Cách mã hóa số liệu trong báo cáo thực tập năm 2024

  • 1. kế toán với phương pháp xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm
  • 2. M Đ UỜ Ở Ầ ......................................................................................................................................................2 PH N I : GI I THI U KHÁI QUÁT CÔNG TY C PH N QU C T ANCOẦ Ớ Ệ Ổ Ầ Ố Ế ............................................................3 1.1Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp : ................................................................3 1.2Chức năng, nhiệm vụ và quy mô của doanh nghiệp : ..................................................................5 1.5 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty :.....................................................................................9 PH N II : H TH NG K TOÁN - TÀI CHÍNH C A DOANH NGHI PẦ Ệ Ố Ế Ủ Ệ .................................................................14 2.1Hệ thống kế toán của doanh nghiệp :..........................................................................................14 2.2 Phân tích chi phí và giá thành : ................................................................................................23 2.3 Phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp :......................................................................30 PH N III: ĐÁNH GIÁ CHUNG H TH NG K TOÁN – TÀI CHÍNH C A DOANH NGHI PẦ Ệ Ố Ế Ủ Ệ ..................................40 3.1 Đánh giá, nhận xét chung hoạt động kế toán – tài chính của doanh nghiệp :............................40 K t Lu nế ậ ...........................................................................................................................................................42 LỜI MỞ ĐẦU Đối với sinh viên chuyên ngành Tài chính – Kế toán năm học thứ 4, việc thực tập kinh tế là bước khởi đầu trong quá trình tiếp cận thực tế tại doanh nghiệp, sinh viên được áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Riêng với chính bản thân em, qua việc thực 2
  • 3. đã có cơ hội làm quen với môi trường làm việc tại doanh nghiệp và có thể vận dụng những kiến thức được trang bị trong thời gian qua để tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của hệ thống Tài chính – Kế toán của doanh nghiệp. Qua quá trình liên hệ thực tập, em đã được thực tập tại Công ty Cổ phần Quốc tế ANCO. Đây là một trong những công ty thành lập muộn [27/4/2005], nhưng đã có chiến lược kinh doanh đúng đắn, và có hệ thống Kế Toán – Tài Chính phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã phần nào sơ bộ về hệ thống kế toán với phương pháp xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm, cũng như tìm hiểu sơ bộ về tình hình tài chính của công ty qua phân tích báo cáo tài chính. Nội dung báo cáo gồm các phần sau : Phần I : Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp. Phần II : Hệ thống Kế toán – Tài chính của doanh nghiệp . Phần III : Đánh giá chung hệ thống Kế toán – Tài Chính của doanh nghiệp . Trong quá trình thực tập và tìm hiểu của mình, em đã nhận được hướng dẫn tận tình của cô Dương Lan Hương – Giảng viên Khoa Kinh Tế và Quản Lý và các anh chị phòng Tài chính và Kế toán của Công ty Cổ phần Quốc tế ANCO. Nhờ đó, em đã thu được những kiến thức bổ ích cho bản thân, có được những thực tiễn ban đầu để chuẩn bị cho đợt thực tập và bảo vệ tốt nghiệp vào năm cuối . Do thời gian thực tập cũng như trình độ nhận thức còn hạn chế nên khả năng tổng hợp và giải quyết những vấn đề xảy ra trong thực tế tại công ty chỉ ở một mức độ nhất định, không tánh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô cùng các anh chị phòng Tài chính và Kế toán của công ty để em có thể hoàn thiện bài báo cáo . Em xin chân thành cảm ơn ! PHẦN I : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ ANCO 1.1Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp : Tên đăng ký kinh doanh : Công ty cổ phần quốc tế ANCO 3
  • 4. – ANCO, INC]. Trụ sở : Số 176 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại : +84.437225969; Fax : +84.437225970 Vốn điều lệ : 20 tỷ đồng Việt Nam. Mã số thuế : 0102216872 Tài khoản số : 0451001353131, Mở tại Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công. Địa chỉ trụ sở chính :Tầng 2, tòa nhà số 176, phố Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội Văn phòng giao dịch : P302 – CT4-3, khu đô thị Mễ Trì Hạ, Từ Liêm, Hà Nội. Email : anco@anco.net.vn; contact@anco-group.com Website : www.anco-group.com Công ty Cổ phần Quốc tế ANCO [ANCO, INC.] thành lập vào ngày 27/04/2005. Trong giai đoạn này, Việt Nam đang có bước chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Các mạng điện thoại di động hay các cơ quan tổ chức đều cố gắng hiện đại hóa trang thiết bị văn phòng, và sự ra đời của công ty Cổ phần Quốc tế ANCO là một xu thế khách quan, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty Cổ phần ANCO là cung cấp giải pháp và tích hợp hệ thống về viễn thông, tin học, điều khiển và các lĩnh vực liên quan tại Việt Nam, đặc biệt là các giải pháp về hệ thống điện nhẹ cho tòa nhà. Từ ngày thành lập cho đến nay, doanh số, thị phần và uy tín của ANCO không ngừng phát triển, với hệ thống khách hàng bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông của Việt Nam và khu vực, các doanh nghiệp lớn của chính phủ cũng như các doanh nghiệp đa quốc gia. Năm 2007 doanh thu của công ty là 11.354.612.003 đồng; năm 2008 là 14.260.410.000 đồng. Ngày nay, ANCO được biết đến như một công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp với kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao trong từng quá trình từ thiết kế, triển khai cho đến hỗ trợ kỹ thuật cho những hệ thống mạng và trung tâm thông tin lớn. ANCO hiện là đối tác của nhiều hãng cung cấp thiết bị viễn thông lớn tại Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, công ty gặp phải rất nhiều những khó khăn trong việc tạo lòng tin với khách hàng, đặc biệt vào thời điểm này Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, cũng đồng nghĩa với việc ANCO phải chuẩn bị phương án kinh doanh để có 4
  • 5. với các công ty nước ngoài. Nhận thức được điều này, công ty đã xác định cho mình mục tiêu kinh doanh là “Hội tụ của mọi giải pháp – Home To Solution”,nhằm xây dựng nền tảng cho sự thành công của khách hàng. ANCO xây dựng một mô hình tổ chức làm việc hiện đại, hiệu quả và mang bản sắc năng động riêng trong ngành truyền thông – Công nghệ thông tin Việt Nam. Ngày nay với kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực truyền thông – thông tin, cũng như tính sáng tạo, am hiểu thực tế của đội ngũ tri thức trẻ, cùng với khả năng tích hợp các giải pháp kỹ thuật cao cấp của các công ty cung cấp thiết bị và công nghệ nổi tiếng trên thế giới. ANCO cung cấp các giải pháp tổng thể hợp lý nhất với tính khả thi cao, cũng như cống hiến các dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp nhằm đáp ứng cao nhất mọi yêu cầu và giảm thiểu các chi phí cho khách hàng Trong quá trình hình thành và phát triển, ANCO đã và đang xây dựng cho mình nền tảng vững chắc trên thị trường, được khách hàng tin tưởng và đánh giá như là một trong những nhà cung cấp giải pháp uy tín và chuyên nghiệp tại Việt Nam. 1.2Chức năng, nhiệm vụ và quy mô của doanh nghiệp : ─ Là đơn vị kinh doanh tự cân đối về tài chính, quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả ─ Nhiệm vụ của ANCO, INC. là trở thành Nhà cung cấp các giải pháp chuyên nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hệ thống mạng truyền thông cho các công ty và nhà cung cấp dịch vụ truyền thông; các giải pháp công nghệ cho tòa nhà như hệ thống quản lý tòa nhà [BMS], kiểm soát vào ra [ACS], camera giám sát [CCTV], hệ thống âm thanh thông báo công cộng và sự cố [PA], hệ thống thông tin [Communication], hệ thống nghe nhìn [audio, video, MATV] và các hệ thống điện tử khác. ─ Dịch vụ tích hợp của ANCO cung cấp các giải pháp để tích hợp hạ tầng cơ sở mạng, phần cứng, phần mềm, và các ứng dụng thành một hệ thống hoạt động liên kết tổng thể. Dịch vụ hỗ tợ kỹ thuật và bảo trì của ANCO đáp ứng cho nhu cầu có một hệ thống dữ liệu thông tin tin cậy, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của cơ quan, doanh nghiệp. 5
  • 6. cấp các dịch vụ bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật 24/24 tại Hà Nội, vào năm 2008 công ty đã thiết lập thêm chi nhánh tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. ─ ANCO cùng phối hợp với các đối tác đào tạo để cung cấp các khóa học chuyên nghiệp tiêu chuẩn quốc tế nhằm chuyển giao công nghệ cho khách hàng. ─ Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, tạo công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên. ─ Công ty tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm đạt được mục đích và nội dung kinh doanh của chính mình.  Quy mô của doanh nghiệp : ĐVT : nghìn đồng Nội dung 2007 2008 T9/2009 Chênh lệch [07-08] Chênh lệch [2008-t.09/2009] Tuyệt đối Tỷ lệ [%] Tuyệt đối Tỷ lệ [%] 1. Vốn CSH 5,648,529 5,465,858 12,686,755 -182,671 -3.23 7,220,897 132.11 2. Tổng Tài Sản 6,245,249 5,896,645 28,901,926 -348,604 -5.58 23,005,281 390.14 3. Lợi nhuận sau thuế 748,529 565,858 686,755 -182,671 -24.40 120,897 21.37 4. Tổng số lao động 30 32 32 5. Thu nhập bình quân 62,377 47,155 76,306 -15,222 -24.40 29,151 61.82 Bảng 1 : Quy mô của doanh nghiệp Nhận xét : Trong giai đoạn 2007 đến năm 2008 tuy doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng đều giảm so với năm 2007,lợi nhuận sau thuế của ANCO giảm 24,04%, nguyên nhân là do trong năm 2008 giá hàng hóa mà ANCO kinh doanh đều tăng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng, dẫn đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm 24.04% [182,671 nghìn đồng]. Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để tiến hành kinh doanh Sang ba quý đầu năm 2009, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng xấp xỉ 4 lần so với năm 2008 [23,005,281 nghìn đồng], làm cho lợi nhuận bình quân tăng trên 20%, và thu 6
  • 7. tăng trên 60% so với năm 2008, đây là con số không phải là nhỏ đối với những công ty mới thành lập như ANCO. 1.3 Một số sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của công ty Cổ phần Quốc tế ANCO : Hiểu được vai trò quan trọng của một hệ thống thông tin hiệu quả trong bộ máy của một doanh nghiệp, ANCO đảm bảo rằng các khách hàng phải được cung cấp những công nghệ tiên tiến nhất và dịch vụ tốt nhất. 1.1.1 Giải pháp : ANCO cung cấp các giải pháp tổng thể từ tư vấn thiết kế, thi công lắp đặt đến tối ưu hóa hệ thống. Các giải pháp đa dạng của công ty có thể đáp ứng , phù hợp yêu cầu từ các hệ thống của doanh nghiệp nhỏ cho đến cơ sở hạ tầng thông tin – điện tử của cơ quan, doanh nghiệp lớn, bao gồm : ─ Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh [IBMS]. ─ Hệ thống kiểm soát và giám sát an ninh [ACS và CCTV]. ─ Hệ thống quản lý năng lượng [PMS]. ─ Mạng cục bộ, mạng diện rộng, mạng đô thị [LAN/ WAN/ MAN]. ─ Mạng truyền số liệu đa dịch vụ và truyền hình hội nghị. ─ Mạng tổng đài công cộng [PSTN] và nội bộ [PAPX]. ─ Mạng đường trục cáp quang SDH, mạng ATM/ MPL/ IP cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. ─ Kết nối vô tuyến băng thông rộng, Wireless-LAN, Wimax, DETC. ─ Hệ thống phủ sóng di động trong tòa nhà [Inbuilding], trạm lặp [repeaters]. ─ Hệ thống tính cước, quản lý khách hàng và các ứng dụng doanh nghiệp vận hành trên nền tảng mạng IP. ─ Ứng dụng Quản lý hệ thống mạng . ─ Lưu trữ dữ liệu trên mạng. ─ Hệ thống bảo mật, mã hóa [bao gồm các giải pháp tổng thể cả phần cứng và phần mềm]…. 1.1.2 Sản phẩm : 7
  • 8. Bộ đèn phà QVF B7 2 MFX 12/2-Bộ trộn âm thanh 3 MRX 525- Loa toàn dải JBL 4 XTI 4000-Bộ tăng âm CROWN 5 MRX5285- Loa siêu trầm JBL 6 Bộ xử lý tín hiệụ MX300 7 MICRO Shure không dây 8 P612 –Bàn công suất ánh sáng SGM 9 SL 9741- Đèn Super Star 10 Tủ Rack 42U/1000 11 Máy Photocopy Ricoh Aficio MP 2590 12 Máy Scanner GT – 15000 13 Router E1 [PATTON 2603] 14 Máy chủ NEC 15 Tăng âm TOA A1061 16 Loa hộp TOA BS1030B 17 Amply trung âm TOA TS700ER 18 Đèn chiếu quét VICTORIA II 250 19 Đèn sân khấu 20 Máy tạo khói FZ 960 21 Bình nước máy tạo khói 22 Bàn điều khiển đèn sân khấu STUDIO 24 23 Cục công suất 6 kênh 621D 24 Bàn điều khiển tự động PILOT – 2000 25 Màn chiếu điện 84” 26 Máy chiếu SONY VPL – EW5 27 ………………………. 1.4 Hình thức kinh doanh của công ty Cổ phần quốc tế ANCO : ANCO là một doanh nghiệp thương mại, hoạt động kinh doanh chủ yếu là lưu chuyển hàng hóa và chi phối tất cả các chỉ tiêu kinh tế, tài chính khác của doanh nghiệp. Công ty có liên kết với các doanh nghiệp hàng đầu, như : Siemens,Invensys Nhà tích hợp hệ thống về giải pháp viễn thông và tòa nhà. HP, NEC, Sun Microsystem Là đối tác của ANCO, chuyên cung cấp các giải pháp và hệ thống máy chủ Unix/ Intel, hệ thống lưu trữ, và các sản phẩm khác trong thị trường viễn thông. Veritas Là đối tác cao cấp cho các giải pháp lưu trữ dự phòng dành cho doanh nghiệp. Cisco Systems Nhà cung cấp ủy quyền, cung cấp các giải pháp và sản phẩm tổng thể 8
  • 9. nhỏ cho tới các giải pháp cáp quang tiên tiến WDM cho đường trục IP và các sản phẩm truyền dẫn. Spirent Communication Nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam các sản phẩm đo lường trong viễn thông : Abacus, Adtech AX/4000, Caw, DLS, GSS, OTA, Smartbits,TAS, và các giải pháp đo lường của Spirent như truy cập băng thông rộng, truyền dẫn băng cáp đồng, mạng lõi, LAN, WAN, cáp quang, lưu trữ, vô tuyến và định vị. Digital Lightwave Nhà phân phối ủy quyền các sản phẩm đo và kiểm tra trong truyền dẫn quang SDH và WDM. Tainet Nhà phân phối ủy quyền các sản phẩm và giải pháp tổng thể như Scorpio, Mercury, ADM, Venus và Xdsl. Nextiraone Nhà phân phối ủy quyền các hệ thống chuyển mạch – SYNCHRONY ST–1000 và ST-20, SYNCHRONY ER-5, các hệ thống quản lý mạng và các giải pháp về băng thông rộng khác. Mind CTI Đối tác cung cấp các giải pháp tính cước, quản lý khác hàng. Airspan Communications Nhà phân phối ủy quyền cho các sản phẩm kết nối vô tuyến băng thông rộng. Alcatel Nhà phân phối các sản phẩm viễn thông. Juniper Hợp tác và cung cấp các giải pháp tổng thể về mạng và bảo mật hệ thống. Datacraft Nhà tích hợp hệ thống, chuyên gia trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp tối ưu hóa hệ thống.  Ưu điểm của phương pháp kinh doanh :Giảm chi phí hàng tồn kho  Nhược điểm của phương pháp kinh doanh : phải mất một khoảng thời gian kể từ khi ký hợp đồng cho tới khi khách hàng nhận được hàng. 1.5 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty : Cơ cấu tổ chức của công ty theo kiểu trực tuyến – đường thẳng 9
  • 10. : Sơ đồ bộ máy quản lý công ty ANCO Lãnh đạo chủ chốt của công ty gồm : ─ Bà Đỗ Thị Vân – Chủ tịch HĐQT , cử nhân kinh tế Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị được bầu ra do Đại Hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều lệ công ty, và là người đại diện theo pháp luật của công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị có quyền giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị; Chủ tọa họp Hội đồng quản trị. ─ Ông Nguyễn Xuân Du – Tổng Giám Đốc công ty, cử nhân kinh tế, kỹ sư thông tin. Tổng Giám đốc công ty cũng được bầu ra do Đại Hội đồng Cổ đông. Tổng Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty và là người đại diện công ty trước pháp luật; chịu sự giám sát của Hội đồng Quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. ─ Bà Trần Thị Thanh – Giám đốc Tài chính, thạc sỹ Tài chính – Kế toán. 10
  • 11. Ngọc Tuấn – Phó Tổng Giám đốc Công ty, tốt nghiệp kỹ sư điện- điện tử tại Học viện Kỹ Thuật Quân sự, đang hoàn thiện chương trình thạc sỹ Quản trị kinh doanh [MBA] của Đại học La Trobe [Australia] tại Việt Nam. ─ Ông Nguyễn Huy Hùng – Phó Tổng Giám đốc công ty, tốt nghiệp kỹ sư điện – điện tử tại Học viện Kỹ Thuật Quân sự. Giám đốc Tài Chính, Phó Tổng Giám đốc là người có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc về Tài chính, dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật. Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ và hỗ trợ Kỹ thuật có quyền hạn và chịu hoàn toàn trách nhiệm trong các lĩnh vực : Phát triển dự án, Dịch vụ kỹ thuật, Nghiên cứu và Phát triển, Hỗ trợ về khách hàng. Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị có trách nhiệm và quyền hạn trong việc tổ chức kinh doanh, và là người trực tiếp quản lý các phòng ban : Kinh doanh, Tiếp thị và quan hệ công chúng [PR], Phát triển kinh doanh. Giám đốc Tài chính và Quản trị quản lý các phòng ban : Tài chính và Kế toán, Quản trị và Nhân sự, Xuất Nhập Khẩu.  Vị thế của Tài Chính và Quản trị trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp : Các phòng ban trong Tài Chính và Quản trị luôn giữ một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp.  Giúp doanh nghiệp quản lý tài chính, tài sản các nguồn thu của doanh nghiệp và nắm giữ nguồn tài chính của doanh nghiệp.  Quản lý nguồn nhân sự : quản lý toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên, làm công tác tổ chức cán bộ,có những chính sách đãi ngộ nhân viên trong công ty nhằm khuyến khích, động viên người lao động. Xây dựng quy chế hoạt động của công ty, nghiên cứu sắp xếp và cải tiến bộ máy tổ chức , thực hiện ký kết hợp đồng lao động…  Phòng Xuất nhập khẩu : có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu nội địa, làm thủ tục tiếp nhận hàng hóa nhập khẩu, tổ chức giao nhận hàng hóa cho các công trình trên cơ sở hợp đồng kinh tế. Đặc biệt Phòng Tài chính và Quản trị có chức năng và nhiệm vụ : 11
  • 12. : • Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động Tài chính – Kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. • Kết hợp với các phòng ban của Kinh doanh - Tiếp thị và Dịch vụ - Hỗ trợ kỹ thuật để chiến lược kinh doanh phù hợp. • Trên sơ sở các kế hoạch tài chính và kế hoạch kinh doanh của các đơn vị thành viên mà có kế hoạch xây dựng kế hoạch tài chính cho toàn công ty. Tổ chức theo dõi và đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính được giao • Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho lãnh đạo Tổng Công ty về tình hình biến động của các nguồn vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của công ty. Đồng thời phản ánh kịp thời chính sách về chi phí và giá thành trong mỗi kỳ kinh doanh cho Lãnh đạo công ty. • Kiểm tra hoạt động kế toán tài chính của toàn công ty [tự kiểm tra hặc phối hợp tham gia với các cơ quan hữu quan kiểm tra]. b] Nhiệm vụ : • Xây dựng chương trình, kế hoạch tài chính hàng năm, trình doanh nghiệp phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình , kế hoạch đó. • Đề xuất đầu tư quản lý iệu quả nguồn vốn. • Lập và thực hiện kế hoạch tài chính theo đúng quy định. • Lập quyết toán hàng quý, năm và thực hiện mở sổ sách kế toán theo đúng quy định về chế độ Tài chính – Kế toán của Nhà nước. Lập kế hoạch phân bổ các nguồn quỹ. • Xây dựng tỷ lệ thu chi cho các hoạt động có thu của đơn vị. • Quản lý và chịu trách nhiệm thực hiện nghiệp vụ kế toán về tất cả các khoản thu, chi của doanh nghiệp; thanh quyết toán và theo dõi công nợ. • Tổ chức kiểm tra các khoản thu và việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, thiết bị và tài sản khác của tất cả các bộ phận trong công ty. 12
  • 13. tổ chức định kỳ kiểm kê, đánh giá tài sản, thực hiện công tác kiểm tra quá trình sử dụng tài sản và chủ trì trong việc thanh lý tài sản hàng năm theo quy định của Nhà nước. • Thực hiện thu – chi và thanh toán các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động. • Thực hiện các báo cáo thường xuyên và đột xuất phối hợp với bộ phận tổ chức để thực hiện đăng ký biên chế và quỹ tiền lương hàng quý, năm. • Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản. Tóm lại bộ phận Tài chính kế toán không thể thiếu được trong bất kỳ doanh nghiệp nào và luôn có vai trò quan trọng trong các hoạt động tài chính của dong nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn như công ty Cổ phần Quốc tế ANCO. 13
  • 14. HỆ THỐNG KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1Hệ thống kế toán của doanh nghiệp : Bộ phận kế toán của công ty đã có đầy đủ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Thông tin kế toán quản trị phục vụ cho quá trình ra quyết định và kiểm tra trong tổ chức, còn thông tin kế toán tài chính phục vụ cho các tổ chức, những thành phần quan tâm từ bên ngoài. 2.1.1. Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán của Công ty : Khi thu thập số liệu về các sản phẩm đầu vào, bộ phận kế toán thu thập và xử lý chứng từ ban đầu, ghi chép, theo dõi một số sổ chi tiết như các sổ chi tiết tài khoản,… Tuy nhiên do đặc điểm kinh doanh của công ty là cung cấp theo hợp đồng với khách hàng chứ không sản xuất hàng loạt như các công ty sản xuất khác nên khi tổng hợp giá thành 14
  • 15. bộ phận kế toán tổng hợp theo từng hợp đồng hoặc đơn đặt hàng. Cuối kỳ tổng hợp số liệu, lập các báo cáo kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo chung toàn công ty. 2.1.2. Tình hình tổ chức thực hiện kế toán Hệ thống kế toán của doanh nghiệp : Sơ đồ 1 : Sơ đồ hệ thống kế toán của doanh nghiệp - Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chung và lãnh đạo phòng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, trực tiếp làm công tác kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính… - Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ : kiểm tra sổ chi tiết kế toán; lập báo cáo kế toán, báo cáo thuế [không lập báo cáo tài chính] theo quy định - Kế toán thanh toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền ứng: có trách nhiệm trong việc thanh toán tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng. - Kế toán nợ phải thu, nợ phải trả: Có trách nhiệm kiểm tra các khoản công nợ của công ty, hàng tháng thu thập và tổng kết các khoản công nợ. - Kế toán dự án, công trình : có trách nhiệm theo dõi các khoản mục được lập ra trong các dự án, công trình; kiểm tra tính khả thi của dự án hoặc công trình đó. - Thủ quỹ: có trách nhiệm thực hiện việc xuất, nhập tiền mặt trong quỹ tiền mặt của công ty. 2.1.3 Hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp : 15 KT tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán công nợ Kế toán dự án Thủ quỹ Kế toán trưởng
  • 16. sử dụng hình thức kế toán “Nhật Ký Chung”, với đặc chưng cơ bản là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Hình thức “Nhật ký chung” gồm các loại chủ yếu sau : • Sổ Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt. • Sổ cái. • Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Hiện nay, Công ty sử dụng phần mềm kế toán để vào sổ và lập các báo cáo : ─ Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc sau khi được xử lý về mặt nghiệp vụ kế toán tổng hợp nhập dữ liệu. Xác định các khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy theo các bảng biểu đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. ─ Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán : Hệ thống phần mềm lần lượt tự động nhập vào Sổ chi tiết, Sổ Nhật ký chung. ─ Cuối tháng hoặc bất kỳ vào thời điểm nào cần thiết, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ [cộng sổ] và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa các số liệu tổng hợp [số liệu trong sổ Nhật ký chung] với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. ─ Cuối mỗi tháng và một năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. ─ Mặt khác, các máy trong công ty được nối mạng và được nối với nhau, vì thế rất thuận tiện cho việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận trở nên nhanh chóng và thuận tiện. Ngoài ra, việc tra cứu tin tức, các quy định mới cũng được cập nhập nhanh hơn tạo điều kiện cho việc quản lý của bô phận kế toán trở nên nhanh chóng, đáp ứng kịp thời, 16
  • 17. liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2 : Trình tự Ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính Một số biểu mẫu của hình thức Nhật ký chung : Bộ, [Sở]:................. Mẫu số: S03 a – H Đơn vị:…………… [Ban hành theo quy định số:15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ] SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm……………. Đơn vị tính :…….. Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái STT dòn g Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có A B C D E G H 1 2 17 SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH
  • 18. sang Cộng chuyển sang trang sau - Sổ này có ……trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. - Ngày mở sổ :……………… Lập, ngày … tháng … năm … Người lập Kế toán trưởng Tổng Giám đốc [Ký] [Ký] [Ký tên, đóng dấu] Họ tên…………. Họ tên…………. Họ tên…………. SỔ NHẬT KÝ THU TIỀN Năm... Đơn vị tính :………… Ngày, Chứng từ Ghi Có các tài khoản 18 Đơn vị:............ Địa chỉ:........... Mẫu số S03a1-DN [Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC]
  • 19. Đã ghi sổ Cái Tài khoản khác Số hiệu Ngày, tháng Số tiền Số hiệu A B C D 1 2 3 4 5 6 E Số trang trước chuyển sang Cộng chuyển sang trang sau - Sổ này có...... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang..... - Ngày mở sổ:..... Ngày..... tháng.... năm..... Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc [Ký, họ tên] [Ký, họ tên] [Ký, họ tên, đóng dấu] SỔ CÁI Năm :…………. 19 Đơn vị:............ Địa chỉ:........... Mẫu số S03b-DN [Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC]
  • 20. :……… Số hiệu :……………. Đơn vị tính :………. Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Trang số STT dòng Nợ Có A B C D E G H 1 2 - Số dư đầu năm - Số PS trong tháng -Cộng số PS tháng - Số dư cuối tháng - Cộng lũy kế từ đầu quý - Sổ này có...... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang..... - Ngày mở sổ:..... Ngày..... tháng.... năm..... Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc [Ký, họ tên] [Ký, họ tên] [Ký, họ tên, đóng dấu] 2.1.4 Chứng từ, sổ sách kế toán : a. Phương pháp hạch toán hàng hóa : Công ty thực hiện hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Vì phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi liên tục. Tại bất kỳ thời điểm nào, kế 20
  • 21. thể xác định được lượng hàng hóa thu mua, nhập - xuất và tồn kho theo từng loại. b. Kế toán nghiệp vụ mua hàng trong nước : ─ Chứng từ kế toán sử dụng : Các hóa đơn, chứng từ được sử dụng để hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong nước bao gồm : + Hóa đơn giá trị gia tăng. + Hóa đơn mua – bán hàng hóa. + Hóa đơn mua một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt : hóa đơn tiền điện, nước, vé cước vận tải…… + Phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu thanh toán tạm ứng… Phản ánh việc thanh toán tiền mua hàng. ─ Tài khoản kế toán sử dụng : + Tài khoản 156 “Hàng hóa”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động theo giá thực tế của các loại hàng hóa của doanh nghiệp. + Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” : Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của các loại hàng hóa, đã xác định là hàng mua, nhưng vẫn chưa được bàn giao cho bên thứ ba….. + Tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” [Chi tiết tài khoản 1331- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ] : Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, đã hoàn lại và còn được khấu trừ, còn được hoàn lại của hàng mua. + Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong nước, kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan như : 111, 112, 141, 331,… c. Kế toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu :  Chứng từ kế toán sử dụng : 21
  • 22. cho quá trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa, kế toán sử dụng các bộ trứng từ sau : + Bộ chứng từ thanh toán hàng hóa nhập khẩu : hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hối phiếu,…. + Ngoài các bộ chứng từ thanh toán, còn có các chứng từ khác như : • Thông báo thuế của Hải quan. • Biên lai thu thuế. • Tờ khai hải quan. • Các chứng từ thanh toán.  Tài khoản kế toán sử dụng : Để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau : + Tài khoản 156, 151, 133 [1331]…. để phản ánh giá trị hàng nhập khẩu. + Ngoài ra , để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa, kế toán còn sử dụng các tài khoản : 3333 – thuế xuất nhập khẩu; 144 – cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái; 007 – Ngoại tệ các loại. 2.1.5 Nhận xét đánh giá về mức độ phù hợp và tính đặc thù của hệ thống kế toán của doanh nghiệp so với quy định chung : Hình thức sổ “Nhật ký chung” hiện đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều doanh nghiệp của nước ta. Với kết cấu đơn giản và hiệu quả, sổ Nhật ký chung chỉ ghi số liệu trên một loại sổ là sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế. Sau đó từ sổ Nhật ký chung tiến hành ghi vào sổ Cái theo từng khoản mục. Khác với các hình thức khác là ghi số liệu trên nhiều loại sổ. Ví dụ như hình thức “Nhật ký chứng từ” số liệu phải ghi trên 10 bảng Nhật ký chứng từ khác nhau, kèm theo đó là 11 bảng kê gây nhiều khó khăn cho việc vào Sổ Cái cũng như việc kiểm tra số liệu. Đối với “Nhật ký – Sổ Cái” mặc dù đơn giản nhất, chỉ có một loại sổ Cái nhưng lại quá cồng kềnh cho một quyển sổ khi tất cả số liệu đều được nhập vào đây. 22
  • 23. với trình độ tin học hóa ngày càng phát triển đã có nhiều phần mềm kế toán được viết ra, giúp cho việc vào sổ cũng như tính toán ngày càng dễ dàng hơn. Nếu như trước đây khi việc hoạch toán phải tiến hành bằng tay là chủ yếu và phương pháp “Chứng từ ghi sổ” được nhiều nhà kế toán áp dụng thì giờ đây Nhật ký chung lại được phổ biến hơn vì theo nhận xét : “Nhật ký chung là thuận tiện nhất cho việc điện toán hóa, và người sử dụng, người quản lý cũng dễ đọc báo cáo.” Qua đó cho thấy, việc doanh nghiệp áp dụng sổ “Nhật ký chung” rất phù hợp với quy định hiện nay. 2.2 Phân tích chi phí và giá thành : 2.2.1 Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại : a] Khái niệm về chi phí : Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền của những hao phí về vật chất, sức lao động và các chi phí bằng tiền khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, và được bù đắp bằng doanh thu trong một thời kỳ nhất định. b] Đặc điểm kinh doanh thương mại : ─ Doanh nghiệp thương mại hoạt động trên lĩnh vực lưu thông, phân phối, thực hiện chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa thông qua các hoạt động mua, bán, và dự trữ hàng hóa. ─ Ở các doanh nghiệp thương mại hàng hóa là tài sản chủ yếu, vốn hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn c] Đối tượng chịu chi phí và đặc điểm tính giá thành: Do công ty ANCO kinh doanh nhiều loại mặt hàng, nên đối tượng chịu chi phí của doanh nghiệp là từng sản phẩm theo các hợp đồng kinh tế [từng đơn đặt hàng, từng công trình]. Đối với các chi phí liên quan đến hợp đồng nào thì tập hợp trực tiếp cho hợp đồng đó theo chứng từ gốc. Việc tính giá thành tại công ty chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành, nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với những hợp đồng đến kỳ báo cáo mà chưa hoàn thành, toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp theo hợp đồng đó đều được 23
  • 24. tồn kho. Đối với những hợp đồng đã hoàn thành, tổng chi phí sản xuất đã được tập hợp theo hợp đồng đó chính là giá thành sản phẩm. d] Phương pháp phân loại chi phí : phân loại chi phí theo yếu tố Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế được sắp xếp vào một yếu tố bất kể là nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để sản xuất ra sản phẩm. Dựa vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, toàn bộ chi phí sản phẩm được chia thành năm yếu tố sau : ─ Chi phí mua sản phẩm : Sự nhận biết yếu tố chi phí mua sản phẩm giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp xác định được tổng giá trị sản phẩm cần thiết cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ─ Chi phí nhân công : yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động. ─ Chi phí khấu hao tài sản cố định : bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định dùng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp ─ Chi phí dịch vụ mua ngoài : là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài, phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như chi phí điện, nước, chi phí điện thoại… ─ Chi phí khác bằng tiền : là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên. 2.2.2 Kế toán quy trình mua hàng tại doanh nghiệp: a] Đặc điểm của quy trình mua hàng : Mua hàng là một quy trình được bắt đầu từ khi ký hợp đồng mua hàng với nhà cung cấp và kết thúc khi được nhận đủ hàng, và được bên mua ký nhận là đã nhận đủ hàng . b] Phương thức mua hàng : Doanh nghiệp mua hàng theo phương thức chuyển hàng. Nghĩa là bên bán có trách nhiệm chuyển hàng cho công ty theo thời gian và địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng mua hàng. 24
  • 25. điểm ghi nhận hàng mua là thời điểm khi doanh nghiệp nhận được hàng hoặc hóa đơn của bên bán chuyển đến và chấp nhận thanh toán hoặc đã thanh toán về số hàng hóa hoặc hóa đơn đó. c] Cách tính giá vốn của hàng mua : Trong đó : • Giá mua thuần của hàng hóa gồm : giá mua ghi trên hóa đơn cộng các khoản thuế ở khâu mua không được hoàn lại trừ các khoản giảm giá hàng mua được hưởng [chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, trả lại hàng đã mua]. • Chi phí mua hàng hóa rất ít phát sinh do công ty bán hàng theo phương thức bán buôn vận chuyển thẳng. Nghĩa là khi hợp đồng kinh tế được ký kết với bên mua. Công ty mua hàng và nhận hàng không đưa về nhập kho mà vận chuyển thẳng giao cho bên mua tại kho người mua, và nhà cung cấp sẽ chịu toàn bộ chi phí vận chuyển từ kho nhà sản xuất đến chân công trình [bên mua], nơi doanh nghiệp yêu cầu. Như vậy, công ty không phải chịu chi phí vận chuyển, mà chịu chi phí trợ cấp nhân viên đi theo các công trình. d ] Kế toán chi phí mua hàng, kế toán ghi : Nợ TK 632 : Có TK 111, 112, 331,… : Chi phí trợ cấp nhân viên làm việc theo các công trình : Theo quy định của công ty, tiền trợ cấp đối với mỗi nhân viên làm việc theo các công trình như sau : + Tiền ăn ca : 20,000 đồng [1 người/ 1 bữa]. + Tiền xăng xe : phải có hóa đơn. Thường kế toán khi tính giá sản phẩm, chi phí tam tính 300,000 đồng - 500,000 đồng cho một người, tùy thuộc vào mỗi công trình. + Tiền điện thoại 25
  • 26. quá trình bán hàng tại doanh nghiệp : a] Xác định trị giá vốn hàng hóa xuất bán : ─ Tính chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ : ─ ─ Tính trị giá vốn hàng hóa xuất bán : Trị giá vốn hàng hóa xuất bán = Trị giá mua hàng hóa xuất bán + Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa xuất bán b] Xác định giá bán hàng hóa : Xác định giá bán : Khi một hợp đồng kinh tế phát sinh, bộ phân kế toán của công ty tính toán giá bán, cách tính : Giá bán SP = Giá mua SP + Chi phí trợ cấp nhân viên + Lợi nhuận kế hoạch c ] Hạch toán khoản mục chi phí chủ yếu :  Giá vốn hàng bán : Dựa vào đặc điểm kinh doanh của công ty, kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp trực tiếp. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu : ─ Khi doanh nghiệp mua hàng hóa, không qua kho mà giao trực tiếp cho bên thứ ba, căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng, kế toán ghi : 26 Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán = Chi phí thu mua phân bổ cho hàng còn đầu kỳ + Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ Trị giá mua hàng hóa xuất bán trong kỳ Trị giá mua hàng còn đầu kỳ + Trị giá mua hàng nhập trong kỳ
  • 27. : Nợ TK 133 : Có TK 111,112, 331 : ─ Cuối kỳ, kế toán ghi : Nợ TK 911 : Có TK 631 :  Chi phí quản lý doanh nghiệp : Nội dung : Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp. Kế toán sử dụng TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp để tập hợp các khoản chi phí thuộc loại này trong kỳ. TK 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau : 6421, 6422, 6423, 6424, 6425, 6426, 6427, 6428. Cụ thể việc tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp được tiến hành như sau : ─ Chi phí nhân viên quản lý : Phản ánh vào TK 6421 Chi phí này bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp. Từ bảng tính lương, kế toán ghi : Nợ TK 6421 : Có TK 334 : Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, ghi : Nợ TK 6421 : Có TK 338 : ─ Chi phí vật liệu quản lý : phản ánh vào tài khoản 6422 27
  • 28. chi phí để mua sắm vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như giấy, bút mực, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa tài sản cố định, xăng dầu dùng cho ôtô phục vụ cho quản lý doanh nghiệp…., kế toán ghi : Nợ TK 6422 : Có TK 152 : ─ Chi phí đồ dùng văn phòng : phản ánh vào tài khoản 6423 Chi phí này phản ánh giá trị dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý. Trị giá công cụ, dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng được tính trực tiếp một lần hoặc phân bổ nhiều lần cho chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi : Nợ TK 6423 : Có TK 153,1421, 242 : + Chi phí khấu hao tài sản cố định : phản ánh vào tài khoản 6424 Là chi phí phản ánh chi phí tài sản khấu hao tài sản cố định dùng chung cho quản lý doanh nghiệp như : nhà cửa làm việc của các phòng ban, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng tại văn phòng của doanh nghiệp, kế toán ghi : Nợ TK 6424 : Có TK 214 : + Thuế, phí và lệ phí : phản ánh vào tài khoản 6425 Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí về thuế, phí, lệ phí như thuế môn bài, thuế nhà đất và các khoản phí, lệ phí khác, ghi : Nợ TK 6425 : Có TK 3337, 3338 : Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu phà phải nộp, ghi : Nợ TK 6425 : Có TK 3339 : 28
  • 29. dự phòng : phản ánh vào tài khoản 6426 Chi phí này phản ánh khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, ghi : Nợ TK 6426 : Có TK 139 : + Chi phí dịch vụ mua ngoài : phản ánh vào tài khoản 6427 Tài khoản này phản ánh các chi phí về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài như : tiền điện, nước, điện thoại, điện báo, Internet, thuê nhà, thuê sửa chữa tài sản cố định thuộc văn phòng doanh nghiệp, chi phí kiểm toán, tư vấn, kế toán ghi : Nợ TK 6427 : Nợ TK 133 [nếu có] : Có TK 331, 111, 112 : + Chi phí khác bằng tiền : phản ánh vào tài khoản 6428 Chi phí này phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp ngoài các chi phí kể trên, như chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe đi phép……, kế toán hạch toán : Nợ TK 6428 : Có TK 331, 111, 112 : Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để tính kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán ghi : Nợ TK 911 : Có TK 642 : 2.2.4 Nhận xét tình hình thực hiện kế hoạch tính giá thành : Công ty Cổ phần Quốc tế ANCO là một công ty thương mại, hoạt động trên lĩnh vực lưu thông phân phối hàng hóa nên việc tính chi phí, giá thành sản phẩm có khác so với các công ty sản xuất: 29
  • 30. việc tính chi phí sản xuất. + Trị giá vốn hàng bán bao gồm trị giá vốn hàng mua và chi phí thu mua. Chính điều đó làm cho cách tính chi phí và giá thành sản phẩm của công ty nhanh, đơn giản. Việc công ty áp dụng cách tính chi phí và giá thành hàng bán phù hợp với tình hình công ty hiện nay. Tuy nhiên, do đối tượng chịu chi phí của doanh nghiệp là từng sản phẩm theo từng đơn đặt hàng, hay từng công trình với đa dạng hàng hóa nên cách tính này có nhược điểm như : ─ Tính trị giá vốn cho hàng hóa xuất bán phụ thuộc nhiều vào trình độ kế toán tính giá vốn của một đơn vị sản phẩm. ─ Ngoài ra cách tính trị giá vốn của từng loại hàng hóa xuất bán còn phụ thuộc vào cách phân bổ của chi phí thu mua theo từng công trình. Tuy nhiên, yếu tố này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong trị giá vốn hàng hóa xuất bán. 2.3 Phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp : 2.3.1 Chức năng, kết cấu, nội dung của Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ :  Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn :  Bảng cân đối kế toán : Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định. Nội dung : - Nội dung của bảng cân đối kế toán thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. - Các chỉ tiêu được phân loại sếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể và được mã hóa để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng như việc xử lý trên máy tính. Kết cấu : Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần 30
  • 31. sản : Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. - Phần Nguồn vốn : Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của công ty. Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Bảng phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn : Chỉ tiêu 31/12/2008 30/09/2009 Chênh lệch ngh.đ tỷ lệ [%] ngh.đ tỷ lệ [%] ngh.đ tỷ lệ [%] TÀI SẢN 5,896,645 100% 28,901,92 6 100% 23,005,28 1 390.14% A.Tài sản ngắn hạn 4,689,645 79.53% 27,850,17 6 96.36% 23,160,53 1 493.87% I. Tiền 4,113,931 69.77% 5,243,753 18.14% 1,129,822 27.46% II. Các khoản phải thu 110,155 1.87% 18,959,48 2 65.60% 18,849,32 7 17111.64% III. Hàng tồn kho 189,673 3.22% 2,871,239 9.93% 2,681,566 1413.78% IV. Tài sản lưu động khác 275,886 4.68% 775,702 2.68% 499,816 181.17% B. Tài sản dài hạn 1,207,000 20.47% 1,051,750 3.64% -155,250 -12.86% I. Tài sản cố định 1,207,000 20.47% 1,051,750 3.64% -155,250 -12.86% NGUỒN VỐN 5,896,645 100% 28,901,92 6 100% 23,005,28 1 390.14% A. Nợ phải trả 430,787 7.31% 16,215,17 1 56.10% 15,784,38 4 3664.08% I. Nợ ngắn hạn 105,787 1.79% 16,215,17 1 56.10% 16,109,38 4 15228.13% II. Nợ dài hạn 325,000 5.51% 0 0% -325,000 -100% III. Nợ dài hạn khác 0 0% 0 0% 0 0% B.Nguồn vốn chủ sở hữu 5,465,858 92.69% 12,686,75 5 43.90% 7,220,897 132.11% Bảng 2.2 : Bảng phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn. 31
  • 32. Kết cấu tài sản trong 9 tháng năm 2009 : Tài sản ngắn hạn tăng 493.87% tương ứng với 23,160,531 nghìn đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng các khoản phải thu lên đến 1711.64% tương ứng với 18,849,327 nghìn đồng và hàng tồn kho tăng 2,681,566 nghìn đồng [1413,87%]. Hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp có sự tăng lên. Tài sản dài hạn của công ty chỉ có tài sản cố định. Tỷ trọng tài sản dài hạn đã giảm từ 20.47% [vào khoảng 1,207 triệu đông] xuống còn 3.64%. Mức giảm này hoàn toàn do chính sách phát triển của công ty đó là tăng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, chủ yếu là mua sắm hàng hóa phục vụ cho quá trình kinh doanh, và giảm việc đầu tư vào tài sản cố định. Công ty không đầu tư vào tài chính dài hạn, chứng tỏ doanh nghiệp đang quan tâm đến việc tăng năng lực, mở rộng kinh doanh. Như vậy, chiến lược kinh doanh của công ty trong giai đoạn này : đầu tư theo chiều sâu, tăng sức cạnh tranh là hợp lý. Ngoài ra quy mô của tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp còn được phản ánh qua các chỉ số : • Tỷ suất cơ cấu tài sản : Đầu kỳ : Cuối kỳ : Cơ cấu tài sản trong chín tháng năm 2009, tăng từ 3.89 lên 26.48, chứng tỏ doanh nghiệp tăng đầu tư cho tài sản ngắn hạn, như mua hàng hóa, tăng khoản phải thu của khách hàng… • Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định : 32
  • 33. kỳ : Như vậy một đồng đầu tư vào tài sản cố định được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu đầu năm 4.53 đồng tăng lên 12.06 đồng cuối tháng 9.  Kết cấu tài sản cố định và đầu tư dài hạn : Tỷ trọng Nợ phải trả trong nguồn vốn của doanh nghiệp tăng từ 7.31% [khoảng 431 triệu] lên tới 56.10% [giá trị lên tới hơn 16 tỷ đồng]. Nguyên nhân tăng là do tăng nợ ngắn hạn từ 1.79% [ khoảng 106 triệu đồng] lên tới 56.01% [ trên 16 tỷ đồng], trong đó khoản phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng lớn tăng từ trên 9 triệu đồng đầu năm lên tới gần 16 tỷ đồng vào cuối tháng 9, và thanh toán hết các khoản nợ dài hạn, cho thấy để tăng quy mô kinh doanh, doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn tài sản ngắn hạn tài trợ. Việc tài trợ này đem khó khăn cho công ty, khi giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng trong một thời gian dài. Nguồn vốn chủ sở hữu đồng thời cũng tăng 132.11% [tương đương trên 7 tỷ đồng] chủ yếu là do doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng nguồn lực của nội bộ để kinh doanh là chủ yếu.  Bảng kết quả hoạt động kinh doanh : Bảng báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập [doanh thu] và chi phí trong từng kỳ, cũng như thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán. Thu nhập thuần sẽ là kết quả của doanh thu bán hàng thuần trừ đi giá vốn hàng hóa hoặc giá vốn dịch vụ trong cùng kỳ, hay còn gọi là lãi gộp Thu nhập thuần hoặc lỗ thuần sẽ là kết quả của việc lấy thu nhập gộp từ hoạt động kinh doanh trừ đi những thu nhập khác, ví dụ như thu nhập từ tiền lãi. 33
  • 34. kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 9 tháng của năm 2009 : ─ Doanh thu thuần chín tháng năm 2009 tăng trên 15 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2008, tuy con số này không phản ánh chính xác doanh thu cả năm 2009, nhưng điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả. ─ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên,nhưng không nhiều vào khoảng 140 triệu đồng, tăng 18.05% so với năm 2008. Nguyên nhân là do giá vốn hàng hóa, Chi phí quản lý kinh doanh trong năm 2009 tăng mạnh. ─ Tổng lợi nhuận sau thuế cũng tăng trên 100 triệu, tăng 21.37% so với năm 2008. Điều này cho thấy tuy doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh nhưng giá vốn chiếm tỷ trọng lớn 90.1%, làm cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng không đáng kể.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : Là bảng báo cáo dòng tiền mặt bao gồm dòng tiền ra và dòng tiền vào. Trong quá trình kinh doanh, khi kinh doanh có lãi công ty sẽ có lượng tiền ra vào nhiều hơn lượng tiền ra. Điều này giúp doanh nghiệp có được khoản dự trữ tiền mặt và phải có chiến lược kinh doanh sao cho khoảng cách giữa dòng tiền vào và ra được nới rộng và cam đoan với các nhà cho vay, các nhà đầu tư về tình hình khả quan của doanh nghiệp. Bảng báo cáo dòng tiền mặt thông thường gồm có : ─ Dòng tiền vào : • Các khoản thanh toán của khách hàng cho việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ. • Lãi từ tiền gửi ngân hàng. • Lãi suất tiết kiệm và đầu tư. • Đầu tư của cổ đông ─ Dòng tiền ra : • Chi mua cổ phiếu • Chi trả lương, tiền thuê và các chi phí hoạt động hàng ngày. • Chi mua tài sản cố định : thiết bị văn phòng. 34
  • 35. lợi tức. • Chi trả thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các khoản thuế khác. Có rất nhiều khoản chi trong một kỳ kinh doanh,vì vậy doanh nghiệp luôn trong trạng thái đáp ứng được các khoản chi, tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thnh toán, dẫn tới phá sản doanh nghiệp. Đây là điều tất cả cá công ty đang hoạt động kinh doanh không mong muốn. 2.3.2 Phân tích các chỉ tài chính của công ty : a] Phân tích khả năng thanh toán : Là mối quan hệ giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện khả năng chuyển đổi của tài sản lưu động thành tiền trong một khoảng thời gian ngắn [dưới 1 năm] để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ đến hạn trả STT Chỉ tiêu Công thức Năm 2008 9 tháng đầu năm 2009 1. Chỉ số hiện hành 44.33 1.72 2. Chỉ số nhanh 42.54 1.54 3. Chỉ số tức thời 37.10 0.15 Bảng 2.3 : Bảng tính các chỉ số thể hiện khả năng thanh toán Nhận xét : ─ Chỉ số hiện hành hay còn gọi là khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong chín tháng năm 2009 là rất lớn vào cuối năm 2008 nhưng giảm mạnh vào cuối tháng 9 năm 2009. Tuy nhiên cuối năm 2008 chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như vậy đã có một số tiền [hoặc tài sản ngắn hạn khác] được dự trữ quá lớn không được tài trợ cho hoạt động kinh doanh, như vậy việc sử dụng vốn không hiệu quả. Đến cuối tháng 9, chỉ số chỉ còn là 1.72, đây được coi là chỉ số hợp lý [thông thường khả năng thanh toán hiện thời bằng 2 được đa số các chủ nợ chấp nhận]. Nguyên nhân chính là do 35
  • 36. công ty đã mở rộng sản xuất kinh doanh,và khoản phải thải thu của khách hàng tăng nhanh hơn khoản phải trả người bán. ─ Chỉ số nhanh hay còn gọi là khả năng thanh toán nhanh rất cao vào cuối năm 2008 [42,54 lần] đến cuối tháng 9 năm 2009 giảm xuống còn 1,54 lần. Nhìn chung có sự đột biến này là do, trong năm 2009, công ty mở rộng sản xuất, nên lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền dùng để thanh toán hàng hóa mua vào, làm tăng khoản phải trả cho người bán.Nhưng chỉ số này là 1.54 vẫn là chỉ số cao. ─ Chỉ số tức thời hay còn gọi là khả năng thanh toán tức thời trong chín tháng cũng giảm mạnh, đến cuối tháng 9 năm 2009 chỉ còn là 0.15 lần, đây là tín hiệu báo doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi phải thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tức thời bằng lượng tiền mặt hiện tại. b. Phân tích khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp : STT Chỉ tiêu Công thức Năm 2008 9 tháng 2009 1. Vòng quay hàng tồn kho 75.18 10.23 2. Kỳ thu nợ bán chịu 2.09[*] 232.44[*] 3. Vòng quay TSCĐ 11.81 27.92 4. Vòng quay tài sản lưu động 3.04 1.05 5. Vòng quay tổng tài sản 2.42 1.02 Bảng 2.4 : Bảng tính các chỉ số thể hiện khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp Ghi chú : Công thức tính cho kết quả [*] là : Nhận xét : Khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp là đánh giá hiệu suất, cường độ sử dụng [mức độ quay vòng] và sức sản xuất của tài sản trong một kỳ. 36
  • 37. vòng quay hàng tồn kho để biết một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.Vòng quay hàng tồn kho tính tại thời điểm cuối năm 2008 là 75.18 và cuối tháng 9 năm 2009 là 10.23. Nguyên nhân là do lượng vốn đầu tư vào hàng tồn kho cuối tháng 9 năm 2009 nhiều, hơn nữa giá trị hàng hóa tồn kho cao hơn giá trị hàng hóa năm 2008, nên làm giảm vòng quay hàng tồn kho. ─ Kỳ thu nợ bán chịu của công ty cuối tháng 9 tăng đột biến, lên tới 232.44 ngày, như vậy công ty đang bị chiếm dụng vốn, do chính sách bán chịu của công ty là tăng khoản phải thu của khách hàng năm 2008 chỉ là khoảng 110 triệu lên tới gần 19 tỷ đồng vào cuối tháng 9 năm 2009, đây là chính sách bán chịu táo bạo của công ty. ─ Vòng quay tài sản cố định năm 2008 là 11.81 đến cuối tháng 9 tăng lên 27.92.Như vậy tài sản cố định của doanh nghiệp được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và phát huy hết công suất so với năm 2008. Vòng quay tài sản cố định cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất. ─ Vòng quay tài sản lưu động giảm từ 3.04 lần năm 2008 xuống 1.05 cuối tháng 9 năm 2009. Nguyên nhân chính là do 9 tháng năm 2009, công ty thực hiện chính sách bán chịu cho khách hàng. ─ Vòng quay tổng tài sản đánh giá tổng hợp khả năng quản lý tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp. Chỉ số này giảm từ 2.42 năm 2008, xuống 1.02 tính đến thời điểm cuối tháng 9 năm 2009. Như vậy, chính sách cắt giảm tài sản cố định, và thực hiện chính sách bán chịu táo bạo của doanh nghiệp đã tác động tới tình hình quản lý tài sản lưu động và tài sản cố định của doanh nghiệp. Như vậy, công ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, nhằm tránh những trường hợp xấu xảy ra. c. Phân tích khả năng quản lý vốn vay [hay khả năng quản lý nợ]: Bảng tính các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý vốn vay của doanh nghiệp : STT Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2008 9 tháng -2009 37
  • 38. nợ 7% 56% 2. Khả năng thanh toán lãi vay 213.91 55.70 3. Khả năng thanh toán tổng quát 13.69 1.78 Bảng 2.5 : Bảng tính các chỉ số phản ánh khả năng quản lý nợ ─ Chỉ số nợ và khả năng thanh toán lãi vay của công ty có sự biến động đột ngột. Lý giải cho vấn đề này là : trong năm 2008, công ty sử dụng chủ yếu nguồn vốn nội bộ để tiến hành sản xuất kinh doanh, nhưng đến 9 tháng năm 2009 chỉ tiêu này đều giảm vì công ty đã mạnh dạn vay vốn,đây là cơ sở để có được lợi nhuận cao. Nhưng doanh nghiệp cần có chính sách sử dụng vốn vay hợp lý. ─ Khả năng thanh toán tổng quát của công ty giảm. Nhìn chung, công ty đã có chính sách kinh doanh hợp lý, công ty vẫn có khả năng thanh toán các khoản vay khi các khoản nợ đến hạn trả. d.Phân tích khả năng sinh lời : Bảng tính các chỉ tiêu sinh lời : STT Chỉ tiêu Công thức tính 2008 9 tháng – 2009 1. Tỷ suất thu hồi tài sản [ROA] 9.60% 2.38% 2. Tỷ suất thu hồi vốn CSH [ROE] 10.35% 5.41% Bảng 2.6 : Bảng tính các chỉ tiêu sinh lời Ghi chú : ─ Do công ty chỉ nhận vốn góp chủ sở hữu trong năm 2008, và 9 tháng 2009 nên vốn trước cổ tức ưu đãi của doanh nghiệp thực chất là lợi nhuận sau thuế. Các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời ROA, ROE đều giảm, như vậy việc kinh doanh của công ty chưa thật sự hiệu quả, chưa đem lại lợi ích cho chủ sở hữu. Nhưng khi xem xét về tính chất và ngành nghề kinh doanh của công ty : các khoản lãi của công ty thu 38
  • 39. qua hoạt động lưu thông hàng hóa, vì vậy lợi nhuận đem lại không nhiều. Đây là bước đi thận trọng của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh gần đây. 2.3.3 Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp : Sau khi tìm hiểu và phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Em nhận thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp trong chín tháng năm 2009 tốt. Có được như vậy do có chiến lược kinh doanh hợp lý, dẫn đến sự mạnh dạn trong kinh doanh của các cấp quản lý. Tuy nhiên, trong kinh doanh công ty cũng cần có chính sách quản lý các khoản nợ [ các khoản nợ phải trả, các khoản phải thu]. Như vậy công ty sẽ tránh được các rủi ro có thể xảy ra. 39
  • 40. GIÁ CHUNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 3.1 Đánh giá, nhận xét chung hoạt động kế toán – tài chính của doanh nghiệp : Qua tìm hiểu thực tế,em có đánh giá, nhận xét chung : a] Bộ phận kế toán : Đã tin học hóa toàn bộ bộ phận kế toán, và sử dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” với kết cấu đơn giản và dễ sử dụng. Như vậy thuận lợi cho kế toán viên tính chi phí, giá thành sản phẩm, lập các báo cáo tài chính nhanh và hiệu quả. b] Bộ phận quản lý của công ty : Dựa vào các báo cáo chính xác của bộ phận kế toán, Bộ phận quản lý đã có những quyết định kinh doanh đúng đắn, và có được lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2009 cao hơn so với cả năm 2008. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của công ty có những đặc điểm như :  Điểm mạnh : ─ Bộ phận kế toán : toàn bộ thành viên trong bộ phận kế toán đều là những người có kinh nghiệm trong công tác kế toán, có tay nghề thành thạo khi sử dụng máy tính. Giúp cho thông tin kế toán quản trị, và kế toán tài chính chính xác. ─ Đội ngũ cán bộ trong ban quản lý đã xác định chiến lược kinh doanh cụ thể, có những quyết định táo bạo trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Ví dụ : kéo dài thời gian trả nợ của khách hàng; giảm vốn chủ sở hữu và tăng nợ để tăng lợi nhuận của chủ sở hữu. Vì vậy chỉ trong chín tháng đầu năm 2009 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt gần 700 triệu đồng cao hơn so với cả năm 2008 là khoảng 150 triệu đồng.  Điểm yếu : 40
  • 41. kế toán : do tình hình giá hàng hóa chín tháng năm 2009 tăng cao, nên việc thông báo trị giá vốn hàng hóa xuất bán phải kịp thời và chính xác. ─ Doanh nghiệp tuy đã xác định rõ chiến lược hoạt động kinh doanh cho riêng mình, nhưng các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời ROA, ROE đều giảm. Thực trạng trên của công ty gặp phải là do công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp hàng hóa, dịch vụ chưa có hoạt động đầu tư tài chính, như : phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để huy động thêm vốn, mở rộng sản xuất. 3.2 Phương hướng giải quyết các điểm yếu và hạn chế trong hoạt động kế toán – tài chính của doanh nghiệp : Do nhận thức còn hạn hẹp, em xin phép đưa ra những giải pháp để khắc phục những mặt hạn chế sau : ─ Đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính [như thực hiện mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, trái phiếu chính phủ] ─ Niêm yết cổ phiếu trên thị trường tài chính để huy động thêm vốn. Tuy nhiên đó chỉ là 2 trong những giải pháp mà doanh nghiệp đã đặt ra trong những năm tới. Nhưng công ty cũng luôn phải đảm bảo xác định rõ hoạt động kinh doanh của công ty, như vậy công ty mới kinh doanh đúng hướng vầ hiệu quả. 41
  • 42. gian thực tập tại công ty Cổ phần Quốc tế ANCO, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ, nhân viên trong công ty, em đã nắm được những khái quát chung nhất về đơn vị như : Lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, các phòng ban, tình hình kinh doanh trong thời gian qua, những mặt mạnh, mặt yếu và chiến lược kinh doanh trong thời gian tới… Với nhận định của bản thân, em tin rằng trong tương lai công ty có thể đứng vững và phát triển tốt trong môi trường cạnh tranh của các công ty có mặt trên địa bàn Hà Nội,hay ở các tỉnh lân cận. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp em không tránh khỏi những sai sót, em hi vọng nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để hoàn thiện bài báo cáo này, và từ đó em có thể lựa chọn cho hướng đề tài tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên : Đào Thị Quỳnh 42
  • 43.

Chủ Đề