Cách xử lý khi nuốt tăm

Vô ý ngậm một que tăm trong miệng và ngủ quên, một bệnh nhân nam bị đau bụng dữ dội và có nguy cơ suýt bị thủng ruột. Bằng phương phápnội soi dạ dày giúpcác BS có thểxác định vị trí của dị vật, can thiệp để gắp dị vật qua nội soi, nhằm tránh cho bệnh nhân những rủi ro có thể gặp phải.

Dị vật đường tiêu hóa - nhìn từ một trường hợp cụ thể

Đó là trường hợp của anh Anh Nguyễn Văn N [39 tuổi,Hà Nội] bị đau bụng dữ dội vàtới khám tại Phòng khám Đakhoa Hoàng Long. Tại đây, anh được các bác sĩ thăm khám và chỉ định nội soi. Kết quả cho thấy, tối hôm trước anh N.có ngậm một que tăm trong miệng và ngủ quên.

Ngày hôm sau, anh N có dấu hiệu đauvùng thượng vị, buồn nôn và nôn. Khi các triệu chứng đau này có dấu hiệu nặng, anh quyết định tới khám tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long. Tại đây, qua hình ảnh nội soi cho thấy dạ dày có một que tăm,kích thước khoảng 5cm đâm xuyên qua bề mặt của niêm mạc dạ dày, đâm xuống hành tá tràng gây chảy máu hành tá tràng.

Người bệnh đã được các y bác sĩ tại Phòng khámgắp dị vật ra an toàn và thành công bằng công nghệ nội soi. Khoảng 1 tiếng sau, bệnh nhân trở lại trạng thái bình thường và có thể đi làm luôn ngay trong sáng đó.

Dị vật đường tiêu hóa - ẩn họa nhiều rủi ro khó lường

Trường hợp trên đây chỉ là một trong rất nhiều ca bệnhdị vật đường đường tiêu hóa mà Phòng khám đa khoa Hoàng Long tiếp nhận xử lý trong thời gian gần đây.

Dị vật đường tiêu hóa là tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm.Với những dị vật có hình thù sắc nhọn có thể gây rách ống tiêu hóa, chảy máu, nhiễm khuẩn, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Những vật dị vật này đi vào cơ thể do vô tình hay cố ý nuốt phải trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, trẻ em chơi đồ chơi…Lứa tuổi thường gặp nhất là 6 tháng - 3 tuổi. Ở độ tuổi này trẻ rất tò mò và hay cho vào miệng các vật cầm chơi.

Biểuhiện khi mắc dị vật đường tiêu hóa và cách xử trí

Các dấu hiệu khi mắc dị vật đường tiêu hóa liên quan đến kích thước to hay nhỏ, thời gian mắc sớm hay muộn. Có nhiều trường hợp, bệnh nhân bị mắc phải dị vật lúc nào không biết, chỉ đến khi có các dấu hiệu đau bụng dữ dội, đi khám bệnh thầy thuốc mới phát hiện dị vật. Có thể phân chia các triệu chứng mắc dị vật làm 2 nhóm: mắc tại thực quản và mắc tại dạ dày.

  1. Khi mắc dị vật trên thực quản:bệnh nhân thường có các triệu chứng như sau: nuốt vướng, nuốt nghẹn, đau khi nuốt, đau sau xương ức, ở trẻ em có thể quấy khóc hoặc buồn nôn và nôn; bệnh nhân có thể khạc ra máu nếu các dị vật gây biến chứng ở thực quản như viêm, áp-xe...
  2. Khi mắc dị vật ở dạ dày có dấu hiệu: đau vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, đầy bụng, chậm tiêu.

Với sự phát triển của công nghệ, hiện nay các bác sĩ có thể sử dụng máy nội soi dạ dày ống mềm để chẩn đoán, xác định vị trí của dị vật, can thiệp điều trị, lấy dị vật qua nội soi dễ dàng. Đối với các trường hợp không lấy được dị vật vì to quá, hoặc có thể gây nguy hiểm trong quá trình thao tác hoặc dị vật đã gây biến chứng, cần phải phẫu thuật.

Cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ mắc dị vật

Việc phòng ngừa trước hết phải tránh các nguy cơ cao dễ gây mắc dị vật như đã trình bày ở trên. Khi phát hiện bị mắc dị vật, điều quan trọng nhất là cần phải đến ngay các bệnh viện, trung tâm y tế, nhất là các cơ sở có trang bị máy nội soi và Thầy thuốc có kinh nghiệm để nhanh chóng chẩn đoán và can thiệp điều trị qua nội soi.

Bệnh nhân khi biết mình bị dị vật không nên dùng các bài thuốc Nam hoặc chữa bằng mẹo vặt... vì không khỏi, mà để muộn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ phải chuẩn bị kỹ thức ăn cho trẻ, lấy hết xương cá, xương lợn ra khỏi món ăn. Tập cho trẻ lớn thói quen ăn chậm, nhai kỹ. Không cho trẻ ngậm bất kỳ vật nhỏ gì ở miệng.

Ảnh 2: Trang thiết bị nội soi tiêu hóa được Phòng khám Đa khoa Hoàng Long đầu tư bài bản và đồng bộ.

Tại Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long, chúng tôi trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, cùng đội ngũ chuyên gia Bác sĩ lành nghề, hy vọng có thể xử lý các vấn đề sức khỏe đường tiêu hóa của bạn.

Để được liên hệ đặt lịch khám với các chuyên gia hàng đầu điều trị về các bệnh lý tiêu hóa, gan mật, Quý khách vui lòng liên hệ tới số hotline 19008904| 024 6281 1331 hoặc truy cập fanpage //www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglongđể nhận được tư vấn tốt nhất.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.

- Hotline: 19008904| 024 628 11 331

- Nhắn tin Zalo: 0986954448

- Fanpage: //www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong

Bệnh nhân là Nông Thị B 57 tuổi, ở thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng sau khi ăn cơm vô tình nuốt phải chiếc tăm vào dạ dày từ hai ngày trước đó. Sau khi nuốt bệnh nhân xuất hiện đau bụng nhiều, tăng dần. Bệnh nhân đi khám, chụp XQ phát hiện trong dạ dày có dị vật tăm tre cắm sâu vào thành môn vị. sau khi nhập viện bệnh nhân được hội chẩn, các bác sĩ chỉ định nội soi gây mê và gắp thành công dị vật tăm tre dài 4,0cm, đầu nhọn cắm sâu vào thành mộn vị dạ dày. Sau khi dị vật được gắp bỏ, sức khỏe bệnh nhân ổn định bệnh nhân được kê đơn ngoại trú.

Tăm tre là vật dụng được đa số người Việt sử dụng hàng ngày sau bữa ăn nhằm mục đích loại bỏ thức ăn còn dắt dính tại các kẽ răng. Có nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định dùng tăm như một thói quen không tốt cho sức khỏe như làm tổn thương lợi, chân răng không tốt cho răng, hay khi sử dụng sơ ý sẽ rơi vào đường tiêu hóa, đường thở rất nguy hiểm, nếu không được xử lý đúng dễ xảy ra nguy hiểm đến tính mạng. Đã có những khuyến cáo về thay thế tăm tre bằng chỉ Nha khoa nhưng do nhiều lý do khách quan nên việc sử dụng chỉ Nha khoa chưa phổ biến.

Dị vật tăm tre là một dị vật thường gặp trong các dị vật đường tiêu hóa. Nếu không xử trí kịp thời có thể gây ra các biến chứng như chảy máu, loét hay nặng hơn là thủng đường tiêu hóa và đâm xuyên vào các tạng khác trong ổ bụng.

Do tính chất phổ biến của việc sử dụng tăm tre và rất nguy hiểm khi tăm rơi vào đường thở hay đường ăn uống nên các bác sĩ chuyên khoa có các khuyến cáo về dùng tăm như sau: Sau khi ăn uống, nếu có dùng tăm xỉa răng nên tập trung chú ý khi thực hiện các động tác, tránh lơ đãng, không tập trung để sảy ra sơ suất để tăm bị hút rơi vào đường thở hay đường tiêu hóa, sau khi sử dụng xong thì vứt bỏ luôn, không nên ngậm trong miệng để nói chuyện hoặc làm việc khác. Tạo thói quen sử dụng chỉ Nha khoa thay thế tăm trong sinh hoạt hàng ngày.  Khi lỡ nuốt phải dị vật, bệnh nhân cần được đưa đi khám ngay tại các cơ sở y tế kể cả khi chưa có biểu hiện triệu chứng, không nên tự ý chữa mẹo có thể nguy hiểm cho sức khỏe.


Hình ảnh dị vật tăm tre cắm sâu vào thành môn vị dạ dày:


Quá trình gắp dị vật:

 
Dị vật sau khi được gắp ra ngoài:

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

- Select website - Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng Sở Thông tin và truyền thông Cao Bằng

 

  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay499
  • Tháng hiện tại8,195
  • Tổng lượt truy cập2,199,420

Video liên quan

Chủ Đề