Cách giảm ê buốt răng nhanh

Đau buốt răng hàm là tình trạng nhiều người gặp phải, khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa đau buốt răng hàm hiệu quả tại nhà nhé.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau buốt răng hàm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng hàm của mọi người bị đau buốt. Khi gặp phải tình trạng này có nghĩa là răng hàm của bạn đang gặp phải một bệnh lý nào đó.

1.1. Sâu răng hàm

Sâu răng hàm là căn bệnh thường gặp nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau buốt răng hàm. Vì vậy, khi răng hàm có dấu hiệu đau buốt, các bạn có thể nghĩ tới bệnh lý này đầu tiên.

1.2. Viêm nướu răng, viêm chân răng

Viêm nướu răng hoặc viêm chân răng cũng sẽ khiến răng hàm của bạn bị đau buốt. Nếu để lâu thì căn bệnh này sẽ tiến triển thành viêm nha chu. Khi mắc phải căn bệnh này thì bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng đau buốt răng hàm.

Triệu chứng của viêm nướu răng, viêm chân răng phổ biến nhất là nướu sưng đỏ và có màu hồng đậm. Trong một vài trường hợp, nướu có thể tách khỏi răng và xuất hiện những túi mủ. Lúc này, tình trạng đau buốt ở răng hàm sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.

Có nhiều nguyên nhân gây đau buốt răng hàm

1.3. Mọc răng khôn

Mọc răng khôn cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng hàm bị đau buốt khó chịu. Khi gặp phải tình trạng này, các bạn sẽ phải chịu những cơn đau buốt răng hàm lâu hơn và dai dẳng hơn. Bởi lẽ những cơn đau buốt này sẽ không diễn một lần mà chúng sẽ đến rồi đi và khi xuất hiện trở lại sẽ đau nhức hơn nhiều.

1.4. Do chấn thương răng miệng hoặc viêm khớp thái dương hàm

Nếu không may gặp tai nạn khiến răng hàm bị rạn nứt hay vỡ mẻ thì vi khuẩn sẽ rất dễ xâm nhập vào bên trong miệng, gây ra tình trạng đau buốt răng hàm. Ngoài ra, viêm khớp thái dương hàm cũng là thủ phạm hàng đầu khiến răng hàm bị đau buốt.

2. Cách chữa đau buốt răng hàm hiệu quả tại nhà

2.1. Bằng lá trầu không

Lá trầu không có công dụng chống khuẩn, khám viêm và chữa đau buốt răng hàm hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể dùng nước lá trầu không để súc miệng.

Cách làm nước lá trầu không để chữa đau buốt răng hàm:

– Lấy khoảng 10 lá trầu không tươi rồi đem đi rửa sạch, cắt nhỏ.

– Đun sôi lá trầu không với nước sạch khoảng 20 phút.

– Chắt lấy nước cốt lá trầu không để súc miệng.

Bạn cũng nên nhớ một điều là mỗi một lần súc miệng bằng nước lá trầu không hãy ngậm trong miệng từ 5 – 10 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch. Nếu muốn giảm cơn đau buốt răng hàm một cách nhanh chóng, các bạn hãy thực hiện khoảng 3 lần/ ngày nhé.

Lá trầu không là cách chữa đau buốt răng hàm hiệu quả

2.2. Bằng vỏ cau

Cau là loại quả vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Theo kinh nghiệm của ông cha ta, vỏ cau có thể điều trị một số bệnh lý về răng miệng cực kỳ hiệu quả. Nó sẽ giúp điều trị dứt điểm những cơn đau buốt ở răng hàm và khiến bạn ăn uống ngon miệng hơn.

Cách điều trị tình trạng đau buốt răng hàm bằng vỏ cau được thực hiện như sau:

– Tách ruột quả cau và lấy phần vỏ rồi rửa sạch.

– Giã nhuyễn vỏ cau rồi ngâm với rượu khoảng 10 – 15 phút.

– Khi cặn lắng xuống, các bạn chắt lấy phần nước cốt để súc miệng.

Nếu súc miệng bằng rượu vỏ cau đều đặn 2 lần/ ngày, chắc chắn hiện tượng đau buốt răng hàm sẽ giảm đi đáng kể đấy.

2.3. Bằng tỏi

Tỏi là loại dược liệu có khả năng điều trị rất nhiều căn bệnh, trong đó có đau buốt răng hàm. Theo quan niệm dân gian, tỏi có tác dụng chữa trị viêm nhiễm, kháng khuẩn, giúp giảm cảm giác đau nhức răng miệng hiệu quả.

Với phương pháp này, các bạn hãy giã nhuyễn tỏi với một chút muối rồi đắp vào chỗ răng hàm bị đau buốt. Hoặc các bạn có thể đập dập tỏi rồi trộn đều với một chút muối. Khi muối đã thấm vào tỏi thì ép lấy nước chấm vào chỗ răng bị đau buốt. Chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy hiệu quả tức thì đấy.

Các bạn có thể dùng tỏi để chữa đau buốt răng hàm

Tóm lại, răng hàm là chiếc răng vô cùng quan trọng. Nó đảm nhiệm chức năng nhai và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể của con người. Do đó, nếu để răng hàm đau buốt lâu ngày mà không điều trị thì sẽ gây nguy hại cho răng và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người. Do đó, việc điều trị đau buốt răng hàm là điều cần thực hiện sớm. Nếu áp dụng những cách điều trị đau buốt răng hàm này tại nhà mà không đạt được kết quả như mong muốn thì hãy nhanh chóng tới phòng khám nha khoa uy tín để điều trị tận gốc nhé.

Ê buốt răng là tình trạng răng miệng khá phổ biến và đa số ai cũng gặp phải một vài lần trong đời. Nó cũng là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.

1.Ê buốt răng nên uống thuốc gì?

Theo các bác sĩ nha khoa, không có loại thuốc chữa ê buốt răng theo đường uống hiệu quả mà chỉ có thể dùng gel chống ê buốt. Đây là một liệu pháp được nhiều người sử dụng rất hiệu quả, thuốc có được bán ở rất nhiều hiệu thuốc nên mọi người cũng dễ tìm kiếm. Nhưng thuốc chữa ê buốt răng bằng dạng kem bôi tại chỗ này bạn không nên tùy tiện sử dụng mà cần phải có đơn thuốc cũng như hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

2. Một số cách làm hết ê buốt răng bạn nên biết

Trà xanh – mẹo chữa ê buốt răng đơn giản nhất

Lá trà xanh tươi được chứng minh là giàu chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Axit tannic cũng làm giảm vai trò của các chất hòa tan canxi. Vì thế, sử dụng lá trà xanh bằng cách nhai một vài lá trà xanh trong 5 phút sau đó súc miệng lại bằng nước sạch sẽ có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, giảm triệu chứng ê buốt răng nhanh chóng. Với mẹo chữa ê buốt răng bằng cách dùng lá trà xanh, bạn nên thực hiện 2-3 lần trên một ngày để có thể làm giảm ê buốt răng nhanh nhất.

Gừng tươi làm giảm ê buốt răng

Gừng tươi cũng có công dụng giảm ê buốt răng tương tự. Bạn hãy đập dập vừa phải miếng gừng và cắn lên chỗ răng bị ê buốt. Để như thế cho đến khi hết thấy đau nhức.

Tăng cường ăn những thực phẩm nhiều chất xơ

Thay vào đó, mẹo chữa răng ê buốt đơn giản là bạn nên bổ sung cho bản thân mình những thực phẩm giàu chất xơ, khiến tuyến nước bọt hoạt động tốt, giúp tạo nên các khoáng chất chống lại quá trình gây nhạy cảm cho răng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Nhiều người thường có quan niệm, chải răng càng mạnh càng giúp loại bỏ các vi khuẩn đáng ghét. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nha khoa, việc chải răng quá mạnh sẽ khiến lớp men răng bị tổn thương dẫn đến răng bị tụt nướu và lộ ngà nhiều hơn.

Cảm giác ê buốt cũng vì thế mà càng dễ có cơ hội “gõ cửa” bạn hơn. Để hạn chế những tổn thương không đáng có cho răng, chúng ta cần thực hiện việc chải răng đúng như: dùng bàn chải đánh răng lông mềm, nên chải răng theo chiều dọc một cách nhẹ nhàng nhưng kỹ lưỡng.

Video liên quan

Chủ Đề