Cách luyện cho bé ngủ xuyên đêm

Đảm bảo trẻ sơ sinh đi ngủ và ngủ đủ giấc có thể là một thách thức mà các bậc cha mẹ phải đối mặt. Nhiều người mong chờ thời điểm con họ sẽ ngủ suốt đêm nhưng chính xác thì khi nào điều đó sẽ xảy ra?

Ba mẹ nào cũng rất mệt mỏi khi phải thức dậy chăm bé mấy lần mỗi tối, nhiều lúc chỉ trông mong tới lúc luyện bé ngủ xuyên đêm để có thời gian nghỉ ngơi chút.

Vậy khi nào trẻ bắt đầu ngủ xuyên đêm.

Và làm thế nào để bé ngủ xuyên đêm nhanh mà an toàn cho sức khỏe của bé.

Lưu ý: Khi đề cập đến trẻ sơ sinh, ngủ suốt đêm có nghĩa là bé ngủ ít nhất 6 giờ liên tục. Bé có thể thức giấc trong một thời gian ngắn, nhưng có thể tự xoa dịu và trở lại giấc ngủ được.

Bài viết này nói về
  1. 1. Khi nào trẻ ngủ xuyên đêm không cần bú?
  2. 2. Trẻ bú mẹ và trẻ uống sữa công thức
  3. 3. Dấu hiệu bé sẵn sàng ngủ xuyên đêm
    • 3.1. Giảm phản xạ giật mình
    • 3.2. Tăng cân
    • 3.3. Ít bú đêm hơn
    • 3.4. Tự ngủ
  4. 4. Bé 2 tháng tuổi ngủ xuyên đêm có sao không?
  5. 5. Tập cho bé ngủ xuyên đêm
  6. 6. Yếu tố cản trở bé ngủ xuyên đêm

1. Khi nào trẻ ngủ xuyên đêm không cần bú?

Hầu hết trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm khi được 6 tháng tuổi [ trẻ]

Tới khi trẻ 12 tháng tuổi thì hơn 70% trẻ có thể ngủ xuyên đêm đấy.

trẻ sẽ không ngủ suốt đêm [6 đến 8 giờ] mà không thức dậy cho đến khi chúng được khoảng 3 tháng tuổi, hoặc cho đến khi chúng nặng 6kg.

Giờ ngủ của bé trong giai đoạn 0-4 tháng tuổi khá thất thường và bé cần bú thường xuyên. Vì vậy bé sẽ khó ngủ xuyên đêm trong giai đoạn này,

Khi nào bé ngủ xuyên đêm

2. Trẻ bú mẹ và trẻ uống sữa công thức

Trẻ bú sữa mẹ có thể có lịch ngủ hơi khác so với trẻ bú sữa công thức trong giai đoạn 0 3 tháng tuổi.

Sữa mẹ có xu hướng di chuyển qua hệ tiêu hóa nhanh hơn sữa công thức. Vì vậy, khi bạn đang cho con bú sữa mẹ, con bạn có thể đói thường xuyên hơn.

Đi kèm là bé sẽ ngủ giấc ngắn hơn.

Bạn có thể sẽ cần cho con bú ít nhất 8 đến 12 lần mỗi ngày trong 1-2 tuần đầu tiên. Sau đó, Bé sẽ bú mẹ sau mỗi 1,53 giờ trong 12 tháng đầu tiên, nhưng có thể ngủ dài hơn ban đêm.

Trẻ bú sữa công thức có thể phải bú bình sau mỗi 2-3 giờ.

Bé bú mẹ sẽ phải thức dậy để bú nhiều lần hơn

Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của con bạn để được hướng dẫn cụ thể về tần suất chúng cần bú.

3. Dấu hiệu bé sẵn sàng ngủ xuyên đêm

3.1. Giảm phản xạ giật mình

Còn được gọi là phản xạ Moro, đây là phản ứng không tự chủ của trẻ khi bị giật mình bởi tiếng động lớn hoặc chuyển động đột ngột.

Bé có thể đột ngột giật bắn người, mở rộng tay và chân, cong lưng, sau đó cuộn tròn lại.

Phản xạ thường giảm đáng kể và biến mất sau này.

3.2. Tăng cân

Hầu hết các chuyên gia tin rằng một khi em bé được hơn 3 tháng tuổi và nặng hơn 6kg, thì bé có thể ngủ suốt đêm, chẳng hạn như kéo dài từ 6 đến 8 tiếng cho một đêm.

Đây là dấu hiệu bé ăn đủ lượng chất bé cần để phát triển và có thể dành thời gian để vào giấc ngủ nhiều hơn.

Dấu hiệu bé sẵn sàng luyện ngủ xuyên đêm

3.3. Ít bú đêm hơn

Đối với trẻ sơ sinh 3-6 tháng tuổi, ngủ suốt đêm có nghĩa là thời gian đi ngủ từ 7 hoặc 8 giờ tối cho đến 6 giờ sáng hoặc 7 giờ sáng [11 đến 12 giờ] sáng hôm sau với 1-2 lần bú giữa đêm.

Trẻ từ 6 tháng trở lên và đã bắt đầu ăn dặm và bú tốt [bú đầy đủ và không ăn vặt] vào ban ngày, trẻ có thể ngủ ngon từ 11 đến 12 giờ vào ban đêm mà không cần bú đêm.

3.4. Tự ngủ

Bé có thể tự ngủ trở lại nếu thức giấc giữa đêm không? Khi trẻ sơ sinh ngày càng thành thạo hành động tự làm dịu mình, thì khả năng ngủ trong thời gian dài hơn cũng tăng theo.

4. Bé 2 tháng tuổi ngủ xuyên đêm có sao không?

Hãy nhớ rằng, trong những tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh cần bú vài giờ một lần, vì vậy có thể không an toàn cho trẻ khi ngủ trong thời gian dài, kể cả vào ban đêm.

Trẻ 2 tháng ngủ xuyên đêm

Nếu bé ngủ lâu hơn, mẹ nên đánh thức để bé bú.

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ khoảng 23 giờ một lần. Trẻ bú bình có xu hướng bú ít hơn, khoảng 34 giờ một lần.

Đánh thức con bạn cứ 3-4 giờ một lần để ăn cho đến khi trẻ có biểu hiện tăng cân tốt, điều này thường xảy ra trong vài tuần đầu tiên.

Sau đó, bạn có thể để trẻ ngủ trong thời gian dài hơn vào ban đêm.

Điều quan trọng nhất là bé cần phải ăn đủ.

5. Tập cho bé ngủ xuyên đêm

Mặc dù mức độ sẵn sàng để ngủ suốt đêm có liên quan đến tuổi tác, nhưng kinh nghiệm và thái độ của trẻ sơ sinh vẫn là yếu tố chủ chốt.

Giúp bé tạo thói quen đi ngủ đúng giờ, các hoạt động ban ngày cũng ảnh hưởng tới việc trẻ sơ sinh ngủ suốt đêm. Dưới đây là một số cách rèn cho bé ngủ xuyên đêm:

  • Giảm độ sáng của đèn và loại bỏ tiếng ồn lớn
  • Giảm các hoạt động trước khi đi ngủ.
  • Ôm con hoặc đung đưa nhẹ nhàng để khuyến khích con buồn ngủ.
  • Đặt trẻ lên giường lúc buồn ngủ nhưng chưa ngủ. Điều này giúp em bé học cách tự đi ngủ.
  • Nếu bé có thức dậy thì bạn cũng đừng vội bế bé, hãy để bé tự xoa dịu, nếu bé không tự ngủ lại được thì mẹ mới cần bế dỗ bé.
  • Tạo thói quen ngủ cho bé ngay từ những ngày đầu tiên.
  • Dạy cho bé cách tự ngủ
  • Đặt bé nằm ngửa
Cách giúp bé ngủ xuyên đêm

Hãy nhớ rằng một thói quen tốt trước khi đi ngủ đặc biệt quan trọng đối với việc rèn con ngủ xuyên đêm tổng thể.

Khi rèn con ngủ xuyên đêm, bạn KHÔNG NÊN:

  • Cho bé ngủ trễ: sau 9 giờ tối là quá trễ, khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc
  • Kích thích quá mức trước khi ngủ: chơi đùa, xem tivi, điện thoại nên cắt giảm lúc chuẩn bị ngủ
  • Không làm thói quen ngủ thường xuyên. Khiến trẻ không quen lịch trình vào giấc và khó ngủ hơn.

Nếu một em bé từ 4 đến 6 tháng tuổi vẫn có tình trạng thức dậy nhiều lần vào ban đêm, cha mẹ nên bắt đầu tìm hiểu lý do đằng sau việc thức giấc là gì.

Nếu bé không thức giấc vì đói hoặc khó chịu, thì rất có thể, nguyên nhân là một số vấn đề liên quan đến giấc ngủ của bé. Cha mẹ có thể giải quyết những vấn đề này bằng cách thực hiện các thói quen ngủ lành mạnh cho con mình.

6. Yếu tố cản trở bé ngủ xuyên đêm

Có một số yếu tố ngăn cản trẻ sơ sinh ngủ suốt đêm mà bạn có thể giảm bớt:

  • Đói. Vì con đã quen với việc bú một vài lần trong đêm, trẻ có thể khóc thét để được chú ý và bú. Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể cho bé ăn càng nhanh càng tốt và không chơi với bé sau khi cho bé bú.
  • Lo lắng.
    • Trẻ sơ sinh lớn lên một cách tự nhiên sợ hãi khi phải xa ba mẹ. Nếu em bé khóc sau khi được đưa vào giường, những phản ứng của cha mẹ vào ban đêm, chẳng hạn như ôm ấp và đung đưa, có thể khiến em bé tìm kiếm sự quan tâm của cha mẹ.
    • Ba mẹ không nên đưa em bé ra khỏi nôi mà thay vào đó hãy chạm vào đầu hoặc lưng của em bé và nói chuyện nhẹ nhàng để trấn an cho đến khi em bé bình tĩnh trở lại. Điều này giúp em bé biết được cha mẹ của chúng đang ở gần, và chúng sẽ bớt sợ hãi hơn.
  • Môi trường ngủ. Trẻ sơ sinh cần ngủ trong phòng tối. Nếu cha mẹ đến kiểm tra em bé trong đêm, không nên bật bất kỳ đèn nào mà nên sử dụng đèn ngủ nếu cần thiết.
  • Ngủ chung giường. Để bé ngủ trên giường của ba mẹ có thể cản trở khả năng ngủ suốt đêm của trẻ. Nó cũng khiến em bé tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh [SIDS]
Ngủ chung giường với bố mẹ có thể ngăn cản trẻ ngủ xuyên đêm

Tuy nhiên, trẻ thay đổi nhỏ trong giấc ngủ là bình thường.

Hãy nhớ rằng nếu có những thay đổi ngắn, chẳng hạn như ốm đau hoặc đi du lịch, con có thể vào giấc ngủ khó hơn. Tiếp tục duy trì một thói quen nhất quán cho trẻ để khuyến khích trẻ ngủ suốt đêm.

Rồi một ngày nào đó trẻ cũng bắt đầu ngủ xuyên đêm thôi, hãy yên tâm nhé

Nếu bạn lo lắng về thói quen ngủ của con mình, hãy theo dõi giờ ngủ và thời điểm giấc ngủ diễn ra. Chia sẻ thông tin này với bác sĩ nhi khoa của bạn và họ sẽ có thể giúp xác định hành vi của con bạn là bình thường hay có vấn đề nhé.

Tài liệu tham khảo:

  • Infant Sleep [1]
  • When Do Babies Sleep Through the Night [2]
  • Sleeping in Newborns and Infants [3]

Video liên quan

Chủ Đề