Cách nuôi gà đá cựa sắt có lực

Cách nuôi gà tre đá tốt nhất điều đầu tiên ta nên làm là phải chọn con giống thật tốt, tiếp theo là cách huấn luyện và khẩu phần dinh dưỡng cho gà.

Cách chọn giống gà tre đá tốt

Phương pháp nuôi gà tre, gà đá cựa sắt tốt nhất - Ảnh minh họa

Trước tiên, để chọn được một con giống tốt ta phải tìm hiểu về lai lịch của con gà mẹ đẻ ra nó. Vì tầm ảnh hưởng của gà mái mẹ là rất quan trọng trong việc chọn giống gà đá, ta phải chọn con mái hay về mọi mặt để nuôi làm giống. Điều kiện để chọn gà mái giống tốt là phải chọn những con có tố chất khỏe mạnh, hung dữ và trong đàn con của nó xuất hiện những chú gà trống gan lì, có sức chịu đòn bền, đá nhiều thế hiểm ác, đó là do di truyền từ gà mẹ.

Dân gian có câu: “Chó giống cha, Gà giống mẹ”

Chọn gà đá nên chọn gà có nước nuôi tốt từ nhỏ - Ảnh minh họa

Để đạt được kết quả trong cách nuôi gà tre đá tốt nhất ngoài việc chọn gà mái ra thì việc chọn gà trống cũng không kém phần quang trọng trong việc đúc giống, nên chọn những chú gà trống tốt về mọi mặt: có vẻ đẹp về hình dáng; xương cốt săn chắc cứng cáp; có vảy chân; lúc đá có những đòn hiểm hóc; có sức chịu đòn bền; không được trùng huyết và phải có thành tích thắng ít nhất là 2 hoặc 3 trận trở lên. Không nên chọn những chú gà trống còn non tơ hoặc qúa già, mà nên chọn những chú gà có độ tuổi từ 1 năm đến 3 năm tuổi để cho cản mái [đúc giống].

Chọn gà trống đúc giống

Chọn gà trống đúc giống để có lứa gà như ý - Ảnh minh họa

Theo kinh nghiệm cho thấy, để có con giống thật tốt: ta cần phải chọn bổn của gà mẹ lẫn gà cha vì sự di truyền từ gà mẹ chiếm khoảng 70% còn gà bố chỉ chiếm khoảng 30%. Nói chung, việc chọn gà mái giống càng kỹ thì sau này mới có giống gà tốt.

Cách nuôi và huấn luyện gà tre đá tốt

Cách nuôi gà tre đá tốt nhất là gà trống từ 7 tháng tuổi trở đi ta phải tách riêng khỏi đàn, bằng cách dùng bội úp mỗi chú gà trống riêng ra hoặc nhốt vào ô chuồng. Mục đích tách gà riêng ra khỏi đàn là không cho gà trống tơ đá lộn và cản mái bậy bạ sẽ làm bể gà [mất sức], sau này gà đá sẽ không có lực.

Tăng thể lực cho gà bằng cách huấn luyện gà - Ảnh minh họa

Hàng ngày, cứ khoảng từ 7 giờ – 9 giờ sáng đem gà ra phơi nắng, phơi ít hay nhiều còn tùy theo mùa. Nếu trời quá nắng thì ta nên phơi gà ít lại, để tránh trường hợp gà bị hốc nắng, dẫn đến một số bệnh và sẽ không tốt cho những chiến kê. Sau khi phơi nắng xong ta đem úp gà vào trong mát để gà nghỉ ngơi, sau 15 phút mới được tắm cho gà lúc này cơ thể gà đã trở lại bình thường. Không nên tắm cho gà lúc mới đem phơi nắng vô, vì sẽ dễ bị nhiễm nước gây ra một số bệnh như: chảy nước mũi, cảm cúm… làm cho gà mất sức không chiến đấu nổi.

Giai đoạn tập luyện gà tre đá: Đây là giai đoạn quan trọng mà anh em nào quan tâm đến cách nuôi gà tre đá tốt nhất thì cần phải lưu ý: Để các chiến kê có sức bền thì khoản 2 đến 3 ngày ta cho gà xổ 1 lần, xổ trong vòng 1 đến 2 tuần hoặc nếu ai kĩ thì xổ 3 đến 4 tuần rồi mới cho gà ra đấu trường. Sau khi xổ gà xong bước tiếp theo là vô nghệ cho gà, mục đích là làm cho gà có lớp da săn chắc, cách làm như sau: ta mài nghệ ra khay trộn ít muối và đỗ rượu vào, lấy cọ quét những vùng mà ta đã cắt tỉa lông như: vùng đầu, cổ, 2 nách cánh, 2 hông, 2 đùi, 2 chân và các ngón chân.

Cho gà quần bội để tăng thể lực

Sáng sớm từ lúc 7-8 giờ úp gà ngoài sương, cho 1 con gà trong bội [bội nhỏ úp trong, bội lớn úp ngoài] và 1 con ở ngoài bội để gà chạy bội làm tăng thể lực, phải đảm bảo là 2 con không được đụng mỏ với nhau tránh rách mỏ.

Cho gà quần bội thường xuyên để giúp gà tăng thể lực - Ảnh minh họa

Giai đoạn vô mồi cho gà: Bồi dưỡng những thức ăn bổ cho những chiến binh sắp ra trận, sau đó cho gà nghỉ ngơi không quần bội nửa, cũng không cho xay xổ cho đến ngày đá. Trước khi cho những chú gà ra trận, ta nên xem nó có còn sung hay không?, nếu thấy gà có biểu hiện không được khỏe thì không nên cho thi đấu vì sẽ đêm bất lợi về cho mình.

Giai đoạn chăm sóc vết thương cho gà: Nếu gà tre đá bị đâm cựa dẫn đến phù mình, phù đầu thì ta lấy sạch phù đi và cho gà uống thuốc. Chăm sóc vết thương hằng ngày cho gà, ta nên đắp khăn nóng và xoa nghệ cho gà để nhanh lành vết thương. Giai đoạn này gà còn yếu, nên cho gà ăn nhưng thức ăn mềm dễ tiêu, hạn chế vận động để gà nghỉ ngơi.

Dinh dưỡng cho gà tre đá

Thức ăn của gà chủ yếu là: rau, giá, cà chua, thịt heo nạt, thịt bò, lươn, tôm, lúa . Nhưng tùy theo gà ốm hay mập mà ta chia thành nhiều bữa ăn cho hợp lý.

Chăm sóc và nuôi dưỡng gà đá bằng thuốc kích thích - Ảnh minh họa

Gà ốm cho ăn có thể 4 lần/ngày [sáng, trưa, chiều] và cộng với ăn khuya.
Gà mập cho ăn 2 lần /ngày [sáng, chiều] và giảm bớt khẩu phần thức ăn lại.

Ví dụ: Thức ăn chủ yếu là rau và lúa, còn thịt cho ăn ít lại.

Cách nuôi gà tre đá tốt nhất ngoài việc chọn bổn gà giống tốt ra thì khâu chăm sóc huấn luyện gà và các khẩu phần chế độ dinh dưỡng cho gà ăn cũng rất quan trọng, đó là 3 điều chính mà ai chơi gà tre đá cũng cần phải quan tâm.

Nguồn: //nguyenbinh.khoahocseo47.com/cach-nuoi-ga-tre-da-tot-nhat.html

By Đá Gà Trực Tiếp - Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020 - No Comments

Muốn có được một chiến kê đá cựa sắt tốt thì kĩ thuật chăm sóc ngay từ khi gà còn nhỏ phải được quan tâm. Việc càng chăm sóc tốt và kĩ lưỡng bao nhiêu thì sẽ giúp tăng cường sức khỏe, sức mạnh bấy nhiêu. Ngoài ra, để gà có thể đạt được trạng thái sung mãn nhất trước khi bước vào thi đấu thì trước đó khoảng 10 ngày, cần phải cho gà tập làm quen với sự chinh chiến, thi đấu cũng như đảm bảo các yếu tố về sức khỏe và tinh thần cho chiến kê.

+ Tiến hành cho gà đá tắm sương vào mỗi 5h sáng hàng ngày. Việc làm này sẽ giúp cơ thể gà có được sự ổn định, máu lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, nhiều sư kê có kinh nghiệm còn đặt tắm chăn phơi sương đêm và tiến hành tắm cho gà vào sáng sớm, vảy thêm ít rượu trong quá trình tắm giúp cơ thể gà không bị sốc nhiệt. Thêm vào đó, Tiến hành cho gà phơi năng chiều, trước khi mặt trời lặn khoảng 17h. + Việc cho gà uống nước cũng theo giờ cố định, thông thường nên vào 3 đến 4h sáng, hạn chế việc cho gà uống nước tùy hứng như trước đây. Việc này sẽ giúp cho gà tăng được sự bền bỉ và tình trạng hốc nước khi thi đấu sau này.

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng khi nuôi gà đá cựa sắt bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sức bền của gà. Bữa ăn phải đảm bảo gồm bữa chính và bữa phụ, thời gian cho ăn là vào khoảng từ 8 đến 9 giờ sáng và 5 đến 6 giờ chiều. Khoảng thời gian này gà vừa tắm nắng song, chính vì vậy rất tốt cho việc hấp thu dưỡng chất, nạp năng lượng. Có thể thời gian cho ăn sẽ chênh lệch đôi chút tùy vào mỗi người nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các bữa và chất dinh dưỡng cần thiết. Thức ăn cơ bản trong quá trình nuôi gà đá cựa sắt là thóc, lúa, rau xanh. Tuy nhiên thóc, lúa phải được sàn lọc kĩ trước khi cho gà ăn nhằm loại bỏ các tạp chất như sạn, cát hay lẫn vào. Phần rau xanh thông thường sẽ gồm giá đỗ, xà lách, rau muống bởi những loại này có những dưỡng chất cần thiết, kích thích sự phát triển cho gà đá cựa sắt. Trong trường hợp gà đá không ăn hết, bạn có thể tận dụng cho các lần ăn sau, không nên đổ đi tránh tình trạng thừa mứa lãng phí. Thêm vào đó, cách cho ăn như vậy còn giúp gà khỏe và chắc hơn, thi đấu tốt hơn trong các trận đá cựa sắt.

Ngoài ra, trong các bữa phụ cũng phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, các loại thức ăn trong bữa ăn này thường là sâu, thịt bò, tôm tép, cá chép, vitamin…Đây là những loại thức ăn không chỉ bổ sung những dưỡng chất cần thiết mà còn giúp gà trở nên sung mãn hơn, khỏe hơn khi chiến đấu. Tuy nhiên, các bữa ăn phụ như vậy không nên cho ăn thường xuyên mà tầm khoảng 2 đến 3 ngày một lần và dựa trên thể trạng của mỗi chiến kê mà có lượng mức sao cho phù hợp.
Trong các giai đoạn phát triển của gà đá cựa sắt, các sư kê phải quan tâm đến 2 giai đoạn chính là vỗ béo gà và giảm mỡ cho gà
Đối với giai đoạn này, các sư kê nên hạn chế thả gà ra ngoài mà phần lớn là nhốt lại. Đồng thời cho gà ăn theo chế độ như sau ; + Lúa thực hiện cho ăn mỗi ngày 2 cử, ăn đến khi no. + Rau thực hiện cho ăn mỗi ngày 1 cử, ăn vừa đủ + Mồi thực hiện cho ăn 2 ngày 1 cử, với khoảng 30 con sâu hoặc 15 con dế hoặc 60gram thịt bò… + Vitamin B1,B2 liều lượng mỗi ngày khoảng 100 mg + Vitamin A+D3, E liều lượng 2 ngày 1 viên + Phariton liều lượng 5 ngày 1 viên

Ở trong giai đoạn này, ta bắt đầu cho gà hoạt động với cường độ tăng dần, giảm dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày lại, cụ thể : + Thực hiện quần bội 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 10 phút + Thực hiện thả lang 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 20 phút Chế độ ăn của giai đoạn này như sau : + Lúa thực hiện cho ăn mỗi ngày 2 cử, mỗi cử khoảng 70 hạt + Rau gồm giá đỗ, xà lách, mau muống…ăn đến khi no + Mồi thực hiện chơ ăn mỗi tuần 1 cử, mỗi cử khoảng 10 con sâu Supper worm hoặc 7-8 con dế hoặc 20gram thịt bò… + Vitamin B1,B2 liều lượng mỗi ngày khoảng 100mg + Vitamin B6, B12 liều lượng khoảng 2 ngày 1 viên + Vitamin A+D3, E liều lượng khoảng 2 ngày 1 viên+ Sau khi chiến kê vừa trải qua một trận thi đấu khốc liệt và mệt mỏi, các sư kê phải thực hiện việc chăm sóc tận tình, cụ thể cần phải làm sạch cơ thể gà, tiến hành dùng rượu nghệ bóp những vết thương trong quá trình thi đấu, cho gà nghỉ ngơi ở những khu vực ít gió, chuẩn bị thức ăn nấu chín nhằm hỗ trợ gà nhanh tiêu hóa. + Thực hiện kĩ thuật trên liên tục khoảng 2 đến 3 ngày sau trận đấu, sau đó áp dụng lại kĩ thuật ở giai đoạn nuôi thúc đã trình bày ở trên để gà đá có được sức khỏe tốt nhất cho những trận đấu tiếp theo.Vị trí và cách xây dựng chuồng trại cho gà đá cựa sắt sẽ có sự khác nhau, tùy vào điều kiện và quan điểm của mỗi sư kê. Các loại chuồng nuôi cũng rất đa dạng từ tre nứa, vải bạt, lưới B40 đến bê tông, chuồng cọp…

Tuy nhiên, loại chuồng được sử dụng phổ biến khi nuôi gà đá cựa sắt đó chính là chuồng xây bằng gạch ống và xi măng. Mặc dù vậy, dù là kiểu chuồng nào đi nữa thì môi trường nuôi của gà đá cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau : + Phải thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp chuồng trại và xung quanh khu vực gà sinh sống. Thực hiện tiêu độc, khử trùng ít nhất mỗi 2 tháng một lần. + Thiết kế chuồng phải đảm bảo sự khô thoáng vào ban ngày cũng như kín gió vào ban đêm.Đây là loại thức ăn chính của gà đá cựa sắt, chính vì vậy bạn phải thực hiện kĩ càng, tiến hành ngâm lúa trong nước khoảng 30 phút rồi chắt hết. Loại lúa cho gà đá ăn cũng phải là loại lúa tốt, hạt tròn và chắc. Đồng thời trước đó phải thực hiện sàn lọc kĩ để loại bỏ hạt lép, rác, sạn và đem đi phơi khô. Ngoài ra, hạn chế tình trạng để lúa ngâm nước qua đêm vì lúa sẽ dễ này mầm, khi gà đá ăn sẽ không tốt. Nếu ăn không tiêu sẽ dễ bị nảy mầm trong diều gà.Đây là loại thực phẩm cung cấp nhiều Vitamin K, giúp giải độc rất tốt. Ngoài ra còn cung cấp các khoảng chất, nguyên tố vi lượng, giúp cơ thể gà đá được điều hòa tốt đặc biệt là trong giai đoạn thi đấu cường độ cao. Các loại rau bao gồm : giá đỗ, xà lách, rau muống…

Đây là những loại thực phẩm giúp cung cấp chất đạm, protein giúp sự hồi phục và sức khỏe của gà đá được tăng lên, các loại mồi tươi thường được cho gà đá cựa sắt ăn gồm: + Sâu giúp thúc đẩy sự thay lông của gà, làm lông bóng mượt hơn cũng như kích thích sự hưng phấn của gà đá khi tham chiến. + Thịt bò giúp các cơ của gà đá cựa sắt được phát triển tốt hơn + Tép giúp gà đá chắc xương + Cá chép con được sử dụng trong thời kì gà đang giảm cân + Lươn con giúp bổ sung máu cho gà đá. + Dế giúp giữ nhiệt tốt, phù hợp với những ngày thời tiết lạnh.

+ Tỏi giúp làm giảm tình trạng khó tiêu, tốt cho hệ tiêu hóa của gà đá. + Rượu hỗ trợ làm ấm cơ thể cho gà, thêm vào đó là có thể phòng chống muỗi rất tốt. + Gừng hỗ trợ làm ấm cơ thể cho gà trong những ngày thời tiết lạnh, mưa gió. Ngoài ra, cho gà uống nước gừng giúp chiến kê có thể ngủ ngon và sâu hơn.

+ Trà đặc giúp ngăn ngừa nắm mốc, lác mồng, vảy bọng…khi bôi lên da mỗi ngày. Ngoài ra, theo nhiều sư kê việc cho gà đá uống trà sẽ giúp sự di chuyển trở nên nhanh nhẹn và khéo léo hơn.

Post Tags:

dagatructiep24h.com Kĩ Thuật Nuôi Gà Đá Cựa Sắt

Video liên quan

Chủ Đề