Cach lam thuốc thử tinh bột là gì

Phòng trực thuộc | Tin KHCN | Hoạt động | Dịch vụ phân tích | Đề tài Dự án | Văn bản |

Phương pháp iot-thiosunphat

Phương pháp iot-thiosunphat , Trung tâm đào tạo, tư vấn và chuyển giao công nghệ

Cơ sở lý thuyết

Thế oxi hóa – khử của cặp I2/2I-không lớn lắm, vào loại trung bình. Eo[I2/2I-] = 0,54V. Do đó I2là chất oxy hóa yếu đối với nhiều chất khử trung bình như H2S, Sn2+, H2SO3,… và I-cũng thể hiện tính khử đối với chất oix hóa trung bình trở lên: Fe3+, Cr2O72-, MnO4-,…

Đang xem: Iot tác dụng với hồ tinh bột

Phương pháp iot dựa vào tính oxi hóa – khử của ion trong dung dịch:

I2+ 2e→2I-

Có thể dùng phương pháp iot để xác định các chất khử và các chất oxi hóa.

Chỉ thị trong phương pháp này là hồ tinh bột tạo với iot một hợp chất hấp phụ màu xanh.

Điều kiện tiến hành chuẩn độ

– Vì iot là chất bay hơi nên không nên đun nóng dung dịch. Hơn nữa đối với dung dịch nóng, độ nhạy của chỉ thị là hồ tinh bột giảm.

– Phương pháp iot không tiến hành trong môi trường kiềm mạnh, vì:

I2+ 2NaOH→NaI + NaIO + H2O

IO-là chất oxi hóa mạnh hơn iot, tác dụng được với dung dịch chuẩn của chất khử Na2S2O3:

S2O32-+ 4IO-+ 2OH-→4I-+ 2SO42-+ H2O

Phương pháp iot cũng không tiến hành trong môi trường axit mạnh vì làm tăng phản ứng oxi hóa – khử giữa I-và O2không khí:

4I-+ O2+ 4H+→2I2+ 2H2O

Phương pháp iot tiến hành trong môi trường axit yếu, trung bình hoặc kiềm yếu.

Phải che kín dung dịch KI khỏi ánh sáng.

– Đối với trường hợp định phân I2thoát ra trong dung dịch xác định, không nên chuẩn độ ngay sau khi trộn thuốc thử mà phải để vài phút. Chỉ thị hồ tinh bột trong trường hợp này cho vào dung dịch chỉ khi phản ứng đã gần đến điểm tương đương [dung dịch màu vàng rơm] để xác định chính xác điểm tương đương, vì thêm hồ tinh bột nagy từ đầu thì sự đổi màu không nhạy.

READ:  Vn5651 Phức Chất - Hóa Học Phức Chất [Nâng Cao]

– Eo[I2/2I-] không lớn lắm nên chiều phản ứng xảy ra hoàn toàn. Ví dụ, tăng nồng độ I-làm cho độ tan I2trong nước tăng bằng cách cho dư I-:

I-+ I2→I3-[tan nhiều]

Ứng dụng

Xác định các chất khử

– Phép đo iot – tiosunfat:

I2+ 2Na2S2O3→2NaI + Na2S4O6

Dùng chỉ thị hồ tinh bột.

– Xác định các chất khử khác:

Người ta có thể xác định một loạt các chất khử khác các muối của H2SO3, H3AsO4, HSbO3, H2S tự do, SnCl2và các chất khác bằng cách cho lượng dư I2, chuẩn lượng dư I2bằng Na2S2O3với chỉ thị hồ tinh bột.

Ví dụ:

SO32-+ I2+ H2O→SO42-+ 2I-+ 2H++ I2[thừa]

I2[thừa] + Na2S2O3→2NaI + Na2S4O6

Từ lượng Na2S2O3tiêu tốn suy ra lượng I2thừa, biết lượng I2ban đầu và lượng I2thừa ta suy ra lượng I2đã tác dụng với chất khử và từ đó tính ra lượng chất khử.

Xem thêm: Công Thức Cám Chào Mào Của Thái Lan, Cách Làm Cám Ngon Cho Chim Chào Mào

Xác định các chất oxy hóa

Người ta xác định các chất oxi hóa: Cr2O72-, Cl2, Br2, KMnO4, KClO3, vôi tẩy trắng CaOCl2, các muối HNO3, hydropo-oxyt… Dựa trên nguyên tắc: dùng lượng chính xác chất oxi hóa cho tác dụng với KI [dư], chuẩn lượng I2thoát ra bằng Na2S2O3với chỉ thị hồ tinh bột.

Ví dụ:

Cr2O72-+ 6I-+ 14H+→3I2+ 2Cr3++ 7H2O

I2+ 2Na2S2O3→2NaI + Na2S4O6

Biết lượng Na2S2O3tiêu tốn, suy ra lượng I2đã phản ứng, từ đó tính ra nồng độ chất oxi hóa đã tác dụng.

Chuẩn độ các axit

Dùng hỗn hợp IO3-và I-để định phân axit:

IO3-+ 5I-+ 6H+→3I2+ 3H2O

Chuẩn độ lượng I2thoát ra bằng Na2S2O3ta suy ra lượng H+.

Pha chế dung dịch

Pha chế dung dịch iot

Độ tan của iot tương đối nhỏ nên ta phải pha trong KI. Muốn pha 1 lít iot 0,1N ta hòa tan 20÷30 gam KI trong một ít nước, rồi cho vaò đấy 12,7 gam I2, lắc mạnh cho tan hoàn toàn. Sau đó thêm nước cất cho đến 1 lít.

I2trong dung dịch KI tồn tại theo cân bằng:

KI + I2→KI3

Nồng độ iot có thể thay đổi do I2bị thăng hoa nên phải đựng trong bình thủy tinh màu, có nút nhám và để ở nơi mát.

Pha chế dung dịch Na2S2O3

Dung dịch Na2S2O3.5H2O không chuẩn bị từ lượng cân chính xác của Na2S2O3.5H2O vì muối này dễ mất nước kết tinh, nồng độ thay đổi trong lúc bảo quản do tác dụng của CO2, O2trong không khí, các vi khuẩn trong nước,…

Muốn pha 1 lít dung dịch chuẩn Na2S2O30,02N; cân 4,96 gam Na2S2O3.5H2O trên cân kĩ thuật rồi hòa tan vào 1 lít nước cất vừa đun sôi [do tinh thể ngậm nước natritiosunfat thường mất nước nên để điều chế lít dung dịch 0,1N người ta thường cân trên cân kĩ thuật]. Thêm vào dung dịch độ 0,1 gam Na2CO3, vài giọt clorofom hay HgI20,001% [10mg/l]. Dung dịch phải đựng trong bình thủy tinh màu nút nhám, ít nhất sau 2 ngày hãy lập độ chuẩn. Độ chuẩn của dung dịch Na2S2O3thay đổi khi để lâu do tác dụng của CO2và O2không khí:

Na2S2O3+ H2CO3→NaHCO3+ NaHSO3+ S

2Na2S2O3+ O2→2Na2SO4+ 2S

Dưới tác dụng của CO2, độ nguyên chuẩn của tiosunfat tăng lên vì lượng NaHSO3tạo thành tác dụng với iot theo tỉ lệ phân tử cao hơn là Na2S2O3với I2:

HSO3-+ I2+ H2O→HSO4-+ 2HI

S2O32-+ I2→2I-+ S4O62-

Quá trình phân hủy do H2CO3thường diễn ra trong 10 ngày đầu sau khi pha dung dịch, sau đó độ chuẩn lại giảm do:

2Na2S2O3+ O2→2Na2SO4+ 2S

Khi pha chế dung dịch Na2S2O3người ta thêm Na2CO3, một mặt để hạn chế sự tác dụng của CO2, mặt khác để giảm sự hoạt động của vi khuẩn vì hoạt động của vi khuẩn giảm ở pH từ 9÷10. Thêm HgI2[10mg/l] để diệt vi khuẩn nhưng dung dịch vẫn không thể chuẩn bị từ lượng cân chính xác. Do đó, dung dịch chỉ pha chế gần đúng rồi thiết lập độ chuẩn bằng các chất khởi đầu như K2Cr2O7, As2O3,…

READ:  Transitlink Eguide - Apollo 11 Hoax Photos: 8 Moon

Lý do chọn PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trườnglà đối tác chiến lược:

PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trườnglà đơn vị có PTN đạt chuẩn ISO 17025:2017. Phân tích đầy đủ các chỉ tiêu vi sinh và các loại vi khuẩn có trong mẫu nước như: Salmonella; Shigella; Vibrio cholerae, Ecoli, Coliform…PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trườnglà đơn vị đủ điều kiện quan trắc và phân tích các chỉ tiêu môi trường, do Bộ Tài Nguyên và môi trường cấpvới mã số VIMCERTS 229.PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trườnglà đơn vị được công nhận cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm với mã số 53/2018BYT-KNTP.

Xem thêm: Dung Dịch Đệm Pbs Là Gì, Nghĩa Của Từ Pbs, Pbs [10X], Ph 7

Để biết thêm thông tin chi tiết và được hỗ trợ tối đa về những thắc mắc cũng như nhu cầu của quý khách về phân tích, kiểm nghiệm chất lượng nước, thực phẩm, quan trắc môi trường, hãy liên hệ ngay choPTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trườngtheo thông tin bên dưới để được tư vấnMIỄN PHÍ.

PTN trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trườngTầng 5, nhà A28, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu giấy, Hà Nội.Thời gian nhận mẫu từ 8h30 đến 11h30 và 13h30 đến 17h30 mỗi ngày từ thứ 2 đến thứ 6Hotline: 024.3791.0212

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Hóa học

Đặc điểm cấu trúc và đặc tính hóa lý của tinh bộtĐộ ổn định và điều kiện bảo quảnỨng dụng trong bào chế dược phẩmƯu nhược điểm của tinh bột

Tinh bột là một polysaccharide carbohydrat tự nhiên có trong các loại ngũ cốc như ngô, khoai, sắn, lúa mì, … Tinh bột được sử dụng phổ biến trong trong nghiệp dược phẩm và thực phẩm, đặc biệt đây là một trong những tá dược được sử dụng phổ biến trong thành phần các chế phẩm thuốc rắn.Bạn đang xem: Hồ tinh bột là gì

Đặc điểm cấu trúc và đặc tính hóa lý của tinh bột

Cấu trúc



Cấu trúc hóa học của tinh bột

Tinh bột là một cacbohydrat cao phân tử được tạo thành từ các đơn vị D-glucose nối với nhau bằng liên kết α-glucosid. Tinh bột gồm có hai loại polyme là amylose mạch thẳng và amylopectin phân nhánh. Trong đó amylose gồm các đơn vị D-glucose nối với nhau bằng liên kết α-1,4- glucoside và amylopectin gồm các đơn vị D-glucose nối với nhau bằng hai loại liên kết α-1,4-glucoside và α-1,6-glucoside tạo nên cấu trúc phân nhánh.

Bạn đang xem: Hồ tinh bột là gì

Cả hai polyme đều có cấu trúc bán tinh thể và trong hạt tinh bột phần phân nhánh của amylopectin và phần kết tinh do amylose làm cho tinh bột không tan trong nước lạnh và tương đối trơ với các enzym thuỷ phân.

Các đặc tính hóa lý của tinh bột

Tinh bột tồn tại dạng bột mịn, màu trắng đến trắng nhạt, không mùi và không vị. Tinh bột bao gồm các hạt hình cầu hoặc hình trứng rất nhỏ có kích thước và hình dạng đa dạng đặc trưng cho từng loài thực vật.

Tính axit/kiềm: dịch phân tán của tinh bột trong nước thường có pH trong khoảng 4,0–8,0. Tinh bột có khả năng tự đệm.

Hàm lượng amylose trong các loại tinh bột là:

24-28% đối với tinh bột ngô35-39% đối với tinh bột đậu20-23% đối với tinh bột khoai tây17-20% đối với tinh bột sắn24-28% đối với tinh bột mì.

Tỷ trọng:

Tinh bột ngô có tỉ trọng 0,45-0,58 g/cm3Tinh bột khoai tây có tỉ trọng 0,56–0,82 g/cm3Tinh bột mì có tỉ trọng 0,50 g/cm3

Khả năng chảy:

Tinh bột thường kết dính và chảy kém. Khả năng chảy phụ thuộc rất lớn vào độ ẩm khối bột và quá trình làm khô có thể làm tăng độ trơn chảy.

Nhiệt độ hồ hóa [tạo dịch thể 20% trong nước] là 71°C đối với tinh bột ngô, 62°C đối với tinh bột đậu, 64°C đối với tinh bột khoai tây, 68°C đối với tinh bột gạo, 59°C đối với tinh bột mì.

Sự hồ hóa gây vỡ vụn của các hạt tinh bột và biến đổi cấu trúc của hạt tinh bột không thể phục hồi.

Độ ẩm: Tinh bột dễ hút ẩm và hấp thụ ẩm trong không khí để đạt đến độ ẩm cân bằng.

Kích thước và phân phối kích thước hạt tinh bột:

Tinh bột ngô có kích thước hạt trong khoảng 2-32 mm và đường kính hạt trung bình là 13 mm.Tinh bột khoai tây có kích thước hạt trong khoảng 10-100 mm và có đường kính hạt trung bình là 46 mm.Tinh bột gạo có kích thước hạt trong khoảng 2-20 mm và đường kính hạt trung bình là 5 mm.Tinh bột sắn có kích thước hạt trong khoảng 5-35 mm và đường kính hạt trung bình là 13 mm.Tinh bột mì có kích thước hạt trong khoảng 2-45 mm

Độ tan: Tinh bột thực tế không tan trong nước lạnh và ethanol lạnh [96%], tan được trong nước nóng và tan một phần tan trong dimethylsulfoxid [DMSO] và dimethylformamide [DMF] Tuy nhiên tinh bột có khả năng trương nở trong nước với tỷ lệ 5-10% ở 37°C. Tinh bột dễ hòa tan trong nước nóng ở nhiệt độ trên nhiệt độ hồ hóa tạo thành hồ tinh bột.

Khả năng trương nở:

Quá trình trương nở của tinh bột là một quá trình thuận nghịch

Độ nhớt: dịch thể tinh bột trong nước [hay hồ tinh bột] có độ nhớt cao tùy thuộc vào nồng độ [đặc biệt ở nồng độ trên 40%]. Độ nhớt của một số hồ tinh bột được so sánh như sau: tinh bột khoai tây >> tinh bột sắn> tinh bột ngô.

Xem thêm: Tiểu Sử Streamer Xemesis Tiểu Sử Streamer Xemesis Hiếu Nghiêm

Độ ổn định và điều kiện bảo quản

Độ ổn định

Tinh bột khô ổn định, bền vững về lý, hóa và vi sinh vật nếu như được bảo vệ trong điều kiện tránh độ ẩm cao. Tinh bột được coi là trơ về mặt hóa học và vi sinh dưới điều kiện bảo quản thường.

Tuy nhiên hồ tinh bột hoặc dạng bột nhão kém ổn định về vật lý và dễ bị nhiễm vi sinh vật do đó cần dùng ngay sau khi pha chế.

Tinh bột dễ bị phân hủy bởi các tác nhân oxy hóa mạnh.

Điều kiện bảo quản

Cần bảo quản tinh bột trong bao bì kín gió, nơi khô ráo, thoáng mát

Tính an toàn

Tinh bột là một thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của loài người cũng như nhiều loài động vật khác do nó tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Tinh bột là thành phần có nguồn gốc tự nhiên và không độc hại. Do đó tinh bột được sử dụng rộng rãi như một chất tá dược trong các công thức dược phẩm

Ứng dụng trong bào chế dược phẩm



Tinh bột là một tá dược đa năng được sử dụng chủ yếu trong các chế phẩm thuốc rắn [viên nang, viên nén], ngoài ra còn được sử dụng trong các chế phẩm bôi ngoài da [thuốc mỡ]. Tinh bột có thể đóng vai trò làm tá dược độn, tá dược dính, tá dược rã và tá dược trơn trong thành phần thuốc rắn.

Vai trò làm tá dược độn

Tinh bột là một tá dược độn thuộc nhóm không tan trong nước được dùng nhiều ở nước ta hiện nay. Tinh bột được thêm vào viên nén hoặc viên nang nhằm đảm bảo khối lượng viên. Tinh bột trơn chảy kém, chịu nén kém, dễ hút ẩm và dễ bị nấm mốc trong quá trình bảo quản do đó thường được phối hợp với 30% bột đường để đảm bảo độ bền cơ học của viên nén. Tuy nhiên tinh bột khô có thể cải thiện độ trơn chảy của bột dược chất. Tinh bột chiếm tỉ lệ lớn trong viên nén hoặc viên nang có thể làm giảm tốc độ hòa tan và hấp thu dược chất. Do đó cần xác định tỉ lệ tinh bột phù hợp trong công thức thuốc.

Vai trò làm tá dược dính

Thường dùng hồ tinh bột 5-15%. Hồ tinh bột là tá dược dính thông dụng hiện nay trong tạo hạt ướt do rẻ tiền, dễ kiếm, dễ trộn đều với bột dược chất và ít kéo dài thời gian rã của viên. Tuy nhiên hồ tinh bột dễ bị hỏng do nấm mốc nên cần dùng ngay sau khi pha chế hoặc thêm các chất bảo quản thích hợp như nipagin, nipasol, … Lưu ý cần trộn hồ tinh bột với dược chất khi còn nóng.

Vai trò làm tá dược rã trong viên nén

Thường dùng tinh bột với tỉ lệ 5-20% so với viên. Tinh bột gây rã viên theo cơ chế vi mao quản do có cấu trúc xốp và sau khi dập viên tạo ra hệ thống vi mao quản phân bố khá đồng đều. Do tinh bột hút ẩm cao nên trước khi dùng phải sấy khô để tăng khả năng rã. Tinh bột thường được chia làm hai phần rã trong [50-75% lượng tinh bột] và rã ngoài [25-50% lượng tinh bột].

Vai trò làm tá dược trơn

Tinh bột khô có vai trò điều hòa sự chảy và thường được dùng với tỉ lệ 5-10% trong phương pháp xát hạt khô và dập thẳng.

Thành phần trong vỏ nang tinh bột

Với tỉ lệ 20-25%. Tinh bột để chế vỏ nang thường là hỗn hợp tinh bột mì và tinh bột ngô với tỉ lệ 9:1.

Trong bào chế thuốc mỡ, tinh bột đóng vai trò là một tá dược tạo gel. Gel chế từ tinh bột nhiều ưu điểm như giải phóng hoạt chất nhanh, thể chất tương đối ổn định, có thể trộn đều với nước và các chất lỏng phân cực, … Tuy nhiên như tính chất chung của tinh bột, gel chế từ tinh bột dễ bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc nên cần dùng ngay hoặc thêm các chất bảo quản như natri benzoate, các paraben, …

Ưu nhược điểm của tinh bột

Dễ hút ẩm, dễ bị vi khuẩn, nấm mốc phát triển nên khó khăn trong quá trình bảo quản.

Video liên quan

Chủ Đề