Cách hạ sốt cho bé bằng nha đam

Dùng khoai tây, lô hội hay.. tất ướt là những mẹo hạ sốt không cần thuốc cực độc đáo và hiệu quả của mẹ Tây.

Khi bé bị sốt, các mẹ thường nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc hoặc đưa con tới gặp bác sĩ. Trước khi dùng tới thuốc, các mẹ hãy cố gắng hạ sốt cho trẻ bằng những liệu pháp tự nhiên. Dưới đây, xin mách chị em một vài mẹo nhỏ dân gian nước ngoài hay dùng giúp bé hạ sốt một cách hữu hiệu.

1. Dùng tất ướt quấn quanh mắt cá chân

Ý tưởng nghe có vẻ cực kì lạ lùng nhưng lại rất công hiệu kể cả với những trẻ sốt cao. Chọn 2 chiếc tất cotton đủ dài để quấn quanh mắt cá chân, nhúng vào nước lạnh rồi vắt sạch. Từ từ quấn tất quanh cổ và bàn chân bé và lặp lại mỗi khi tất hết lạnh. Em bé ban đầu có thể cảm thấy khó chịu nhưng ngay sau đó, chúng sẽ nhận thấy tác dụng giảm nhiệt cực tốt mà phương pháp này mang lại.

2. Ăn một que kem

Đây là một cách hạ sốt được một số mẹ Tây áp dụng cho trẻ nhỏ và đạt hiệu quả. Khi bị sốt, con sẽ cảm thấy khô miệng, và cần bổ sung thêm chất ngọt. Kem có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể, nó sẽ như một thức uống có cồn giúp giải tỏa mệt mỏi sau một ngày vất vả.

Tuy nhiên, cách làm này chỉ nên áp dụng như một mẹo tham khảo cho những bé lớn trên 10 tuổi và mới chớm có dấu hiệu sốt nhẹ.

3. Xoa bóp bằng dầu oliu

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, xoa bóp toàn bộ cơ thế với dầu oliu nguyên chất trước khi đi ngủ và sau đó bọc con vào một tấm chăn hoặc bộ quần áo vải cotton mềm. Sáng hôm sau sẽ tắm cho con để rửa sạch lớp dầu oliu trên người.

4. Mát xa bằng chất nhờn của lá lô hội

Mẹ nên thoa và mát xa nhẹ trên cơ thể trẻ đang sốt bằng chất nhờn của cây lô hội, cách thức này sẽ giúp giảm sốt cho con. Bởi vì chất nhờn của cây lô hội rất mại và sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho bé. Lô hội có thể được sử dụng để điều trị bỏng, ngứa và các vết thương nhỏ.

5. Sử dụng khoai tây

Thái khoai tây thành các lát nhỏ, ngâm vào giấm trong khoảng 10 phút. Sau đó đặt các lát khoai tây lên trán của con và đặt một chiếc khăn lên trên. Sau 20 phút, bạn sẽ thấy kết quả.

6. Cho bé ăn thường xuyên hơn

Mặc dù khi ốm con thường ít có cảm giác ngon miệng, thèm ăn. Trẻ đang sốt thực sự cần nhiều nước hơn bình thường. Mất nước rất nguy hiểm trong trường hợp này. Nếu trẻ bú mẹ, bạn hãy để con tự điều tiết lượng sữa của mình nhưng cho con bú nhiều lần hơn. Với trẻ bú sữa ngoài, cho con ăn khoảng một nửa so với bình thường nhưng sẽ ăn làm 2 lần, mẹ lưu ý pha sữa với nước nguội hơn bình thường để giúp hạ cơn sốt tốt hơn.

7. Quấn bé bằng 1 chiếc khăn mát

Khi trẻ bị sốt, thân nhiệt tăng cao, nếu càng được quấn khăn, ủ ấm hay mặc quần áo dày sẽ càng khiến con khó chịu. Bé sẽ cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn nếu chỉ quấn quanh bé một chiếc khăn mỏng.

Chỉ cần một chiếc khăn hoặc chăn mỏng, gấp làm đôi để tạo thành hình tam giác. Đặt em bé nằm vào phía bên trái của khăn, sau đó đặt tay trái của bé phía dưới khăn và gấp phần thừa phía bên phải khăn xuống phía dưới người con. Tiếp theo, nhét cánh tay phải của bé dưới hai lớp mềm, và gấp phần bên trái của khăn xuống dưới 2 tay của bé. Sao đó, buộc 2 phần thừa bên trái và phải vào phía trước người con, cuối cùng đem góc còn lại của khăn quấn vào chỗ nút buộc phía trước bé.

Làm theo những bước trên, cơ thể bé sẽ được bọc lại để chừa ngực, vai, và cổ. Biện pháp này giúp bé hạ sốt một cách hữu hiệu.

8. Dùng nước mát xa

Trong căn phòng có độ ấm thích hợp, mẹ chuẩn bị khăn bông và một bát nước ấm. Nếu muốn, mẹ có thể cho thêm một túi trà hoa cúc vào bát nước. Cởi bỏ quần áo của con và đặt bé vào khăn tắm.

Nhúng tay mẹ vào trong bát nước, rồi nhẹ nhàng đặt tay lên ngực bé. Xòe các ngón tay và xoa bóp dần trên toàn bộ cơ thể bé. Vuốt dọc tay, chân bé, từ ngón chân đến hông, và từ đầu ngón tay đến vai; thực hiện khoảng 3 đến 4 lần. Tiếp tục dùng tay nhúng nước trong suốt quá trình mát xa, xoa bóp nhẹ nhàng quanh bả vai sau đó trượt xuống ngực. Sự kết hợp nhẹ nhàng của nước ấm và tay mẹ sẽ làm dịu cơ thể đang nóng của bé.

9. Dùng dưa chuột thay ti giả

Dưa chuột thường được sử dụng ở các trung tâm spa như một cách để giảm viêm mô và quầng thâm quanh mắt. Ngoài ra, dưa chuột còn có tác dụng bất ngờ khi có thể làm dịu cơn sốt của bé.

Mẹ hãy chọn một quả dưa chuột non [dưa chuột non có ít hạt]. Sau đó, dùng một con dao gọt dưa chuột thành hình dạng một ngón tay dày. Nhỏ ở phần đầu và to dần về đuôi. Cố gắng bỏ hết hạt hoặc chọn quả có ít hạt để khi ngậm bé không bị hóc. Giữ phần chưa nạo vỏ của dưa chuột như là thân bình sữa, đầu kia nạo vỏ sạch sẽ rồi đưa em bé ngậm. Hiệu quả làm mát của dưa chuột sẽ xuất hiện ngay lập tức.

[Theo greenparenthood/Khám phá]

Sốt là triệu chứng mà hầu như trẻ nào cũng đã từng gặp qua. Trong một số trường hợp bé sốt cao không hạ khiến bạn lo lắng và không biết cách xử lý như thế nào. Dưới đây là những cách hạ sốt cho trẻ tại nhà hiệu quả.

Sốt là gì? Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt?

Sốt là nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường, đây là cách cơ thể của bạn chống lại nhiễm trùng. Nhưng nếu sốt cao có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Ở trẻ em và người lớn, sốt được xác định khi nhiệt độ cơ thể [đo ở hậu môn] trên 38 độ C.

Đối với trẻ em, cách xác định sốt nhanh nhất là đo thân nhiệt. Các nguyên nhân phổ biến gây sốt bao gồm:

  • Do nhiễm trùng: Phần lớn trẻ bị sốt thường do nhiễm trùng hoặc bệnh lý nào đó như cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, sốt phát ban, viêm amidan, thủy đậu, ho gà… Sốt là cách cơ thể chiến đầu với nhiễm trùng bằng cách kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể.
  • Do tiêm chủng: Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng, bạn có thể áp dụng một số cách hạ sốt cho trẻ khi tiêm phòng
  • Mặc nhiều quần áo, ủ quá kỹ: Trẻ rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín hoặc ở trong môi trường nóng bức
  • Mọc răng: Một số trẻ khi mọc răng thường bị tăng thân nhiệt nhưng ở mức nhẹ. Nếu thân nhiệt cao hơn 38 độc C nhiều khả năng không phải sốt do mọc răng
  • Bệnh lý nguy hiểm khác: Sốt có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết…Trẻ có dấu hiệu sốt cao kèm các triệu chứng khác như rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, vật vã hay hôn mê

Như thế nào gọi là sốt cao?

Sốt được chia thành nhiều mức khác nhau, mỗi mức sẽ có biện pháp xử lý riêng. Trong trường hợp thân nhiệt quá cao, sốt ở mức độ khẩn cấp cần tới bệnh viện để được theo dõi và tìm cách hạ sốt cho trẻ.

Dựa vào nhiệt độ đo ở hậu môn khi trẻ bị sốt chia thành 4 mức độ như sau:

  • Sốt nhẹ: khi nhiệt độ đo được từ 38 đến 39 độ C
  • Sốt vừa: khi nhiệt độ đo được từ 39 đến 40 độ C
  • Sốt cao: khi nhiệt độ đo được từ 40 đến 41 độ C
  • Sốt kịch phát: khi nhiệt độ từ 41 độ C trở lên

Nhiệt độ đo ở nách sẽ thấp hơn nhiệt độ đo ở hậu môn khoảng 0,5 độ C.

Khi sốt bé thường có những biểu hiện gì?

Khi trẻ bị sốt thường có các dấu hiệu dưới đây:

  • Thân nhiệt cao hơn 37,5 độ C
  • Trẻ quấy khóc, dễ nổi cáu
  • Đổ mồ hôi
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Lơ mơ
  • Thở gấp
  • Bỏ bú, bỏ uống nước, chán ăn
  • Ngủ li bì

Khi bé có các dấu hiệu trên đây cần nhanh chóng đo thân nhiệt cho trẻ và có biện pháp xử lý kịp thời tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Xem thêm: Trẻ bị sốt cao do sốt phát ban

Cách hạ sốt cho bé nhanh chóng và an toàn

Trẻ bị sốt khi nhiệt độ cơ thể của bé trên 37,5 độ C, trẻ thường giảm sốt vào buổi sáng và cao hơn vào ban đêm. Nếu trẻ sốt thường quấy khóc, khó chịu thậm chí sốt cao có thể dẫn tới co giật gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi trẻ bị sốt cha mẹ nên áp dụng một số cách hạ sốt nhanh tại nhà dưới đây và theo dõi sức khỏe trước khi đưa con tới bệnh viện.

Cho trẻ uống nhiều nước

Khi bị sốt cơ thể thường dễ bị mất nước, do đó cha mẹ cần khuyến khích bé uống thêm nước để bổ sung lượng nước đã bị mất đi. Ngoài nước lọc, có thể uống nước trái cây, súp, cháo, trà thảo dược, sữa…Không chỉ bổ sung nước cho cơ thể, uống nước còn có tác dụng hạ sốt hiệu quả và an toàn nhất. Đối với những trường hợp trẻ sơ sinh thì mẹ nên cho bé bú nhiều và thường xuyên hơn.

Mặc quần áo rộng thoáng

Không nên mặc đồ dày hoặc quấn chăn dày cho trẻ khi bị sốt khiến thân nhiệt của bé càng tăng cao. Ở những trường hợp bé bị sốt nhưng vẫn hoạt động bình thường không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày thì không cần sử dụng thuốc hạ sốt, mẹ mặc cho bé những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát có tác dụng hỗ trợ làm tỏa bớt nhiệt và hạ sốt đồng thời khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Lau mát bằng nước ấm

Một trong những cách hạ sốt cho trẻ an toàn là dùng nước ấm để làm mát cơ thể bé. Nhiệt độ trong nước giúp giãn nở hệ thống mạch máu và làm mát cho cơ thể. Để mang lại hiệu quả tốt cần thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Cởi quần áo trên cơ thể bé
  • Dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, vắt hơi ráo và đặt hai bên nách và 2 bên háng trẻ. Chiếc khăn còn lại nhúng nước ấm lau khắp người bé
  • Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của trẻ hạ xuống mức bình thường [37oC]. Thông thường, nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30 – 45 phút.

Bổ sung vitamin C

Khi trẻ bị sốt cha mẹ cần tăng cường bổ sung vitamin C cho trẻ. Các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, thanh long…rất tốt giúp bé yêu tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Hãy tìm hiểu thêm các nguồn thực phẩm giàu vitamin C để dễ dàng lên thực đơn hàng ngày giàu dưỡng chất, giúp bé hạ sốt nhanh chóng.

Ngoài ra, để bổ sung vitamin C cho bé giúp tăng đề kháng và hạ sốt hiệu quả cha mẹ có thể sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin C. Một trong những sản phẩm bổ sung vitamin C cho bé được nhiều cha mẹ tin dùng hiện nay phải kể tới  CNattu kids . Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chiết xuất từ vitamin C tự nhiên trong Acerola cherry- loại quả giàu hàm lượng C nhất thế giới. Bởi hàm lượng C trong Acerola được chứng minh là cao nhất thế giới [gấp 31 lần trong cam, 35 lần dứa, 46 lần xoài…]. Ngoài ra, hoạt chất Rutin trong quả Acerola Cherry còn giúp tăng sức bền thành mạch, ngăn chặn chảy máu cam, chảy máu chân răng, phòng ngừa xuất huyết dưới da.

Với 100% nguồn gốc tự nhiên, độ pH trung tính nên CNattu kids rất an toàn, thân thiện với đường tiêu hóa của trẻ, giúp dự trữ lượng Vitamin C được lâu hơn, tăng cường khả năng hấp thụ tối đa. Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung thêm Rutin tự nhiên giúp tăng sức bền thành mạch, chống nguy cơ xuất huyết mất kiểm soát do sốt phát ban, sốt xuất huyết; Hạn chế và ngăn ngừa chảy máu cam, chảy máu chân răng ở trẻ nhỏ.

Để mua sản phẩm Cnattu kids , vui lòng đặt hàng TẠI ĐÂY

Để được tư vấn về việc chăm sóc con luôn khỏe mạnh, gọi NGAY đến tổng đài MIỄN CƯỚC 1800 1190

Hạ sốt bằng các loại dược liệu tự nhiên

Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để hạ sốt cho bé là phương pháp an toàn và lành tính được nhiều cha mẹ áp dụng. Thành phần bên trong của các loại dược liệu này có tác dụng làm hạ nhiệt, đẩy lùi cơn sốt hiệu quả.

Đắp chanh tươi:

Dùng chanh tươi được nhiều người áp dụng tại nhà khá hiệu quả, sử dụng cho trẻ sốt cao từ 39 – 40 độ C. Tuy nhiên, khi thực hiện cầ tránh chà lên các vết thương hở hoặc vùng da bị ngứa vì thành phần acid trong chanh có thể khiến bé bị xót và đau rát.

Cách thực hiện như sau:

  • Chanh 1 quả rửa sạch và cắt thành lát mỏng
  • Dùng miếng chanh chà vào trán, xương sống, khuỷu tay và chân của trẻ
  • Để trong vòng 5 phút và dùng khăn sạch lau đi

Nước lá bạc hà:

Lá bạc hà xay nhuyễn và vắt lấy nước cho trẻ uống giúp hạ thân nhiệt nhanh chóng, cơn sốt cũng thuyên giảm. Cách thực hiện như sau:

  • Lá bạc hà 5g đem rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng để sát khuẩn
  • Ngâm 15 phút với lá bạc hà ra và rửa lại để cho ráo
  • Cho lá bạc hà vào máy xay nhuyễn cùng với 200ml nước
  • Sau đó vắt lấy phần nước cốt thu được, bỏ bã
  • Cho một ít mật ong vào nước lá bạc hà và khuấy đều
  • Chia lượng nước thu được thành  3 – 4 phần cho bé sử dụng trong ngày

Lô hội [nha đam]:

Lấy nha đam massage nhẹ nhàng lên cơ thể bé giúp bé có cảm giác dễ chịu, gel lô hội giúp trẻ làm mát cơ thể và hạ nhiệt nhanh chóng. Thực hiện như sau:

  • Lá nha đam đem rửa sạch và để ráo
  • Dùng dao gọt bỏ phần cứng bên ngoài và lấy gel bên trong
  • Dùng gel nha đam bôi nhẹ nhàng lên bàn chân, bàn tay, trán và lưng của trẻ
  • Thực hiện massage nhẹ nhàng để mang lại hiệu quả nhanh chóng

Lá diếp cá, ngải cứu hoặc lá bỏng:

Đây là cách dân gian được nhiều cha mẹ áp dụng và có hiệu quả tốt. Các loại thảo dược này khá dễ kiếm, giúp giải cảm và hỗ trợ lưu thông máu.

Khi trẻ bị sốt cần lấy lượng nhỏ lá diếp cá, ngải cứu hoặc lá bỏng sau đó giã nhỏ, dùng vải bọc và đắp lên trán trẻ. Đắp trong vòng nửa tiếng rồi lấy nước ấm lau sạch. Cách hạ sốt này có thể áp dụng cho các bé sơ sinh từ 0 – 6 tháng.

Dầu tràm hoặc tinh dầu oải hương:

Khi trẻ bị sốt cha mẹ thường kiêng tắm cho trẻ, tuy nhiên nếu tắm với nước ấm có hòa chút tinh dầu tràm hoặc oải hương có tác dụng hạ sốt khá hiệu quả. Các loại tinh dầu này có tác dụng thông mũi, giảm sốt và giữ ấm cho cơ thể, giúp phòng tránh cảm lạnh. Do đó, khi trẻ bị sốt nhẹ nên tắm cho bé với nước ấm và nhỏ vài giọt tinh đầu. Lưu ý, nên tắm nhanh cho bé và cần tắm trong phòng kín gió. Tắm xong cần lau khô và mặc quần áo cho trẻ ở nơi ít gió lùa.

Hành tây:

Một trong những cách giúp hạ sốt và giảm đau hiệu quả là sử dụng hành tây. Khi bé có triệu chứng sốt cảm, cha mẹ có thể áp dụng một trong 3 cách sau:

Cách 1: Hành tây quấn cườm tay trái bằng cách mẹ dùng khăn màn hoặc khăn xô lớn của trẻ bọc 1/4 củ hành tây [thái nhuyễn] và đắp vào tay trái. Nước hành tây thấm xuống các huyệt đạo sẽ giúp bé mau khỏi bệnh.

Cách 2 : Chữa ho, tan đờm nhớt và hạ sốt bằng cách cắt củ hành theo thớ ngang và thái lát mỏng. Sau đó, đặt lát hành tây dưới chân của con rồi mang vớ vào để cho bé ngủ qua đêm. Sáng hôm sau dậy rửa chận lại với nước lạnh.

Cách 3: Làm sạch phổi khỏi đờm nhớt, chữa ho đàm và sốt cao bằng cách nướng hành tây sau đó lọt bỏ, cắt theo thớ ngang và băm nát. Bọc hành tây vào miếng vải sạch thành hình túi và cột kín. Dùng túi hành tây chườn lên ngực bé, lăn qua lăn lại trong khoảng 15 phút.

Tía tô:

Theo đông y, tía tô là cây chứa nhiều tinh dầu rất tốt đối với sức khỏe, giúp giảm đau, giải cảm và hạ sốt…Khi bé bị sốt, mẹ có thể xay nhuyễn lá tía tô và chắt lấy nước cốt cho bé để hạ sốt. Với trẻ còn bú mẹ có thể đun nước lá tía tô hoặc ăn sống 10 lá tía tô để tiết vào sữa cho bé bú.

Nước lá nhọ nồi:

Lá nhọ nồi có tác dụng hạ sốt cho bé hiệu qura. Để thực hiện mẹ chỉ cần lấy một nắm cây nhọ nồi rửa sạch và ngâm vào nước muối loãng trong 10 phút. Sau đó, đun sôi để nguội rồi vớt ra giã nát rồi lọc lấy nước cho trẻ uống.

Mỗi lần cho bé uống 50ml, trẻ dưới 1 tuổi mẹ có thể cho bé uống nước, bã giã nát cho vào khăn xô và chườm trán, nách, bẹn và gan bàn chân cho bé nhanh hạ nhiệt.

Dùng thuốc hạ sốt

Khi trẻ sốt trên 39 độ C cha mẹ cho bé uống thuốc hạ sốt. Cha mẹ có thể cho bé uống Paracetamol đơn chất dưới dạng siro hoặc gói. Thuốc sẽ có tác dụng hạ sốt một cách nhanh chóng chỉ khoảng sau 30 phút sử dụng và ít gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Tuy nhiên, cần lưu ý cho bé uống thuốc hạ sốt đúng liều lượng chỉ định là 10 – 15mg/kg thể trọng/lần, sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt thì có thể cho trẻ tiếp tục sử dụng thuốc nhưng không được quá 60mg/kg thể trọng/ngày. Khi sử dụng bất kì thuốc hạ sốt nào cần tham khảo ý kiến của chuyên gia và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ sốt tại nhà

Khi chăm sóc trẻ tại nhà cha mẹ cần lưu ý những điều sau giúp bé mau hạ sốt hiệu quả:

  • Khi trẻ đang sốt không nên ủ ấm hoặc mặc quá nhiều quần áo cho trẻ. Hãy mặc cho bé những bộ quần áo thoáng mát và có độ thấm hút tốt giúp bé giảm sốt dễ dàng
  • Không nên cho trẻ ở phòng kín, tù túng và thiếu khí
  • Không dùng nước đá, nước lạnh hay rượu bôi lên cơ thể bé
  • Không nên nặn chanh vào miệng, mắt bé nhằm mục đích giảm sốt có thể khiến bé bị rộp miệng, phỏng lưỡi, phỏng mắt hoặc nghẹt thở
  • Không sử dụng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng y khoa
  • Khi bé sốt dưới 38,5oC, bạn chỉ cần áp dụng cách hạ sốt tại nhà và theo dõi chặt chẽ trong 1 -2 ngày, không nên cho bé uống thuốc ngay khi vừa mới sốt
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé hàng ngày, hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, quá nhiều chất xơ, đồ chiên xào hay đồ cay nóng…
  • Tuyệt đối không được cho trẻ sử dụng thuốc aspirin để hạ sốt, thuốc có thể gây tổn thương đến não của trẻ dẫn đến hội chứng Reye.

Khi nào bạn nên đưa trẻ đi khám?

Cần đưa trẻ tới viện ngay khi có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ sơ sinh 0-3 tháng sốt từ 38oC trở lên.
  • Trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi, sốt lên đến 38°C hay cao hơn
  • Trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, sốt khoảng 39°C hoặc cao hơn

Ngoài ra, không cần biết trẻ ở độ tuổi nào, nếu trẻ có các dấu hiệu dưới đây cần đưa trẻ tới viện ngay:

  • Không ăn uống
  • Tiêu chảy kéo dài và nôn mửa nhiều lần
  • Có dấu hiệu mất nước như đi tiểu ít hơn bình thường, không chảy nước mắt khi khóc, ít tỉnh táo và ít hoạt động hơn bình thường
  • Bị sốt kéo dài, ngay cả khi chúng chỉ kéo dài vài giờ mỗi đêm
  • Có các bệnh nền mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư, lupus…
  • Bị phát ban
  • Bị đau khi đi tiểu
  • Quấy khóc không dừng
  • Môi, lưỡi hoặc móng tay tím tái
  • Phần thóp của trẻ sơ sinh dường như bị phình lên, xẹp xuống bất thường
  • Đau đầu dữ dội
  • Đi không vững
  • Khó thở mà không đỡ hơn mặc dù đã thông mũi
  • Đầu cúi về phía trước và chảy nước dãi
  • Co giật
  • Đau bụng

Video liên quan

Chủ Đề