Cách thi đấu cờ vua

ĐIỀU 14: HỆ THUỴ SỸ THEO BỐC THĂM [HỆ THỐNG ĐẠI TUẦN HOÀN]

Hệ thống Đại tuần hoàn là hệ thống thi đấu dựa theo kết quả bốc thăm sau mỗi trận đấu, rất thông dụng trong các cuộc thi đấu có tính chất quần chúng. Hệ số này cho phép tổ chức thi đấu với bất kỳ số lượng vận động viên là bao nhiêu với một số lượt đấu không lớn lắm. Ưu điểm chính của hệ thống này là bảo đảm cho số đông đấu thủ tham gia, thời gian thi đấu có thể ấn định tùy ý, hơn nữa các đấu thủ lại được tham dự từ đầu đến cuối giải không bị loại như trong hệ đấu loại trực tiếp. Trong hệ thống Đại tuần hòan, tại mỗi lượt đấu các đấu thủ chỉ gặp các đấu thủ có cùng số điểm, hoặc có số điểm gần bằng nhau. Các cặp đấu thủ gặp nhau, đều được xác định qua bốc thăm. Nhược điểm của hệ thi đấu này là số lần đi trước của đấu thủ có thể chênh lệch, nên tốt nhất cần quy định số lượt thi đấu là một số lẻ để cho sự chênh lệch trong quyền đi trước không quá một lần. Phương thức tổ chức thi đấu bao gồm các điểm sau:

1. Thẻ theo dõi thi đấu

Ban đầu cũng tổ chức xác dịnh số thứ tự cho các đấu thủ. Số thứ tự này chỉ có nghĩa trong vòng đấu đầu số 1 gặp số 2 và số 3 gặp số 4 v.v… và số nhỏ cầm quân Trắng. Trong những vòng sau, số thứ tự không có giá trị mà các cặp sẽ gặp nhau theo kết quả bốc thăm cho từng nhóm riêng có số điểm bằng nhau. Quyền cầm quân Trắng cũng sẽ được ấn định dựa vào việc bốc thăm lựa chọn các cặp đấu thủ [sau vòng 1 thường có 3 nhóm: nhóm 1 điểm, nhóm 1/2 điểm, nhóm 0 điểm; sau vòng 2 có thể có 5 nhóm, v.v…] Mỗi đấu thủ được Ban tổ chức thi đấu chuẩn bị sẵn cho 1 thẻ thi đấu do trọng tài theo dõi ghi sau khi bốc thăm và kết thúc trận đấu. Mẫu thẻ xem ở phụ lục 3

2. Chia các nhóm để bốc thăm

Sau mỗi vòng đấu, thẻ các đấu thủ có tổng số điểm ngang nhau được xếp vào cùng một nhóm. Trước khi bốc thăm để bảo đảm quyền cầm quân Trắng được công bằng, số thẻ trong mỗi nhóm lại được chia thành 4 phân nhóm: a. Sau số vòng dều lẻ [1 vòng, 3 vòng, 5 vòng…] – Phân nhóm 1: thẻ các đấu thủ cầm quân Đen liền 2 ván cuối cùng. – Phân nhóm 2: thẻ các đấu thủ có số ván cầm quân Đen lớn hơn. – Phân nhóm 3: thẻ các đấu thủ có số ván cầm quân Trắng lớn hơn. – Phân nhóm 4: thẻ các đấu thủ có số ván cầm quân Trắng liền 2 ván cuối cùng. b. Sau số vòng đấu chẵn [2 vòng , 4 vòng, 6 vòng …] – Phân nhóm 1: thẻ các đấu thủ 2 ván cuối cùng cầm quân Đen hoặc số ván cầm quân Đen lớn hơn. – Phân nhóm 2: thẻ các đấu thủ có số ván cầm quân Trắng và quân Đen bằng nhau, nhưng ván cuối cùng cầm quân Đen. – Phân nhóm 3: thẻ các đấu thủ có số ván cầm quân Trắng và quân Đen bằng nhau, nhưng ván cuối cùng cầm quân Trắng. – Phân nhóm 4: thẻ các đấu thủ 2 ván cuối cùng cầm quân Trắng hoặc số ván cầm quân Trắng lớn hơn.

3. Nguyên tắc bốc thăm

Dựa trên cơ sở là đấu thủ phân nhóm 1 trong trận sau dứt khoát được cầm quân Trắng và đấu thủ ở phân nhóm 4 sẽ phải cầm quân Đen, vì việc bốc thăm lại phải tiến hành rộng rãi [không riêng phân nhóm 1 gặp phân nhóm 4], cần tiến hành bốc thăm theo thứ tự sau, từ nhóm có điểm cao nhất xuống các nhóm dưới: a. Chọn đấu thủ cho phân nhóm 1 ở trong số đấu thủ phân nhóm 3 và 4 gộp lại. b. Số đấu thủ còn lại ở phân nhóm 4 sẽ chọn đối phương ở phân nhóm 2 [đấu thủ phân nhóm 2 cầm quân Trắng]. c. Số đấu thủ còn lại ở phân nhóm 2 sẽ chọn đối phương ở phân nhóm 3 [đấu thủ phân nhóm 2 cầm quân Trắng]. d. Số đấu thủ còn lại ở phân nhóm 2 [hoặc phân nhóm 3] sẽ đấu với nhau. Màu quân sẽ định bằng bốc thăm. Trong trường hợp số thẻ trong một nhóm đấu thủ bằng điểm nhau là số lẻ, thì một đấu thủ không có đối phương trong nhóm ấy và như vậy phải chọn cho đấu thủ đó một đối thủ trong nhóm dưới theo nguyên tắc sau: a. Nếu đấu thủ thuộc phân nhóm 1, 2 thì chọn đối phương ở phân nhóm 3,4 nhóm dưới và trong vòng sau đấu thủ cầm quân Trắng. b. Nếu đấu thủ thuộc phân nhóm 3, 4 thì chọn đối phương ở phân nhóm 1,2 nhóm dưới và trong sau đấu thủ cầm quân Đen.

Trong thẻ theo dõi, trọng tài sẽ ghi ký hiệu [đi xuống]; trong cột “nhóm” đối với đấu thủ đó và ký hiệu [đi lên] cho đối phương của anh ta. Nếu trong nhóm này số đấu thủ là chẵn, thì sau đó lại xảy ra trường hợp một đấu thủ không có cặp và do đó lại tìm đối phương cho đấu thủ này ở nhóm dưới nữa.

4. Những vấn đề cần lưu ý a. Hai đấu thủ chỉ được quyền gặp nhau 1 lần trong suốt hệ thi đấu. nếu khi bốc thăm xẩy ra trường hợp hai đấu thủ gặp nhau lần nữa, thì kết quả này coi như không có giá trị và bốc thăm lại để chọn đối thủ khác, nếu cần có thể thay đổi cả kết quả bốc thăm ở các cặp trước, nhất thiết không được để hai đấu thủ gặp lại lần thứ hai. b. Mỗi đấu thủ không được chơi quá 2 ván với cùng một màu quân và tránh tình trạng số lần giữ quân Trắng và quân Đen của một đấu thủ quá chênh lệch [lớn quá 1 ván khi số vòng đấu lẻ, quá 2 ván khi số vòng đấu chẵn]. c. Có trường hợp một số đấu thủ không có đối phương ở cùng nhóm hoặc ở cả nhóm dưới [vì lý do màu quân]. Trường hợp này phải tìm cho đấu thủ một đối thủ ở nhóm trên và như vậy tức là phải thay đổi cả kết quả bốc thăm ở nhóm trên này. d. Nếu có điều kiện nên tránh tình trạng một đấu thủ “đi lên” lại có lần “đi xuống” hai lần liền. Nhưng một đấu thủ có lần “đi lên”, lại có lần “đi xuống” rồi thì có thể coi như đấu thủ đó chưa “đi lên” và “đi xuống”. Dễ dàng nhận thấy rằng việc bốc thăm chọn cặp đấu thủ trong hệ đấu Đại tuần hoàn đòi hỏi trọng tài phải nhậy bén khéo léo, cân nhắc và suy nghĩ kỹ càng. Kết quả bốc thăm thường được tiến hành ngay sau một vòng đấu và được công bố cho đấu thủ biết trước để chuẩn bị cho vòng đấu sau. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm xử lý mọi khiếu nại về kết quả bốc thăm. Sau khi việc bốc thăm hoàn thành, mọi khiếu nại được giải quyết, kết quả bốc thăm có hiệu lực và các đấu thủ có trách nhiệm thi hành.

5. Phân bố kết quả

Số vòng thi đấu trong hệ Đại tuần hoàn thường ít nhất là 6 vòng và ít khi vượt quá 15 vòng. Nếu số vòng thi đấu lớn hơn tức là điều kiện về thời gian rộng rãi thì nên chia số đấu thủ thành nhiều bảng để thi đấu vòng tròn kết quả sẽ công bằng hơn. Số đấu thủ trong hệ thi đấu Đại tuần hoàn không được ít hơn 18 vận động viên, nhưng thông thường số đấu thủ phải từ 30 trở lên thì việc vận dụng hệ thi đấu này mới có kết quả tốt và bảo đảm được tính chất công bằng hợp lý trong kế hoạch bốc thăm. Sau khi vòng đấu kết thúc, các đấu thủ được xếp hạng theo tổng số điểm thu được. Trong trường hợp nhiều đấu thủ bằng điểm nhau [điều này rất dễ xảy ra], không chỉ phân định thứ tự bằng cách tính hệ số Becgơ như trong hệ đấu vòng tròn vì mỗi đấu thủ đã gặp các đối thủ khác nhau. Để xác định thứ hạng cho các đấu thủ này, người ta quy ước tính hệ số Becgơ cho các đối thủ đó. Hệ số Becgơ được tính bằng cách cộng số điểm thu được của tất cả các đối phương đã gặp của một đấu thủ. Giữa 2 hay nhiều đấu thủ bằng điểm nhau, ai có hệ số Becgơ lớn hơn sẽ được xếp hạng trên. Riêng trong trường hợp khi tính hệ số Becgơ mà có một đấu thủ bỏ cuộc giữa chừng, thì điểm của đấu thủ này được xác định bằng cách lấy trung bình cộng của số điểm thu được của các đấu thủ cùng nhóm với đấu thủ trước khi bỏ cuộc. Trong hệ Thụy Sĩ nếu số đấu thủ lẻ, thì đấu thủ nào được nghỉ sẽ tính hệ số của ván đó bằng số điểm của người xếp cuối cùng giải. Riêng đối với hệ Thụy Sĩ có điều chỉnh, khi có các đấu thủ bằng điểm thì thường tính hệ số lũy tiến để xếp hạng. Hệ số lũy tiến của một đấu thủ bằng tổng số các tổng điểm mà đấu thủ đạt được sau từng vòng đấu. Ví dụ: một đấu thủ ván đầu thắng [1 điểm], ván 2 hòa [đạt 1,5 điểm sau 2 ván] thì hệ số lũy tiến của đấu thủ đó sau hai vòng đấu 1+ 1,5 =2,5 … Hệ thi đấu Đại tuần hoàn có nhược điểm là tổ chức các cặp thi đấu dựa vào kết quả bốc thăm nên không tránh khỏi một số ngẫu nhiên. Tuy nhiên, mặt tích cực của nó rất rõ ràng, trừ một số trường hợp phải xác định đấu thủ giỏi nhất một cách chính xác [như Giải Vô địch quốc gia, Giải Vô địch tỉnh thành phố] trong các tổ chức thi đấu khác, các cơ sở nên vận dụng hình thức thi đấu này.

Một điểm cần lưu ý là khi vận dụng hệ thi đấu này các ván cờ phải được kết thúc trong một buổi chứ không tổ chức hoãn đấu.

Cờ vua là trò chơi trí tuệ mang tính đối kháng [Abtract Stategic Game] nổi tiếng  thế giới và tại Việt Nam. Bên cạnh cờ tướng, người Việt Nam ngày càng yêu mến cờ Vua hơn. Môn chơi đầy thú vị làm say lòng bao fan quốc tế. Nếu người châu Á đam mê môn cờ Tướng thì ở phương Tây người ta cũng cực kỳ tôn thờ môn cờ vua. Làm sao để bắt đầu chơi cờ vua, bài viết sau trong 10 phút sẽ hướng dẫn các bạn chơi cờ vua đơn giản nhất từ A – Z.

Trước tiên hãy điểm qua vài thông tin về cờ vua. Hãy đọc trọn bài viết để thấy môn cờ vua thật dễ học cách chơi thế nào.

Lược sử lịch sử cờ vua

Lịch sử cờ vua bắt đầu từ môn cờ cổ có nguồn gốc từ Ấn Độ trước thế kỷ thứ 6, sau đó trò chơi này lan đến Ba Tư.

Thời gian sau đó, cờ Vua được chơi bởi người Hồi Giáo và du nhập vào Châu Âu, định hình và phát triển tốt từ khoảng thế kỷ 15.

Vào nửa sau của thế kỷ 19, giải đấu cờ vua hiện đại bắt đầu và giải vô địch cờ vua thế giới lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1886.

Trong thế kỷ 21, người ta sử dụng máy tính để phân tích các thế cờ vua và nước đi trong cờ vua từ những năm 1970

Giữa những năm 1990s, trò chơi cờ vua trên máy tính xuất hiện.

Cách đi quân và ăn quân trong cờ vua

Quân Trắng luôn luôn đi trước.

Trong phần này, chúng ta sẽ điểm qua các cách đi quân, ăn quân, các chiêu trò đặc biệt với các quân cờ. Học cách thức di chuyển cơ bản của các quân trước khi học cách sắp xếp bàn cờ trong cờ vua.

Quân Tốt – Pawn

Quân Tốt trong cờ vua là quân thường xuyên bị ngó lơ nhất trong tất cả các quân cờ vua. Một phần vì quân tốt quá đơn giản và là quân cờ nhỏ nhất trong bộ cờ vua, sức mạnh ban đầu kém nhất và đứng ở hàng đầu. Mỗi người chơi cờ vua bắt đầu bằng việc tiến tốt, có 8 quân tốt trên bàn cờ để di chuyển.

Làm thế nào để đi quân Tốt

Quân Tốt là quân cờ đơn giản nhất và cũng phức tạp trong cách nó di chuyển.

Quân Tốt trong cờ vua có rất ít sự lựa chọn trong cách di chuyển. Chỉ có Tiến lên về phía trước cho đến khi nó đến cuối bàn cờ và được thăng hạng thành những quân cờ khác. Quân Tốt có cách di chuyển có thể mô tả ngắn gọn như sau:

Quân tốt chỉ có thể di chuyển về phía trước 1 ô, trong số ít trường hợp khác là 2 ô.

Quân Tốt chỉ có thể tiến 2 ô trong lần di chuyển đầu tiên của nó.

Quân Tốt có thể tiến chéo để ăn quân đối thủ.

Khi quân Tốt tiến đến phía bên kia bàn cờ, nó được phong chức thành bất kỳ con nào khác nhưng không phải là vua.

Đụng Tốt [ Pawn Ram] là tình huống khi 2 Tốt của mình và đối thủ đụng nhau, làm cản đường di chuyển của cả hai. Để thoát khỏi đụng tốt, chúng ta có thể xử lý…

//danhcotuong.org/wp-content/uploads/2018/01/cach-di-chuyen-quan-tot-co-vua-pawn-moves-96x96.jpg 96w" style="margin:0px auto;padding:0px;border:0px;font-size:14px;vertical-align:middle;background:transparent;height:auto;clear:both;" />

Quân Xe – Chariot, Rook

Quân Xe trong cờ Vua có hình tượng như một tòa tháp, tương tự quân Xe trong cờ Tướng.

Làm thế nào để đi quân Xe

Quân Xe có cách di chuyển đơn giản nhất trên bàn cờ vua.

Quân Xe có thể di chuyển thẳng theo phương tiến, lùi, sang ngang bất kỳ lúc nào.
Một lần di chuyển, quân Xe có thể thực hiện từ 1 đến 7 ô miễn là đường đi không bị cản bởi quân nào.

Sức mạnh của quân Xe vì vậy rất lớn trong trung cuộc và tàn cuộc, vì lúc đó số lượng quân của hai bên đã vơi bớt, ít cản đường xe hơn.

Trong cờ vua, quân Xe có thể di chuyển cùng lúc với quân Vua trong nước đi nhập thành [Castling].

//danhcotuong.org/wp-content/uploads/2018/01/cach-di-chuyen-quan-xe-co-vua-rook-moves2-96x96.jpg 96w" style="margin:0px auto;padding:0px;border:0px;font-size:14px;vertical-align:middle;background:transparent;height:auto;clear:both;" />

Quân Mã – Knight

Khi nói đến cờ vua, quân Mã thường được phân tích như là một quân có nhiều cơ hội sáng tạo nhất. Đây cũng là quân khó đoán nhất bàn cờ. Nhiều chiến thuật cờ vua cực kỳ độc đáo được tạo ra với quân Mã hạ gục đối phương thần sầu.

Làm thế nào để đi quân Mã

Quân Mã có thể di chuyển về phía trước, phía sau, trái hoặc phải hai ô vuông và sau đó phải di chuyển một hình vuông theo hướng vuông góc. Nói cách khác, quân Mã di chuyển theo hình chữ LQuân Mã  chỉ có thể di chuyển đến một trong tám vị trí trên bàn cờ vua. [Xem hình minh họa]Quân Mã  có thể điđến bất kỳ vị trí không có quân cùng màu với nó.Quân Mã có thể nhảy qua các quân khác.

Quân Mã thường được sử dụng trong vùng trung tâm bàn cờ vua vì nó là quân đầu tiên có thể tiến lên khu vực này.

Quân Mã có thể tấn công ăn quân khác mà không sợ bị ăn lại bởi quân khác[không phải quân Mã]

Quân Mã có cách di chuyển khác các quân khác, vì vậy quân Mã lấp lại yếu điểm của quân khác.

//danhcotuong.org/wp-content/uploads/2018/01/cach-di-chuyen-quan-ma-co-vua-knight-moves-96x96.jpg 96w" style="margin:0px auto;padding:0px;border:0px;font-size:14px;vertical-align:middle;background:transparent;height:auto;clear:both;" />

Quân Tượng – Bishop

Quân Tượng là một trong những quân mạnh trong bộ cờ Vua. Ở khai cuộc cờ vua, sức mạnh của Tượng có thể bị kiềm hãm vì quân Tốt chặn đường đi khá nhiều, nhưng một khi đường đi được giải phóng, quân Tượng sẽ tỏa sáng tốt. Quân Tượng luôn xuất sắc đỡ cho quân Vua nhưng nhiều cờ thủ vẫn thà thí Tượng để giữ Xe hơn.

Làm thế nào để đi quân Tượng

Quân Tượng di chuyển theo đường chéo theo bất kỳ hướng nào, miễn là không có quân cản trở.

Quân Tượng sẽ bị kẹt nếu nếu có quân cản trên đường đi của nó, khác với quân Mã có thể nhảy qua quân khác.

Quân Tượng có thể ăn bất kỳ quân nào trên bước đi

//danhcotuong.org/wp-content/uploads/2018/01/cach-di-chuyen-quan-tuong-co-vua-bishop-moves-96x96.jpg 96w" style="margin:0px auto;padding:0px;border:0px;font-size:14px;vertical-align:middle;background:transparent;height:auto;clear:both;" />

Quân Hậu – Queen

Quân Hậu được xem là quân cờ vua nguy hiểm và linh hoạt nhất trên bàn cờ vua, vì vậy quân hậu rất quan trọng để giữ trong cờ vua bên cạnh quân Vua. Mất quân Vua coi như thua cờ, nhưng mất quân Hậu thì cũng … gần với thua cờ rồi trừ khi bạn là một tay cờ có nghề. Hầu hết mọi kỳ thủ đều sẵn lòng thí quân khác để cứu Hậu. Mỗi bên bắt đầu với một quân Hậu nhưng nếu di chuyển được quân Tốt đến cuối bàn cờ, thì nó sẽ biến thành quân hậu thứ hai. Đó là lý do tại sao một bộ cờ vua thường có  2 quân Hậu.

Làm thế nào để đi quân Hậu

Cách di chuyển của quân Hậu giống như cách đi của quân Xe và quân Tượng trong cờ vua.

Quân Hậu có thể di chuyển theo đường chéo và đường thẳng bất kỳ đâu.

Quân Hậu không thể nhảy qua quân khác.

Quân Hậu có thể ăn bất kỳ quân nào của đối thủ.

Quân Hậu là một quân phòng thủ ưa thích của nhiều kỳ  thủ cờ vua vì khả năng di chuyển và ăn quân siêu phàm của nó. Quân Hậu là một nhân tố không thể thiếu trong tàn cuộc cờ vua. Tuy nhiên, tốt hơn là vẫn đẩy Hậu vào trung tâm bàn cờ để phòng thủ được tốt hơn phần bàn cờ của mình. Hậu là quân bảo vệ của quân Vua. Quân Mã của đối phương là mối đe dọa của quân Hậu, vì Hậu không có khả năng ăn Mã đang tấn công mình.

//danhcotuong.org/wp-content/uploads/2018/01/cach-di-chuyen-quan-hau-co-vua-queen-moves-96x96.jpg 96w" style="margin:0px auto;padding:0px;border:0px;font-size:14px;vertical-align:middle;background:transparent;height:auto;clear:both;" />

Quân Vua – King

//danhcotuong.org/wp-content/uploads/2018/01/quan-vua-co-vua-king-96x96.jpg 96w" style="margin:0px auto;padding:0px;border:0px;font-size:14px;vertical-align:middle;background:transparent;height:auto;clear:both;" />

Quân cuối cùng là quân Vua, đây là quân cờ chiến thắng, nghĩa là đoạt được quân này thì đối phương sẽ thắng bất kể tỷ số. Nhiều kỳ thủ kỳ cựu còn biết tận dụng quân vua để giành lợi thế so với đối thủ. Tuy vậy, quân Vua phải luôn được bảo vệ xuyên suốt ván cờ. Quân Vua thường bị xem là quân cờ yếu thế nhất bàn cờ, có phải như vậy không, hãy đọc bài viết giải oan cho quân vua

Làm thế nào để đi quân Vua

Quân Vua có thể di chuyển bất kỳ hướng nào 1 ô

Quân Vua không thể di chuyển đến quân cờ bên mình đang đứng.

Quân Vua không thể đi nước mà nó bị chiếu tướng

Quân vua có thể dùng trong thế nhập thành Castling là quân Vua có thể di chuyển 3 ô và đổi chỗ cho quân Xe.

Kỳ thủ hay có thể dùng quân Vua để nhử mồi đặt bẫy rồi ăn quân đối thủ, nhưng vẫn phải dùng vua sao cho an toàn.

Thông thường, để giữ an toàn cho quân Vua, kỳ thủ dồn Vua vào các góc để ít hướng tấn công nhắm đến được bằng Caslting.

//danhcotuong.org/wp-content/uploads/2018/01/cach-di-chuyen-quan-vua-co-vua-king-moves-96x96.jpg 96w" style="margin:0px auto;padding:0px;border:0px;font-size:14px;vertical-align:middle;background:transparent;height:auto;clear:both;" />

Đặt quân cờ lên bàn cờ vua

Bước 1: Đặt bàn cờ vua lên

//danhcotuong.org/wp-content/uploads/2018/01/cach-xep-ban-co-vua-1-96x96.jpg 96w" style="margin:0px auto;padding:0px;border:0px;font-size:14px;vertical-align:middle;background:transparent;height:auto;clear:both;" />

Bước 2: Bắt đầu đặt quân Vua trắng lên ô thứ 5 dưới cùng bàn cờ tương ứng với vị trí 1e. Quân Vua Trắng đặt lên ô màu đen. Quân Đen đứng đối diện ở vị trí tương tự ở phía bên kia bàn cờ.

Bước 3: Đặt quân Hậu Trắng vào ô phía bên trái quân Vua Trắng. Quân Hậu Đen đứng ở vị trí đối diện tương tự ở bàn cờ bên kia.

Hậu Trắng đứng ô màu Đen, Hậu Đen đứng ô Trắng.

Bước 4: Đặt quân Tượng – Bishop 2 bên quân Hậu và quân Vua.

Bước 5. Đặt quân Mã  – Knight đứng 2 bên quân Tượng

Bước 6. Đặt quân Xe – Rook đứng 2 bên quân Mã

Bước 7. Đặt 8 quân Tốt dàn đều trên hàng thứ 2

Chiến thuật cờ vua cơ bản

Kiểm soát tốt vùng trung tâm – Control the centre

Trên bàn cờ vua có 4 ô có giá trị lớn nhất là 4 ô nằm ở giữa bàn cờ. Khi mới mở trận khai cuộc trong cờ vua, hãy cố gắng 4 ô vuông ở giữa. Nếu vùng trung tâm được kiểm soát tốt, thì bạn có nhiều lợi thế hơn ở trung cuộc. Nói cách khác, kiểm soát tốt vùng trung tâm là cách bạn chiếm thế tấn công đối phương mạnh hơn.

Phát triển lực lượng – Develop your pieces

Khi bắt đầu đi quân, thì cố gắng phát triển theo các chiến thuật cờ vua sau:

  • Kiểm soát vùng trung tâm
  • Đi những quân nhỏ, yếu như tốt, tượng trước.
  • Di chuyển một quân một lần duy nhất trong khai cuộc, nếu được
  • Sử dụng chiến thuật nhập thành bảo vệ quân vua và đưa quân xe vào trận đấu càng sớm càng tốt.

Hiểu rõ giá trị từng quân cờ

Trong hầu hết các trò chơi, bạn sẽ có nhiều cơ hội đổi quân với đối thủ. Có chiêu đánh lừa đối thủ bằng cách đối quân Hậu của mình lấy quân Tốt của đối thủ, nếu bạn nắm rõ giá trị của từng quân cờ sau:

Quân Vua – King = Trò chơi [nếu vua bị bắt, thì thua cờ]Quân Hậu -Queen = 9Quân Xe – Rook = 5Quân Tượng – Bishop = 3Quân Mã – Knight = 3

Quân Tốt – Pawn = 1

Luật chơi Cờ Vua đơn giản, dễ hiểu

Nếu bạn là người mới bắt đầu chơi cờ vua, thì đây là những điều luật cơ bản nhất mà bạn cần nắm bắt để sớm nhất bắt đầu một trận cờ vua của mình. Trong khi học cách di chuyển quân cờ vua và chiến thuật cờ vua, bạn đã hiểu cách chơi đúng một ván cờ vua, nhưng một số luật cờ vua đặc biệt vẫn chưa được nhắc đến. Chúng sẽ được liệt kê cho bạn trong phần này.

Luật Nhập Thành – Castling

Nhập thành là nước đi làm được 2 việc quan trọng, thứ nhất di chuyển quân vua vào góc để tránh tấn công, thứ hai, đưa quân xe vào trận đấu. Trong 1 nước đi, bạn luôn phải di chuyển quân vua vào 2 ô và quân xe ra sát cạnh quân vua để bảo vệ. Điều kiện cần có để thực hiện nhập thành là:

Nó là nước đi đầu tiên của quân Vua và là nước đi đầu tiên của quân Xe

Không có quân nào ở giữa quân xe và quân Vua

Quân Vua không bị chiếu hoặc đã thoát chiếu.

Luật Thăng chức

Luật thăng hạng chỉ áp dụng cho quân Tốt nếu nó có thể đến cuối bàn cờ của đối thủ. Trong trường hợp nó thăng hạng, con tốt có thể thăng hạng thành bất kỳ quân gì trừ quân Vua. Thông thường tốt sẽ thăng làm quân Hậu, nhưng không bao giờ nó dùng để trao đổi quân đã bị bắt.

Luật Bắt Tốt Qua đường – Pass In

Một quy tắc khác của quân Tốt khi di chuyển là nếu quân tốt đi 2 ô trong nước đi đầu của nó, nó sẽ đụng phải quân tốt của đối thủ.  Gặp Tốt của đối thủ đến lượt đi có thể bắt Tốt vừa đi hai ô như khi Tốt đó thực hiện nước đi một ô. Nước bắt này chỉ có thể thực hiện ngay sau nước tiến Tốt hai ô.

Luật Chiếu tướng và Chiếu Bí [Check – Checkmate]

Mục đích trò chơi cờ vua là phải chiếu bí được quân vua. Nhưng điều gì nếu quân vua chỉ bị chiếu tướng nhưng không thoát được chiếu tướng. Có 3 cách để thoát chiếu tướng: di chuyển khỏi chỗ bị chiếu tướng dù không nhập thành được, thoát chiếu bằng quân khác, hoặc ăn quân đe dọa chiếu tướng. Nếu quân Vua không thoát được chiếu tướng thì bị thua cờ.

Luật Cờ Hòa

Đôi khi ván cờ kết thúc Hòa, và có 5 điều kiện để trận cờ vua hòa:

. Ván cờ rơi vào thế stalemate, nghĩa là quân Vua không bị chiếu tướng nhưng không thể di chuyển quân nào khác.

. Hai kỳ thủ đều đồng ý ngừng chơi và quyết định hòa.

. Không có đủ quân cờ để thực hiện checkmate – chiếu tướng [ví dụ: một bên còn một vua và một tượng, một bên còn 1 vua]

. Một kỳ thủ tuyên bố cờ hòa khi một thế cờ lặp lại 3 lần – không nhất thiết là 3 lần liên tiếp

. Trong 50 nước đi mà không kỳ thủ nào di chuyển quân Tốt hoặc ăn quân.

Mỗi ván đấu cờ vua là một thử thách trí tuệ. Để làm chủ trò chơi nào việc đầu tiên là phải bắt đầu nắm rõ luật chơi và cách chiến thắng trong trò chơi. Hy vọng bài viết trên cung cấp thông tin về cách chơi cờ vua đơn giản một cách đầy đủ và dễ dàng nhất cho người mới bắt đầu.

Hãy chơi cờ vua thật say mê nhé các kỳ thủ trẻ!

Video liên quan

Chủ Đề