Cách học văn on thi THPT Quốc gia

Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 180 phút, đánh giá thí sinh ở các mức độ tư duy: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Đề thi năm nay theo cô Phương về mặt dung lượng, có thể dài hơn đề thi của các năm trước, gồm nhiều tờ giấy thi. Nhưng nếu đã nắm được cấu trúc của đề, chắc hẳn các em sẽ không ngỡ ngàng để bình tĩnh hoàn thành bài làm của mình

Căn cứ vào đề thi chính thức và minh họa môn Ngữ văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng ta thấy cấu trúc của đề thi năm nay có điểm khác biệt so với những năm trước. Đó là đề thi thpt quốc gia môn Văn gồm có 2 phần:

- Phần 1: Đọc hiểu [3 điểm]. Đề thi minh họa có 8 câu hỏi đọc hiểu văn bản thông tin và văn bản nghệ thuật.

- Phần 2: Làm văn [7 điểm] gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học đánh giá ở mức độ vận dụng cao.

+ Nghị luận xã hội [3 điểm]: Đề văn yêu cầu thí sinh bàn bạc, nêu ý kiến của mình về một tư tưởng, đạo lí, một vấn đề chính trị- xã hội hoặc một hiện tượng đời sống. Trong chương trình Ngữ văn THPT, các em được học ba dạng bài nghị luận xã hội: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

+ Nghị luận văn học [4 điểm]: Câu hỏi nghị luận văn học rất đa dạng về nội dung và cách hỏi. Đề văn có thể yêu cầu các em phân tích, cảm nhận về một tác phẩm văn học hoặc một đoạn trích; phân tích vấn đề nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm; bình luận về một ý kiến bàn về văn học hoặc so sánh văn học…

Từ việc phân tích đề thi minh họa môn Ngữ văn trong kì luyện thi THPT Quốc gia môn văn, các em cần lưu ý một số điểm sau khi làm bài để đạt được kết quả tốt nhất:

Đề thi môn Ngữ văn năm nay, về mặt dung lượng, có thể dài hơn đề thi của các năm trước, gồm nhiều tờ giấy thi. Nhưng nếu đã nắm được cấu trúc của đề, chắc hẳn các em sẽ không ngỡ ngàng để bình tĩnh hoàn thành bài làm của mình.

Phần đọc hiểu:

Ngữ liệu phần đọc hiểu có thể các em đã học/đọc trong chương trình Ngữ văn THPT hoặc là ngữ liệu ngoài chương trình nênkhá mới mẻ với các em. Các câu hỏi đọc hiểu văn bản được chia làm ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Các câu hỏi này có thể hướng đến các vấn đề: nêu đề tài, chủ đề, thể loại văn bản, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ; nhận biết thông tin được phản ánh trong văn bản; cắt nghĩa, lí giải nội dung văn bản; phân tích các biện pháp nghệ thuật; nối kết nội dung của văn bản với thực tiễn cuộc sống…

Khi làm câu hỏi này, các em cần đọc kĩ câu hỏi, câu trả lời cần viết ngắn gọntheo đúng yêu cầu. Các em không nên viết câu trả lời quá dài [không cần phải viết thành bài văn, đoạn văn].

Phần làm văn:

Câu nghị luận xã hội: Về mặt hình thức, đề bài yêu cầu các em viết một bài văn ngắn [thường là 600 từ], nên bài làm của các em phải có cấu trúc hoàn chỉnh của một bài văn: gồm 3 phần [mở bài, thân bài, kết bài].Phần thân bài, các em nên viết một số đoạn văn, mỗi đoạn triển khai một luận điểm.

Về nội dung, các em cần đọc kĩ đề bài để trả lời câu hỏi: đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề gì? Từ đó, xác lập các ý cho bài văn. Khi đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí hoặc hiện tượng xã hội, người viết cần đứng trên lập trường của tư tưởng nhân văn, tiến bộ, vì lợi ích cung của cộng đồng để xem xét, đánh giá. Bài viết cần phải có luận điểm rõ ràng, luận cứ cụ thể, lập luận chặt chẽ. Có thể nói, sức hấp dẫn của bài văn nghị luận xã hội là ở các dẫn chứng [trong lịch sử, thực tiễn cuộc sống và trong văn học]. Vì thế, các em nên chọn dẫn chứng càng cụ thể, sinh động càng thuyết phục; tránh chỉ bình luận chung chung, dễ dãi, tản mạn.

Câu nghị luận văn học: Về mặt hình thức, bài làm của các em cũng phải có cấu trúc hoàn chỉnh của một bài văn [gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài].

Về nội dung, đề bài nghị luận văn học có các dạng bài rất phong phú như: phân tích, cảm nhận về một tác phẩm, một đoạn trích, một hình tượng, một chi tiết trong tác phẩm; so sánh văn học; nghị luận về hai ý kiến đối với một tác phẩm, một đoạn trích; nghị luận về một vấn đề văn học… Vì thế, yêu cầu đầu tiên là các em cần đọc thật kĩ đề bài, xác định “trúng” vấn đề cần nghị luận.Sau đó, các em nên gạch ra một vài ý là luận điểm của bài làm để triển khai bài viết. Lưu ý là, khi phân tích thơ, phải trích dẫn thơ; phân tích văn xuôi phải đưa ra được dẫn chứng. 

Khi làm bài, các em cần chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hoặc đoạn trích. Trong bài nghị luận văn học, các em cần tránh một số lỗi sau: trích dẫn chứng sai, diễn xuôi thơ, kể lể văn xuôi, không bình giá nghệ thuật của tác phẩm/ đoạn trích, suy diễn vô căn cứ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm…

Ngoài yêu cầu cụ thể của từng câu hỏi, tổng thể bài thi môn Ngữ văn của các em nên được trình bày sáng rõ, tránh tình trạng tẩy xóa nhiều, chữ viết cẩu thả. Một yêu cầu khác nữa là các em cần chú ý đến việc diễn đạt trong bài làm: diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, có sự liên kết giữa các câu, đoạn; tránh mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

Cô Phạm Thị Thu Phương - GV NTT- Đại học Sư phạm Hà Nội

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2023 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật lúc: 02:11:31/24-11-2016 Mục tin: Ôn thi thpt quốc gia 2020

Đối với câu hỏi yêu cầu viết bài văn nghị luận văn học, đề thi không cho sẵn văn bản thơ như những năm trước đây. Để làm được câu này, đòi hỏi học sinh [HS] phải thuộc lòng các bài thơ.

Đây sẽ là một trong những khó khăn đối với nhiều thí sinh vì thực tế cho thấy không có nhiều HS thuộc được các bài thơ trong chương trình ngữ văn lớp 12, nhất là những văn bản dài.

Đối với phần đọc hiểu, việc đầu tư để dễ dàng “ẵm trọn” 3 điểm ở phần này là lựa chọn thông minh của người học. Do vậy khi ôn tập, HS nhất thiết phải tập trung vào các kiến thức về từ tiếng Việt; kiến thức về kiểu câu và hiệu quả sử dụng, phương tiện và phép liên kết trong văn bản; các phương thức biểu đạt trong văn bản; các biện pháp nghệ thuật; phong cách chức năng ngôn ngữ; thao tác lập luận; thể thơ…

Thực tế cho thấy, có kiến thức vững chắc về ngữ văn là chưa đủ, để đạt được điểm tối đa ở phần đọc hiểu này, cần có những kỹ năng làm bài hiệu quả. HS nên đọc hệ thống câu hỏi trước để vừa tiết kiệm thời gian vừa định hướng cho việc đọc văn bản, trả lời trực tiếp vào câu hỏi một cách ngắn gọn, chính xác và đầy đủ.

Cũng nên chú ý các từ khóa trong văn bản, nên sử dụng những ký hiệu như trong đề thi và trình bày rõ ràng, sạch sẽ, phân bố thời gian hợp lý.

Đối với phần viết đoạn văn nghị luận xã hội, HS nhất thiết phải nắm vững cách viết đoạn văn, bài văn. HS cần thiết phải có kiến thức xã hội, nắm rõ các thao tác lập luận để triển khai hệ thống ý trong đoạn văn như cách thức triển khai trong bài văn sao cho đảm bảo dung lượng và phân bố thời gian hợp lý.

Việc lựa chọn các văn bản nhật dụng có nội dung sâu sắc, độc đáo làm ngữ liệu để ôn luyện phần đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội cũng là điều ưu tiên và cần thiết mà người học phải lưu ý, hướng đến.

Đối với phần viết bài văn nghị luận văn học, HS dứt khoát phải thuộc lòng các văn bản thơ và nắm vững cốt truyện của các văn bản văn xuôi trong chương trình ngữ văn 12.

Theo ý kiến của nhiều giáo viên, việc thay đổi số điểm của câu nghị luận xã hội [2 điểm] và câu nghị luận văn học [5 điểm] như đề thi minh họa chưa hẳn là một thay đổi tích cực vì điểm ở câu nghị luận văn học chiếm 50% số điểm nên rất dễ dẫn đến tình trạng “học vẹt”, “học tủ” và làm mất đi khả năng sáng tạo của HS. Mặt khác sẽ khiến cho việc dạy học văn nghị luận xã hội trong nhà trường ngày càng ít được chú trọng.

Tổng hợp

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2023 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cách làm văn THPT quốc gia đạt điểm cao được chia sẻ dưới đây dựa vào kinh nghiệm dựa trên cơ sở đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, đề văn thi THPT quốc gia sẽ có ba phần bao gồm phần đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học

1.1. Cách làm phần đọc hiểu văn THPT quốc gia

Đối với phần đọc hiểu thí sinh cần đọc kĩ từng câu hỏi trước khi đọc văn bản để việc đọc được tập trung và có hiệu quả tốt hơn. Tiếp theo bạn hãy trả lời chính xác, ngắn gọn không thừa không thiếu bất cứ thông tin nào đề bài yêu cầu. Ví dụ như đề hỏi biện pháp tu từ trong câu văn, bạn phải trả lời đúng đủ, không được nêu thừa thêm để nhờ may được trúng.

Phần đọc hiểu theo đề minh họa sẽ phân hóa thành 8 câu hỏi nhỏ theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó. Trong đó có 2 câu [câu 4 và câu 8 mỗi câu 0,25 điểm] nâng cao để phân hóa kiến thức. Theo đó, thí sinh phải dành nhiều thời gian viết đoạn văn 5-6 dòng. Tuy nhiên, các bạn phải tiết chế, không sa đà làm mất thời gian cho những câu khác. Chỉ viết theo đoạn, không viết thành bài văn.

Nếu được, các em có thể để dành thời gian làm tốt các phần còn lại sau đó hãy quay lại làm tiếp 2 câu này. Vì chúng chỉ chiếm 0.5 điểm trong toàn đề. Đây chính là cách làm văn THPT quốc gia được nhiều giáo viên khuyến khích thực hiện.

Phần đọc hiểu cần đọc kỹ câu hỏi trước khi làm. Ảnh: Internet

1.2. Cách làm văn nghị luận xã hội thi THPT quốc gia đạt 8 điểm

Đề bài nghị luận xã hội thường có 2 dạng rõ ràng. Đó là nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Theo xu hướng ra đề hiện nay thì chúng thường có thể kết hợp cả hai. Tuy nhiên, dù là đề bài như thế nào thì các em cũng cần huy động kiến thức, sự hiểu biết về cuộc sống. Bởi phần này liên quan đến vốn sống thực tế đang diễn ra mà các em cần trang bị.

Theo đó, đề bài này có giới hạn số từ nên các thí sinh cần phải cân đối dung lượng chữ cũng như thời gian làm bài. Đặc biệt cần lưu ý khi làm văn nghị luận xã hội 200 chữ nhé. Không nên sa đà vào một hoặc quá nhiều dẫn chứng khiến bài dễ chênh lệch các phần. Tốt nhất bạn nên nắm chắc một số bước cơ bản sau đây để làm tốt phần thân bài.

1.2.1. Cách viết văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

  • Nêu hiện tượng: Đối với phần này thí sinh thường dễ bị lan man, lấn sang phần khác. Vì thế, bạn cần: Đưa ra giải thích từ ngữ nếu cần thiết. Tiếp theo nêu định hướng hiện tượng đó đang diễn ra như thế nào, biểu hiện [bộ phận nào, phạm vi nào…].
  • Phân tích mặt lợi – hại, đúng – sai của hiện tượng: Theo câu hỏi Lợi – hại như thế nào? Đúng – sai, vì sao?
  • Phần bàn mở rộng: Nhìn nhận sự vật hiện tượng đa chiều, nhiều khía cạnh. Bàn thêm hiện tượng trái ngược theo một góc nhìn khác hiện tượng đang bàn.
  • Nguyên nhân của hiện tượng: Phần này các bạn có thể chia ra 2 nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan để bài làm logic và thấu đáo.
  • Ý kiến bản thân: Ý kiến bản thân sẽ gắn liền với phần giải pháp. Thí sinh sẽ căn cứ vào nguyên nhân để rút ra giải pháp. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến tính thiết thực của giải pháp để bài viết thuyết phục hơn. Đây chính là cách làm văn THPT quốc gia theo dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Thí sinh khi làm bài bài cần phân chia thời gian không quá sa đà. Ảnh: Internet

1.2.2. Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí THPT quốc gia

Giải thích: Bạn có thể giải thích khái niệm chính trong bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí theo nghĩa đen, nghĩa bóng, từ ngữ riêng… Tiếp theo nêu lên ý nghĩa chung của vấn đề. Trường hợp đề bài đưa ra một đoạn văn ngắn cần rút ra tư tưởng, đạo lý rồi mới bàn luận, chứ không bàn trực tiếp đến văn bản đó.

Bàn luận: Bạn có thể đặt ra câu hỏi ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao? Chứng minh? [dẫn chứng chọn lọc, ngắn gọn, súc tích].

Bàn luận mở rộng theo gợi ý sau: Nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh, góc độ để thấy được điểm thiếu sót, cần bổ sung của vấn đề. Sau đó đưa ra vấn đề ngược lại vấn đề đang bàn. Điển hình như đề bài đang nói về sự tự tin thì bạn hãy nói thêm về sự tự ti và tự cao…

Rút ra bài học nhận thức và hành động: Không nói chung chung mà cần hành động thiết thực, gần gũi với vấn đề.

1.3. Cách làm văn THPT quốc gia đối với phần nghị luận văn học

Đầu tiên bạn cần chú ý mội kiểu bài văn nghị luận văn học sẽ khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tập trung làm rõ vấn đề nêu ở đề bài. Theo đó các bạn cần theo sát đề bài, sắp xếp ý triển khai để không lạc đề.

Ở phạm vi này, người viết chỉ tập trung lưu ý dạng đề mới là dạng đề so sánh văn học. Thông thường đối với đề dạng so sánh thí sinh sẽ thấy khó, bỏ qua. Bởi vì ít nhất các em đã làm được hơn 50% của bài. Tuy nhiên, nếu đã làm tốt hai phần trên các em hãy cố gắng làm bài không lãng phí thời gian còn lại. Một số gợi ý cho dạng bài này như sau:

1.3.1. Nêu từng văn bản và so sánh

  • Ý 1: Tìm hiểu văn bản thứ 1
  • Ý 2: Tìm hiểu văn bản thứ 2

Hai ý này hãy làm tách biệt như cách làm thông thường của một văn bản

  • Ý 3: Bắt đầu tiến hành so sánh 2 văn bản

Điểm tương đồng: Đây là điểm xuất phát để người ra đề chọn hai văn bản để so sánh. Chúng sẽ không khó tìm và có sẵn trên đề bài. Còn nếu không có thì học sinh có thể dựa trên gợi ý: hoàn cảnh sáng tác, thời gian sáng tác, đề tài, chủ đề, thế hệ nhà văn, cách thể hiện… để lý giải sự tương đồng.

Điểm khác biệt: Bạn phải dựa trên điểm tương đồng để tìm ra nét khác biệt. Ví dụ như khác nhau về con người, văn hóa, tư tưởng, cách thức thể hiện…

1.3.2. Lý giải sự khác biệt

Sau đó lý giải sự khác biệt ấy trên cơ sở khoa học, hoàn cảnh sáng tác, phong cách nhà văn, cách xử lý đề tài… Đây là ý quan trọng để người chấm thấy được tư duy nhạy bén của các bạn. Cách làm văn THPT Quốc gia này đã được nhiều giáo viên giỏi nghiên cứu và đưa ra hướng dẫn.

Bên cạnh đó, đây cũng là cách làm văn được 8 điểm nếu bạn đúng theo hướng dẫn 3 phần ở phía trên đây. Chúc các bạn thành công trong kỳ thi RHPT Quốc gia sắp tới nhé!

Nghị luận văn học chiếm phần điểm số không nhỏ trong toàn đề. Ảnh: Internet

2. Những tác phẩm trọng tâm thi THPT Quốc gia 2021

Cách làm văn THPT Quốc gia sẽ càng đạt hiệu quả và phát huy tác dụng khi bạn khoanh vùng được những tác phẩm trọng tâm. Theo đó bạn có thể dựa vào đề thi của những năm trước, sau đó chọn lọc ra tác phẩm quan trọng để ôn tập trung chuyên sâu. Điều này sẽ giúp bạn có được kết quả tốt trong kỳ thi. Những tác phẩm trọng tâm thi THPT Quốc gia 2021 có thể ra và đã từng ra ở những năm trước như:

1. Sóng – Xuân Quỳnh đề thi năm 2010

2. Tây Tiến – Quang Dũng đề thi năm 2011

3. Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân đề thi năm 2012

4.Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, đề thi năm 2013

5. Hồn Trương Ba, Da Hàng thịt – Lưu Quang Vũ, đề thi năm 2014

6. Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, thi năm 2015

7. Vợ nhặt – Kim Lân, thi năm 2016

8. Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, thi năm 2017

9. Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, thi năm 2018

10. Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường, thi năm 2019

11. Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, thi năm 2020 – đợt 1

12. Việt Bắc – Tố Hữu, thi 2020 – đợt 2

Khoanh vùng tác phẩm trọng tâm thường xuyên ra đề chính là bí quyết để những bài văn đạt điểm cao thi đại học. Đây cũng là bí quyết làm văn THPT quốc gia được nhiều thầy cô áp dụng để giúp các thí sinh ôn thi hiệu quả. Vì thế các bạn đừng ngại tập trung đầu tư khai thác chuyên sâu. Bởi chúng sẽ giúp bạn nhẹ nhàng khi ôn tập, đánh trúng mục tiêu cho kỳ thi quan trọng sắp tới.

Khoanh vùng tác phẩm trọng tâm chính là bí quyết để những bài văn đạt điểm cao. Ảnh: Internet

3. Cách học làm văn thi THPT Quốc gia đạt điểm cao

Cách học văn để thi THPT Quốc gia làm sao để đạt hiệu quả cao đang được nhiều phụ huynh và học sinh lo lắng. Theo đó, một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn tiếp thu cũng như ôn tập hiệu quả.

3.1. Tạo niềm yêu thích với môn văn

Trong bất kỳ lĩnh vực nào nếu muốn gắn bó lâu dài thì niềm yêu thích chính là động lực quan trọng nhất. Vì thế bạn hãy xem môn văn như cuộc sống. Mỗi tác phẩm, nhân vật trong đó chính là những thước phim sống động. Hãy dùng cảm nhận riêng của mình để thấu hiểu, đồng cảm. Điều này sẽ nuôi dưỡng tâm hồn thơ văn giúp cách làm văn THPT quốc gia đạt điểm cao hiệu quả.

3.2. Rèn luyện kỹ năng viết hàng ngày với nhiều dạng đề khác nhau

Khi bạn đã nắm vững kiến thức của các nội dung ôn tập thì hãy thử sức với các đề thi. Điều này sẽ giúp bạn biết cách trình bày, bố trí thời gian và cũng cố kiến thức vững vàng. Theo đó, bạn hãy thử sức với nhiều dạng đề thi khác nhau của những năm trước. Làm xong hãy nhờ thầy cô chỉnh sửa và cho nhận xét. Quá trình rèn luyện này sẽ là kinh nghiệm để những bài văn đạt điểm cao thi đại học vươn đến ước mơ sáng ngời.

Bạn nên rèn luyện kỹ năng giải nhiều dạng đề khác nhau. Ảnh: Internet

3.3. Không được học tủ

Nhiều bạn học sinh cho rằng các đề năm trước ra rồi sẽ không ra lại. Vì thế dẫn đến sự chủ quan, bỏ qua ôn tập bài đó. Điều này dẫn đến nhiều sai làm đáng tiếc khi các tác phẩm khó xuất hiện trở lại. Bởi đề thi môn văn hiện nay chủ yếu dùng để kiểm tra năng lực học, kiến thức tổng quát trên nhiều phương diện. Vì thế các bạn không nên học tủ mà hãy cố gắng ôn tập tất cả các nội dung có thể ra trong đề nhé!

3.4. Cách chọn thời điểm học làm văn thi THPT quốc gia trong không gian yên tĩnh

Buổi sáng chính là thời điểm tốt nhất để bộ não tiếp thu kiến thức học tập. Chúng giúp bạn tăng khả năng nhớ lâu và minh mẫn hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn một nơi yên tĩnh, không ồn ào để tránh tạp nhiễu. Đặc biệt, trong lúc ôn luyện không nên thức quá khuya để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe vào ngày thi. Đây chính là một trong những điều quan trọng để hỗ trợ cách làm văn THPT quốc gia đạt hiệu quả tốt mà bạn cần lưu ý.

3.4. Xây dựng nền tảng học văn

Văn chương phục thuộc rất nhiều vào sự sáng tạo và cảm nhận của người viết. Vì thế bạn cần trang bị một nền tảng kiến thức sâu rộng về các nội dung như hoàn cảnh lịch sử, thông tin tác giả, các nhận định, phê bình tác giả nổi tiếng, nội dung chính…Muốn nắm được những thứ đó bạn cần có giáo viên dạy giỏi, tham khảo nhiều tài liệu văn học. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo giáo viên trong cách chọn tài liệu. Điều này nhằm tránh tình trạng bạn đọc quá nhiều dễ bị “loãng” kiến thức.

Tăng cường đọc sách để tăng cường nền tảng văn học. Ảnh: Internet

Cách làm văn thi THPT quốc gia đạt điểm cao trên đây sẽ giúp thí sinh có thêm kinh nghiệm để bước vào kỳ thi sắp tới. Mong rằng các em sẽ có một tinh thần vững vàng, kiến thức uyên bác để xử lý tốt đề thi. Chúc các sĩ tử bứt phá, thành công trong kỳ thi sắp tới nhé!

Ngọc Hân tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề