Cách nấu lá đinh lăng khô uống lợi sữa

Đinh lăng được biết đến như là một vị thuốc nam thần kì và là một loại thực phẩm ngon cho mọi nhà. Trong tất cả công dụng của đinh lăng, có lẽ tác dụng lợi sữa và hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh được đánh giá vô cùng hữu dụng. Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho bé trong những năm tháng đầu đời, nhưng có nhiều trường hợp mẹ bị tắc sữa, ít sữa sau khi sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Thật may vì ông cha ta đã tìm ra phương thuốc quý trong tự nhiên giúp người mẹ tiết ra nhiều sữa cho con bú, và đó chính là cây đinh lăng.

Dấu hiệu người mẹ bị tắc tia sữa

Đó là khi người mẹ cảm nhận các triệu chứng rõ ràng như: Bầu vú căng to, đau nhức, không tiết sữa, sốt nhẹ… Nếu không tìm cách giảm triệu chứng kịp thời mà để lâu dài, mẹ yêu sẽ bị trầm cảm, mệt mỏi và có nguy cơ bị viêm tuyến vú. Chưa kể, em bé được bú ít sữa từ mẹ hơn sẽ chậm phát triển, suy dinh dưỡng nên phải uống thêm sữa ngoài để bổ sung đủ nguồn sinh dưỡng cho cơ thể.

Do đó, ngay khi phát hiện bầu vú căng to hơn bình thường, sản phụ nên để ý quan sát xem bề mặt vú có bị ửng đỏ, có đau khi chạm vào hay không. Nếu tình trạng này đi kèm sốt nhẹ, phải nhanh chóng tìm cách làm tan sữa vón kết, khơi thông dòng sữa khác.

Bật mí các phương pháp từ lá đinh lăng giúp lợi sữa

1. Canh lá đinh lăng: Bạn có thể nấu canh lá đinh lăng với thịt heo xay hay với sườn non để đổi vị.

Cách chế biến: Dùng 100gr lá cây đinh lăng tươi rửa sạch, để ráo. Bắc nồi lên bếp, cho thịt xay vào xào chín thơm với ít hành tím. Sau đó cho nước vào đun vừa sôi thì cho lá đinh lăng vào đảo đều, đợi sôi lại thì tắt bếp. Nêm gia vị vừa ăn, dọn ra tô dùng nóng với cơm trắng rất ngon. Món canh này giúp mẹ bồi bổ cơ thể khiến sữa về dồi dào và thải trừ độc tố ra ngoài.

2. Cháo giò heo nấu lá đinh lăng: Chân giò hầm đu đủ hoặc hầm với lá đinh lăng đều là những món ăn lợi sữa.

Cách chế biến: Chỉ cần sử dụng khoảng 150gr lá đinh lăng, 1 cái giò heo và khoảng 100gr gạo tẻ cùng ít gia vị cần thiết là sẽ có một nồi cháo thơm ngon bổ dưỡng. Làm sạch giò heo, chặt khúc vừa ăn. Lá đinh lăng thì cho vào ấm nấu khoảng 15 phút, lượt  lấy nước cốt. Sau đó cho gạo đã vo sạch vào nồi nấu thành cháo cùng nước lá đinh lăng và giò heo. Nếu sử dụng lá đinh lăng phơi khô thì bạn chỉ cần 30gr là được.

3. Uống nước lá đinh lăng: Sử dụng 150-200 gram lá đinh lăng tươi rửa sạch, cho vào nồi nấu với khoảng 200ml nước, đậy nắp lại, sau khi sôi thì mở nắp và đảo qua. Lặp lại khoảng 2-3 lần. Sau 7 phút tắt bếp. Chờ nguội, chắt lấy nước đầu tiên để uống. Tiếp đến cho đổ thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại, lược nước thứ hai để uống.

Uống liên tục khoảng 2-3 ngày, người mẹ sẽ thấy hiệu quả, sữa được tiết ra nhiều hơn. Nước lá đinh lăng cần được uống xen kẽ với nước lọc nhưng không thay thế.

4. Lá đinh lăng luộc: Món ăn này dùng như rau trong bữa cơm của bà đẻ trong tháng ở cữ . Dùng 200gr lá đi lăng tươi luộc chín, sau đó chấm kèm với ít nước mắm mặn. Ăn nóng kèm cơm trắng rất ngon và còn có tác dụng chữa tắc tia sữa hiệu quả.

5. Thuốc đắp: Dùng 100gr lá đinh lăng và 50gr lá diếp cá, rửa sạch, cho vào cối giã nát. Sau đó đắp lên ngực mẹ sẽ thấy dịu, bớt căng nhức.

Trong vỏ, rễ và lá cây Đinh lăng chứa saponin, alkaloid, vitamin B1, B2, B6, C, 20 acid amin, glycosid, alkaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu và nhiều nguyên tố vi lượng nên cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ yêu. Bên cạnh việc giúp lợi sữa, cây Đinh lăng có tác dụng bồi bổ sức lực, phục hồi cơ thể suy nhược, gầy yếu mệt mỏi, tiêu hóa kém, chữa ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, lợi tiểu, chống độc. Lá cây đinh lăng còn chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa.

Ngoài ra, Dona Pharm đã điều chế thành công sản phẩm Cao Đinh Lăng theo quy trình khép kín, đảm bảo chất lượng, giúp người mẹ phục hồi sinh lực và kích thích việc tiết sữa sau khi sinh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Cao Đinh Lăng của chúng tôi.

Không gì quý cho con hơn dòng sữa mẹ ngọt ngào! Nuôi con bằng sữa mẹ chính là món quà tuyệt vời cho sự phát triển cân bằng ở trẻ, là bước đệm hoàn hảo cho con có tương lai khỏe mạnh hơn và thông minh hơn. Vì thế, phương pháp dùng cây đinh lăng giúp lợi sữa rất cần thiết cho bất kỳ người mẹ đang và sắp cho con bú.

Nội dung bài viết:

Cây đinh lăng là loại cây quen thuộc ở những vùng quê Việt Nam, loại cây này còn được gọi là Nam dương sâm hay cây gỏi cá. Tên khoa học là Polyscias fruticosa, thuộc chi Đinh lăng [Polyscias], họ Cuồng cuồng [Araliaceae].

Cây đinh lăng thường cao từ 1 – 2m, lá mọc so le, có răng cưa nhọn. Theo các chuyên gia thực vật học, loài cây này cùng họ với nhân sâm.

Phần quan trọng nhất của cây đinh lăng gồm rễ và lá. Rễ cây đinh lăng chứa nhiều saponin, các vitamin B1, B2, B6, C và 20 acid amin, lysin, cystein, methionin. Trong khi đó, lá cây đinh lăng có vị đắng, tính mát chuyên dùng trong Đông y để giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ.

Phần quan trọng nhất của cây đinh lăng gồm rễ và lá - Ảnh minh họa: Internet

Ở Việt Nam, cây đinh lăng được chia thành 7 loại chính gồm có:

  • Đinh lăng lá nhỏ – sâm Nam Dương: Loại này thường được trồng làm cảnh, làm gia vị, làm thuốc trong y học cổ truyền. Ngoài ra, lá cây còn được chế biến thành món ăn, rễ cây được sắc lấy nước uống rất bổ, có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
  • Đinh lăng lá to: Loại này có phần lá lớn hơn, dày và to hơn nhiều so với cây lá nhỏ. Đinh lăng lá to ít gặp hơn.
  • Đinh lăng đĩa: Loại đinh lăng này có dáng lá to, tròn, rất hiếm gặp và ít người biết đến.
  • Đinh lăng lá răng: Đinh lăng lá đĩa có lá hình xẻ răng cưa, được trồng làm cây cảnh là chủ yếu.
  • Đinh lăng lá tròn: Loại đinh lăng này còn được gọi là lá đinh lăng vỏ hết. Dáng lá to, xen kẽ màu xanh và trắng trông rất hài hòa, đẹp mắt nên thường được trồng làm cây cảnh.
  • Đinh lăng lá vằn: Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias guilfoylei, có hình dáng lá đẹp như những cánh hoa, loại cây đinh lăng này rất hiếm gặp.
  • Đinh lăng mép lá bạc: Cây đinh lăng mép bạc còn được gọi là đinh lăng viền bạc, đinh lăng trổ. Loại này thường được dùng làm cảnh là chính.

Theo quan niệm dân gian, chị em sau sinh cần uống nước lá đinh lăng lợi sữa, giúp chữa trị chứng tắc sữa. 

Lá đinh lăng có vị hơi đắng, tính mát - Ảnh minh họa: Internet

Lá đinh lăng có vị hơi đắng, tính mát giúp thông huyết mạch, bổ khí huyết, giúp giải độc, chống dị ứng, chữa kiết lỵ… Trên thực tế, lá cây đinh lăng có nhiều chất như saponin, alkaloid, vitamin B1, B2, B6, C, 20 acid amin, glycosid, alkaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu và nhiều nguyên tố vi lượng… đều là những thành phần chính giúp tuyến sữa của các mẹ tiết sữa nhiều hơn.

Nhiều chuyên gia đánh giá, uống nước lá đinh lăng lợi sữa có tác dụng tương tự như chè vằng, vừa giúp tăng tiết sữa, vừa mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài công dụng lợi sữa, lá đinh lăng còn giúp mẹ bỉm sữa mau hồi sức, người nhẹ nhõm, khỏe mạnh.

Cách nấu lá đinh lăng uống lợi sữa

Có nhiều cách sử dụng lá đinh lăng nhằm tăng chất lượng và số lượng sữa của các mẹ bỉm sữa sau sinh. Dưới đây là một số cách uống lá đinh lăng lợi sữa mà các mẹ có thể tham khảo.

Sắc nước uống

Để tận dụng việc uống nước lá đinh lăng lợi sữa cho các mẹ sau sinh, cần chuẩn bị 150-200g lá đinh lăng tươi, sau đó đun sôi khoảng 200ml nước rồi cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần.

Uống nước lá đinh lăng lợi sữa cho các mẹ sau sinh - Ảnh minh họa: Internet

Sau 5 - 7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200 ml nước vào, nấu sôi lại nước thứ hai để uống.

Các mẹ cũng có thể sử dụng rễ đinh lăng để sắc lấy nước uống. Với rễ đinh lăng, cần làm sạch đất cát sau đó thái lát nhỏ, phơi khô hoặc sấy khô rồi cất đi dùng dần. 

Ngoài ra, các mẹ có thể ngâm rễ đinh lăng với rượu, gừng, đóng kín lọ dùng dần. Mỗi ngày, nên dùng từ 10-15gr cho vào bình hãm với nước sôi như hãm trà. Để đạt hiệu quả cao nhất nên chọn rễ cây nhiều tuổi, ít nhất từ 3 năm trở lên để đạt được tác dụng cao.

Chế biến món ăn

Sử dụng lá đinh lăng thêm vào các món ăn hàng ngày - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài việc uống nước lá đinh lăng lợi sữa, các mẹ có thể sử dụng lá đinh lăng thêm vào các món ăn hàng ngày. Cụ thể dùng 200g lá đinh lăng rửa sạch, thêm vào canh thịt. Chú ý nên cho lá đinh lăng vào canh khi nước sôi, chỉ nên đun vừa chín tới và cần ăn nóng nhằm thanh lọc cơ thể hiệu quả hơn.

Những lợi ích khác khi uống lá đinh lăng sau sinh

Giúp mẹ bỉm sữa cải thiện chức năng hệ miễn dịch. Ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các tế bào gốc tự do. Tăng cường sức đề kháng giúp mẹ bỉm sữa giảm các nguy cơ mắc bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.

Giúp kích thích tuần hoàn máu: Sử dụng lá đinh lăng vừa kích thích tuần hoàn máu vừa giúp cải thiện tình trạng thiếu máu sau sinh.

Ngoài tác dụng lợi sữa, đinh lăng còn nhiều công dụng tốt cho sức khỏe khác - Ảnh minh họa: Internet

Ngừa nguy cơ loãng xương: Xương và răng của mẹ bỉm sữa sau sinh thường yếu hơn. Nên cần dùng lá đinh lăng uống để cải thiện chức năng và ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.

Giúp cải thiện và tăng cường trí nhớ: Nguồn protein dồi dào trong lá đinh lăng giúp mẹ bỉm sữa ngăn ngừa chứng mất trí. Mẹ bỉm sữa sẽ cải thiện trí nhớ, minh mẫn hơn.

Ngăn ngừa mụn và cải thiện làn da: Chống lại các tác nhân oxy hóa, lão hóa da sớm. Giảm mụn trứng cá và cân bằng độ ẩm cho làn da mềm mịn.

Uống nước lá đinh lăng còn giúp mẹ bỉm sữa cải thiện giấc ngủ, giảm triệu chứng mất ngủ hiệu quả.

Những lưu ý khi dùng nước lá đinh lăng uống hàng ngày

Dùng nước lá đinh lăng uống đúng cách giúp mẹ bỉm sữa cải thiện tinh thần hiệu quả. Lá đinh lăng tuy an toàn và tốt cho sức khỏe của mẹ bỉm sữa nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách uống. Để an tâm khi sử dụng lá đinh lăng khi nấu nước uống, mẹ bỉm sữa cần lưu ý:

Lần đầu sử dụng lá đinh lăng, mẹ bỉm sữa nên tìm hiểu về loại lá này để biết cách nhận biết, chọn lựa và chế biến lá an toàn.

Lá đinh lăng là vị thuốc quý trong ĐÔng Y - Ảnh minh họa: Internet

Lá đinh lăng dùng nấu nước nên làm sạch, phơi và sấy khô trước khi đem chế biến. Nếu lá có dấu hiệu ẩm mốc thì mẹ bỉm sữa không nên dùng nấu nước. Nhằm đảm bảo an toàn khi uống nước lá và tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Nếu mẹ bỉm sữa có tiền sử mắc các căn bệnh về gan: Viêm gan, ung thư gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ… Cần cân nhắc và không nên tùy tiện sắc nước lá đinh lăng uống.

Trong trường hợp mẹ bỉm sữa sau sinh còn mệt trong người hoặc mới khỏi ốm. Trước khi uống nước lá đinh lăng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Sử dụng nước lá đinh lăng không đúng cách sẽ mang lại các tác dụng phụ không mong muốn như: Cơ thể mẹ mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chóng mặt… Khi có các dấu hiệu này thì mẹ nên ngừng uống nước lá đinh lăng.

Các loại nước uống lợi sữa khác cho bà bầu sau sinh

Nếu gặp các tác dụng phụ khi sử dụng nước lá đinh lăng để lợi sữa, mẹ bầu hoàn toàn có thể thay thế bằng các loại nước uống từ các nhóm thực phẩm sau:

Sữa nóng

Nếu mẹ mất sữa sau sinh, hãy thử uống 2 – 3 ly sữa nóng mỗi ngày để tăng tiết sữa mà còn giúp cơ thể mau hồi phục sau sinh. Thời điểm tốt nhất để mẹ uống một cốc sữa nóng trước khi cho con bú khoảng 15 – 20 phút.

Nước lá rau ngót

Nước rau ngót có tác dụng đẩy sản dịch ra nhanh, ngoài ra mẹ cũng nên cùng lá rau ngót, rửa sạch và cho vào xay lấy nước uống hoặc ăn canh rau ngót hàng ngày. Nước rau ngót vừa mát vừa giúp lượng sữa mẹ tăng lên đáng kể.

Chè vằng

Hầu hết các mẹ đều biết đến tác dụng của chè vằng đối với sữa mẹ. Theo Y học dân gian, chè vằng được coi như một loại thuốc chống nhiễm khuẩn, sớm hồi phục sức khoẻ, kích thích tiêu hoá, ăn ngon miệng, và cho mẹ nguồn sữa dồi dào sau sinh.

Nước mè đen

Ăn chè mè đen sau sinh hoặc uống nước mè đen đều là những “thần dược” đối với chất lượng và số lượng sữa mẹ. Mỗi ngày mẹ chỉ nên uống 1 lần lúc đói và uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú. Nếu uống quá nhiều có thể làm cơ thể mẹ nóng, táo bón do lượng khoáng chất hấp thu nhiều.

Nước rau má

Mẹ có biết, rau má cũng có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hào, trẻ lâu. Ngoài uống nước rau má giải khát, mẹ cũng nên ăn rau má hầm canh cùng thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn… để bổ sung dinh dưỡng sau sinh.

Tổng kết lại, uống nước lá đinh lăng lợi sữa là một công năng vời của loại cây thân thuộc này. Tuy nhiên, tùy cơ địa chị em mà có thể có đáp ứng lợi sữa khác nhau. Khi đó, chị em có thể thay thế bằng các loại nước khác cũng có tác dụng lợi sữa không kém lá đinh lăng.

Video liên quan

Chủ Đề