Cách nhập wifi vào máy tính bàn

WiFi đang phổ biến hơn trên các máy tính để bàn, nhưng không phải chiếc PC nào cũng có WiFi. Với WiFi trên PC bạn có thể kết nối mạng mà không cần dây, lưu trữ các điểm phát sóng WiFi cho các thiết bị khác.

Việc bổ sung khả năng bắt/phát WiFi cho PC không còn quá khó khăn. Dưới đây là các cách giúp máy tính để bàn kết nối WiFi, mời các bạn tham khảo.

Tại sao bạn muốn kết nối WiFi cho máy tính để bàn?

Tất nhiên nếu có thể đi dây mạng trong nhà, dùng mạng dây mà không gặp vấn đề gì thì bạn chắc chắn sẽ không nghĩ đến việc kết nối WiFi cho PC. Vì mạng dây bao giờ cũng có tốc độ tốt hơn, ổn định hơn so với WiFi.

Nhưng trong trường hợp, máy tính của bạn phải di chuyển nhiều trong nhà/văn phòng, không thể đi dây hợp lý đến thiết bị thì dùng WiFi sẽ hữu ích hơn. Chưa kể đến việc, với khả năng thu phát WiFi, máy tính đang kết nối mạng dây có thể phát WiFi cho các thiết bị khác của bạn, nếu bạn không có một modem WiFi.

Sử dụng adapter WiFi

Đây là phương pháp thuận tiện và dễ làm nhất cho việc bổ sung WiFi cho desktop. Bạn chỉ cần cắm adapter vào cổng USB trên máy và như vậy là đã có thể sử dụng WiFi. Công đoạn mất thời gian nhất có lẽ đó là lần đầu tiên sử dụng, khi bạn phải tiến hành cài đặt driver. Kể từ lần sau, bạn chỉ cần cắm và chạy mà thôi.

Ưu điểm:

Thuận tiện, dễ dùng: chỉ cần cắm và sử dụng, có thể rút ra khi không dùng tới, có thể mang đi sử dụng trên máy khác.

Giá khá mềm: Ở Việt Nam, bạn có thể mua USB Wifi với giá từ khoảng 200.000VNĐ, thậm chí rẻ hơn. Những thiết bị có giá cao hơn thì sẽ có nhiều chức năng hơn.

Do adapter sử dụng cổng USB, bạn có thể sử dụng 1 chiếc USB hub để việc cắm adapter được linh hoạt hơn - thay vì cố định nó vào cổng USB trên máy - từ đó cho phép bạn đặt adapter ở những vị trí khác để adapter phát WiFi được xa hơn.

Nhược điểm:

Phiền toái lớn nhất mà phương pháp này mang lại đó là việc nó có thể không hoạt động khi PC của bạn rơi vào trạng thái sleep [nói có thể bởi điều này còn tùy thuộc vào model bo mạch chủ]. Sleep là chế độ tiết kiệm năng lượng được rất nhiều người dùng tới và nếu sử dụng phương pháp [bổ sung WiFi cho desktop] này, có thể bạn sẽ phải hy sinh điều đó. Cho tới nay, hầu như không có giải pháp nào để khắc phục nhược điểm này, trừ việc bạn tắt tính năng sleep của máy.

Card WiFi PCI

Ngoài cách sử dụng adapter WiFi, bạn có thể gắn thêm card WiFi cho máy tính của mình. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải mở máy tính, lắp card WiFi vào khe PCI Express hoặc PCI Express Mini hay khe chuyên dụng tương tự. Nếu máy tính được thiết kế để dễ dàng tháo lắp và bạn cần tới kết nối ổn định hơn, khoảng cách xa hơn, card WiFi sẽ là sự lựa chọn tốt hơn.

Giá của card WiFi cao hơn USB WiFi một chút, thường rơi vào khoảng 500.000 VNĐ trở lên.

Ưu điểm:

Ưu điểm lớn nhất của card WiFi đó là card có thể tận dụng được số ăng-ten của router. Cụ thể, nếu card WiFi của bạn cũng có 2 [hoặc nhiều hơn 2] ăng-ten, và router của bạn cũng có số ăng-ten tương ứng, kết nối WiFi của bạn sẽ ổn định hơn so với giải pháp adapter ở trên.

Nếu số cổng USB trên máy tính của bạn bị hạn chế về số lượng, trong khi khe PCI trên bo mạch chủ thì lại thừa thãi, thì card WiFi cũng là sự lựa chọn phù hợp hơn.

Nhược điểm:

Như bản chất của từng phương pháp, card WiFi không phải là sự lựa chọn lý tưởng nếu như bạn có nhu cầu sử dụng WiFi cho nhiều desktop. Nó chỉ có thể cố định cho 1 máy mà thôi. Còn adapter thì ngược lại, lý tưởng cho việc mang đi nơi khác để sử dụng cho nhiều máy tính.

Hiện không có nhiều card PCI hỗ trợ chuẩn 801.11ac, và nếu có thì giá bán của chúng cũng đắt hơn so với adapter chuẩn này.

Bo mạch chủ tích hợp WiFi

Có thể nói đây là giải pháp không phù hợp với nhiều người dùng. Bởi điều này đồng nghĩa với việc họ phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mua bo mạch chủ, trong khi việc đó chỉ để bổ sung WiFi cho máy - điều mà họ có thể tiết kiệm với các giải pháp ở trên. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đang cần nâng cấp máy tính, thì việc lựa chọn bo mạch chủ tích hợp WiFi cũng là nên tính đến.

Trong một số trường hợp, bạn cũng nên cân nhắc nâng cấp cho bo mạch chủ tích hợp WiFi thay cho sử dụng card WiFi hay giải pháp adapter. Đó là khi bạn đang sử dụng một mẫu motherboard đã khá cũ. Lúc này, mặc dù tiền nâng cấp bo mạch chắc chắn sẽ đắt hơn tiền mua card WiFi hay adapter, nhưng bù lại bạn sẽ có được một chiếc PC mới hơn, đủ dùng cho 4 - 5 năm tới.

Một số điểm cần lưu ý khác

Với những phân tích ở trên, hẳn lúc này bạn đã có thể lựa chọn 1 phương pháp tốt nhất cho mình. Tuy nhiên trong quá trình nâng cấp, bạn cần chú ý một số điểm khác như chọn loại adapter có tốc độ phù hợp với tốc độ mạng của mình [chọn adapter chuẩn N thay vì chuẩn G hay thậm chí chọn loại chuẩn AC nếu router của bạn tương thích].

Nguồn: Quantrimang

Bạn đang tìm kiếm cách kết nối wifi cho laptop nhanh chóng, đơn giản dễ dàng thực hiện và một số biện pháp khắc phục khi gặp lỗi không bắt được sóng wifi. Cùng T2QWIFI đi tìm hiểu cụ thể qua nội dung bài viết sau đây.

Để laptop bạn truy cập vào internet phục vụ cho công việc hoặc học tập thì có thể cắm dây mạng hoặc kết nối wifi. Một trong những cách tiện lợi nhất chính là bắt wifi cho laptop, bạn có thể sử dụng và di chuyển ở bất cứ đâu trong phạm vi phủ sóng mà bạn muốn, không có dây kết nối rườm rà. 

Vậy, theo dõi ngay cách kết nối wifi cho laptop nhanh chóng và cách khắc phục một số lỗi thường gặp được chia sẻ chi tiết qua bài viết sau đây.

Hướng dẫn cách kết nối wifi cho laptop đơn giản

Cách kết nối wifi cho laptop rất dễ dàng và tương tự nhau dù là bạn dùng laptop win 7, win 8 hay win 10. Các bước cụ thể như sau:

  • Bước 1: Click chuột vào biểu tượng wifi ở góc phải [bên dưới] màn hình
  • Bước 2: Chọn tên mạng wifi bạn muốn kết nối và nhấn Connect
  • Bước 3: Nhập mật khẩu wifi vào mục Security key của bảng hiển thị Connect to a Network 
  • Bước 4: Nhấn OK và chờ load truy cập khoảng vài giây. Tiếp đến bạn có thể truy cập mạng internet thoải mái.

Hướng dẫn cách kết nối wifi cho laptop đơn giản

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp wifi bị ẩn tên thì sẽ kết nối như thế nào? Cùng theo dõi các xử lý cụ thể phía dưới đây:

  • Bước 1: Kích chuột vào biểu tượng wifi trên laptop
  • Bước 2: Chọn Open Network and Sharing Center -> Set up a new connection or network để thiết lập mạng wifi 
  • Bước 3: Chọn mục Manually connect to a wireless network trong Set Up a Connection or Network để kết nối với mạng wifi đã bị ẩn tên
  • Bước 4: Trong bảng hiển thị này bạn điều tên wifi mình muốn kết nối như sau: Phần Network name: bạn nhập tên bị ẩn; Security type chọn chuẩn WPA2-Personal ; Security Key nhập mật khẩu của wifi đó vào.
  • Bước 5: Nhấn Next và chờ hiện dòng Successfully added [Tên wifi cần kết nối] là bạn đã truy cập vào mạng thành công.

Hướng dẫn kết nối wifi laptop

Laptop không bắt được wifi khắc phục như thế nào?

Mặc dù cách kết nối wifi cho laptop rất đơn giản, dễ dàng nhưng khi kết nối bạn có thể gặp lỗi wifi phổ biến nhất là không thấy wifi,biểu tượng wifi có dấu X màu đỏ. Vậy cách khắc phục như thế nào?

Trên thực tế, lỗi không hiện wifi thường xảy ra khi driver wifi laptop gặp vấn đề hoặc bạn quên bật wifi hoặc vô tình nhấn tổ hợp phím làm tắt wifi. Khi bạn thấy biểu tượng dấu X đỏ khi cần kết nối wifi,bạn cần kiểm tra xem bạn đã bật wifi laptop chưa?

Bạn có thể xem trên khu vực bàn phím xem có biểu tượng wifi hoặc công tắc không. nếu có thì gạt công tắc sang On xem wifi đã được bật chưa? Nếu laptop bạn không thấy phím bật wifi thì bạn có thể nhấn tổ hợp phím cụ thể như sau:

  • Dòng máy Dell, Asus nhấn Fn + F2
  • Dòng Toshiba, HP nhấn Fn + F12
  • Dòng máy Lenovo nhấn Fn + F5

Laptop không bắt được wifi khắc phục như thế nào?

Trong trường hợp bạn kiểm tra và bật wifi nhưng vẫn thấy biểu tượng wifi bị gạch đỏ, vậy thì hãy kiểm tra ngay driver của laptop xem có bị lỗi không. Cách kiểm tra như sau:

  • Bước 1: Chọn biểu tượng Computer/This PC, kích chuột phải chọn Manage
  • Bước 2: Chọn System Tools và click Device Manager
  • Bước 3: Tiếp đến chọn Network adapter và bật driver wifi lên. Nếu driver wifi không có chữ wireless tức wifi của bạn đã bị mất. Lúc này bạn cần cho đĩa vào cài lại driver hoặc download driver mới.

Xem thêm: Tốc độ mạng wifi bao nhiêu là nhanh?

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã biết cách kết nối wifi cho laptop nhanh chóng và cách khắc phục lỗi không thấy mạng wifi đơn giản dễ thực hiện. Nếu bạn còn thắc mắc hay có nhu cầu mua thiết bị mạng wifi để nâng cấp hệ thống không dây của công ty hay trong gia đình, liên hệ ngay cho T2QWIFI qua số 0903.797.383 để nhận tư vấn kèm báo giá cực kỳ ưu đãi nhé.

Nếu bạn đang gặp phải lỗi wifi chấm than và không sử dụng được wifi của mình thì hãy tham khảo ...

Nếu bạn đang gặp phải lỗi laptop bị gạch chéo đỏ thì hãy tham khảo qua những nguyên nhân kèm ...

Trong bài viết này T2QWIFI sẽ hướng dẫn đến bạn 3 cách kiểm tra ai đang dùng chung wifi nhà bạn ...

Hướng dẫn cách xem mật khẩu đã lưu trên điện thoại IPhone hoặc IPad cực dễ dàng khi bạn tham ...

T2QWIFI sẽ hướng dẫn đến bạn cách kiểm tra tốc độ mạng wifi để học và làm việc Online tại nhà ...

Nếu bạn đang quan tâm đến việc tăng tốc độ wifi của win 10 trên chiếc laptop của mình thì hãy ...

Bật mí cách khắc phục lỗi laptop không bắt được wifi tại nhà nhanh chóng, đơn giãn, dễ thực hiện ...

Video liên quan

Chủ Đề