- Lắng nghe
- Giới thiệu và phân tích mẫu
- Cho học sinh làm bài sau đó nêu kết - Làm bài vào vở
873 = 800 + 70 + 3
quả
4738 = 4000 + 700 + 30 + 8
10837 = 10000 + 800 + 30 + 7
- Nhận xét
Bài 3: Nêu giá trị của số 5 trong mỗi số
- Nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập

- Lắng nghe
- Hướng dẫn mẫu
- Làm bài, nêu : 50; 500; 5000; 5000000
- Yêu cầu học sinh làm bài nêu miệng
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ
5.Dặn dò: Dặn học sinh về chuẩn bị bài.
Môn: Luyện từ và câu

Tiết TKB: 2; Tiết PPCT: 6

MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU ĐOÀN KẾT
I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Mở rộng vốn từ theo chủ điểm: Nhân hậu đoàn kết
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng vốn từ ngữ trên
3.Thái độ: Tích cực mở rộng và sử dụng vốn từ ngữ
II. ĐỒ DÙNGDẠY - HỌC:

1. Giáo viên: bảng phụ bài tập 2
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
-Thế nào là từ đơn, từ phức? Cho ví dụ?
3. Bài mới: Giới thiệu bài

Hoạt động của học sinh
- 1 HS nêu

- Cả lớp theo dõi
21


Bài tập 1: Tìm các từ
- Yêu cầu học sinh phát biểu
- HS nêu miệng
- Giáo viên tổng hợp kết quả, nhận xét, a] Chứa tiếng hiền: dịu hiền , hiền hậu.
giải nghĩa 1 số từ
b] Chứa tiếng ác: bạc ác , độc ác
- Nhận xét, chốt đáp án đúng
Bài tập 2:
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung
- Cả lớp lắng nghe
- Hướng dẫn học sinh cách làm bài
- Làm bài vào vở bài tập
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm - 1 học sinh trình bày trên bảng lớp
bảng phụ, trình bày.
a] Các từ thể hiện lòng nhân hậu, tinh
- Chữa bài, tiểu kết
thần đoàn kết: nhân ái, hiền hậu, phúc
hậu, trung hậu, đôn hậu, cưu mang, che
chở, đùm bọc, nhân từ.
b] Các từ có nghĩa trái với nhân hậu,
đoàn kết: tàn ác, bất hoà, lục đục, chia rẽ,
hung ác, độc ác, tàn bạo.
Bài tập 3: Chọn từ hoàn chỉnh các
thành ngữ
- 1 học sinh nêu yêu cầu

- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
- Gọi đại diện 4 nhóm trình bày kết quả
a] đất hoặc bụt
c] cọp
b] bụt hoặc đất
d] chị em gái
- Nhận xét, chốt đáp án đúng

Bài tập 4: Em hiểu các thành ngữ, tục
ngữ SGK như thế nào?
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Lắng nghe
- HS nêu : Những người ruột thịt, gần
gũi, xóm giềng của nhau phải che chở,
đùm bọc nhau

- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Gọi học sinh trình bày bài miệng
- Giáo viên và cả lớp theo dõi, nhận xét
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ
5. Dặn dò: Dặn học sinh về chuẩn bị bài.
Môn: Tập làm văn

Tiết TKB: 3; Tiết PPCT: 6

VIẾT THƯ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh nắm chắc hơn về mục đích, nội dung, kết cấu của một bức thư.
2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào việc viết thư.
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên:
2. Học sinh: Giấy viết thư
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

22


Hoạt động của giáo viên
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh
- Kể lại lời nói của nhân vật?
- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài
- Gọi học sinh đọc bài Thư thăm bạn
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để
làm gì?
+ Người ta viết thư để làm gì?

+ Trong thư bạn Lương có nêu mục đích
viết thư không? Bạn thăm hỏi gia đình
và địa phương Hồng như thế nào?
+ Để thực hiện mục đích trên, một bức
thư gồm có những nội dung gì?


+ Qua bức thư đã học, em thấy một bức
thư thường mở đầu và kết thúc như thế
nào?
- Yêu cầu HS rút ra ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh xác định trọng tâm
đề
- Lưu ý cho học sinh về lời lẽ xưng hô
khi viết thư cho bạn
- Yêu cầu học sinh thực hành viết thư
- Gọi học sinh dựa vào dàn ý để trình
bày miệng lá thư
- Nhận xét
- Yêu cầu học sinh thực hành viết thư
- Gọi học sinh đọc lá thư vừa viết
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ
5. Dặn dò: Dặn học sinh về chuẩn bị bài.

Hoạt động của học sinh
- 1 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
* Nhận xét:
- 1 học sinh đọc
- Chia buồn cùng bạn Hồng trước sự mất
mát lớn
- Để thăm hỏi, thông báo tin tức, chia vui
hoặc chia buồn
- Lương viết thư chia buồn với Hồng,
Lương bày tỏ sự cảm thông, động viên an

ủi Hồng
- Lương viết thư chia buồn với Hồng,
Lương bày tỏ sự cảm thông, động viên an
ủi Hồng
+ Nêu lí do mục đích viết thư
+Thăm hỏi tình hình của người nhân thư
+ Thông báo tình hình của người viết thư
+ Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình
cảm với người nhận thư
- Đầu thư: ghi địa điểm, thời gian, lời
xưng hô; cuối thư: Lời chúc, lời cảm ơn,
lời hứa và kí tên
* Ghi nhớ: SGK
- 2 HS đọc ghi nhớ
* Luyện tập:
- 1 học sinh đọc đề, lớp đọc thầm
- Xác định trọng tâm của đề
Đề bài: Viết thư gửi một bạn ở trường
khác để hỏi thăm và kể cho bạn nghe
tình hình lớp và trường em hiện nay
- Lắng nghe
- Viết ra nháp dưới dạng làm dàn ý
- 2 học sinh trình bày
- Lắng nghe
- Viết thư vào giấy
- 2 học sinh đọc

23



Môn: Sinh hoạt

Tiết TKB: 4; Tiết PPCT: 3

NHẬN XÉT TUẦN
I. MỤC TIÊU

- Giúp HS nhận biết ưu khuyết điểm trong tuần
- Phương hướng tuần sau
II. HÌNH THỨC SINH HOẠT

- GV nhận xét chung
* Ưu điểm
- Duy trì nền nếp tốt.
- Thực hiện tốt nề nếp.
- Ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết.
- Có đủ sách vở, đồ dùng học tập.
- Trong lớp trật tự, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Ý thức chuẩn bị bài tương đối tốt.
- Duy trì tốt nề nếp rèn chữ giữ vở.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Thực hiện tốt An toàn giao thông.
- Có ý thức chăm sóc công trình măng non.
* Nhược điểm:
- 1 số HS chưa có cố gắng trong học tập.
- Chữ viết chưa đẹp, chưa đúng mẫu.
- Hoạt động giữa giờ hiệu quả chưa cao.
* Biểu dương những HS có ý thức học tập và hoạt động đội tố
III. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 4


- Phát huy những ưu điểm, khắc phục, sửa chữa nhược điểm
- Rèn chữ viết sạch đẹp, đúng mẫu.
- Chăm sóc bồn hoa, vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công.
Môn: HĐNG

Tiết TKB: 6

ÔN: TIẾT 2 TUẦN 3
Hoạt động ngoài giờ

Tiết TKB: 6; Tiết PPCT: 3

CHỦ ĐỀ: VUI HỘI KHAI TRƯỜNG

24



Video liên quan

Chủ Đề