Cách làm giảm đau vết thương hở

Tìm hiểu những cách giảm đau nhức nhanh chóng và hiệu quả

Cơn đau nhức khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Cơn đau có rất nhiều dạng và bạn hoàn toàn có thể uốngthuốc giảm đau nhanhđể giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giảm đau tạm thời, nếu cơn đau không dứt bạn nên tìm hiểu các cách giảm đau nhức khác. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, mời bạn cùng Hapacol tham khảo bài viết sau đây nhé!

1. Đau là gì? Các chứng đau thường gặp

Những cơn đau có thể khiến bạn gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống thường ngày.

Đau không chỉ là cảm giác khó chịu, mà đó còn là sự tổn thương của các mô và tế bào. Cơn đau có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo âu, do đó bạn cần theo dõi tần suất xảy ra cơn đau để bác sĩ có thể xác định chính xác sức khỏe tổng thể của bạn.

Phân loại đauMô tả
Theo thời gian
  • Đau cấp tính thường xảy ra đột ngột trong vài ngày và cơn đau nhức sẽ giảm dần theo thời gian. Đây là các loại tổn thương thể chất do ngoại lực gây ra và có vị trí xác định.
  • Đau mạn tính là tình trạng đau tái đi tái lại nhiều lần và kéo dài hơn ba tháng, thậm chí hơn sáu tháng.
Theo cơ chế gây đau
  • Đau cảm thụ là một phản ứng của hệ thống thần kinh giúp bảo vệ cơ thể. Ví dụ như khi tay chạm phải nồi nóng, bạn sẽ tự động rụt tay lại hoặc mắt cá chân bị bong gân buộc bạn sẽ phải nghỉ ngơi trong một thời gian.
  • Cơn đau thần kinh có thể là kết quả của các tín hiệu đọc sai giữa các dây thần kinh và não hoặc tủy sống. Cơn đau cũng có thể là do tổn thương thần kinh. Một số loại đau thần kinh bao gồm: đau thần kinh hậu Zona, bệnh thần kinh đái tháo đường, hội chứng ống cổ tay
Khu trú [vị trí] đau
  • Đau cục bộ là khi người bệnh cảm nhận vị trí đau trùng với vị trí tổn thương.
  • Đau xuất chiếu xảy ra khi người bệnh cảm nhận vị trí đau ở vị trí khác với vị trí tổn thương.
  • Đau lan xiên là cảm giác đau gây ra do sự lan tỏa từ một nhánh dây thần kinh này sang một nhánh thần kinh khác.

2. Các loại thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm và lưu ý khi dùng

Thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm là các loại thuốc dùng để điều trị cơn đau do bệnh lý, chấn thương hay phẫu thuật. Mỗi loại thuốc sẽ có cơ chế hoạt động khác nhau tùy thuộc vào cơn đau. Tìm hiểu kỹ về thuốc trước khi sử dụng giúp bạn dùng thuốc an toàn và hiệu quả.

Thuốc giảm đau không kê đơn

Bạn có thể tự mua thuốc giảm đau nhanh thuộc nhóm giảm đau hạ sốt mà không cần kê đơn như paracetamol [acetaminophen] và thuốc chống viêm không steroid [NSAIDs] tại nhà thuốc mà không cần chỉ định từ bác sĩ. Các thuốc này rất hữu ích cho các tình trạng như:

  • Đau đầu
  • Đau lưng
  • Đau cơ
  • Viêm khớp
  • Đau bụng kinh
  • Bong gân và các chấn thương nhỏ khác.

Các thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid ngăn chặn chất COX-1 và COX-2 giúp giảm viêm, nhức bao gồm:

  • Aspirin có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Trẻ em dưới 12 tuổi không được sử dụng thuốc vì có thể gây ra hội chứng Reye.
  • Ibuprofen là thuốc dùng để giảm đau do các bệnh lý như: đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ bắp,
  • Naproxen là thuốc điều trị các bệnh viêm như viêm khớp dạng thấp và sốt.

Bạn lưu ý chỉ dùng các thuốc giảm đau nhanh theo đúng hướng dẫn trên nhãn. Tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau liều mạnh mà không có chỉ định từ bác sĩ. Sử dụng quá liều có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ như: tổn thương thận, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày.

Các thuốc giảm đau nhanh kê đơn

Đối với các thuốc giảm nhức có tác dụng mạnh hoặc thuốc giảm đau loại mạnh, bạn không thể tự mua tại nhà thuốc. Một số thuốc được bác sĩ kê đơn như: Diclofenac [Voltaren], Morphine, Oxycodone, Codein, Hydrocodone,

Một số loại thuốc giảm đau chuyên biệt chỉ có được mua nếu được bác sĩ kê toa.

Corticosteroid

Corticosteroid là thuốc được sử dụng để làm giảm viêm, sưng, đỏ da, ngứa và dị ứng. Corticosteroid hoạt động bằng cách ức chế, làm giảm phản ứng viêm của hệ thống miễn dịch. Bằng cách giảm nhức viêm, những loại thuốc này cũng làm giảm đau. Corticosteroid có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Tăng cân
  • Loãng xương
  • Khó ngủ
  • Thay đổi tâm trạng
  • Giữ nước
  • Đường trong máu cao
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Để phòng ngừa các tác dụng phụ này, bạn có thể dùng với liều lượng thấp nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Giảm đau bằng thuốc Opioid

Thuốc opioid là nhóm các chất tự nhiên và tổng hợp, bao gồm các loại thuốc phiện và các loại thuốc có nguồn gốc từ thuốc phiện [morphine]. Một số opioid khác là các loại thuốc tổng hợp và bán tổng hợp như Hydrocodone, Oxycodone và Fentanyl.

Bạn có thể dùng thuốc opioid để giảm đau cấp tính sau phẫu thuật, hoặc để kiểm soát cơn đau mãn tính trong thời gian dài. Không hẳn các thuốc opioid là thuốc giảm đau hiệu quả nhất, tuy nhiên nó có hiệu quả giảm đau cao, nhưng nó cũng rất dễ gây nghiện. Việc sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc quá liều, thậm chí gây tử vong. Tốt nhất, khi sử dụng thuốc opioid, bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm cũng có thể giúp giảm đau mãn tính từ một số bệnh, như đau nửa đầu và tổn thương thần kinh. Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác dụng phụ như:

  • Buồn ngủ
  • Khó ngủ
  • Buồn nôn
  • Khô miệng
  • Chóng mặt
  • Táo bón

Hãy báo cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Nếu các triệu chứng này vẫn tiếp tục, bác sĩ có thể điều chỉnh liều hoặc chuyển sang thuốc chống trầm cảm khác.

Thuốc chống co giật

Thuốc điều trị co giật giúp giảm đau thần kinh. Các dây thần kinh bị tổn thương bởi các tình trạng như bệnh tiểu đường hoặc bệnh zona và dây thần kinh nhạy cảm quá mức gửi quá nhiều tín hiệu đau.

Các thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn và ói mửa
  • Buồn ngủ
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Nhầm lẫn

Thuốc chống động kinh cũng có thể làm tăng nguy cơ khiến bạn có suy nghĩ tiêu cực và tự tử. Do đó, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ về các tác dụng phụ trong khi bạn dùng các loại thuốc này.

Thông thường, thuốc giảm đau bao lâu có tác dụng sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và loại thuốc bạn sử dụng. Luôn luôn tham vấn ý kiến bác sĩ và cẩn trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào bạn nhé.

3. Cách giảm đau bằng phương pháp tự nhiên

Hiện nay, có khá nhiều ý kiến quan ngại về việc uống thuốc giảm đau có hại không. Vì vậy, bên cạnh thuốc, bạn còn có thể áp dụng một số cách giảm đau tự nhiên tại nhà. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ phù hợp với cơn đau từ nhẹ đến vừa và thời gian đạt được kết quả khá lâu.

Chườm nóng hoặc lạnh

Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm các cơn đau nhẹ hiệu quả. Bạn hãy chườm nhiệt hoặc lạnh trong khoảng 15 phút mỗi lần và nhiều lần trong ngày.

Chườm nóng/ lạnh các cơ được các vận động viên áp dụng thường xuyên.

  • Chườm lạnh giúp co các mạch máu, hạ sốt, làm giảm viêm, sưng và tê đau. Để có hiệu quả nhất, bạn hãy chườm lạnh ngay sau khi bị chấn thương hoặc trong khi bùng phát cơn đau, cơn sốt do vết thương gây ra.
  • Chườm nóng làm tăng lưu lượng máu đến khu vực bị thương, giúp giãn cơ bắp đang siết chặt. Chườm nóng có hai dạng: nhiệt khô từ đệm hoặc gói sưởi ấm và nhiệt ẩm từ khăn ướt ấm hoặc bồn tắm. Bạn thường chườm nhiệt để giảm các cơn đau kéo dài hơn một vài tuần.

Tuy nhiên, nếu bị tiểu đường hoặc một tình trạng khác ảnh hưởng đến tuần hoàn hoặc khả năng cảm thụ đau, bạn không nên áp dụng phương pháp này.

Tập thể dục

Tập thể dục là một cách hiệu quả để giảm đau, cải thiện thể chất và chất lượng cuộc sống. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng hoạt động thể chất có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau mãn tính. Tập thể dục nhịp điệu cũng thúc đẩy giảm cân và giúp giảm áp lực lên khớp khi vận động nếu bạn bị viêm xương khớp. Các bài tập nâng cao sức đề kháng có thể giúp cơ thể chữa lành các thoát vị đĩa đệm và cột sống bị tổn thương.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là liệu pháp giảm đau, kết hợp tập thể dục với các tác nhân vật lý tự nhiên hay nhân tạo như nước, không khí, nhiệt độ, khí hậu, độ cao, điện, tia X, tia cực tím, tia hồng ngoại, siêu âm Các chuyên gia thường dùng vật lý trị liệu để điều trị thay vì sử dụng thuốc giảm đau nhanh theo toa vì nó không có bất cứ tác dụng phụ hay chất gây nghiện nào. Các buổi vật lý trị liệu có thể giúp thư giãn cơ bắp và cải thiện khả năng chịu đau của bạn.

Vật lý trị liệu không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp giảm lo âu, căng thẳng.

Một số bệnh có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu như:

  • Viêm khớp
  • Đau cơ xơ
  • Đau sau phẫu thuật
  • Đau thần kinh

Yoga

Yoga kết hợp các tư thế thở sâu và thiền định giúp giảm đau do căng cơ, đây là bộ môn rất tốt cho sức khỏe, cải thiện sức mạnh, cân bằng tư thế và tăng tính linh hoạt. Ngoài ra yoga giúp cải thiện chức năng ở những người mắc các bệnh mãn tính như viêm khớp, đau lưng và đau cơ xơ hóa. Các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác cách thức giảm đau bằng yoga. Nó có thể hoạt động bằng cách kích hoạt giải phóng các chất giảm đau tự nhiên [endorphin] hoặc bằng cách thúc đẩy trạng thái thư giãn.

Âm nhạc

Nghe nhạc có thể giúp giảm đau bằng cách giúp bạn bớt căng thẳng và cảm thấy thư giãn hơn. Trong một nghiên cứu nhỏ về những người bị đau do tổn thương thần kinh, nghe nhạc cổ điển có thể làm giảm cơn đau, những người nghe càng lâu, nỗi đau của họ càng vơi đi.

Một đánh giá năm 2018 của hơn 90 nghiên cứu cho thấy rằng nghe nhạc giúp giảm bớt lo lắng và đau trước, trong và sau phẫu thuật. Nghe nhạc mỗi ngày có thể giúp những người mắc bệnh đau mãn tính như đau cơ xơ hóa hoặc viêm khớp cảm thấy thoải mái và ít lo lắng hơn.

Massage

Trong khi massage, nhà trị liệu sẽ dùng tay xoa bóp và tạo áp lực lên cơ để làm giãn các cơ và gân siết chặt, giúp bạn thư giãn. Việc luyện tập có thể giúp giảm đau bằng cách chặn tín hiệu đau và giảm căng thẳng. Massage nói chung cũng làm dịu cơ bắp siết chặt bằng cách cải thiện lưu lượng máu đến chúng. Một ưu điểm khác của massage là không có tác dụng phụ. Mặc dù vậy, bạn không nên massage nếu bị phát ban da, tim mạch hoặc nhiễm trùng vì có thể khiến tình trạng này tồi tệ hơn.

4. Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp, những cơn đau có thể ngày càng tồi tệ theo thời gian dù đã áp dụng các phương pháp giảm đau đơn giản. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu cơn đau của bạn:

  • Không biến mất sau 2-3 tuần
  • Đang khiến bạn sốt, căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm
  • Ngăn bạn thư giãn hoặc ngủ
  • Ngăn bạn tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thường ngày
  • Không cải thiện với bất kỳ phương pháp điều trị nào

Việc sống với cơn đau mãn tính có thể là thách thức về cảm xúc và thể chất. Vì vậy, song song với việc dùng thuốc giảm đau nhanh và áp dụng những cách giảm đau tự nhiên tại nhà, bạn cần theo dõi kỹ cơn đau. Đặc biệt nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị dứt điểm.

Nguồn tham khảo:

5 Surprising Natural Painkillers. //www.healthline.com/health/pain-relief

  • Bình luận bằng Facebook
  • Bình luận

Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này

Video liên quan

Chủ Đề