Cách khắc phục đánh giá cảm quan nước mắm năm 2024

Việc này nhằm bảo đảm khắc phục các bất cập, phù hợp với thực tiễn sản xuất trong nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Thông tin từ Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng [Bộ KH&CN], từ năm 1990, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã trình Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước [nay là Bộ Khoa học và Công nghệ] ban hành tiêu chuẩn TCVN 5107-90 về nước mắm.

Năm 1993, tiêu chuẩn này đã được soát xét bổ sung lần thứ nhất và mang số hiệu TCVN 5107:1993. Năm 2003, TCVN 5107:1993 và TCVN 5526:1991 Nước mắm – Chỉ tiêu vi sinh được soát xét và công bố thành một tiêu chuẩn thống nhất là TCVN 5107:2003 Nước mắm.

Năm 2017 sẽ soát toàn diện Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm nhằm bảo đảm khắc phục các bất cập, phù hợp với thực tiễn sản xuất

Trong TCVN 5107: 2003, khái niệm “nước mắm” được quy định “sản phẩm nước mắm được sản xuất từ cá và muối”. Trong đó, cá được dùng để sản xuất nước mắm phải tươi, có chất lượng phù hợp và muối ăn phù hợp với TCVN 3974:1984 [tiêu chuẩn hiện hành là TCVN 3974:2015].

TCVN 5107: 2003 cũng quy định việc sử dụng các phụ gia thực phẩm phải theo các quy định hiện hành.

Theo tập quán thương mại trong nước, TCVN 5107:2003 đã phân nước mắm thành các hạng chất lượng dựa theo độ đạm [hàm lượng nitơ tổng số].

Về mặt cảm quan, các chỉ tiêu cảm quan được quy định đối với nước mắm bao gồm màu sắc, mùi, vị và trạng thái [độ trong và tạp chất nhìn thấy bằng mắt thường]. Các chỉ tiêu hóa học của nước mắm được quy định bao gồm hàm lượng nitơ toàn phần; tỷ lệ của hàm lượng nitơ axit amin so với nitơ toàn phần; tỷ lệ của hàm lượng nitơ amôniac so với nitơ toàn phần; hàm lượng axit quy về axit axetic và hàm lượng muối [natri clorua].

Các chỉ tiêu về an toàn và vệ sinh thực phẩm được quy định trong TCVN 5107:2003 bao gồm dư lượng kim loại nặng [chỉ quy định dư lượng tối đa của chì, không quy định chỉ tiêu asen] và các chỉ tiêu vi sinh [bao gồm tổng vi sinh vật hiếu khí, coliform, E. coli, Clostridium perfringens, Staphylococcus aureus, tổng số bào tử nấm men và nấm mốc].

TCVN 5107:2003 cũng đã được sử dụng làm căn cứ trong quá trình Việt Nam và Thái Lan đồng xây dựng tiêu chuẩn quốc tế CODEX STAN 302-2011. Tiêu chuẩn CODEX STAN 302-2011, bản sửa đổi 2013 cũng nêu rõ nước mắm là sản phẩm “thu được từ quá trình lên men hỗn hợp cá và muối”. Tiêu chuẩn này có quy định các chỉ tiêu cảm quan, hóa học, phụ gia thực phẩm được phép sử dụng; tuy nhiên không có quy định chi tiết về giới hạn các kim loại nặng và giới hạn vi sinh trong sản phẩm.

Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đã có Tiêu chuẩn Công nghiệp Thái Lan TIS 3-2526, Bộ Y tế Thái Lan cũng có quy định đối với nước mắm [văn bản số 203 B.E.2543], đều chỉ quy định các chỉ tiêu chất lượng [cảm quan và hóa học] đối với nước mắm, không quy định giới hạn các kim loại nặng. Ngoài ra, Philippines cũng đang xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đối với nước mắm, trong dự thảo này cũng không quy định giới hạn các kim loại nặng.

Ngoài TCVN 5107:2003 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, các bộ ngành cũng đã xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành QCVN 02-16:2012/BNNPTNT Cơ sở sản xuất nước mắm - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, Bộ Y tế ban hành QCVN 8-2:2011/BYT quy định mức giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, hiện đang xây dựng dự thảo QCVN về sản phẩm nước mắm.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, các văn bản quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm nước mắm đã tương đối đầy đủ.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về khái niệm nước mắm truyền thống [hay còn gọi là nước mắm nguyên chất, nước mắm cốt] và nước mắm pha chế từ nước mắm truyền thống [hay còn gọi là nước mắm công nghiệp]. Điều này đang dẫn đến các cách hiểu rất khác nhau về nước mắm truyền thống.

Theo ông Phó Đức Sơn, Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, sau hơn mười năm áp dụng, đến nay TCVN 5107:2003 cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với với thực tiễn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa vào kế hoạch soát xét tiêu chuẩn này trong năm 2016 -2017, trong đó dự kiến sẽ làm rõ định nghĩa về nước mắm [về sản phẩm và quy trình sản xuất]; xem xét các chỉ tiêu và mức chất lượng cũng như phụ gia thực phẩm được phép sử dụng; cập nhật, bổ sung các phương pháp thử.

Nước mắm là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình Việt Nam. Thế nhưng bạn có bao giờ thắc mắc về tiêu chuẩn nước mắm truyền thống không? Nếu chưa, hãy cùng Khải Hoàn đi tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn nước mắm truyền thống quốc gia nhé!

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5107:2018 về Nước mắm

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm nước mắm.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung [nếu có].

TCVN 3701:2009 Thủy sản và sản phẩm thủy sản – Xác định hàm lượng natri clorua

TCVN 3705:1990 Thủy sản – Phương pháp xác định hàm lượng nitơ tổng số và protein thô

TCVN 3706:1990 Thủy sản – Phương pháp xác định hàm lượng nitơ amoniac

TCVN 3707:1990 Thủy sản – Phương pháp xác định hàm lượng nitơ amin amoniac

TCVN 3974:2015 [CODEX STAN 150-1985, Revised 2012] Muối thực phẩm

TCVN 5276:1990 Thủy sản – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

TCVN 7968:2008 [CODEX STAN 212-1999, Amd. 1-2001] Đường

TCVN 8336:2010 Chượp chín

AOAC 981.12 pH of acidified foods [pH của thực phẩm axit hóa]

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1 Nước mắm nguyên chất [genuine fish sauce]

Sản phẩm dạng dịch lỏng trong, thu được từ hỗn hợp của cá và muối [chượp chín] đã được lên men tự nhiên trong một khoảng thời gian ít nhất 6 tháng.

3.2 Nước mắm [fish sauce]

Sản phẩm được chế biến từ nước mắm nguyên chất [3.1], có thể bổ sung nước muối, đường và phụ gia thực phẩm, có thể được điều chỉnh màu, điều chỉnh mùi.

3.3 Tạp chất lạ nhìn thấy bằng mắt thường [visual foreign matter]

Vật chất không có nguồn gốc từ nguyên liệu cá và muối, bị lẫn trong sản phẩm, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1 Yêu cầu về nguyên liệu

– Cá: đảm bảo an toàn để dùng làm thực phẩm.

– Chượp chín [nếu sử dụng]: phù hợp với TCVN 8336:2010.

– Muối: phù hợp với TCVN 3974:2015 [CODEX STAN 150-1985, Revised 2012], nhưng không nhất thiết phải là muối iot.

– Đường [nếu sử dụng]: phù hợp với TCVN 7968:2008 [CODEX STAN 212-1999, Amd. 1-2001].

– Nước: đáp ứng yêu cầu về nước dùng trong chế biến thực phẩm theo quy định hiện hành.

4.2 Yêu cầu về cảm quan

Các yêu cầu cảm quan đối với sản phẩm nước mắm được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Yêu cầu cảm quan đối với sản phẩm nước mắm

Tên chỉ tiêuYêu cầu1. Màu sắcTừ nâu vàng đến nâu đậm, đặc trưng cho sản phẩm2. Độ trongTrong, không vẩn đục, không lắng cặn ngoại trừ các tinh thể muối [có thể có]3. MùiMùi đặc trưng của sản phẩm nước mắm, không có mùi lạ4. VịNgọt của đạm cá thủy phân, có hậu vị, có vị mặn nhưng không mặn chát5. Tạp chất nhìn thấy bằng mắt thườngKhông được có

4.3 Các chỉ tiêu hóa học

Các chỉ tiêu hóa học của sản phẩm nước mắm được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Các chỉ tiêu hóa học của sản phẩm nước mắm

Tên chỉ tiêuMứcNước mắm nguyên chấtNước mắm1. Hàm lượng nitơ tổng số, tính bằng g/l, không nhỏ hơn10102. Hàm lượng nitơ axit amin, tính bằng % so với hàm lượng nitơ tổng số, không nhỏ hơn35353. Hàm lượng nitơ amoniac, tính bằng % so với hàm lượng nitơ tổng số, không lớn hơn30304. Độ pHtừ 5,0 đến 6,5từ 4,5 đến 6,55. Hàm lượng muối, biểu thị theo natri clorua, tính bằng g/l, không nhỏ hơn245200

4.4 Dư lượng kim loại nặng trong sản phẩm nước mắm, theo quy định hiện hành.

4.5 Chỉ tiêu vi sinh vật trong sản phẩm nước mắm, theo quy định hiện hành.

5. Phụ gia thực phẩm

  • Đối với nước mắm nguyên chất: Không được sử dụng phụ gia thực phẩm.
  • Đối với nước mắm: Chỉ được phép sử dụng các phụ gia thực phẩm và mức giới hạn theo quy định hiện hành.

6. Phương pháp thử và lấy mẫu

6.1 Lấy mẫu

Lấy mẫu sản phẩm nước mắm theo TCVN 5276:1990 và các yêu cầu sau đây:

Đơn vị chứa được tính theo chai rời hoặc được tính là 1 lít đối với sản phẩm đựng trong thùng chứa lớn [không đóng chai riêng lẻ], số đơn vị chỉ định lấy mẫu được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 – Số đơn vị chỉ định lấy mẫu theo thể tích các đơn vị chứa trong lô hàng

Thể tích của mỗi đơn vị chứaSố đơn vị chỉ định lấy mẫunhỏ hơn 100 lít5% số đơn vị chứa, nhưng không nhỏ hơn 15 đơn vị chứatừ 100 lít đến dưới 1 000 lít10% số đơn vị chứa, nhưng không nhỏ hơn 6 đơn vị chứatừ 1 000 lít đến dưới 3 000 lítLấy mẫu trung bình ở tất cả các đơn vị chứatừ 3 000 lít trở lênmỗi đơn vị chứa lấy một mẫu ban đầu, mẫu này là mẫu trung bình

Trong trường hợp số đơn vị chứa trong nhóm nhỏ hơn số đơn vị chỉ định lấy mẫu [6 và 15] thì lấy mẫu ở tất cả các đơn vị chứa. Đơn vị chứa có dung tích nhỏ [ví dụ: chai 650 ml] nhưng số lượng lớn thì mẫu ban đầu lấy nguyên chai với tỷ lệ 0,5 % đến 1 % số đơn vị chứa của lô đó.

Khi lấy mẫu phải khuấy đảo đều và lấy ở nhiều điểm khác nhau, thể tích lấy mẫu ban đầu bằng 1 % thể tích nước mắm chứa trong đơn vị chứa đó. Gom mẫu đã lấy vào một vật chứa khô, sạch, khuấy đều rồi lấy 2 000 ml làm mẫu trung bình. Trường hợp không đủ 2 000 ml thì nâng tỷ lệ mẫu lấy trong các đơn vị chỉ định lên cho đủ 2 000 ml.

Mẫu thử trung bình được đóng vào 3 chai dung tích 300 ml, một chai để bên giao, hai chai để bên nhận, trong đó một chai để phân tích, một chai để theo dõi quá trình bảo quản và để xử lý khi có tranh chấp.

Chai đựng mẫu phải khô, sạch và được tráng bằng nước mắm của mẫu trung bình, được niêm phong cẩn thận và được dán nhãn với nội dung:

– Tên cơ sở sản xuất, đóng chai hoặc phân phối;

– Tên sản phẩm;

– Cỡ lô hàng;

– Ngày, tháng, năm lấy mẫu;

– Họ và tên người lấy mẫu, bên giao và bên nhận.

6.2 Phương pháp thử cảm quan

6.2.1 Dụng cụ và điều kiện thử cảm quan

Lắc đều chai đựng mẫu thử, mở nút chai, rót ra từ 13 ml đến 20 ml nước mắm vào một cốc thủy tinh không màu, khô, sạch và có dung tích 50ml để xác định các chỉ tiêu cảm quan.

Sau khi dùng phần mẫu thử để xác định các chỉ tiêu cảm quan, không được đổ lại vào chai đựng mẫu thử và cũng không được dùng để xác định các chỉ tiêu khác.

6.2.2 Xác định màu sắc

Khi nhận xét màu phải đặt cốc thử ở nơi sáng, dưới nền trắng, mắt người quan sát phải cùng phía với nguồn sáng chiếu vào mẫu thử.

6.2.3 Xác định độ trong và tạp chất

Đặt cốc mẫu thử ở giữa nguồn sáng và mắt quan sát, lắc nhẹ cốc để xác định độ trong và tạp chất nhìn thấy bằng mắt thường.

6.2.4 Xác định mùi

Sau khi rót nước mắm từ chai đựng mẫu thử vào cốc, phải để yên 15 min rồi xác định mùi.

6.2.5 Xác định vị

Dùng đũa thủy tinh chấm vào phần mẫu thử, đưa lên đầu lưỡi để xác định vị.

6.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu hóa học

6.3.1 Chuẩn bị mẫu thử

Lắc đều chai đựng mẫu thử, lọc qua giấy lọc hoặc bông cho vào một chai khô, sạch. Dùng ống hút lấy chính xác 10ml nước mắm đã lọc, chuyển vào bình định mức 200 ml, thêm nước cất đến vạch, lắc đều. Dung dịch này chỉ được sử dụng trong 4 giờ sau khi chuẩn bị.

6.3.2 Xác định hàm lượng nitơ tổng số, theo TCVN 3705:1990.

6.3.3 Xác định hàm lượng nitơ amoniac

Hàm lượng nitơ amoniac của phần mẫu thử, X1, biểu thị bằng phần trăm so với hàm lượng nitơ tổng số, được tính theo Công thức [1]:

X1 \= [N1 x 100]/ XN[1]

trong đó:

N1 là hàm lượng nitơ amoniac của phần mẫu thử, xác định được theo TCVN 3706:1990, tính bằng gam trên lít [g/l];

XN là hàm lượng nitơ tổng số của phần mẫu thử, xác định được theo 6.3.2, tính bằng gam trên lít [g/l].

6.3.4 Xác định hàm lượng nitơ axit amin

Hàm lượng nitơ axit amin của phần mẫu thử, X2, biểu thị bằng phần trăm so với hàm lượng nitơ tổng số, được tính theo Công thức [2]:

X2 \= [[N3 – N1]x 100]/ XN[2]

trong đó:

N1 là hàm lượng nitơ amoniac của phần mẫu thử, xác định được theo TCVN 3706:1990, tính bằng gam trên lít [g/l];

N3 là hàm lượng nitơ amin-amoniac của phần mẫu thử, xác định được theo TCVN 3707:1990, tính bằng gam trên lít [g/l];

XN là hàm lượng nitơ tổng số của phần mẫu thử, xác định được theo 6.3.2, tính bằng gam trên lít [g/l].

6.3.5 Xác định độ pH

Pha loãng mẫu thử bằng nước với tỷ lệ 1 : 10 [phần thể tích], sử dụng dụng cụ đo pH và thực hiện theo AOAC 981.12.

6.3.6 Xác định hàm lượng muối, theo TCVN 3701:2009.

7. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển

7.1 Bao gói

Sản phẩm nước mắm phải chứa trong các dụng cụ khô, sạch, có nắp đậy. Vật liệu làm dụng cụ chứa đựng phải đảm bảo an toàn thực phẩm, không ảnh hưởng đến chất lượng nước mắm và sức khỏe của người sử dụng.

7.2 Ghi nhãn

Ghi nhãn sản phẩm theo quy định hiện hành. Ngoài ra, cần áp dụng các yêu cầu cụ thể như sau:

7.2.1 Ghi nhãn sản phẩm bao gói sẵn để bán lẻ

Nhãn sản phẩm bao gói sẵn để bán lẻ cần ghi các thông tin sau:

  1. a] Tên sản phẩm “Nước mắm nguyên chất” hoặc “Nước mắm”, có thể kèm theo tên loài cá nếu chỉ sử dụng một loài cá trong chế biến nước mắm.
  2. b] Thành phần:

– Đối với “Nước mắm nguyên chất”, ghi rõ: cá và muối.

– Đối với “Nước mắm”, ghi rõ: nước mắm nguyên chất, nước, muối, đường [nếu sử dụng] và loại phụ gia thực phẩm cụ thể.

  1. c] Chỉ tiêu chất lượng chính: Hàm lượng nitơ tổng số [tính theo g/l] và hàm lượng nitơ axit amin [theo phần trăm so với hàm lượng nitơ tổng số].

7.2.2 Ghi nhãn bao gói không dùng để bán lẻ

Tên sản phẩm, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu và hướng dẫn bảo quản phải được ghi trên nhãn; các thông tin nêu trong 7.2.1 phải ghi trên nhãn hoặc trong các tài liệu kèm theo. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu có thể thay bằng ký hiệu nhận biết, với điều kiện là ký hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo.

7.3 Bảo quản

Sản phẩm phải được bảo quản ở nơi sạch, tránh ánh nắng trực tiếp.

7.4 Vận chuyển

Sản phẩm phải được vận chuyển bằng các phương tiện sạch, hợp vệ sinh.

Vì sao cần có bộ tiêu chuẩn nước mắm truyền thống riêng biệt?

Bên cạnh TCVN nước mắm đã nêu, bộ tiêu chuẩn nước mắm truyền thống riêng biệt là cần thiết vì các lý do sau đây:

Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng

Nước mắm là một trong những nguyên liệu quan trọng trong ẩm thực của nhiều quốc gia, và chất lượng của nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Bộ tiêu chuẩn nước mắm giúp đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm, như không chứa các chất phụ gia độc hại hoặc vi khuẩn gây bệnh.

Bảo vệ quyền lợi của người sản xuất

Một bộ tiêu chuẩn nước mắm truyền thống riêng biệt cũng giúp bảo vệ quyền lợi của người sản xuất. Nước mắm truyền thống thường được sản xuất theo các phương pháp truyền thống và công thức gia truyền từ đời này sang đời khác. Việc thiết lập bộ tiêu chuẩn giúp đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất theo các quy trình truyền thống và không bị cạnh tranh không công bằng từ những sản phẩm kém chất lượng hơn.

Bảo tồn di sản văn hóa

Nước mắm truyền thống là một phần quan trọng của di sản văn hóa và ẩm thực của một số khu vực. Việc có một bộ tiêu chuẩn riêng biệt cho nước mắm truyền thống giúp bảo tồn và duy trì các phương pháp sản xuất và công thức truyền thống, góp phần vào việc bảo vệ và phát triển di sản văn hóa của một cộng đồng hoặc một khu vực cụ thể.

Xác định và thúc đẩy xu hướng chất lượng: Bộ tiêu chuẩn nước mắm truyền thống cung cấp các yêu cầu cụ thể về chất lượng và phương pháp sản xuất. Việc áp dụng các tiêu chuẩn này khuyến khích các làng nghề nước mắm nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sự cạnh tranh tích cực trong ngành công nghiệp nước mắm.

Tóm lại, bộ tiêu chuẩn nước mắm truyền thống riêng biệt là cần thiết để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và những làng sản xuất nước mắm truyền thống, và bảo tồn di sản văn hóa.

Phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp

Quy trình làm nước mắm công nghiệp

Nước mắm công nghiệp có quy trình chế biến như sau: Chất tạo ngọt sẽ được trộn chung với muối và nước. Hỗn hợp trên sẽ kết hợp với cốt mắm, được khuấy đều và làm nguội. Nước mắm công nghiệp sau đó sẽ tiếp tục được điều chỉnh độ pH, phối hương và sau cùng sẽ được thanh trùng đóng thành chai.

Quy trình làm nước mắm truyền thống

Đối với nước mắm truyền thống, nguyên liệu chính chỉ có cá và muối. Hỗn hợp cá và muối sẽ được ủ chượp từ 6 đến 12 tháng. Sau đó, nước mắm sẽ được kéo rút cho đến khi màu nước mắm trong và cuối cùng là đóng thành chai.

Từ hai quy trình làm nước mắm trên, ta có thể thấy được nước mắm truyền thống hoàn toàn tự nhiên, không chứa chất phụ gia. Quá trình lên men tự nhiên trong thời gian dài đảm bảo hương vị và chất đạm dinh dưỡng tiết ra từ cá tươi.

Một điều đặc biệt đáng chú ý chính là nước mắm truyền thống có hạn sử dụng lâu hơn nhiều so với nước mắm công nghiệp. Vì vậy việc thiết lập bộ tiêu chuẩn nước mắm truyền thống riêng biệt là hoàn toàn cần thiết.

Nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp

Bảo tồn và phát triển nghề nước mắm truyền thống Việt Nam

Để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống nước mắm Việt Nam, Khải Hoàn xin gợi ý một số hành động cụ thể:

Bảo vệ và quảng bá di sản văn hóa

Nước mắm truyền thống Việt Nam có giá trị di sản văn hóa đặc biệt. Việc bảo vệ và quảng bá di sản này thông qua việc tăng cường giáo dục và nhận thức công chúng về giá trị của nước mắm truyền thống có thể khuyến khích sự quan tâm và sự hỗ trợ từ phía cộng đồng.

Xây dựng và thực thi bộ tiêu chuẩn

Để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, việc xây dựng và thực thi bộ tiêu chuẩn nước mắm truyền thống là cần thiết. Bộ tiêu chuẩn nên xác định các yêu cầu về nguyên liệu, phương pháp sản xuất và chất lượng sản phẩm, đồng thời hướng dẫn về quản lý và kiểm tra chất lượng.

Nhà thùng nước mắm Khải Hoàn Phú Quốc

Tổ chức đào tạo và chia sẻ kiến thức

Để đảm bảo kiến thức và kỹ năng sản xuất nước mắm truyền thống được truyền đạt và chia sẻ, có thể tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo hoặc sự kiện liên quan đến nghề nước mắm. Những người có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực này có thể chia sẻ kiến thức và kỹ năng của họ với thế hệ trẻ và những người quan tâm.

Tạo điều kiện tài chính và hỗ trợ

Cung cấp hỗ trợ tài chính và chính sách thuận lợi cho người làm nước mắm truyền thống có thể giúp khắc phục những khó khăn và tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành nghề này. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp vốn vay ưu đãi, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Tìm kiếm cơ hội xuất khẩu

Mở rộng thị trường xuất khẩu có thể là một cơ hội để tăng cường sản xuất và tiếp cận nguồn lợi khách hàng mới. Việc tham gia vào các triển lãm thương mại và xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng và đóng gói sản phẩm phù hợp với yêu cầu của các thị trường quốc tế có thể giúp nước mắm truyền thống Việt Nam vươn ra thế giới.

Khải Hoàn tự hào là nhà sản xuất nước mắm truyền thống đạt chứng nhận kiểm định tại Việt Nam và Quốc tế

Khải Hoàn vinh dự là nhà sản xuất nước mắm truyền thống dẫn đầu với các sản phẩm chất lượng đạt chứng nhận kiểm định tại Việt Nam và quốc tế. Các chứng chỉ đó có thể kể đến:

Giấy chứng nhận AFT: AFT là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tự nguyện, phi lợi nhuận của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến thực phẩm. AFT liên kết các DN, nhà sản xuất – tiêu thụ thực phẩm an toàn – minh bạch, có trách nhiệm với xã hội mang khẩu hiệu: “Thực phẩm an toàn cần minh bạch”.

Giấy chứng nhận CDDL: Nước mắm Phú Quốc đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng quốc gia bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào năm 2001.

Giấy chứng nhận Hội viên Nước mắm Truyền thống: Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam quy định cho các hội viên tham gia là phải đạt tiêu chí cần thiết như độ đạm tối thiểu, hạn mức chất điều vị được sử dụng…để đảm bảo tính “truyền thống”. Doanh nghiệp nào đủ tiêu chuẩn sẽ được Hiệp hội cấp logo và nếu làm “giả” nước mắm sẽ bị thu hồi.

Giấy chứng nhận HACCP: Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm của doanh nghiệp, dựa trên việc kiểm soát giới hạn các mối nguy hại tại các điểm trọng yếu.

Giấy chứng nhận ISO: Ngày 19/7/2021, Công ty Cổ phần Thương mại Khải Hoàn chính thức được cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018.

Giấy chứng nhận VNCLC: Nước mắm Khải Hoàn đã chính thức được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao khi được cấp giấy chứng nhận VNCLC.

Ngoài ra sản phẩm của Khải Hoàn còn được bảo hộ trên 28 thị trường EU [châu Âu].

Tổng quan, việc bảo tồn và phát triển nghề nước mắm truyền thống Việt Nam đòi hỏi sự cố gắng từ nhiều phía, bao gồm cộng đồng, Chính phủ, các nhà nghiên cứu, và người làm nước mắm. Qua việc bảo vệ di sản văn hóa, thiết lập tiêu chuẩn nước mắm truyền thống, chia sẻ kiến thức và hỗ trợ tài chính, ngành nghề này có thể tiếp tục tồn tại và phát triển trong tương lai.

Nước mắm truyền thống Phú Quốc Khải Hoàn luôn luôn gìn giữ kim chỉ nam Truyền Thống – Khoa Học – Chất Lượng. Khải Hoàn là doanh nghiệp dẫn đầu nghề nước mắm truyền thống tại Việt Nam, đã trải qua 3 thế hệ với hơn 40 năm gây dựng và phát triển giúp nước mắm truyền thống Phú Quốc được vinh danh trở thành một “di sản” của Phú Quốc và của Việt Nam. Khải Hoàn luôn phát huy làng nghề truyền thống, giữ vững chữ tín với khách hàng an toàn khi sử dụng.

Chủ Đề