Cách làm bánh giầy lá ngải

cách làm bánh lá ngải lạng sơn. Lạng Sơn được du khách gần xa biết đến không chỉ là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa và nhiều danh lam thắng cảnh, đặc biệt còn là vùng đất của “mùa nào, thức ấy” với nhiều món ăn đặc sản, đậm đà hương vị. Đến đây, vào những phiên chợ quê bạn sẽ được thưởng thức món bánh ngải cứu dẻo thơm nổi tiếng.

Cách làm bánh ngải lạng sơn bổ dưỡng đơn giản, chuẩn vị.

Ngải cứu là một phương thuốc lâu đời của đông y với nhiều công dụng tuyệt vời. Hãy vào bếp thực hiện ngay món bánh ngon từ nguyên liệu này để làm phong phú hơn thực đơn của gia đình mình nhé!

cách làm bánh lá ngải lạng sơn

Nguyên liệu làm cách làm bánh ngải lạng sơn

Bột nếp 400 gr Lá ngải cứu non 350 gr, Vôi bột 3 gr Đường đỏ 200 gr[có thể thay thế bằng đường thốt nốt], Đậu phộng 20 gr, Dừa khô 20 gr, Mè đen 10 gr, Dầu ăn 2 muỗng canh

Máy xay sinh tố, nồi hấp

Cách chế biến Bánh ngải cứu

Sơ chế lá ngải cứu

Lá ngải cứu non nhặt sạch, rửa sạch với nước.

Cho 3g vôi trong vào tô. Hòa tan 3g vôi trong với 3 lít nước, để lắng xuống rồi lấy nước đó hầm với lá ngải đã nhặt sạch.

Hầm lửa vừa nước vôi ở trên với lá ngải đã nhặt sạch đến khi lá ngải nhừ, khoảng 30 phút.

Khi lá ngải đã nhừ, bạn vớt lá ngải ra rửa sạch với nước cho hết nước vôi, vắt kiệt nước rồi thái nhỏ, để ráo nước.

Bắc một cái nồi lên bếp và đổ lá ngải vào sao với lửa nhỏ đến khi lá ngải khô hoàn toàn. Bạn nhớ đảo đều tay cho lá ngải khô đều, không bị cháy.

Mẹo nhỏ:

Dùng nước vôi trong sẽ giúp giữ nguyên được màu xanh của lá ngải và lá ngải sẽ rất nhanh nhừ. Còn một cách khác nữa là hòa tro của vỏ đỗ xanh hoặc tre nứa sạch vào nước cũng chắt lấy phần nước trong để luộc lá ngải.

Làm như vậy, lá ngải sẽ giảm vị đắng và làm cho bánh sau khi làm xong sẽ có mùi thơm

Làm bột bánh

Đổ thêm khoảng 100ml nước vào lá ngải đã sao ở trên, cho vào máy xay sinh tố xay mịn.

Lấy toàn bộ phần lá ngải đã xay vào trộn với 400g bột nếp, trộn đều tay cho đến khi bột dẻo mịn, không bị bở hoặc rời rạc.

Bột trộn xong dẻo mịn, không bị bở hoặc rời rạc, bột không dính tay.

cách làm bánh lá ngải lạng sơn 1

Làm nhân bánh

Bắc chảo lên bếp, bật lửa vừa để làm nóng chảo.

Cho đường đỏ nấu chảy trong chảo nóng, sau đó cho thêm đậu giã nhỏ, vừng đen và dừa khô vào đảo đều trong 10 phút đến khi hỗn hợp hòa quyện thì tắt bếp, để nguội hỗn hợp.

Vo hỗn hợp bột thành các viên tròn nhỏ vừa ăn tùy theo khẩu vị gia đình bạn.

Gói bánh

Bạn nặn bột bánh thành những miếng bột tròn dẹt, dày khoảng 5mm, kích thước đủ to để bọc kín phần nhân đã viên trước đó.

Cho nhân bánh ngải vào bên trong rồi viên thành những chiếc bánh nhỏ sao cho vỏ bánh bao trọn nhân. Ấn dẹt bánh cho đẹp mắt.

Thoa dầu ăn lên hai mặt bánh để bánh không bị dính vào nhau và tạo độ mịn, bóng cho bánh.

Hấp chín bánh

Chuẩn bị một nồi nước sôi để hấp bánh.

Sau đó mang bánh đi hấp cách thủy khoảng 10 phút trong lửa vừa rồi đem ra ngoài để nguội.

Thành phẩm:

Bánh ngải cứu có màu xanh sẫm với mùi thơm rất khẽ khàng của lá ngải, hương vị nhẫn đắng nhẹ nhẹ thêm phần nhân ngọt ngào béo thơm. Hãy cùng thưởng thức món quà ẩm thực thơm ngon này của vùng đất Lạng Sơn.

Công dụng của lá ngải cứu:

Lá ngải giúp lưu thông và tuần hoàn máu lên não rất tốt.

Trong thành phần của lá ngải cứu có chứa các thành phần như Andenin và Cholin cấu thành lên vitamin B, từ đó, lá ngải cứu có tác dụng tích cực trong việc chuyển hóa các chất, giúp bạn có thể ăn ngon hơn.

cách làm bánh lá ngải lạng sơn 2

Bên cạnh đó, lá ngải còn có tác dụng trị các chứng đau đầu, ho, cảm; chữa đau lưng; giảm mỡ bụng; làm đẹp với mọi làn da, trị mụn, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt;…

Nguồn gốc bánh ngải cứu

Bánh ngải cứu là món bánh quen thuộc của người dân xứ chè vào dịp Tết Thanh minh và rằm tháng 7 của đồng bào dân tộc Tày sinh sống ở Võ Nhai, Thái Nguyên.

Bánh ngải của người Tày có truyền thống từ lâu đời, vào mỗi dịp lễ Tết đặc biệt, người dân thường làm món bánh này để dâng lên tổ tiên.

Món bánh ngon này đã được truyền từ đời này qua đời khác và kéo dài cho tới tận ngày nay, bánh ngải cứu không chỉ đơn thuần là một món ăn nữa mà đã trở thành niềm tự hào của người Tày sinh sống trên mảnh đất Thái Nguyên.

Mẹo thực hiện thành công:

Bánh chỉ bảo quản được trong 2 – 3 ngày, nói chung nên ăn ngay trong ngày là ngon nhất. Nếu không mặt bánh bắt đầu khô se và độ dẻo giảm hẳn.

Nếu không ăn hết, bạn cho bánh vào hộp đựng thực phẩmvà để trong ngăn mát tủ lạnh, lúc nào ăn đem hấp lại.

Món bánh ngải cứu thơm ngon nhưng lại thật dễ làm đúng không nào. Bánh ngải dễ làm dễ ăn, chắc chắn sẽ giúp bạn làm phong phú hơn thực đơn các món bánh ngon cho gia đình.

Lên Lạng Sơn thưởng thức bánh ngải thơm ngon, lạ miệng

Ngải cứu là một loại thuốc và cũng là một loại thực phẩm quý. Tuy nhiên chỉ có người Lạng Sơn mới có thể chuyển thể ngải thành một món ăn hết sức đặc biệt: Bánh ngải cứu nhân vừng.

cách làm bánh ngải lạng sơn

Bánh ngải thường được làm nhiều vào dịp Tết Thanh minh, những dịp mừng lúa mới. Còn những ngày bình thường bánh ngải được bán tại các phiên chợ quê với giá 2000 đồng/cái.

Bánh ngải kén gạo, không phải bất kỳ loại gạo nào cũng làm được bánh. Muốn bánh thơm, dẻo phải chọn loại nếp nương và không được lẫn gạo tẻ.

Đường để chấm bánh cũng phải là đường phên có màu vàng, ngọt và không có sạn. Ngải cứu phải chọn lá non, tươi.

Lá ngải rửa sạch, cho vào nồi nấu với nước tro, để có nước tro tốt, người Tày, Nùng chọn tro sạch, tốt nhất là tro tre nứa, hoặc tro vỏ đậu xanh.

Tro sạch được lèn vào rá. Người ta đổ nước từ từ vào tro cho ngấm dần rồi chảy xuống chậu. Lá ngải đun trong nước tro rất chóng nhừ.

Sau khi đun nhừ, đổ lá ngải ra rá, rửa nhiều lần cho sạch nước tro, nhặt bỏ xơ, vắt kiệt nước rồi nắm thành từng nắm bằng nắm tay. Sau đó cho vào cối giã nhuyễn.

Gạo làm bánh được vo và ngâm trong nước ấm khoảng 6-8 tiếng sau đó vớt ta để ráo nước rồi cho vào chõ đồ chín thành xôi.

Trong quá trình đồ, khi lên hơi, người ta thường tưới thêm lần nước [nước sôi] để khi giã bánh sẽ dẻo hơn. Khi xôi đồ chín được giã đều trong cối đá hoặc cối gỗ cùng lá ngải đã giã nhuyễn từ trước, xôi phải giã ngay lúc còn nóng thì bánh mới mền, mịn và dẻo.

Nhân bánh chính là bí quyết tạo ra hương vị thơm ngon cho chiếc bánh. Nhân bánh được làm từ vừng đen rang chín giã nhỏ trộn với đường phên đã được làm chảy trên bếp nóng và để đặc lại.

Sau khi xôi được giã nhuyễn, các bà, các mẹ sẽ nhanh tay múc ra mâm để nặn bánh. Những chiếc bánh nóng hổi được phết một lớp sáp [sáp ong] để giữ độ bóng, dẻo, thơm và để chúng không dính vào nhau.

Bánh ngải thuộc món bánh chay, tuy được làm từ gạo nếp nhưng rất dễ ăn, mát, không ngấy. Bánh có mùi thơm, dẻo của gạo nếp, vị của lá ngải, vị ngọt của đường và mùi thơm lừng của hạt vừng hòa quyện vào nhau. Nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không thể quên mùi vị của loại bánh dân dã này.

Ngoài ra, bánh ngải còn có khả năng chữa được một số bệnh vì lá cây ngải cứu [còn gọi là ngải diệp] có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu…

Phụ nữ Tày, Nùng ở Lạng Sơn không ai là không biết làm bánh ngải, chính vì thế mà bánh lá ngải đã trở thành một món ăn truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác và là một món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ tết của người Tày, Nùng.

Bánh dầy ngải thơm, ngon, thanh mát – Đặc biệt tốt cho sức khỏe

Bánh ngải [còn gọi là bánh giầy ngải] là loại bánh xuất xứ từ các tỉnh miền núi phía bắc như Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, nơi người dân tộc Tày – Nùng sinh sống, khi đến nơi đây bạn sẽ được thưởng thức món bánh dẻo thơm, ngon đặc biệt này.

cách làm bánh ngải lạng sơn 1

Hôm nay Cửa hàng Bánh Chưng Ngon sẽ giới thiệu với các bạn về món bánh dày ngải ở Lạng Sơn, món bánh màu xanh, thơm ngon, ăn mát và tốt cho sức khỏe.

Lạng Sơn là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, đặc biệt hơn còn là vùng đất có nhiều món ăn ngon, đặc sản, đậm đà hương vị. Đến đây, khi bạn vào những phiên chợ sẽ được thưởng thức món bánh ngải rất ngon.

Bánh ngải là món ăn truyền thống của dân tộc miền núi trung du Bắc Bộ. Món ăn thơm ngon, thanh mát và đặc biệt tốt cho sức khỏe.

Ngải cứu là một loại thuốc, là một loại thực phẩm quý, có thể làm các món ăn, ở Lạng Sơn lá ngải là nguyên liệu kết hợp làm bánh dầy thành món bánh dầy ngải cứu nhân vừng.

Bánh giầy ngải làm nhiều vào dịp Tết Thanh minh, dịp mừng vụ lúa mới. Hiện nay bánh ngải được bán quanh năm, tại các chợ phiên mùa nào cũng có.

Bánh ngải thơm, dẻo phải do sử dụng loại nếp nương, không lẫn gạo tẻ. Đường làm nhân bánh bánh là đường phên có màu vàng, vị ngọt không quá đậm, lá ngải cứu non và tươi.

Lá ngải rửa sạch, cho vào nồi nấu với nước tro tre nứa, hoặc tro vỏ đậu xanh. Lá ngải đun trong nước tro rất chóng nhừ.

Sau khi đun nhừ, đổ ra rửa nhiều lần cho sạch nước tro, nhặt bỏ xơ, vắt kiệt nước rồi nắm thành từng nắm bằng nắm tay cho vào cối giã thật nhuyễn.

Gạo vo, sau đó ngâm trong nước ấm khoảng 6-8 tiếng, rồi vớt ra để ráo nước, cho vào chõ đồ chín thành xôi. Khi đồ đến lúc lên hơi, người ta thường tưới thêm nước sôi, để khi giã bánh sẽ dẻo hơn.

Xôi đồ chín cho vào cối giã cùng lá ngải đã giã nhuyễn từ trước, xôi giã ngay lúc còn nóng để đảm bảo bánh mền, mịn và dẻo.

Nhân bánh là thành phần chính tạo ra hương vị thơm ngon cho bánh. Nhân được làm từ vừng đen rang chín giã nhỏ trộn với đường phên đã được nấu chảy trên bếp nóng và để đặc lại.

Sau khi xôi được giã nhuyễn đưa ra mâm để nặn bánh. Những chiếc bánh nóng hổi được phết một lớp sáp ong để giữ độ bóng, dẻo, thơm và để chúng không dính vào nhau.

Bánh ngải thực ra là món bánh chay, làm từ gạo nếp nhưng rất dễ ăn, ăn rất thanh mát và không bị ngấy. Bánh có mùi thơm dịu, dẻo của gạo nếp, vị của lá ngải, vị ngọt của đường và mùi hương từ vừng. Nếu ai đã từng ăn một lần có thể sẽ muốn ăn thêm nhiều lần nữa.

Do nguyên liệu làm bánh dầy ngải có thành phần lá ngải cứu nên bánh sẽ có được những đặc tính tốt từ lá ngải cứu đem lại như sau:

Bổ máu, lưu thông máu;

Làm đẹp với mọi làn da, trị mụn, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt;

Hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho khan, viêm họng, đau đầu;

Hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa, mỏi khớp xương ở người cao tuổi;

Ngoài ra còn giúp an thai, hỗ trợ điều trị đau bụng rối loạn chu kỳ ở phụ nữ,…

cách làm bánh ngải lạng sơn 2

Bài viết trên giới thiệu cho các bạn cách làm cách làm bánh lá ngải lạng sơn đơn giản nhất. Rong Ba Travel chúc các bạn thành công nhé.

Bánh ngải thường được làm nhiều vào dịp Tết Thanh minh, những dịp mừng lúa mới. Còn những ngày bình thường bánh ngải được bán tại các phiên chợ quê. Các bạn đến với Lạng Sơn này nên thưởng thức nhé!

Chủ Đề