Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Thuế thu nhập hoãn lại là thuật ngữ ra đời từ lâu nhưng lại chưa có nhiều kế toán viên hiểu biết về nó. Cùng thử tìm hiểu về loại thuế đặc biệt này nhé!

Định nghĩa “thuế thu nhập hoãn lại” theo đúng như trong luật pháp quy định thì nó chính là thuế thu nhập [TN] mà doanh nghiệp [DN] sẽ phải nộp hoặc được hoàn lại trong tương lai. Nhưng có một cách hiểu đơn giản hơn đó là thuế TN hoãn lại là thuế thu nhập DN sẽ phát sinh nhưng lại bị hoãn lại đến các kỳ kế toán sau.

Theo như đúng lý thuyết thì lý do phát sinh thuế TN hoãn lại là do DN thu hồi giá trị tài sản hoặc thanh toán nợ phải trả. Điều này vô hình chung khiến cho số thuế TN DN phải trả trong tương lai vượt khỏi hoặc chưa đạt đến số thuế TN DN phải nộp trong năm hiện hành.

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại sinh ra là để cân bằng giữa thuế theo kế toán và thuế theo thuế

Dù trên thực tế, khoản thu hồi/thanh toán này không ảnh hưởng gì đến tổng số thuế TN DN nhưng DN vẫn phải ghi nhận khoảng thuế TN hoãn lại này. Hhiểu 1 cách đơn giản rằng lý do phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là vì cơ sở ghi nhận và nguyên tắc ghi nhận các khoản mục trên báo cáo tài chính giữa kế toán và thuế có sự khác biệt.

Thế nhưng báo cáo tài chính lại cần phải thể hiện đầy đủ cả nghĩa vụ thuế theo kế toán và theo thuế. Thuế TNDN hoãn lại sinh ra chính là để cân bằng giữa 2 yếu tố này.

>> Tham khảo thêm các thông tin về việc làm kế toán hấp dẫn TẠI ĐÂY

Không ít kế toán viên vẫn nhầm lẫn hoặc băn khoăn không biết loại chênh lệch mình đang tính là chệnh lệch tạm thời được khấu trừ [tài sản thuế TN hoãn lại] hay là chênh lệch tạm thời chịu thuế [thuế TN hoãn lại phải trả]. Cũng vì thế mà họ không thể quyết định được phải ghi nhận nó là TK 243 [tài sản thuế TN hoãn lại] hay 347 [thuế TN hoãn lại phải trả].

Dưới đây là cách phân biệt để bạn tham khảo:

Muốn xác định tài sản hoặc nợ phải trả thuế TN hoãn lại thì bạn phải xem xem nó là chênh lệch tạm thời chịu thuế hay tạm thời được khấu trừ. Hay nói cách khác bạn cần xác định xem đó là thuế TN hoãn lại phải trả hay tài sản thuế TN hoãn lại.

Hãy so sánh lợi nhuận thuế và lợi nhuận kế toán [KT] hoặc chi phí thuế tính theo thuế và chi phí thuế tính theo kế toán để xác định được điều đã đề cập ở câu trước.

>> Đọc thêm: Các mẫu CV xin việc đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao mà ứng viên nên biết

Vấn đề phân biệt giữa tài khoản thuế TN hoãn lại và thuế TN hoãn lại phải trả khiến nhiều kế toán phải ‘đau đầu”

Cách làm đơn giản nhất chính là bạn hãy dựa vào cách hạch toán vào tài khoản bởi bản chất của tài khoản thuế TN hoãn lại chính là để cân bằng giữa thuế theo KT và thuế theo thuế.

Chi phí thuế tính theo KT là TK 821, chi phí thuế tính theo thuế sẽ là TK 8211 còn chi phí thuế TN hoãn lại chính là TK 8212. Ta sẽ có công thức như sau:

TK 821 = TK 8211 +/- TK 8212

Hãy nhớ khi xác định khoản mục nào thì cũng phải xem xét luôn xem khỏa mục ấy có ảnh hưởng thế nào đến chi phí thuế theo thuế và chi phí thuế theo KT. Các trường hợp có thể xảy ra bao gồm:

  • Khi TK 8211 < TK 821 => ghi nhận tăng chi phí thuế và thuế TN hoãn lại phải trả để cân bằng. Bút toán: Có TK 347/ Nợ TK 8212
  • Khi TK 8211 > TK 821 => ghi nhận giảm chi phí thuế và tài sản thuế TN hoãn lại để cân bằng. Bút toán: Nợ TK 243/Có TK 8212

>> Xem thêm: Tạo mẫu CV kế toán tổng hợp đẹp nhất với nội dung đầy đủ và chuẩn form nhất

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại là chủ đề còn nhiều tranh cãi. Đây là một vấn đề khá khó đối với sinh viên kế kiểm, ngay cả những người đi làm vẫn thường gặp nhiều thách thức khi tiếp nhận. Vậy thực tế tài sản thuế thu nhập hoãn lại là gì? Nguyên nhân phát sinh cùng cơ sở tính là gì? Cập nhật ngay bài viết để “đi sâu tìm hiểu” về khía cạnh kế toán thuế thú vị này nhé!

1. Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là gì

Phần này giúp kế toán viên hiểu chính xác tài sản thuế thu nhập hoãn lại là gì. Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu về khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Đây là phần thuế thu nhập phát sinh nhưng thực tế. Nhung bị hoãn lại thanh toán đến các kỳ kế toán tiếp theo. Về các quy định thực tế thì phần thuế này sẽ phải nộp. Và thường được hoàn lại trong tương lai.

1.1. Khái niệm tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Khái niệm tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Theo đó, tài sản thuế thu nhập hoãn lại sẽ phản ánh giá trị hiện có; khả năng biến động [tăng hoặc giảm] của phần tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp [tndn] hoãn lại. Trong ngành kế toán – Kiểm toán, hạng mục này được gọi tắt là tài khoản 243. 

1.2. Công thức xác định giá trị tài sản thuế tndn hoãn lại 

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại = [Phần chênh lệch tạm thời được khấu trừ + Phần giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ [hoặc ưu đãi tính thuế] x Thuế suất thuế thu nhập hiện hành

Lưu ý rằng, thời điểm ghi nhận thuế tndn hoãn lại có sự thay đổi thuế suất thì thuế suất áp dụng trong công thức tính sẽ được sử dụng theo mức thuế suất mới nhất. 

Về kết cấu của tài khoản 243 khá tương đồng với các tài khoản kế toán thông thường:

  • Phần bên nợ: Phản ánh giá trị tài sản thuế tndn hoãn lại tăng.
  • Phần bên có: Phản ánh giá trị tài sản thuế tndn hoãn lại giảm.
  • Số dư bên nợ chính là giá trị của tài sản thuế thu nhập hoãn lại tại thời điểm cuối kỳ hạch toán định khoản.

Chú ý rằng, tài khoản 243 không tồn tại tài khoản kế toán cấp 2.

2. Nguyên nhân phát sinh thuế thu nhập hoãn lại

Để hiểu sâu hơn về bản chất của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế tndn hoãn lại, chúng ta cần tìm hiểu về lý do dẫn đến phát sinh loại thuế này.

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại xuất hiện đến từ sự chênh lệch giữa cơ sở ghi nhận giữa các hạng mục trên bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp [liên quan đến thuế và kế toán]. Thông thường, BCTC đều cần phải thể hiện nghĩa vụ thuế tính theo kế toán và tính theo thuế. Điều này thể hiện phần nào vai trò của thuế tndn hoãn lại. Đây được xem là công cụ giúp cân bằng giữa nghĩa vụ theo thuế và nghĩa vụ tính theo kế toán.

Nguyên nhân phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả là gì?

Một nguyên nhân khác đến từ việc để giá trị thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả trong tương lai lớn hơn [có thể nhỏ hơn] so với giá trị cần nộp thực tế. Lúc này, doanh nghiệp cần ghi nhận khoản thuế hoãn lại. 

Chú ý rằng, việc nâng giá trị mức thuế khác so với thực tế không hề gây ra sự chênh lệch trong tổng số thuế thu nhập cần nộp. Do đó, quá trình này không ảnh hưởng hay vi phạm các quy định luật thuế hiện hành.

3. Cơ sở tính thuế tài sản hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả 

Phần này sẽ giúp kế toán viên hiểu hơn về các hạng mục cơ sở tính thuế, gồm tính thuế trên giá trị của tài sản và phần nợ phải trả. 

3.1. Cơ sở tính thuế của tài sản

Đây là phần giá trị được trừ khỏi thu nhập chịu thuế trong trường hợp thu hồi giá trị ghi sổ của tài sản. Trường hợp mức thu nhập doanh nghiệp không phải chịu thuế thì cơ sở tính thuế của tài sản có giá trị bằng mức giá trị ghi sổ tài sản đó. 

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì cơ sở tính thuế của tài sản chính là phần doanh nghiệp không phải chịu thuế trong tương lai khi bị thu hồi giá trị của tài sản.

Ví dụ minh họa: Khoản phải thu thương mại của doanh nghiệp có giá trị ghi sổ là 1000. Trong đó, doanh thu tương ứng của khoản phải thu này đã được tính vào lợi nhuận thuế thu nhập. Điều này có nghĩa là trong tương lai, doanh nghiệp không phải chịu các mức thuế cho khoản phải thu thương mại là 1000 này nữa. Như vậy, cơ sở tính thuế của tài sản trong trường hợp này có giá trị là 1000. 

Tìm hiểu cơ sở tính tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

3.2. Cơ sở tính thuế của nợ phải trả

Tương tự như cơ sở tính thuế của tài sản, cơ sở tính thuế trên nợ phải trả là phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế. Chúng phát sinh khi doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ phải trả trong tương lai. 

Đối với doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế chính là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ với phần doanh thu không phải chịu thuế trong tương lai. 

Để hiểu hơn về cơ sở tính thuế của nợ phải trả, ví dụ tại mục 3.1 sẽ được phân tích thêm. Cơ sở tính thuế trên nợ phải trả là 0 đồng. Vì toàn bộ phần giá trị 1000 được tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi đó, phần không được tính vào chi phí là 0 đồng. 

Bên cạnh cơ sở tính thuế của tài sản và nợ phải trả, kế toán viên có thể tìm hiểu thêm về phần chênh lệch tạm thời. Đây là khoản chênh giữa giá trị ghi trong sổ và cơ sở tính thuế của tài sản hoặc nợ phải trả.

4. Phân biệt tài sản thuế hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả 

Việc xác định mức chênh lệch khi hạch toán thuộc mức chênh lệch tạm thời được khấu trừ hay chênh lệch tạm thời chịu thuế là điều vô cùng quan trọng. Điều này quyết định tính chính xác khi thực hiện các bút toán và định khoản.

4.1. Phân biệt tài khoản 243 và 347

Tài khoản 243 phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại còn tài khoản 347 phản ánh thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Phần này sẽ giúp kế toán viên phân biệt rõ ràng và chi tiết hơn hai thuật ngữ kế toán này.

Bản chất của tài sản thuế tndn hoãn lại và thuế tndn hoãn lại là nhằm cân bằng khoản thuế tính theo kế toán và thuế tính theo thuế. Do đó, kế toán viên nên căn cứ vào cách hạch toán để phân biệt.

4.2. Cơ sở nhận biết khi hạch toán

Tài khoản 821 phản ánh mức chi phí tính theo kế toán còn tài khoản 8211 phản ánh mức chi phí thuế tính theo thuế và 8212 là phần chi phí thuế tndn hoãn lại. Công thức thể hiện mối liên hệ giữa các thanh phần này là:

TK 821 [Chi phí tính theo kế toán] = TK 8211 +/ [-] TK 8212

Dựa theo công thức này, các trường hợp thường xảy ra gồm:

  • Khi giá trị TK 8211 < TK 8212 => Giá trị phép tính mang dấu [+] nên ghi nhận mức tăng chi phí thuế. Lúc này, bút toán sẽ là có 347 và nợ TK 8212.
  • Ngược lại, khi giá trị TK 8211 > TK 8212 thì chi phí thuế và tài sản thuế tndn bị giảm. Lúc này, bút toán ngược lại là nợ TK 243 và có tài khoản 8212.

5. Cách hạch toán thuế thu nhập hoãn lại 

Ở các phần trước kế toán viên đã biết cách hạch toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại [TK 243], phần này sẽ đề cập đến tài khoản 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

Tài khoản 347 giúp phản ánh sự biến động giá trị hiện có về tình hình tăng hoặc giảm của thuế thu nhập hoãn lại phải trả. 

5.1. Về nguyên tắc kế toán

TK 347 được xác định theo các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong một năm và mức thuế suất tại thời điểm đó. Do đó, công thức xác định giá trị như sau:

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả [TK 347] = Chênh lệch tạm thời có chịu thuế x Thuế suất tndn hiện hành

5.2. Về nội dung tài khoản

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải trả [TK 347] tương tự các loại tài khoản kế toán khác, gồm các phần chính:

  • Bên nợ: Phản ánh phần thuế tndn hoãn lại phải trả giảm trong kỳ phân tích.
  • Bên có: Phản ánh phần thuế thu nhập hoãn lại phải trả có được ghi nhận trong kỳ.
  • Số dư bên có chính là phần thuế hoãn lại phải trả vào cuối kỳ.
Cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại mới nhất 2021

5.3. Về phương pháp kế toán thực hiện

Bảng thuế thu nhập hoãn lại phải trả là căn cứ kế toán quan trọng để thực hiện phân tích và ghi lại các giao dịch trong kỳ. Thông thường sẽ xảy ra hai trường hợp. Thứ nhất, số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhiều hơn mức phải trả thì kế toán viên chỉ cần ghi nhận bổ sung phần chênh lệch. Cụ thể như sau:

  • Nợ tài khoản 8212 [Tài khoản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại].
  • Có tài khoản 347 [Tài khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả]. 

Thứ hai, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn mức thuế được hoàn nhập trong năm thì kế toán chỉ cần ghi bổ sung mức giảm, chi tiết như sau:

  • Nợ tài khoản 347 [Tài khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả].
  • Có tài khoản 8212 [Tài khoản chi phí thuế tndn hoãn lại].

Bài viết của MISA ASP cung cấp nhiều kiến thức kế toán bổ ích đến quý đọc giả. Chắc hẳn kế toán viên đã hiểu hơn về khái niệm, cơ sở, ý nghĩa của tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Đặc biệt hơn, anh chị biết cách phân biệt giữa hai tài khoản. Đó là tài sản thuế tndn hoãn lại [TK 243] và tài khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả [TK 347].

MISA ASP là nền tảng kết nối đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán với doanh nghiệp. MISA ASP giúp đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới, đồng thời, doanh nghiệp có thể tuyển được nhân viên kế toán phù hợp, chuyên nghiệp với chi phí phải chăng. Ngoài ra, MISA ASP tích hợp MISA AMIS giúp tối ưu công việc cho kế toán. Chỉ cần cài một phần mềm, kế toán vẫn có thể làm việc được với khách hàng doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi.

Hãy truy cập ngay MISA ASP để tìm được đối tác phù hợp và được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Video liên quan

Chủ Đề