Cách tính nâng lương lần sau

[Chinhphu.vn] - Ông Nguyễn Anh Khoa [nakhoa_cm@...] có quyết định nâng lương bậc 3 ngạch chuyên viên [hệ số 3,0] từ ngày 1/1/2012. Vừa qua, cơ quan xét nâng bậc lương trước thời hạn cho những người lập thành tích xuất sắc năm 2013 và ông Khoa không được xét vì không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BNV.

Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BNV quy định: “…tính đến ngày 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định…”

Căn cứ nội dung trên, cơ quan ông Khoa cho rằng đến ngày 1/1/2015 ông Khoa mới đủ thời hạn 36 tháng để xét nâng lương thường xuyên, do đó tính ngày 31/12/2013, thời hạn để xét nâng bậc lương thường xuyên ông Khoa còn 12 tháng 1 ngày.

Còn theo ông Khoa, tính đến ngày 31/12/2013 ông đã giữ lương bậc 3 ngạch chuyên viên được 24 tháng và còn đúng 12 tháng thì được xét nâng lương thường xuyên, nên thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2013 do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1, Điều 3 của Thông tư số 08/2013/TT-BNV.

Ông Khoa hỏi, quan điểm của cơ quan về cách tính thời hạn như vậy có đúng quy định không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời ông Khoa như sau:

Theo khoản 1, Điều 3 của Thông tư số 08/2013/TT-BNV, chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì, cán bộ, công chức, viên chức đạt đủ 2 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này và lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định.

Khái niệm về thời hạn, thời điểm bắt đầu thời hạn, thời điểm kết thúc thời hạn được quy định tại Điều 149; khoản 2 Điều 152 và khoản 3 Điều 153 Bộ Luật Dân sự như sau:

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

Về thời điểm bắt đầu thời hạn, khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định.

Về thời điểm kết thúc thời hạn, khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.

Căn cứ cách tính thời hạn nêu trên của Bộ Luật Dân sự, trường hợp ông Nguyễn Anh Khoa được nâng lương thường xuyên, hưởng bậc 3 ngạch chuyên viên [hệ số 3,0] từ ngày 1/1/2012, thì thời điểm bắt đầu thời hạn để xét nâng bậc lương thường xuyên lần sau được tính từ ngày tiếp theo của ngày 1/1/2012.

Thời hạn xét nâng bậc lương thường xuyên lần sau đối với ngạch chuyên viên, trình độ đại học [ngạch công chức, viên chức loại A1, theo bảng lương số 2, số 3 ban hành kèm theo Nghị định số204/2004/NĐ-CP] là phải đủ 36 tháng.  Thời điểm kết thúc thời hạn 36 tháng là ngày 1/1/2015. Tính đến ngày 1/1/2013 ông Khoa giữ bậc 3 được 12 tháng. Tính đến ngày 1/1/2014, ông Khoa giữ bậc 3 được 24 tháng. Như vậy, với khoảng thời gian từ ngày 31/12/2013 đến ngày 1/1/2015 [ngày kết thúc thời hạn 36 tháng] thì ông Khoa còn 12 tháng 1 ngày mới đến thời hạn nâng bậc lương thường xuyên.

Theo luật sư, cách tính thời hạn của cơ quan là phù hợp với quy định về thời hạn của Bộ Luật Dân sự.

Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BNV, thì ông Khoa chưa đủ điều kiện xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2013, do tính đến ngày 31/12/2013, thời gian còn lại để xét nâng bậc lương thường xuyên là 12 tháng 1 ngày [trên 12 tháng] mà điều kiện là còn thiếu từ 12 tháng trở xuống.  

Theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BNV thì, thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành quyết định công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên tính đến ngày 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.

Theo đó, thành tích xuất sắc mà ông Khoa đã đạt được trong thực hiện nhiệm vụ có thể được chuyển sang xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2014.

Nâng lương trước thời hạn có đúng không? Điều kiện nâng lương trước thời hạn cho cán bộ, công chức? Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức xã? Điều kiện nâng lương thường xuyên và nâng lương trước thời hạn?

Một trong những vấn đề cần chú ý đến trong thủ tục nâng lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc đó là về thời hạn và thời gian. Các vấn đề về thời hạn, thời gian trong quy định về nâng bậc lương theo quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 07 năm 2013 hướng dẫn về cách tính thời gian nâng bậc lương trước thời hạn bao gồm 3 vấn đề chính: Thứ nhất, thời gian cán bộ công chức, viên chức và người làm việc giữ bậc trong ngạch hay chức danh. Thứ hai, các loại quỹ thời gian được tính và không được tính vào quỹ thời gian để xét nâng bậc lương. Thứ ba, thời gian kéo dài để nâng bậc lương. Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu cụ thể hơn về các quy định pháp luật liên quan đến thời gian để cán bộ công chức, viên chức người làm việc được phép nâng bậc lương này:

Thứ nhất, về thời gian cán bộ công chức, viên chức và người làm việc giữ bậc trong ngạch hay chức danh:

Trong vấn đề này, tùy từng bậc từng chức danh khác nhau mà cán bộ công chức, viên chức người làm việc làm việc tại cơ quan đơn vị mà pháp luật có quy định về thời gian là khác nhau.

– Nếu cán bộ công chức, viên chức và người làm việc giữ chức danh tại cơ quan, đơn vị làm việc là chuyên gia cao cấp thì từ sau khi đủ 05 năm cán bộ công chức, viên chức đó giữ bậc lương trong bảng lương theo chức danh là chuyên gia cao cấp thì cán bộ công chức viên chức người làm việc đó được xét nâng bậc lương.

– Nếu cán bộ công chức, viên chức và người làm việc làm việc tại đơn vị cơ quan làm việc có yêu cầu về trình độ đào tạo là từ hệ cao đẳng trở lên thì từ sau khi đủ thời gian là 03 năm cán bộ công chức, viên chức người làm việc đó giữ bậc lương trong bảng lương sẽ được xét nâng một bậc lương.

– Nếu cán bộ, công chức viên chức đó làm việc tại cơ quan, đơn vị làm việc có yêu cầu về trình độ đào tạo là từ trung cấp trở xuống, ngoài ra còn trường hợp người làm việc là thừa hành, phục vụ thì sau 02 năm cán bộ công chức, viên chức và người làm việc đó giữ bậc lương trong bảng lương sẽ được xét nâng một bậc lương.

Như vậy, đối với quy định về thời gian giữ bậc trong ngạch hay trong chức danh có sự khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ đào tạo mà đơn vị, cơ quan làm việc đó yêu cầu, tổng số thời gian mà cán bộ công chức viên chức đó giữ bậc trong ngạch hay trong chức danh thì pháp luật có những quy định khác nhau về thời hạn nâng lương đối với từng trường hợp cụ thể.

Thứ hai, về các loại quỹ thời gian được tính và không được tính vào quỹ thời gian để xét nâng bậc lương:

Trong vấn đề này ta cần phân biệt được đâu là loại quỹ thời gian được pháp luật công nhận để tính vào thời hạn được phép nâng bậc lương và những loại quỹ thời gian nào không được phép tính vào thời hạn được phép nâng lương. Sau khi đã xác định được quỹ thời gian này đối với từng cán bộ, công chức viên chức ta sẽ có những chế độ cũng như quyết định nâng lương đối với cán bộ, công chức, viên chức sao cho công bằng và minh bạch nhất.

  • Các loại quỹ thời gian được phép tính vào quỹ thời gian để tính nâng bậc lương trước thời hạn bao gồm:

+ Cán bộ công chức viên chức có thời nghỉ làm theo quy định của pháp luật mà vẫn được nghỉ nguyên lương

+ Cán bộ công chức, viên chức là nữ và có tổng số thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về chế độ thai sản

+ Cán bộ công chức, viên chức nghỉ làm do ốm đau, do tai nạn lao động, do bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nhưng phải đảm bảo quy định là từ 06 tháng trở xuống

+ Cán bộ công chức, viên chức có thời gian đi làm, học tập, thực tập tại đơn vị cơ quan trong nước hay nước ngoài theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên cán bộ công chức, viên chức này vẫn được hưởng lương theo danh sách trả lương tại đơn vị, cơ quan làm việc.

  • Các loại quỹ thời gian không được phép tính vào quỹ thời gian để tính nâng  bậc lương trước thời hạn bao gồm:

+ Cán bộ công chức, viên chức trong khoảng thời gian làm việc có thời gian nghỉ vì lý do cá nhân và không hưởng lương tại cơ quan, đơn vị làm việc theo quy định pháp luật.

+ Trường hợp cán bộ công chức viên chức đó được cơ quan có thẩm quyền tại đơn vị cơ quan làm việc, ra quyết định cử đi học, đi thực tập công tác tại một đơn vị, cơ quan làm việc khác trong thời gian quy định đã quy định cụ thể trong quyết định. Nhưng khi thời hạn làm việc, học tập, công tác kết thúc cán bộ công chức, viên chức này không trở về đúng thời hạn thì số ngày vượt quá thời gian quy định sẽ không được tính vào quỹ thời gian để tính bậc nâng lương cho cán bộ, công chức, viên chức này.

+ Trường hợp cán bộ công chức, viên chức trong thời gian làm việc tại đơn vị cơ quan làm việc nhưng lại bị tạm giam tạm giữ theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc bị chính đơn vị, cơ quan làm việc đình chỉ công tác do có vi phạm trong quá trình làm việc tại cơ quan, đơn vị thì thời gian cán bộ công chức, viên chức này bị xử lý cũng không được tính vào thời gian để nâng bậc lương.

Thứ ba, về thời gian kéo dài để xét nâng bậc lương:

Trường hợp này áp dụng đối với cán bộ công chức, viên chức trong thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị bị kỉ luật dưới các hình thức khiển trách hay cảnh cáo hay giáng chức cách chức, đã có quyết định của cấp có thẩm quyền tại đơn vị, cơ quan hiện đang làm việc thì sẽ bị kéo dài thời gian được xét nâng bậc lương so với đúng thời gian đã được pháp luật.

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568

Tùy vào từng trường hợp vi phạm cụ thể mà thời gian kéo dài xét nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức là khác nhau.

  • Đối với các trường hợp sau thì cán bộ công chức, viên chức sẽ bị kéo dài thời hạn xét nâng bậc lương là 12 tháng:

+ Cán bộ đó bị cơ quan, đơn vị làm việc tiến hành kỉ luật cách chức

+ Công chức bị cơ quan, đơn vị làm việc tiến hành kỉ luật giáng chức hoặc cách chức

Viên chức và người lao động bị đơn vị, cơ quan làm việc tiến hành kỷ luật cách chức.

  • Đối với các trường hợp sau thì cán bộ công chức, viên chức sẽ bị kéo dài thời hạn xét nâng bậc lương là 06 tháng:

+  Cán bộ, công chức bị cơ quan, đơn vị làm việc tiến hành kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

+  Viên chức và người lao động bị đơn vị, cơ quan làm việc tiến hành kỷ luật cảnh cáo.

  • Đối với các trường hợp sau thì viên chức sẽ bị kéo dài thời hạn xét nâng bậc lương là 03 tháng:

+ Viên chức và người lao động bị cơ quan, đơn vị làm việc tiến hành kỉ luật khiển trách

Trên đây là toàn bộ những quy định pháp luật về cách tính thời gian nâng bậc lương trước thời hạn theo Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 07 năm 2013 hướng dẫn cụ thể  về cách tính thời gian nâng bậc lương trước thời hạn. Hi vọng bài viết trên đây của Luật Dương Gia sẽ đem lại những thông tin hữu ích, cũng như kiến thức pháp luật bổ ích cho bạn đọc.

Mục lục bài viết

1. Nâng lương trước thời hạn có đúng không

Tóm tắt câu hỏi:

Kính chào công ty. Tôi rất mong được tư vấn về vấn đề chuyển lương khi thi chuyển ngạch từ cán sự lên chuyên viên. Tôi xin được trình bày cụ thể như sau: Bảng lương B.19-04 [1.8 ; 1.99 ; 2.18 …. 3,89] Bảng lương B.19-03 [2.34 ; 2.65 … 4.51]

Ông A ngày 01/01/2014 được hưởng lương bậc 8/12 hệ số 3.13 đến thời điểm 01/04/2015 ông hoàn thành việc thi chuyển chức danh lên chuyên viên. Nếu theo quy định tại Thông tư 02/2007/TT-BNV thì ông A được xếp vào bảng lương B.19-03; bậc 4/8, hệ số 3.27 và thời điểm nâng lương lần sau tính từ 01/04/2015.

Ông B ngày 01/01/2015 được hưởng lương bậc 8/12 hệ số 3.13 đến thời điểm 01/04/2015 ông hoàn thành việc thi chuyển chức danh lên chuyên viên. Nếu theo quy định tại Thông tư 02/2007/TT-BNV thì ông B được xếp vào bảng lương B.19-03; bậc 4/8, hệ số 3.27 và thời điểm nâng lương lần sau tính từ 01/04/2015.

Như vậy, ông B trong thời gian 2 năm 4 tháng đã được tăng lương được 2 bậc lương của bảng lương cán sự – và ông A, ông B được hưởng cùng bậc lương chuyên viên, dù thời gian xuất phát điểm của bậc cán sự là khác nhau. Đơn vị của tôi đưa ra quy định, giữ bậc 8/12 bảng lương cán sự được 1,5 năm mới được thi chuyển chức danh và thời điểm chuyển chức danh tương đương thời điểm nâng bậc lương 9/12 của cán sự. Tức là ông A đến 01/01/2016 mới được xếp vào bảng lương B.19-03; bậc 4/8, hệ số 3.27 và thời điểm nâng lương lần sau tính từ 01/01/2016. Ông B đến 01/01/2017 mới được xếp vào bảng lương B.19-03; bậc 4/8, hệ số 3.27 và thời điểm nâng lương lần sau tính từ 01/01/2017. Hai bảng lương này khác nhau về bậc và về hệ số nên thực sự rất khó để có thể tạo sự công bằng khi chuyển xếp lương cho cán bộ thi chuyển chức danh. Tôi làm về công việc này và luôn băn khoăn. Vì vậy, mong được tư vấn và giúp đỡ. Chân thành cảm ơn và kính mong các anh sức khỏe và hạnh phúc.

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Thông tư 02/2007/TT-BNV thì việc tăng lương cho cán bộ công chức được quy định như sau:

2. Xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức:

a] Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ [ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương], thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] đang hưởng ở ngạch cũ [kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ] sang ngạch mới.

b] Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ [ví dụ từ ngạch thuộc A2.2 sang ngạch thuộc A2.1], thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này.

c] Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ [ví dụ từ ngạch thuộc A2.1 sang ngạch thuộc A2.2], thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a Khoản 2 này và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương [kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có] đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như hướng dẫn tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư này.

3. Xếp lương khi chuyển loại công chức, viên chức:

Trường hợp công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn và điều kiện được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển loại công chức, viên chức từ loại A0 sang loại A1; từ loại B, loại C sang loại A [gồm A0 và A1] hoặc từ loại C sang loại B, thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này.

4. Xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc và đã có quyết định nâng ngạch, chuyển ngạch, thay đổi ngạch [do được bổ sung hoặc có thay đổi về phân loại công chức, viên chức] từ sau ngày có hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP [sau ngày 26 tháng 01 năm 2005] đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành [trừ các trường hợp quy định tại các Khoản 6, 7, 8 và 10 Mục III Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10 tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ và các trường hợp đang được hưởng bảo lưu hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo]:

a] Nếu tính lại theo hướng dẫn tại Thông tư này mà được xếp bậc lương, tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm nhiên vượt khung [nếu có] ở ngạch mới có lợi hơn thì được điều chỉnh lại theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Riêng thời gian hưởng bậc lương mới [sau khi xếp lại lương theo quy định tại điểm a này] được tính thống nhất kể từ ngày ký quyết định xếp lại bậc lương và không tính truy lĩnh tiền lương, không tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phần chênh lệch giữa kết quả chuyển xếp lại lương theo hướng dẫn tại Thông tư này so với quyết định của cơ quan có thẩm quyền từ sau ngày 26 tháng 01 năm 2005 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

b] Nếu tính lại theo hướng dẫn tại Thông tư này mà không có lợi hơn thì không xếp lại lương đối với các trường hợp này.

Như vậy, theo quy định này bạn cần xem những người đó có được tăng lương trước thời hạn theo Thông tư 08/2013/TT-BNV hay không có quyết định về việc tăng lương này không. Trong trường hợp không có quyết định về tăng lượng thì sự chênh lệnh giữ A và B trong tăng lương và bậc lương là không hợp lý.

2. Điều kiện nâng lương trước thời hạn cho cán bộ, công chức

Theo Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV thì chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được thực hiện như sau:

1. Do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ

– Điều kiện và chế độ được hưởng:

Lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định.

– Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương trước thời hạn:

Tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn tương ứng với từng cấp độ thành tích khác nhau của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trao đổi với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp quy định cụ thể trong Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị.

2. Đã có thông báo nghỉ hưu

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu, nếu trong thời gian giữ bậc đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này, chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với thời gian quy định.

* Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu, thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được chọn một trong hai chế độ nâng bậc lương trước thời hạn.

3. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức xã

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi là cán bộ công chức văn hoá xã hội xã, tôi có bằng đại học đang hưởng bậc 4 hệ số 3,33 từ tháng 7/2016. ngày 21/1/2013 tôi được chủ tịch UBND huyện tặng danh hiệu lao động tiên tiến do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2012. Tôi có được nâng lương trước thời hạn không? Cám ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất là bạn thuộc đối tượng được xem xét nâng lương theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV như sau:

“Điều 1. Phạm vi và đối tượng

1.Phạm vi và đối tượng áp dụng:

a]Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn [xã, phường, thị trấn gọi chung là cấp xã] và trong các đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:

– Cán bộ trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

– Công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ [bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát];

– Cán bộ cấp xã quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 và công chức cấp xã quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã [sau đây gọi là Nghị định số 92/2009/NĐ-CP].”

Thứ hai, là bạn nằm trong quy định nâng lương trước thời hạn theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV, tuy nhiên việc bạn có được nâng lương trước thời hạn hay không còn phụ thuộc vào tỷ lệ nâng lương trước thời hạn theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV như sau:

“Điều 3. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn

1. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ:

a] Điều kiện và chế độ được hưởng:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này và lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

b] Tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn:

Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động [trừ các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này] được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong một năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị. Danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị được xác định theo quyết định của cấp có thẩm quyền giao biên chế [đối với cán bộ, công chức] hoặc phê duyệt số lượng người làm việc [đối với viên chức và người lao động] tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.

c] Cách tính số người thuộc tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn:

– Cứ mỗi 10 người trong danh sách trả lương [không tính số dư ra dưới 10 người sau khi lấy tổng số người trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị chia cho 10], cơ quan, đơn vị được xác định có 01 người được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc.

– Căn cứ vào cách tính nêu trên, vào quý IV hằng năm, cơ quan, đơn vị [bao gồm cả cơ quan, đơn vị có dưới 10 người trong danh sách trả lương] có văn bản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để theo dõi và kiểm tra về số người trong tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của năm sau liền kề và số dư ra dưới 10 người của cơ quan, đơn vị mình.

– Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp căn cứ vào tổng số người trong danh sách trả lương dư ra dưới 10 người [bao gồm cả cơ quan, đơn vị có dưới 10 người trong danh sách trả lương] theo báo cáo của các cơ quan, đơn vị trực thuộc và số người trong danh sách trả lương được cấp có thẩm quyền cho tăng thêm trong năm ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc để giao thêm số người được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc ngoài số người thuộc tỷ lệ không quá 10% của cơ quan, đơn vị trực thuộc [trong đó ưu tiên cho các đơn vị có dưới 10 người trong danh sách trả lương và cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác], nhưng phải bảo đảm tổng số người được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc không vượt quá 10% tổng số người trong danh sách trả lương tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

– Đến hết quý I của năm sau liền kề với năm xét nâng bậc lương trước thời hạn, nếu cơ quan, đơn vị không thực hiện hết số người trong tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn [kể cả số người được cơ quan quản lý cấp trên giao thêm, nếu có] thì không được tính vào tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của các năm sau.

d] Số lần được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ:

Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh.

đ] Xác định thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc:

– Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành quyết định công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên và 4 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.

Riêng đối với trường hợp đã được nâng bậc lương trước thời hạn thì tất cả các thành tích đạt được trước ngày có quyết định nâng bậc lương trước thời hạn trong khoảng thời gian [6 năm và 4 năm] quy định tại Điểm này không được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho lần sau.

– Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn được căn cứ vào thành tích cao nhất đạt được của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; nếu thành tích cao nhất bằng nhau thì xét đến các thành tích khác; trường hợp có nhiều người có thành tích như nhau thì thực hiện ưu tiên theo quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị.

e] Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương trước thời hạn:

Tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn tương ứng với từng cấp độ thành tích khác nhau của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trao đổi với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp quy định cụ thể trong Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị. Căn cứ vào quy định này, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc diện được xét nâng bậc lương trước thời hạn hằng năm do tập thể bình chọn, nhưng mỗi năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.”

Vì thế, cho nên tiêu chuẩn để được nâng lương trước thời hạn bên cạnh được khen thưởng và không bị vi phạm kỉ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV và lập thành tích xuất sắc thì còn phải căn cứ vào không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị. Vì bạn không nêu rõ chi tiết trường hợp của mình nên bạn có thể tham khảo các quy định trên để đối chiếu.

4. Điều kiện nâng lương thường xuyên và nâng lương trước thời hạn

Tóm tắt câu hỏi:

Em công tác tại đơn vị sự nghiệp hành chính [Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe tỉnh] từ ngày 1/5/2014 đến ngày 1/8/2014 ký hợp đồng 3 tháng. Từ ngày 1/8/2014 đến nay em ký hợp đồng lao động không thời hạn. Em vẫn nhận lương và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Trong hợp đồng để là 3 năm tăng một bậc lương. Vậy nay em có được tăng lương không? Hiện tại em đang ở bậc lương đại học là 2.34. Em có được xét đặc cách không? Từ thời gian em vô làm tới giờ không có tổ chức thi tuyển hay xét tuyển gì hết. Vậy em phải làm sao cho đúng quy định?

Luật sư tư vấn:

– Điều 21 “Bộ luật lao động năm 2019”;

– Điều 1, Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 07 năm 2013 của Bộ nội vụ hướng dẫn nâng thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời han đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;

– Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

2. Nội dung tư vấn:

Điều 1 Thông tư số 08/2013/TT-BNV quy định các đối tượng được hưởng chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động gồm:

“- Công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ [bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát];

c] Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành của pháp luật.

…”.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn làm việc tại đơn vị sự nghiệp hành chính, có hợp đồng lao động không thời hạn. 

Nếu bạn làm việc theo hợp đồng lao động và được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì bạn thuộc đối tượng được nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV.

Về việc nâng bậc lương thường xuyên:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV: bạn có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Luật sư tư vấn việc nâng lương thường xuyên và nâng lương trước thời hạn:1900.6568

Về việc nâng bậc lương trước thời hạn:

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định chế độ nâng bậc lương trước thời hạn như sau:

“1. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ:

a] Điều kiện và chế độ được hưởng:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này và lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.”

Nếu bạn đáp ứng được các điều kiện trên thì bạn sẽ được nâng bậc lương trước thời hạn.

Nếu bạn làm việc theo hợp đồng lao động nhưng không được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thì không thuộc đối tượng được nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV. 

Chủ Đề